Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đổi mới phương pháp giảng dạy các nguyên lý, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ở trường trung học y tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.38 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC NGUYÊN LÝ,
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ HÀ NỘI
Người thực hiện: Đỗ Thị Thanh Mai
HÀ NỘI - 2001
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận không thể tách rời của triết
học mácxít, nó là một yếu tố hợp thành với chủ nghĩa duy vật, tạo nên bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học. Nếu không nắm vững được phép biện
chứng duy vật (PBCDV) thì con người không thể nắm bắt được bản chất,
quy luật vận động của thế giới, và như vậy, con người cũng không thể tiến
hành hoạt động thực tiễn cải tạo và chinh phục thế giới.
Theo Lênin thì "PhÐp biện chứng tức là học thuyết về sự phát triển
dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và thoát hẳn được tính phiến diện.
"Phép biện chứng duy vật" trong chương trình chính trị ở các trường Trung
học chuyện nghiệp (THCN) bao gồm: 2 nguyên lý cơ bản, 3 quy luật cơ
bản. Nó góp phần trang bị có hệ thống về thế giới quan và phương pháp
luận biện chứng cho học sinh, trang bị phương pháp học tập để các em
nhận thấy sự hợp lý, lôgíc khách quan của tri thức triết học, từ đó tạo nên
hứng thú, động cơ học tập, khắc phục hạn chế dần cách nghĩ, cách làm chủ
quan duy ý chí, siêu hình trong học tập và cách nhìn nhận cuộc sống nói
chung.
Từ nhiều năm nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn chính trị trong các trường THCN đã được sự quan tâm sâu sắc, cùng
với sự đầu tư đáng kể của các cơ quan chỉ đạo và quản lý ở Trung ương,


thể hiện ở việc tổ chức biên soạn lại giáo trình chuẩn quốc gia, ở các đợt
tập huấn hè Qua đó góp phần đổi mới, bổ sung, nâng cao đáng kể trình độ
tri thức về lý luận chính trị, tạo ra những tiền đề cơ bản cho việc nâng cao
chất lượng giảng dạy môn học này ở các trường THCN.
Thực trạng hiện nay cho thấy, học sinh các trường THCN nói chung
và học sinh Trung học Y tế (THYT) Hà Nội nói riêng chưa có hứng thú học
tập môn chính trị, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải suy nghĩ tìm tòi, cải

tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học, tạo nên hứng thú và động cơ
học tập của sinh viên, đó là lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mỗi
giáo viên.
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp chương
trình triết học Mác - Lênin cho học sinh ở đầu chương trình học tập môn
học, ngay từ học kỳ I năm thứ nhất. Bởi việc sẵp xếp chương trình, nội
dung học tập như vậy sẽ xây dựng cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
duy vật biện chứng, tức là hình thành "điểm nhìn", "cách suy nghĩ", cách lý
giải, xem xét, giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống cho học sinh.
Mặc dù, ở PTTH trong chương trình giáo dục công dân lớp 10, các em đã
được cung cấp những tri thức về tự nhiên, xã hội, và con người trên lập
trường quan điểm của triết học Mác - Lênin, song đó mới chỉ là bước đầu
hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. Chính từ bối
cảnh và suy nghĩ trên mà tôi lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu khoa học:
"Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các nguyên lý, các quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong chương trình chính trị ở trường
THCN".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vận dông lý luận nhận thức mácxít và lý luận dạy học vào việc
giảng dạy đã có nhiều tác giả đề cập trên bình diện lý thuyết và giải pháp
thực tế, chẳng hạn như tập thể các tác giả của bộ môn Phương pháp giảng
dạy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến cách giảng dạy một số

nội dung của môn giáo dục công dân (Giáo trình Phương pháp giảng dạy
môn giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục, 1992), hoặc như Thạc sĩ
triết học Nguyễn Thị Nhiều Thủy với đề tài cấp trường năm 1999 đã đề cập
đến "Vận dông lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc đổi
mới giảng dạy môn triết học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội" Đến
nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu và đề xuất việc nâng cao chất lượng
giảng dạy các nguyên lý, các quy luật cơ bản của PBCDV ở các trường
THCN, vì vậy đề tài này với mong muốn góp vào một cách trình bày, cách

tiếp cận mới trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy các nguyên lý, các
quy luật cơ bản của PBCDV.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các nguyên lý, các quy
luật cơ bản của PBCDV ở các trường THCN nói chung và ở trường THYT
Hà Nội nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu vị trí, vai trò của PBCDV.
- Góp phần xác định rõ hơn nội dung của "chất lượng" giảng dạy
môn chính trị nói chung và chất lượng giảng dạy "Phép biện chứng duy vật'
nói riêng.
- Nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc đổi mới phương pháp
dạy học.
- Coi việc tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, nghiên cứu giáo trình
ở nhà là nội dung chủ yếu trong giảng dạy của giáo viên, để học sinh thực
sự là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học - giáo dục - đào tạo với sự
hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, chú trọng các
phương pháp: Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, tổng kết và so sánh.

5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Áp dụng ở 4 lớp Điều dưỡng trung học và Nữ hộ sinh năm thứ nhất
do tôi phụ trách trong năm học 2000 - 2001 đó là: ĐD32C, ĐD32D,
ĐD32E, NHS20.
6. Cái mới của đề tài

Đề tài lý giải từng bước thực hiện trong quá trình giảng dạy các
nguyên lý, các quy luật cơ bản của PBCDV, đồng thời nêu lên những kinh
nghiệm mà bản thân đã rót ra được trong quá trình vận dụng.
7. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài
- Khi đề tài hoàn thành, nó có thể trở thành tài liệu tham khảo trong
công tác giảng dạy các nguyên lý, các quy luật cơ bản của PBCDV.
- Đề tài được trình bày qua 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Trong phần nội dung bao gồm 2 chương và 5 tiết.
B- PHẦN NỘI DUNG
Phần nội dung gồm 2 chương với 5 tiết như sau:
Chương 1
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển phép biện chứng
Ngay từ rất sớm trong triết học đã xuất hiện hai phương pháp đối
lập nhau trong việc xem xét thế giới: Phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình.
Trong lịch sử triết học, có ba hình thức cơ bản về phép biện chứng:
Phép biện chứng chất phác ngây thơ thời cổ đại Hy Lạp, phép biện chứng
duy tâm và phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng cổ đại "chất phác, ngây thơ" xem thế giới là một
chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm
nhập vào nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, thế giới và các bộ phận
cấu thành thế giới. Song do những hạn chế lịch sử, các nhà triết học thời kỳ
này thường mô tả sự vận động, phát triển của thế giới bằng những sự vật cụ

thể như là sự thay đổi của dòng sông, như Đêmôcrit, sự mềm mại và vô tận
của "ngọn lửa" như Hêraclit

Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chế của quan điểm biện chứng
chất phác thời cổ đại, F.Ăngghen cho rằng trong quan điểm đó chúng ta
thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những
sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển, nhưng chưa làm rõ được cái
gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát
triển, nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật
nội tại của sự vận động và phát triển.
Phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen - một đại biểu
xuất sắc của nền triết học cổ điển Đức thế kỷ XIX quan niệm rằng giới tự
nhiên và xã hội loài người chỉ là sự tồn tại khác của "ý niệm tuyệt đối", do
sù tha hóa của "ý nhiệm tuyệt đối" mà thành. Ý niệm nằm trong sự vận
động và phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu tính biện chứng của ý
niệm đã dẫn Hêghen đến chỗ đưa ra một hệ thống các khái niệm các phạm
trù, các quy luật cơ bản của Phép biện chứng. Đây là công lao lớn của
Hêghen. Song, do bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm sai khách quan,
Hêghen đã rót ra kết luận hoàn toàn sai lầm: Biện chứng: Biện chứng của ý
niệm quy định tiến biện chứng của các sự vật và hiện tượng.
Kế thừa có chọn lọc, có phê phán những thành quả của các nhà triết
học tiền bối, mà trực tiếp nhất là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và
quan điểm duy vật của Phơ-bách, dựa trên việc khái quát những thành quả
mới nhất của khoa học đương thời cũng như thực tiễn lịch sử loài người,
vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và F.Ăngghen đã sáng lập ra triÕt học duy vật
biện chứng (DVBC) và PBCDV và về sau được V.I.Lênin phát triển hơn
nữa vào đầu thế kỷ XX. Trong phép biện chứng đó luôn luôn có sự thống
nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng duy
vật: Phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy
luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới.

Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm
trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực. Sáng tỏ
những quy luật của sự liên hệ và phát triển chính là đối tượng nghiên cứu

của PBCDV. Bởi vậy F. Ăngghen định nghĩa: "Phép biện chứng là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy".
1.2. Vị trí và tầm quan trọng của phép biện chứng duy vật
Trong triết học mácxít, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn
liền với nhau. Chính C.Mác và F.Ăngghen đã tạo ra hình thức cao của chủ
nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao của Phép
biện chứng là phÐp biện chứng duy vật, và đó là bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.
Hai ông như Lênin nói - đã làm phong phú chủ nghĩa duy vật bằng
phép biện chứng, còn phép biện chứng thì được hai ông đặt trên cơ sở hiện
thực và biến thành khoa học, đồng thời cả chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng đều được nâng lên giai đoạn phát triển cao, mới về chất. Chính vì sự
thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
mà C.Mác và F.Ăngghen đã khắc phục được tính không triệt để của chủ
nghĩa duy vật trước Mác trong những quan niệm về xã hội Mác, Ăngghen
đã giải thích duy vật về giới tự nhiên, mà cả trong xã hội, do đó đã tống cổ
chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm trú Èn cuối cùng của nó là lĩnh vực xã hội,
đồng thời đã làm biÕn đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng của nó
và mối quan hệ với các khoa học khác.
Chính Phép biện chứng duy vật đã thay các hệ thống triết học chết
cứng của phép siêu hình bằng sự nhận thức sinh động giới tự nhiên và xã
hội, vì vậy, không thể coi triết học Mác như một hệ thống đã xong xuôi, mà
đó là một hệ thống mở. Lênin đã từng viết trong Cương lĩnh của chúng ta:
"Chóng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn
và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng

cho môn khoa học mà những người XHCN cần phải phát triển hơn nữa về
mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống".
Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập triết học mácxít nói chung và bài
Những nguyên lý và những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là

một vấn đề rất quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên làm sao cố gắng cải tiến cả
phương pháp và nội dung truyền đạt sao cho học sinh hiểu được tinh thần cơ
bản của nó. Đồng thời học sinh cảm thấy hứng thú có nhu cầu học tập
PBCDV với tinh thần tìm tòi, vận dụng vào trong công tác và cuộc sống
của mình.
Chương 2
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP NHẰM CHUYỂN TẢI NỘI DUNG
TRI THỨC TRONG BÀI "NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ NHỮNG
QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT"
2.1. Một số hạn chế và phương pháp khắc phục trong giảng dạy
chính trị nói chung và bài "Những nguyên lý và những quy luật cơ bản
của PBCDV" nói riêng ở trường THYT Hà Nội
Hạn chế trong việc giảng dạy môn chính trị còn nhiều, tuy nhiên
những hạn chế này vẫn tồn tại lâu dài, khó khắc phục không chỉ do nguyên
nhân chủ quan mà do cả nguyên nhân khách quan. Hạn chế này ở khâu nào
trong quá trình giảng dạy chính trị? Có thể nói rằng ở tất cả các khâu: Từ
xác định mục tiêu, chương trình giảng dạy đến việc tiến hành biện pháp
chuyển tải tri thức trong giờ lên lớp và phương pháp tiến hành Xêmina
Trong việc xác định mục tiêu môn học là thống nhất nhưng nhiều
lúc chưa thống nhất và quán triệt cụ thể đến từng bài. Mục tiêu của môn
học này là làm cho học sinh nắm được tinh thần nội dung cơ bản của chủ
nghĩa Mác, và đường lối, chính sách của Đảng để có thái độ và hành động
đúng. Thế nhưng việc dạy chính trị hiện nay vẫn chưa quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thường đi sâu phân tích các khái niệm,
phạm trù, quy luật Làm cho việc dạy lý luận Mác - Lênin trở nên phức

tạp, nặng nề, làm cho học sinh khó học, khó nhớ, khó vận dụng và cuối
cùng ngay cả tinh thần cơ bản cũng không nắm vững. Dẫn tới, học sinh

chán học, kém phấn khởi khi học môn học này. Có lẽ, không phải giảng
sâu, giảng kỹ đã là tốt với mọi đối tượng, mà vấn đề là ở chỗ phải xác định
rõ mục tiêu và phải bảo đảm tính vừa sức, tính thực tiễn.
Chất lượng, hiệu quả giảng dạy triết học Mác - Lênin còn chưa cao,
trách nhiệm trước tiên về vấn đề này thuộc về giáo viên bởi vì chúng ta
chưa tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, chưa kích thích quá trình biến
nhu cầu nhận thức thành động cơ, động lực nhận thức của học sinh. Muốn
nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy chính trị, phải làm sao
khơi dạy tính chủ động tích cực, tự giác học tập của học sinh. Do đó, giáo
viên phải thường xuyên cải tiến phương pháp và nội dung nhằm mục đích
tạo nên hứng thú, động cơ học tập đúng cho học sinh. Như trên đã nói, để
có động cơ học tập đúng phải làm cho sinh viên hình thành được nhu cầu
và lợi Ých của việc học lý luận. Để làm được điều này ở giờ lên lớp, giáo
viên không những chỉ tập trung truyền đạt, giảng giải những tri thức lý luận
mà còn rất chú ý hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu giáo dục, tài liệu tham
khảo (đặt ra yêu cầu phải nắm, tri thức cần phải nắm nằm ở chỗ nào trong
tài liệu, lưu ý những chỗ phức tạp, những điều dễ nhầm lẫn, dễ có cách hiểu
sai, chỉ ra tinh thần cơ bản toát ra từ những nội dung đó, chỉ ra ý nghĩa thực
tiễn và phương pháp luận cần phải nắm và vận dụng) ở nhà. Giáo viên là
người chỉ ra cho học sinh những đòi hỏi cấp bách trong thực tiễn cuộc sống
đòi hỏi lý luận phải giải đáp đồng thời sơ đồ hóa những kiến thức lý luận
để cho học sinh có cách nhìn tổng thể. Làm như vậy học sinh mới cảm thấy
vốn hiểu biết lý luận của mình không đủ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, họ xuất
hiện nhu cầu phải tăng thêm vốn hiểu biết lý luận triết học, phải tìm tri thức
triết học ở trong sách và tài liệu mà giáo viên đã hướng dẫn, giới thiệu.
Như vậy sẽ kích thích học sinh hình thành nhu cầu, lợi Ých của việc học,
quyết định hình thành động cơ học tập đúng đắn.

Người giáo viên còn làm tốt vai trò là người truyền dẫn, khơi gợi ý
thức liên hệ giữa các vấn đề lý luận được trang bị với các vấn đề thực tiễn

chính trị - xã hội đặt ra. Nên chăng trong khi dạy, một mặt người giáo viên
cần chú ý xây dùng cho người học hệ thống tri thức lý luận cần thiết, đồng
thời cũng phải chú trọng đến việc chỉ ra ý nghĩa thực tiễn, chú trọng kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức, phát triển năng lực phát hiện và năng
lực giải quyết những vấn đề của thực tiễn đề ra. Làm như vậy đã kích thích
phát triển nhu cầu tri thức lý luận cho người học, phát huy tính tích cực, tự
giác của người học. Như vậy, giáo viên đã giúp cho học sinh từ không biết
đến biết, từ biết đến biết làm, muốn làm phải tự giác tìm đọc tài liệu để
nắm lấy tri thức mà làm cho tốt.
Hiện nay, số đông học sinh chưa có nhu cầu học chính trị. Họ học
tập môn học này là bắt buộc, nếu không học, không đủ điều kiện thi tốt
nghiệp. Vì thế, họ học cho qua, cố sao đạt được yêu cầu. Trong quan niệm
của họ, môn học này chẳng có Ých mấy cho việc học tập và công tác của
họ sau này.
Cách học của họ hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào bài giảng của
thầy hoặc sách giáo khoa. Học sinh Ýt đặt ra những suy nghĩ mới, họ chủ
yếu học thuộc lòng cốt sao tái hiện đúng, đủ nội dung sách giáo khoa và bài
giảng của thầy. Họ Ýt đề xuất thắc mắc, Ýt lý giải và tìm giải pháp cho
thực tiễn. Chính vì vậy kết quả thi đa số sinh viên đạt điểm trung bình, số
Ýt đạt khá giỏi, và số không nhỏ bị điểm kém.
Việc dạy học chính trị đòi hỏi giáo viên đặc biệt quan tâm tới việc
bồi dưỡng phương pháp cho học sinh. Trước hết, phải hướng dẫn học sinh
tự đọc, tự nghiên cứu để làm giàu tri thức cho mình. Trong khuôn khổ quỹ
thời gian học ở trường THCN thì bình quân ba tiết trên lớp có một tiết tự
nghiên cứu (thực tế thời gian tự học còn Ýt hơn). Vì vậy hướng dẫn học
sinh đọc, nghiên cứu tài liệu đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và chỉ
dẫn thật cụ thể:

- Chỉ ra những kiến thức cần phải nắm nằm ở những tài liệu nào mà
học sinh cần phải tìm được.

- Chỉ cho họ kiến thức phải đào sâu, mở rộng, phải so sánh phân
biệt, phải vận dụng vào thực tiễn như thế nào.
- Phải giới hạn số trang cần đọc để học sinh có thể khả thi phù hợp
với thời gian tù nghiên cứu có hạn.
Trong thực tế số học sinh đọc tài liệu rất Ýt, một phần do sè trang
cần đọc nằm rải rác ở nhiều tài liệu nên việc tìm đọc mất nhiều thời gian,
nên họ ngại hơn. Mặt khác, với quan niệm về bộ môn chưa đúng nên họ
không muốn mất nhiều thời gian trong môn học này, khi đọc, hiệu quả thực
tế thu được chẳng được là bao. Chính những nguyên nhân đó khiến học
sinh Ýt đọc sách lý luận.
Để khắc phục tình trạng này tổ chuyên môn nên bàn bạc lựa chọn
tài liệu, lựa chọn những trang nhất thiết phải đọc. Trên cơ sở đó có thể tổ
chức biên tập cuốn tài liệu tham khảo phục vụ môn học, để học sinh tiện
trong việc đọc tài liệu.
Việc dạy học lý luận Mác - Lênin cần phải giảm thời gian giảng lý
thuyết ở trên lớp, tăng thời gian thực hiện Xêmina, thực hiện tốt các đÒ tài
Xêmina nhằm:
- Củng cố, khắc sâu những tri thức lý luận cơ bản, phát hiện những
chỗ sai sót trong việc nắm tri thức lý luận của học sinh để giáo viên uốn
nắn kịp thời.
- Để cho học sinh bộc lộ khả năng vận dụng tri thức lý luận giải
quyết những vấn đÒ đặt ra của thực tiễn do giáo viên nêu ra hoặc các bạn
khác nêu ra trong quá trình thảo luận.
- Giúp học sinh có bản lĩnh, luyện tập cách diễn đạt, cách trình bày
một vấn đề trước tập thể sao cho lưu loát, khúc triết. Qua đó góp phần phát
huy tính sáng tạo, óc tổ chức cho học sinh.
- Tạo hứng thú và nhu cầu chủ động tiếp thu tri thức cho học sinh.


Hiện nay, hầu hết ở các trường THCN, số giờ Xêmina được thực
hiện quá Ýt, chất lượng cũng chưa cao, chưa hướng tới việc vận dụng tri
thức lý luận để giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn, nặng về tái
hiện tri thức
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị, nhất
thiết phải tăng cường các buổi Xêmina có chất lượng. Muốn vậy cần phải
làm tốt các việc sau:
- Tổ chuyên môn phải lựa chọn và đưa ra cho học sinh những đề tài
Xêmina có nội dung phù hợp với thời gian, với vốn hiểu biết lý luận và
thực tiễn của sinh viên.
- Chuẩn bị tiến hành Xêmina phải thật chu đáo. Giáo viên phải
chuẩn bị trước và kỹ lưỡng để hướng dẫn cụ thể học sinh chuẩn bị. Giới
thiệu những tài liệu cần đọc để phục vụ đề tài, đưa ra hệ thống những câu
hỏi, những vấn đề để học sinh suy nghĩ chuẩn bị thực hiện triển khai đề tài.
- Lựa chọn hình thức tổ chức buổi Xêmina thích hợp. Phân công
chuẩn bị để chủ động thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra của buổi
Xêmina.
- Nghệ thuật hướng dẫn phải nhạy bén linh hoạt khai thác những
điều cần tranh luận từ ngay lời phát của học sinh trong buổi Xêmina, khéo
dẫn dắt thảo luận đi đúng hướng, làm cho buổi Xêmina sôi nổi.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, khắc phục những hạn chế trong
công tác giảng dạy lý luận chính trị nói chung và giảng dạy PBCDV nói
riêng, chúng ta cần phải tiến nội dung và phương pháp chuyển tải tri thức.
2.2. Cải tiến phương pháp nhằm chuyển tải nội dung tri thức
trong "Những nguyên lý và những lý luận của PBCDV"
2.2.1. Trước hết, phải tạo cho học sinh một cái nhìn tổng thể đúng
đắn những nội dung cơ bản của PBCDV, thông qua một sơ đồ tổng quát.

Sau đó chỉ rõ cho học sinh những nội dung học sinh cần phải học (hai

nguyên lý, ba quy luật) trong chương trình chính trị dành cho học sinh
THCN, để định hướng sự chú ý của học sinh vào những nội dung cơ bản
đó.

S 1: Kt cu tng th ca phộp bin chng duy vt

Phép biện chứng duy vật
!"#$%&'
() *$ +," & ' / '"0
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
1+234 +5
!"(#$
' 561+2#$() *
'78%9"
#$' 56
Ba quy luật của phép biện chứng duy vật
:4;'%;)"
(3<%4
=> ?'3@AB:C%
60A%!
% ;
'6D :"%E""%E
Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
FGH 5I0;(
FGH# +J
FGH 5I0@3
2.2.2. Bước 2 của lôgic sư phạm dạy học, chóng ta yêu cầu sinh
viên bóc tách ra từ mỗi bài, mỗi đề mục của bài những thuật ngữ những
khái niệm cơ bản đã được sách giáo khoa "định nghĩa nó là gì?" tức là có
nội hàm xác định và cả những thuật ngữ vốn đã trở nên thông dụng trong

ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ thường ngày nhưng thực ra nội hàm của
chúng vẫn chưa ở trạng thái tường minh trong đầu óc học sinh.
Sau khi bóc tách ra hệ thống các thuật ngữ triết học có trong nội
dung bài học, tức là liệt kê các thuật ngữ, khái niệm, học sinh có nhiệm vụ
chuyển tri thức về nội dung thuật ngữ, khái niệm Êy từ sách giáo khoa sang
vở ghi của riêng mình một cách ngắn gọn hơn.
2.2.3. Trong phạm vi của cụm bài này sau khi liệt kê và xác định
nội hàm của các thuật ngữ khái niệm, học sinh được tiếp tục hướng dẫn tìm
kiếm từ sách giáo khoa và từ thực tiễn cuộc sống xã hội và vốn sống của
mỗi cá nhân, những dẫn chứng minh họa cho các khái niệm triết học vốn
được diễn đạt bằng thuật ngữ triết học.
Ở đây thao tác tư duy của học sinh là từ cụ thể nâng lên trừu tượng
và từ trừu tượng nâng lên một bước cao hơn là cụ thể hóa. Nói cách khác,
theo phép lôgic của nhận thức thì đó là sự kết hợp đi từ riêng đến chung rồi
từ chung đến riêng, kết hợp quy nạp tìm cái chung từ những cái riêng với
diễn dịch tìm cái riêng từ cái chung.
Ở đây cũng sẽ xuất hiện những khó khăn trở ngại yếu kém trong
bản thân, trình độ tư duy của học sinh không chỉ ở bước từ cụ thể nâng lên
trừu tượng mà rõ hơn là ở bước từ trừu tượng nâng lên cụ thể để đạt trình
độ chất lượng mới trong tư duy.
Chính trong quá trình tìm dẫn chứng để minh họa các khái niệm
triết học sẽ đồng thời diễn ra quá trình vận dụng các khái triết học vào cuộc
sống, ta gọi đó là sự hình thành cái nhìn triết học về thực tại, ở đó đang
diễn ra muôn mặt những sự vật hiện tượng của giới tự nhiên của xã hội, của
con người cùng tư duy, tinh thần, tâm lý của con người, sự hình thành cái

K( ) +'
( 1+@
'7!LM; +'
A +1& 0'

JINL;'
 56LO'
 5$
Sù vËt vµ hiÖn t îng trong giíi tù nhiªn trong
x· héi loµi ng êi vµ t duy cña con ng êi
nhìn triết học Êy chính là sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận
ở học sinh, cốt lõi của nhân cách, cũng tức là vươn tới để đạt được chất
lượng thực sự của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, triết học Mác -
Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật mácxít nói riêng.
2.2.4. Khi thực hiện việc tìm kiếm những dẫn chứng để minh họa
và vận dụng trí thức khái niệm triết học, tức là lý giải một cách triết học
những sự vật và hiện tượng có thực trong tự nhiên, xã hội con người, giáo
viên không nên định hướng ngay học sinh vào việc minh họa vận dụng theo
quan điểm của phép biện chứng mác xít. Nên gợi mở để học sinh nêu lên
những cách nhìn nhận, lý giải khác nhau vốn có thực trước cùng một sự
vật, hiện tượng, sau đó hướng dẫn họ tìm ra những gì là hợp lý, sai lầm,
phiến diện trong những cách nhìn nhận, lý giải Êy; thực hiện sự phản
biện, bảo vệ hoặc bác bỏ để từ đó đi tới một cách lý giải, nhìn nhận khoa
học hơn cả. Đó là phép biện chứng mácxít, bởi chính trong quá trình hình
thành nên PBCDV, các nhà kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã thực
hiện sự phủ định biện chứng đối với di sản biện chứng duy vật chất phác
hoặc biện chứng duy tâm đã hình thành trước đó.
2.2.5. Trong việc tìm kiếm dẫn chứng để minh họa hoặc để vận
dụng tri thức lý luận của phép biện chứng mácxít, cần hết sức coi trọng
những dẫn chứng rót ra từ thực tiễn cuộc sống, xã hội và cuộc sống của cá
nhân học sinh, bởi lẽ cuộc sống xã hội và cuộc sống cá nhân của mỗi con
người phong phú, phức tạp, bội phần so với những gì diễn ra trong giới tự
nhiên vô cơ và hữu cơ và bởi lẽ đây là lĩnh vực để mọi cách nhìn nhận lý
giải duy tâm, siêu hình còn tồn tại và phát sinh tác dụng tiêu cực, và như
chúng ta đã rõ, con người có thể rất duy vật, biện chứng trong suy nghĩ về

giới tự nhiên nhưng cũng lại rất có thể dung tâm siêu hình, duy ý chí khi
suy nghĩ những vấn đề thuộc đời sống xã hội và cá nhân con người từ thực
tiễn hoạt động giao lưu đến tâm lý, tư tưởng. Hơn nữa, ngay khi đề cập đến
những lĩnh vực của giới tự nhiên thì cũng cần lưu ý rằng đó không thể là

giới tự nhiên thuần túy nguyên sơ, hoang dã mà đã có mối liên hệ chặt chẽ
với xã hội, con người, đó là cái tự nhiên được xã hội hóa, nhân văn hóa.
Bảng liệt kê các thuật ngữ (từ) triết học được sử dụng trong bài
"Những nguyên lý, những lý luận của phép biện chứng duy vật".
* Các nguyên lý:
Nguyên lý 1: Mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng
- Sự vật, hiện tượng (trong tự nhiên, xã hội, tư duy).
- Mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến.
Nguyên lý 2: Sự phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và
hiện tượng
- Xu hướng, khuynh hướng.
- Vận động, hình thành, tồn tại, biến đổi, biến hóa, chuyển hóa.
- Phát triển.
- Lịch sử cụ thể.
* Các quy luật:
- Phạm trù quy luật.
- Quy luật khoa học, quy luật của tự nhiên, của xã hội, của tư duy.
- Quy luật triết học - quy luật của phép biện chứng duy vật.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- Mâu thuẫn như là một thuật ngữ của triết học, mâu thuẫn hiểu theo
ngôn ngữ sinh hoạt.
- Mặt đối lập.
- Thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập.
- Đấu tranh của các mặt đối lập.
- Chuyển hóa lẫn nhau, bài trừ nhau của các mặt đối lập.

- Các loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại.
- Chất của sự vật
- Lượng của sự vật
- Độ.
- Điểm nút, bước nhảy.
Quy luật của phủ định của phủ định
- Phủ định, phủ định biện chứng.
- Đặc điểm của phủ định biện chứng: + Tính khách quan
+ Tính kế thừa
- Phủ định của phủ định
- Cái mới.
Các thuật ngữ được liệt kê đây là thuật ngữ triết học, thuật ngữ của
phép biện chứng duy vật nhưng đồng thời nó cũng là thuật ngữ của triết
học, phép biện chứng chất phác, duy tâm và cũng là thuật ngữ được sử
dụng trong đời thường.
Khi sử dụng các thuật ngữ này trong đời thường để nhận biết các sự
vật hiện tượng trong đời sống hiện thực, con người đã bước vào lĩnh vực
của suy nghĩ triết học, triết học của đời thường.
- Từ triết học đời thường đến triết học duy vật chất phác đến triết
học biện chứng duy tâm đến triết học biện chứng duy vật, đó là bước tiến
của tư duy triết học, đó là quá trình vận động phủ định kế thừa phát triển
trong nhận thức của nhân loại về thế giới hiện thực, được phản ánh trong
nội dung, nội hàm của chính mỗi khái niệm thuật ngữ đó.


Học sinh đọc sách giáo khoa tìm ra các thuật ngữ triết học, xác
định nội hàm của các thuật ngữ đó, công việc mà ta quen gọi là định nghĩa
(xác định nghĩa và ý của thuật ngữ) nội dung, nội hàm của các thuật ngữ
này được đề cập ngay trong sách giáo khoa mà sinh viên có trong tay hoặc
trong các loại từ điển. Như là Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Hán Việt, Từ điển
Triết học.
* Phương án tổ chức cho sinh viên thực hiện công việc "liệt kê" và
"định nghĩa" các thuật ngữ - khái niệm thuộc bài phép biện chứng duy vật
có thể được xác định như sau:
- Phương án 1: Từng cá nhân học sinh làm việc liệt kê toàn bộ các
thuật ngữ, khái niệm cùng xác định nội hàm của chúng.
- Phương án 2: Chia thành 3 phần để học sinh thực hiện theo nhóm,
mỗi nhóm một phần và để học sinh tự tổ chức công việc của nhóm mình.
- Phương án 3: Mỗi học sinh chỉ thực hiện một trong ba phần việc.
Dù theo phương án nào thì kết quả công việc của cá nhân học sinh
nhóm học sinh cũng phải được trình bày trước lớp dưới hình thức bảo vệ -
phản biện, giáo viên giữ vai trò bổ khuyết, đánh giá và tổng kết.
2.2.6. Xác định rõ nội dũng và ý nghĩa của các nguyên lý và quy
luật của phép biện chứng duy vật. Ở bước này công việc được tiến hành hai
giai đoạn.
2.2.6.1. Giai đoạn 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo
khoa tóm lược nội dung và ý nghĩa của từng nguyên lý và từng quy luật,
đưa những tri thức về nội dung và ý nghĩa của các nguyên lý và quy luật
lấp kín các ô trong sơ đồ đồng thời thử phát hiện mối quan hệ giữa hai
nguyên lý với nhau, giữa 3 quy luật với nhau, giữa nguyên lý và quy luật.
2.2.6.2. Giai đoạn 2: Giáo viên thuyết trình, giảng giải nội dung
từng nguyên lý, từng quy luật và mối quan hệ giữa chúng với nhau:

Sơ đồ 2: Mối quan hệ biện chứng giữa

các nguyên lý và quy luật cơ bản của PBCDV
2.2.7. Đi theo vòng xoáy ốc của nhận thức luận mácxít "Trực quan
sinh động tư duy trừu tượng, thực tiễn, "cụ thể - trừu tượng khái quát - cụ
thể hóa", kết thúc bài giảng này là một bài tập nghiên cứu ứng dụng gắn
với nghề nghiệp của học sinh trung học y tế, bài tập có tiêu đề là:
"Tìm hiểu tình học tập rèn luyện đạo đức nhân cách của một học
sinh trung học y tế, vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật để phân
tích, vạch ra thực trạng, dự báo sự biến đổi, phát triển và đề xuất những giải
pháp phù hợp với tình hình đó".
Có thể giới hạn đề tài trong phạm vi tìm hiểu tình hình học tập một
bộ môn, rèn luyện một hoặc một số phẩm chất đức tính của học sinh.

PhÐp biÖn chøng duy vËt
 !"#$%&
'() *"M1, & '0
Ba quy luËt c¬ b¶n cña phÐp biÖn chøng duy vËt
Hai nguyªn lý cña phÐp biÖn chøng duy vËtNguyªn lý I
P1& 0"+2Q
PýR"+2QNguyªn Lý II
P1& 0"+2QQ
PýR"+2QQ
Quy luËt 1
S1& 0
SýR
Quy luËt 2
S1& 0
SýRQuy luËt 3
S1& 0
SýR
Học sinh được hướng dẫn tìm hiểu sâu về một học sinh để có thể

miêu tả "dựng lại" đầy đủ, chân thực, sống động về tình hình học sinh (tức
là về sự vật và hiện tượng). Sau đó bằng tư duy triết học; tức là bằng sự tập
dượt vận dụng những tri thức lý luận của PBCDV, phân tích, mổ xẻ các
hiện tượng Êy qua đó trả lời những câu hỏi đây:
Trong hiện trạng Êy, các nguyên lý và mối liên hệ phố biến về sự
vận động và phát triển, những quy luật mâu thuẫn, lượng - chất, phủ định
của phủ định đã biểu hiện như thế nào? Để cho sự vật, hiện tượng Êy vận
động và phát triển phù hợp với phép biện chứng duy vật thì cần phải làm
những gì trong việc phát triển, xử lý các mâu thuẫn, trong việc thúc đẩy sự
biến đổi từ lượng sang chất và trong việc tạo điều kiện để quá trình phủ
định diễn ra thuận lợi và để cho cái mới ra đời, phủ định cái cũ cùng kế
thừa những kết quả đã đạt được.
Bài tập thực hành nghiên cứu của học sinh sẽ là sự chuẩn bị cho
một Xêmina, bước kết thúc cũng là đỉnh cao của toàn bộ quá trình học tập -
dạy học bài học về PBCDV.
2.3. Kết quả của một số thử nghiệm ban đầu
Với những suy nghĩ, trăn trở trên đây, chúng tôi đã tiến hành thử
nghiệm việc đổi mới nội dung và cách thức chuyển tải tri thức bài học:
"Những nguyên lý, những quy luật cơ bản của PBCDV" ở 4 lớp năm thứ
nhất, năm học 2000 - 2001.
Kết quả thực nghiệm như sau
TT Líp Tổng số học sinh Đạt yêu cầu % Không đạt yêu cầu
1 ĐD 32C 42 32/42 = 76,2 10/42 = 23,8%
2 ĐD 32D 40 33/40 = 82,5% 7/40 = 17,5%
3 ĐD 32E 40 30/40 = 75% 10/40 = 25%
4 NHS20 45 29/45 = 64,4% 16/45 = 35,6%
Nhận xét:
Ưu điểm:

- Nhìn chung các em chuẩn bị bài khá tốt, đủ 100%.

- Thảo luận sôi nổi: 10 - 15 em được phát biểu.
- Các em nắm được yêu cầu đặt ra và biết hướng giải quyết.
- Một sè em biết liên hệ thực tiễn khá sâu sắc.
Nhược điểm:
- Khái niệm nêu chưa chuẩn.
- Chưa nêu đầy đủ phương pháp luận.
- Vận dụng vào thực tiễn ngành nghề còn yếu.
* Sau khi kết thúc bài học lý thuyết giáo viên đưa ra một đề tài
Xêmina: Tại sao nói: "PSC là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát
triển? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa?
- Mỗi học sinh phải chuẩn bị trước đề cương ở nhà.
- Hình thức tổ chức: Chia thành 4 nhóm/ 1 lớp, tổ trưởng điều
khiển. Giáo viên quan sát chung.
- Cuối buổi Xemina, giáo viên giải đáp thắc mắc của các nhóm,
nhận xét, đánh giá Xemina.
* Chất lượng giờ Xemina được phản ánh một phần trong điểm kiểm
tra định kỳ của học sinh.
Điểm kiểm tra 1 tiết (lần 1)
Của học sinh 4 lớp năm thứ nhất khóa 32 năm học 2000 - 2001
(Sau khi áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy)
TT Líp
Sĩ sè
(em)
Điểm kiểm tra 45 phót
Yếu TB K G
1 ĐD32C 42 1/42 = 2,38% 26/42 = 61,9% 10/42 = 23,8% 5/42 = 11,9%
2 ĐD32D 40 0/40 = 0% 23/40 = 57,5% 15/40 = 37,5% 5/40 = 12,5%
3 ĐD32E 40 1/40 = 2,5% 25/40 = 62,5% 11/40 = 27,5% 3/40 = 7,5%
4 NHS20 45 2/45 = 4,4% 29/45 = 64,4% 12/45 = 26,6% 2/45 = 4,4%


Nếu đem so sánh với điểm kiểm tra 1 tiết (lần 1) của học sinh năm
thứ nhất khóa 31, năm học 1999 - 2000 khi chưa áp dụng phương pháp mới
thì chất lượng bài kiểm tra đã vượt hẳn lên. Hầu như năm trước, không có
học sinh ngay bài kiểm tra đầu tiên đạt loại giỏi, tỷ lệ học sinh đạt loại khá
chỉ từ 4 - 8% mà thôi, trong đó tỷ lệ yếu khá các từ 12 - 37%. Điều đó chứng
tỏ rằng: Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới trong quá trình giảng dạy
PBCDV cho học sinh THYT Hà Nội đã mang lại những kết quả rất khả quan.
C- KẾT LUẬN
1. Ý Nghĩa và nhiệm vụ của việc dạy học phép biện chứng duy vật
trong chương trình chính trị thật to lớn và nặng nề. Song để thực hiện được
nhiệm vụ Êy nhằm đạt được ý nghĩa giáo dục thế giới quan và phương
pháp luận cho học sinh, giáo viên phải đối diện với những khó khăn trở
ngại không nhỏ.
Đó là khó khăn trở ngại trong ý thức và tâm lý người học trước một
thực tế là chính trị vốn là một môn học hết sức trừu tượng, khó hiểu, cách
trình bày diễn đạt của thày chưa khúc triết, dễ hiểu. Điều đó càng tạo ra
những điều kiện khách quan để củng cố ý thức và tâm lý tiêu cực vốn có
trong người học, mặc dầu bản thân người học với lứa tuổi của mình đang
có nhu cầu lý giải có tính chất triết học đối với hiện thực mà ở đó mình
đang hoạt động và quan hệ.
2. Không thụ động và chờ đợi thêm những điều kiện thuận lợi từ
bên ngoài và bên trên, bằng đề tài NCKH này, từ hai bình diện của sự tìm
tòi suy nghĩ lý luận và thể nghiệm qua thực tế bài giảng, tác giả đã trình
bày kết quả qua những gì đã làm được.
Một là: Làm sáng tỏ thêm một bước nội dung của yêu cầu nâng cao
chất lượng học tập những nguyên lý, quy luật của PBCDV.

Hai là: Tìm kiếm một con đường thích hợp hơn để đạt được yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy chính trị cho học sinh THCN nói chung và
học sinh THYT Hà Nội nói riêng.

Thay vì tuần tự giảng giải, thuyết trình theo trình tự nội dung sách
giáo khoa, tác giả của đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện việc liên kết
tri thức của tất cả các phần trong bài thành một sơ đồ tổng quát để phản ánh
sát hợp hơn với lôgic của phép biện chứng duy vật như là khoa học về các
mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Kế đó là tháo gỡ, bóc tách từ trong hệ thống tri thức lý luận trình
bày theo lôgic của triết học những thuật ngữ, khái niệm giúp học sinh
tường minh các khái niệm để họ có công cụ làm việc khi tư duy triết học.
Tiếp đến, cùng học sinh phân tích những tri thức và các nguyên lý,
các quy luật của PBCDV theo một quá trình tương thích là đi từ cụ thể đến
trừu tượng và tiếp theo là từ trừu tượng nâng lên cụ thể ở mức cao hơn.
Nói cách khác, chúng tôi cố gắng chuyển từ lôgíc khoa học triết học
sang lôgic dạy học triết học, lôgic nhận thức, tiếp nhận vận dụng triết học
của học sinh.
Trong tiến trình đó chúng tôi luôn yêu cầu và đặt học sinh vào tình
huống phải làm việc, làm việc với sách giáo khoa, làm việc với hệ thống
các thuật ngữ, khái niệm phạm trù, quy luật nguyên lý triết học, từ lý luận
đến thực tiễn cuộc sống, từ thực tiễn cuộc sống đến lý luận; cố gắng "phá
vỡ" cách học tập "truyền thống" cố hữu, thụ động kém hiệu quả là chỉ chăm
chăm nghe giảng, ghi chép, đọc chép mà xa rời nguồn tri thức chủ yếu là
sách giáo khoa và đời sống thực tiễn của học sinh. Đổi mới phương pháp
học tập của học sinh thật không dễ dàng và cũng không dễ dàng gì đối với
việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên khi bản thân giáo viên
cũng đã quá quen với đường mòn giảng theo trình tự chương, bài, đề mục
của sách, giảng cho sinh động, có nhiều dẫn chứng minh họa sau đó ôn tập
kiểm tra đáh giá cho điểm lấy sự nhớ làm tiêu chí chủ yếu. Kết quả cao thì
mừng, kết quả thấp thì tự an ủi, biện bạch bởi môn chính trị là khó học, khó

giảng, bởi sinh viên vốn chẳng hứng thú gì với việc học tập chính trị một
căn bệnh trầm kha đâu dễ gì chữa trị nhanh chóng.

Những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi cho rằng mới chỉ là
bước đầu. Do đó, nó chỉ có ý nghĩa khi không ngừng tiếp tục nghiên cứu để
hoàn chỉnh thêm rất nhiều trên cả hai bình diện tìm tòi lý luận, lôgic và thể
nghiệm trong thực tiễn của cả giáo viên và sinh viên.


×