Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển thị trường lao động ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.49 KB, 6 trang )

Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam


Nguyễn Trọng Tuấn


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Tạ Đức Khánh
Năm bảo vệ: 2008


Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường
lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản,
Thụy Điển trong việc phát triển thị trường lao động. Phân tích thực trạng phát triển
thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: cung lao động, cầu lao
động, tiền lương, tiền công, đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm và nhược
điểm trong việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Đưa ra quan điểm và một
số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong những năm tới:
tăng tổng cầu về lao động, năng cao chất lượng cung lao động; cải cách hệ thống tiền
lương, tiền công theo thị trường; hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường quản
lý nhà nước; năng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ môi giới thị trường
lao động.

Keywords. Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực; Thị trường lao động; Việt Nam


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nền kinh tế là mục tiêu tất yếu của mọi quốc gia nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Để phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cần phải


phát triển các loại thị trường, vì thị trường được ví như môi trường sống của kinh tế hàng
hoá.
Thị trường lao động được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Nó có mối
quan hệ hữu cơ với các loại thị trường khác: thị trường vốn, thị trường khoa học kỹ thuật, thị
trường thông tin, thị trường tiền tệ, trong xã hội.
Thị trường lao động biểu hiện quan hệ lao động diễn ra giữa một bên là người lao
động, một bên sử dụng lao động trên nguyên tắc thoả thuận thông qua hoạt động lao động.
Hiện nay ở nước ta, phát triển kinh tế thị trường đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao
đối với việc phát triển thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng (vì thị trường lao
động là thị trường có tính chất quyết định).
Thực tế, trong những năm qua và hiện nay, mặc dù thị trường lao động nước ta đã có
những chuyển biến theo hướng tích cực: cung, cầu lao động tăng dần, chất lượng lao động
ngày càng cao, cơ cấu lao động – việc làm chuyển biến tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, xuất
khẩu lao động tăng Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế đang đặt ra
thì thị trường lao động nước đang còn nhiều bất cập, hạn chế: Thị tường lao động nước ta
mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, việc làm cho lao động xã hội vẫn là vấn đề bức xúc, cung
vẫn lớn hơn cầu lao động, chất lượng lao động chưa cao, lực lượng lao động chưa qua đào tạo
chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thị trường phát triển không đồng đều giữa các
vùng, miền; sự dịch chuyển lao động chưa tạo ra phân bố hợp lý nguồn lao động, giao dịch
chính thống trên thị trường lao động còn hạn chế
Muốn phát triển thị trường lao động cần có cơ chế và chính sách để cung và cầu lao
động gặp nhau và giảm đến mức tối đa sự cách biệt giữa cung và cầu lao động. Đó là giảm
đến mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng IX nêu rõ: “Giải quyết việc
làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh
hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”.
Như vậy, việc phát triển thị trường lao động phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội. Phát triển thị trường lao động ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong những
năm tới phải đặt trên cơ sở phân tích những thế mạnh và những điểm yếu của nó, để từ đó có
chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh, đồng thời có những giải pháp tích cực, hạn chế những
mặt yếu kém trong phát triển thị trường lao động: lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, chất lượng tốt đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Để góp phần giải quyết những hạn chế nêu trên, phát triển thị trường lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng kinh tế, xây dựng đất nước, tác giả đã chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là:
“Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển thị trường lao động đã thu hút không ít
sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các viện
khoa học, trường Đại học Đã có nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo,
tạp chí, nghiên cứu về phương hướng, giải pháp phát triển thị trường lao động có hiệu quả
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
TS. Nguyễn Quang Hiển “ Thị trường lao động Việt Nam, thị trường và các giải pháp
phát triển”. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
TS. Nguyễn Hữu Dũng (chủ biên) “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên”. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005.
Tác giả Nguyễn Thị Quy (Chủ biên) “Thị trường lao động trong kinh tế thị
trường”.NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội, 1999.
“Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề”, Mạc Văn Tiến (Chủ biên) Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội, 2003.
Ngoài ra còn có các bài báo, tạp chí như bài của TS. Lê Duy Đồng: “Những giải pháp
chủ yếu để phát triển thị trường lao động nước ta đến năm 2010”. Tạp chí Lao động và Xã
hội số 284/ 2006.
Bài của GS.TS Trần Văn Chử: “Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị
trường lao động ở nước ta”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 283/ 2006.
Bài của TS. Nguyễn Hữu Dũng: “Bàn về chất lượng lao động Việt Nam”. Tạp chí Lao
động và Xã hội số 279 + 280/ 2006.
Bài của TS. Phạm Ngọc Linh: “Khắc phục hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam”.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5/ 2006.
Bài của TS. Phạm Đức Chính: "Việc làm và chính sách giải quyết việc làm ở Việt
Nam hiện nay". Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 363, tháng 8/2008.

Bài của TS. Đặng Quang Điều: " Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động". Tạp chí Lao động và Công đoàn số 409, tháng 08(kỳ I)/2008.
Bài của TS. Phan Minh Quý: " Thị trường sức lao động - Tiền lương công nhân: Một
số đề xuất, kiến nghị ". Tạp chí Lao động và Công đoàn số 411, tháng 09(kỳ I)/2008.
Tuy nhiên những kết quả được nghiên cứu về thị trường lao động mới chỉ đề cập tới
những vấn đề chung của thị trường lao động, và mới chỉ từng bước giải quyết những khó
khăn trước mắt của những vấn đề cơ bản này. Còn việc luận giải và đưa những đặc điểm cụ
thể, những giải pháp cụ thể chi tiết phát triển thị trường lao động ở Việt Nam thì ít được đề
cập đến. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung
phân tích, luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của đề tài: Phân tích thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam,
chỉ ra những thành công, hạn chế trong lĩnh vực này, từ đó đưa ra những quan điểm, những
giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong những năm tới.
Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận – thực tiễn về phát triển thị trường lao
động.
Hai là, phân tích thực trạng của việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay; Qua đó chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu, các vấn đề đặt ra trong
phát triển thị trường lao động việt Nam.
Ba là, đưa ra những quan điểm và một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao
động ở Việt Nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển thị trường lao động Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thị trường trong những năm gần đây ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trình nghiên cứu, tác
giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử
dụng một số phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích

tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường lao
động ở Việt Nam và đúc rút những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát
triển thị trường lao động.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong những
năm qua, đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm và tồn tại trong việc phát triển thị
trường lao động.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong
những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết lụân, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Thị trường lao động và một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị
trường lao động.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam và những vấn đề
đặt ra hện nay.
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt
Nam trong những năm tới.



References
1.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội IX, X
2.
Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,
Nxb Thống kê.
3.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2005), “Thông tin thị trường lao

động qua đào tạo nghề”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005.
4.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, “Kinh tế Việt Nam 2004”, (Sách tham
khảo) Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2005.
5.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW “Một số vấn đề phát triển thị trường
lao động ở Việt Nam” (Sách tham khảo), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội –
2003.
6.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (2003), “Kinh tế Việt Nam 2002”,
(Sách tham khảo) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
7.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (2004), “Kinh tế Việt Nam 2003”,
(Sách tham khảo). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
8.
Trần Đình Chính “Chất lượng lao động là nhân tố quyết định mở rộng thị tr-
ường xuất khẩu lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 278, tháng 1/2006,
trang 13-14.
9.
Trần Văn Chử “Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trư-
ờng lao động nước ta”. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 283, tháng 3/2006,
trang 37-39.
10.
Nguyễn Mạnh Cường “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 281, tháng
2/2006, trang 38-39.
11.
Nguyễn Hữu Dũng “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho
Thanh niên. Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2005.
12.

Nguyễn Hữu Dũng “Bàn về chất lượng lao động Việt Nam”, Tạp chí Lao động
và Xã hội, số 279 + 280 tháng 1+2/2006, trang 20-21.
13.
Đặng Đình Đào, Nguyễn Thị Xuân Hương “Một số vấn đề về đào tạo nguồn
nhân lực trong các ngành dịch vụ ở nước ta”, Tạp chí Thông tin và Dự báo
kinh tế – xã hội số 2 (04), tháng 3/2006, trang 50-54.
14.
Lê Duy Đồng “Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường lao động n-
ước ta đến 2010”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 284 tháng 4/2006, trang 4-9.
15.
Nguyễn Đại Đồng “Công tác lao động – việc làm giai đoạn 2006-2010”. Tạp
chí Lao động và Xã hội số 295, tháng 9/2006, trang 2-4.
16.
Phan Vĩnh Điển “Chính sách tiền lương mới và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu, sửa đổi”. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 381, tháng 6/2007,
trang 10-11.
17.
Hồng Hà “Nguồn gốc nhân lực Việt Nam có “lượng” nhưng chưa đủ “chất”,
Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương số 13, tháng 4/2006.
18.
Lê Thanh Hà “Tiền lương tối thiểu – vấn đề của các nước XHCN Đông Âu
(cũ) và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 340; 9/2006, trang 22-31.
19.
Lê Thanh Hà “Những thách thức và giải pháp đối với lao động công nghiệp
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Lao động và
Công đoàn số 357 tháng 6/2006.
20.
Lê Thanh Hà “Nhu cầu và khả năng đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh
vực lao động – việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động – Xã hội số 287,
tháng 5/2006.

21.
Lê Thanh Hà “Những thách thức và giải pháp đối với lao động công nghiệp
khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới”, Tạp chí Lao động và
Công đoàn số 357, tháng 6/2006, trang 6-7.
22.
Nguyễn Thị Như Hà “Lao động việc làm ở nước ta: Thực trạng và những vấn
đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái bình Dương số 29 tháng 7/2006,
trang 14-18.
23.
Nguyễn Thị Hằng “Thành tựu 20 năm đổi mới và nhiệm vụ trọng tâm của
ngành lao động thương binh và xã hội 5 năm tới”, Tạp chí Lao động và Xã hội
số 279 + 280 tháng 1, 2/2006, trang 2-10.
24.
Nguyễn Quang Hiển “Thị trường lao động Việt Nam – Thị trường và các giải
pháp phát triển”. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
25.
Đỗ Văn Hoà “Thực trạng và giải pháp phát triển dạy nghề cho lao động nghèo
ở khu vực nông thôn”, Tạp chí Lao động - Xã hội số 278, tháng 1/2006, trang
42-44.
26.
Nguyễn Thanh Hoà “Xuất khẩu lao động 5 năm qua và định hướng giai đoạn
2006-2010”, Tạp chí Lao động Xã hội số 278, tháng 1/2006, trang 9-10.
27.
Bùi Văn Hồng, “Quỹ BHXH ngắn hạn, thực trạng và khuyến nghị”, tham luận
trình bày tại hội thảo: “Phương hướng hoàn thiện các chế độ BHXH ngắn
hạn”, Hà Nội 16-17/11/2004.
28.
Nguyễn Thị Lan Hương “Hoàn thiện chính sách tiền lương trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 295, tháng 9/2006, trang
5-7.

29.
Đoàn Văn Khái “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2003.
30.
Phạm Ngọc Linh “Khắc phục hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế và Dự báo số 5/2006, trang 18-20.
31.
Nguyễn Hồng Minh “Xây dựng chương trình dạy nghề theo 3 trình độ”, Tạp
chí Lao động và Xã hội số 287, tháng 5/2006, trang 8-10.
32.
Nguyễn Lê Minh “Hội nhập quốc tế và thách thức về nguồn nhân lực”, Tạp chí
Lao động và Xã hội số 288, tháng 6/2006, trang 11-12.
33.
Đinh Thị Nga “Phát triển thị trường lao động Việt Nam thời kỳ hậu WTO”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5/2007, trang 21-23.
34.
Nguyễn Trần Nghĩa “Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật tại TP Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 287, tháng 5/2006, trang 14-16.
35.
Trần Minh Ngọc “Một số vấn đề về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế số 343, tháng 12/2006, trang 34-46.
36.
Nguyễn Bá Ngọc “Gia nhập WTO, thất nghiệp nớc ta sẽ tăng hay giảm?”,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 349, tháng 6/2007, trang 44-51.
37.
Nguyễn An Ninh “Hệ thống dạy nghề Việt Nam trước nhu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức”. Tạp chí Lao động và Công
đoàn, số 377, tháng 4/2007, trang 7-9.
38.
Nguyễn Thị Quy “Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường”, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999.
39.
Cao Văn Sâm “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề”, Tạp chí Lao
động và Xã hội số 281, tháng 2/2006, trang 40-41.
40.
Cao Văn Sâm “Trung tâm dạy nghề – Nhân tố quan trọng phát triển nguồn gốc
nhân lực và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công
đoàn, số 383 tháng 7/2007, trang 6-7.
41.
Nguyễn Ngọc Sơn “Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở Việt Nam giai
đoạn 2001-2005: Thực trạng và một số khuyến nghị trong thời gian tới”, Tạp
chí kinh tế và Dự báo số 3/2006, trang 26-28.
42.
Phạm Quý Thọ “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và các giải pháp
phát triển”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003.
43.
Nguyễn Thị Thơm (chủ biên) “Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và
giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
44.
Phạm Đức Thành “Các giải pháp kinh tế – xã hội đẩy mạnh nhân đôi sử dụng
lao động giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 282, tháng
3/2006, trang 18-20.
45.
Mạc Văn Tiến, “Thông tin về thị trường lao động qua đào tạo nghề”, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2004.
46.
Nguyễn Tiệp “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn – kỹ thuật – tiền đề
quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
số 333, tháng 2/2006, trang 17-28.
47.

Nguyễn Tiệp “Giáo trình thị trường lao động”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà
Nội, 2007.
48.
Nguyễn Lương Trào “Điều chỉnh để chủ động hội nhập trong lĩnh vực lao
động và xã hội”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 279 + 280, tháng 1+2/2006,
trang 4-10.
49.
Nguyễn Đức Trí “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật có trình
độ THCN và dạy nghề”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục số 111, trang
10-13.
50.
Trần Văn Tùng “Nên chuyển giao công nghệ đào tạo, bồi dỡng tài năng của
Mỹ vào Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 20 tháng
5/2006, trang 23-25.
51.
Nguyễn Thị Hải Vân “Những giải pháp đột phá trong chương trình việc làm
giai đoạn 2006-2110”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 282, tháng 3/2006,
trang 13-17
52.
Hồ Trọng Viện “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy
mạnh CNH – HĐH đất nước”, Tạp chí Lý luận Chính trị 1/2003, trang 49 –
62.
53.
Đinh Quý Xuân, “Kinh tế – xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập”, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 2004.
54.
Website:
55.
Website:
56.

Website:
57.
Website:
58.
Website:
59.
Website:
60.
Website:
61.
Website:
62.
Website:
63.
Website:
64.
Website:
65.
Website:









×