Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cơ chế tài chính đối với dịch vụ y tế bệnh viện công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.08 KB, 4 trang )



Cơ chế tài chính đối với dịch vụ y tế bệnh viện
công ở Việt Nam

Nguyễn Thị Xuân Mai

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Làm rõ khái niệm, đặc điểm của dịch vụ y tế nói chung, dịch vụ bệnh viện
công nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Luận giải về cơ chế tài chính với việc
cung cấp và tiếp cận dịch vụ bệnh viện công. Tổng quan về tình hình cung cấp và tiếp
cận dịch vụ y tế ở một số quốc gia, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Phân tích nội
dung cơ chế tài chính đối với bệnh viện công, thực trạng cung cấp và tiếp cận dịch vụ
bệnh viện công ở nước ta hiện nay, nhấn mạnh những vấn đề đặt ra của cơ chế tài
chính hiện hành. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về đổi mới chính sách tài
chính y tế, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế, mở rộng và phát huy vai trò của khu vực y tế tư nhân, phát triển nhân lực
y tế và đổi mới quản lý điều hành của Nhà nước đối với hệ thống y tế, nhằm đổi mới
cơ chế tài chính cho việc cung cấp dịch vụ y tế bệnh viện công ở Việt Nam
Keywords: Bệnh viện, Cơ chế tài chính, Dịch vụ y tế, Quản lý tài chính

Content
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, với chính sách cải cách, mở cửa và hội nhập, Việt Nam
được cộng đồng quốc tế đánh giá là một điểm sáng về giảm nghèo. Sự chênh lệch về thu nhập,
chi tiêu giữa 20% nhóm giàu nhất và 20 % nhóm nghèo nhất xét theo 3 tiêu chí mà quốc tế đưa ra


(hệ số GINI, tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng thế giới và số lần chênh lệch), Việt Nam vẫn được xếp
vào nhóm nước có chỉ số tương đối bình đẳng, đang tiệm cận gần với mức bất bình đẳng vừa
phải. Thời điểm cuối năm 2006 , tỷ lệ nghèo cả nước khoảng 18,1%, giảm hơn 3% so với giữa
năm 2005 (22,2%), năm 2007- theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ nghèo cả nước còn khoảng 14,7 %.
Nhờ những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội , chỉ số về y tế và giáo dục cũng liên
tục được cải thiện, chỉ số phát triển con người (The Human Development Index - HDI) được


tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, - một chỉ báo về chất lượng dân số
(chỉ số này cao nhất là 1, thấp nhất là 0) không ngừng tăng lên từ 0,539 năm 1992, đã tăng
lên 0,733 năm 2005.
Tuy nhiên, những thành tựu này chưa được phân bổ đều cho mọi bộ phận dân cư.
Chênh lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng doãng ra. Trên thực tế, tình trạng bất bình
đẳng của Việt Nam có thể cao hơn do chưa tính tới những bất bình đẳng bắt nguồn từ sự
chênh lệch về tài sản và thu nhập từ thừa kế, từ đầu cơ đất đai, chứng khoán, tham nhũng
Trước thực trạng nói trên, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi
cơ chế tài chính cho việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ y tế . Sau một số năm thực hiện, cơ
chế mới đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện nguồn kinh phí cho các cơ sở y tế công để
nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng phạm vi phục vụ. Song thực tiễn cho thấy, các cơ sở
y tế công nói chung, các bệnh viện công nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do không đủ kinh
phí cho việc bổ sung và hiện đại hoá thiết bị và cơ sở vật chất khám chữa bệnh, đồng thời
việc này cũng làm tăng thêm gánh nặng tài chính đối với những người nghèo - những người
dễ bị tổn thương khi tiếp cận dịch vụ y tế.
Trong hoàn cảnh đó, vấn đề “Cơ chế tài chính đối với dịch vụ y tế bệnh viện công ở
Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài luận văn nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính, cải thiện tình hình cung cấp và khả năng tiếp cận
các dịch vụ y tế tại các bệnh viện công ở Việt Nam, góp phần nâng cao mức sống dân cư.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ nói chung, cung cấp dịch vụ công nói riêng
ở Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và giới nghiên cứu. Đã có một

số công trình nghiên cứu về vấn đề này:
Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế, cũng như cơ chế tài chính cho dịch vụ y tế công
ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Làm rõ khái niệm và những đặc điểm của dịch vụ y tế nói chung, dịch vụ bệnh viện
công nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
 Luận giải về cơ chế tài chính với việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ bệnh viện công (dịch
vụ y tế công).
 Tổng quan về tình hình cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế ở một số quốc gia và rút ra bài
học cho Việt Nam.
 Phân tích nội dung cơ chế tài chính đối với các bệnh viện công, thực trạng cung cấp và
tiếp cận dịch vụ bệnh viện công ở Việt Nam hiện nay, những thành công , hạn chế và
những vấn đề đặt ra của cơ chế tài chính hiện hành.
 Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với việc
cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ các bệnh viện công ở Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế tài chính liên quan đến việc cung cấp và tiếp cận
các dịch vụ y tế từ các bệnh viện công ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, giới hạn từ năm 2000 đến nay và định hướng cho những năm tới. Liên
quan tới vấn đề này, luận văn cũng đi sâu tìm hiểu thực tiễn áp dụng cơ chế tài chính trong
lĩnh vực y tế của một số quốc gia nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích , tổng hợp, thống kê, so
sánh là những phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

 Làm rõ đặc điểm của dịch vụ bệnh viện công – một loại hình dịch vụ đặc thù trong các
dịch vụ y tế.
 Khái quát một số kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bệnh viện công và rút ra bài
học, kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Đề xuất quan điểm đổi mới và luận giải một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho
việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ các bệnh viện công ở Việt Nam trong những
năm tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ y tế bệnh viện công
Chương 2: Cơ chế tài chính và thực trạng cung cấp, tiếp cận dịch vụ y tế bệnh viện công
ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp đổi mới cơ chế tài chính cho việc cung cấp dịch vụ
y tế bệnh viện công ở Việt Nam

References
1. Ban Khoa giáo TW (2002), Viện phí, Bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế.
2. Bộ Kế hoạch & Đầu tư – UNDP, “Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam – Chìa khoá
cho tăng trưởng bền vững”, Dự án VIE /02/ 009.
3. Bộ y tế (2002), Nghiên cứu điểm về tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế tại 28 xã
nông thôn trong 2 năm 2000 – 2001
4. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Hà
Nội.
5. Bộ Y tế - Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Phát triển sức khoẻ ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh.


6. Bộ Y tế, Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1990-2000.
7. Bộ Y tế, Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2001 - 2010.

8. Bộ Y tế, Điều tra Y tế các năm 2001-2003
9. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 38/1996 và TT 562/1998 hướng dẫn định mức chi
thường xuyên cho y tế.
10. Chính phủ Việt Nam (1999), Nghị định 73/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội
hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Hà Nội.
11. Chính phủ Việt Nam - Quy định 58/TTg - Quy định một số vấn đề về tổ chức và chính
sách, chế độ đối với y tế cơ sở.
12. Chính phủ (1996), Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996, Định hướng công tác CSSK và
BVSK nhân dân 1996-2000.
13. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 95-CP và Nghị định 33/CP về việc thu một phần viện
phí.
14. Chính phủ Việt Nam (1998), Nghị định 58/1998/NĐ-CP ban hành Điều lệ BHYT
15. Chính phủ Việt Nam (1998), Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1998 của Chính phủ về
phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.
16. Trần Thị Trung Chiến, chủ biên (2002), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển,
NXB Y học, Hà nội.
17. Đặng Đức Đạm (2005), Một số vấn đề về Đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam,
Trung tâm Thông tin Tư liệu- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
18. Lê Chi Mai (2003), “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia.
19. Lê Hùng Lâm (1992), “Sức khoẻ công cộng”, Trường Cán bộ Quản,lý Y tế, Bộ Y tế.
20. Dương Huy Liệu (1996), “Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cơ sở vùng nông thôn
phía Bắc và nguồn tài chính”, Luận án PTS Khoa học y dược, Học viện Quân y,
21. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2005), “Phí sử dụng, quyền tự chủ tài chính và khả năng
tiếp cận với các dịch vụ xã hội ở Việt Nam”, Báo cáo trong khuôn khổ “Chương trình
thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam”.
22. Đỗ Nguyên Phương (1999), “Chiến lược phát triển sức khỏe và hệ thống y tế ở Việt
Nam”, Bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế nhân tuần lễ sức khỏe tại Hà Nội, 6/1999.
23. Thông tư số 14/TTLB -BTC-BYT-BLĐTBXH-BVGTW hướng dẫn thực hịên Nghị định
95 - CP và Nghị định 33 - CP về thu viện phí.
24. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BCT-BLĐTB&XH.

25. Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn việc thực hiện
KCB được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo qui định tại
nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của chính phủ.
26. Thông tư số 119/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung thu chi và mức chi thường
xuyên của trạm y tế xã.
27. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, “Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước đối với các ngành dịch vụ”, Dự án VIE /02/ 009;

×