Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.35 KB, 7 trang )

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải
biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế

Nguyễn Thị Thanh Thảo


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế TG & Quan hệ KT quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Võ Trí Thành
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành, nghiên cứu cụ thể với ngành
vận tải biển Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam.
Từ đó, làm rõ năng lực cạnh tranh của ngành trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng và đề
xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam.

Keywords: Năng lực cạnh tranh; Vận tải biển; Kinh tế quốc tế


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong công cuộc hội nhập WTO, trao đổi thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu
cầu về giao thương giữa các nước trên thế giới tăng mạnh kéo nhu cầu về vận tải biển tăng theo.
Theo thống kê, vận tải biển chiếm khoảng 80% lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam. Thời gian qua, ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể: đội tàu
tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại, thị trường vận tải cũng
mở rộng sang nhiều khu vực mới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu úc, tây Âu, tây Phi… Có thể nói
rằng Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành vận tải biển. Tuy nhiên, so với một
số nước trong khu vực và trên thế giới, ngành vận tải biển của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát


triển. Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất
nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực
tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần
lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Hiện tại, đội tàu biển quốc gia có 970 tàu, tổng
trọng tải đạt 2,85 triệu USD, xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 4/11
nước ASEAN. Con số 970 tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam này không phải là nhiều song cũng
không hẳn là quá ít. Như vậy, tại sao các nhà xuất khẩu không chọn tàu Việt Nam mà chọn tàu
nước ngoài? Phải chăng nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực cạnh tranh của ngành vận tải
biển Việt Nam?
Những năm sắp tới, trong xu thế mở cửa hội nhập, làm thế nào để có thể nâng cao khả năng
cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam là một bài toán không dễ tìm ra lời giải. Ngành vận
tải biển Việt Nam cần có những bước chuyển mình kịp thời, tự hoàn thiện mình đồng thời cần có
những chính sách phát triển đúng đắn để nắm bắt vận hội mới, vươn lên hội nhập với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải
biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế
thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, trong thời gian qua, có rất ít công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
ngành vận tải biển Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đang ở mức độ nghiên cứu năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của một số ngành điển hình, then chốt trong nền kinh tế
như xuất khẩu dệt may, xuất khẩu thủy hải sản… Những công trình nghiên cứu về ngành vận tải
biển Việt Nam thường xoay quanh trình độ phát triển của vận tải biển Việt Nam, cơ hội phát
triển và thách thức đối với ngành vận tải biển Việt Nam… Có thế kể ra một số công trình nghiên
cứu về vận tải biển như sau:
- Đề tài “Vận tải biển hôm nay và ngày mai” - Đỗ Thái Bình - Nxb Giao thông vận tải:
Công trình phân tích sự phát triển của vận tải biển và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù các hình thức vận tải khác đang không ngừng phát triển nhưng trong tương lai, vận tải
biển vẫn là ngành chủ chốt bởi hiệu quả kinh tế của nó.
- Đề tài “Tổ chức khai thác đội tàu vận tải thuỷ nội địa” - Nguyễn Nha - Nguyễn Tiến Lợi -

NXB Giao thông vận tải: công trình tóm tắt nguyên lý cơ bản tổ chức khai thác trên tàu. Phương
pháp phục vụ kỹ thuật đoàn tàu ở cảng. Tổ chức vận chuyển và vận hành đội tàu. Công tác quản
lý nghiệp vụ và chỉ đạo công tác vận hành đoàn tàu. Kỹ thuật chọn tàu và phương pháp vận
chuyển trong tương lai.
- Đề tài “Tổ chức công tác xếp dỡ ở cảng” - Phan Nhiêm - NXB Giao thông vận tải: công
trình nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của cảng với việc vận chuyển hang hoá. Luận
chứng kinh tế, kỹ thuật chọn phương án ở cảng. Các cảng biển và sự phát triển của đội tàu biển
thế giới.
- Sách “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” - NXB Lý luận chính trị: đây là giáo
trình giảng dậy của bộ môn “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” trong chương trình đào
tạo sinh viên và học viên cao học của trường Đại học Ngoại thương. Giáo trình đã trình bày cho
sinh viên những khái niệm về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, các hình thức, phương thức và
nghiệp vụ cơ bản của quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá trong ngoại thương…
Như vậy, có thể thấy rằng chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về năng lực canh
tranh của ngành vận tải biển Việt Nam và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của ngành vận tải biển
Việt Nam thời gian qua, đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam,
đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành, nghiên cứu cụ thể với ngành vận tải biển
Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam. Từ đó, làm rõ năng lực
cạnh tranh của ngành trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển
Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam từ năm 2001
đến nay. Năm 2001 là năm Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và cũng là mốc mà hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam thực sự khởi sắc và có bước phát triển vượt bậc.
- Về mặt nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành vận tải
biển Việt Nam, so sánh với các ngành khác trong nền kinh tế và với ngành vận tải biển của một
số nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một vài giải pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đang
hội nhập ngày càng sâu và rộng vào đời sống kinh tế quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và phương pháp thống kê.
Bài viết được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam, đồng thời vận dụng những lý thuyết về kinh tế và yêu cầu thực tiễn nhằm đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải biển ở Việt Nam trong
điều kiện Việt Nam đã là thành viên WTO.
Nguồn thông tin được sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ trang web của Tổng cục
Thống kê, Cục Hàng hải Việt Nam, các bài nghiên cứu khoa học, các bài báo và tạp chí chuyên
về dịch vụ vận tải biển và các tài liệu có liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Làm rõ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam.
- Phân tích thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh
của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt

Nam.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn
Luận văn có kết cấu 3 chương và nội dung tổng như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển
Việt Nam
References
Tiếng Việt:
1. Ban Thư ký ASEAN (2004), Triển vọng kinh tế vĩ mô các nước ASEAN.
2. Bộ Giao thông vận tải - Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Dự án quy hoạch phát triển đội
tàu vận tải biển Việt Nam đến 2010.
3. CIEM và UNDP (2003) “Nâng cao năng lư
̣
c ca
̣
nh tranh quốc gia” Nxb Giao thông vâ
̣
n
tải.
4. Hoàng Văn Châu (2003), Giáo trình: “Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu” -
Nxb Khoa học Kỹ thuật.
5. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cường, Bùi Thu Hà (2003), Quan hệ Thương mại - đầu tư giữa
Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, Nxb Tài chính.
6. Vũ Trọng Lâm, Năng lực giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế nước ta trong giai đoạn tới,
Tạp chí Thương mại số 7/2008.
7. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2005), Giáo trình “Kinh tế quốc tế” Nhà xuất bản
Lao động xã hội.
8. Tổng cục thống kê (2006), Tư liệu Kinh tế các nước thành viên ASEAN, Nxb Thống kê.

9. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2005), Giáo
trình: “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” - Nxb Lý luận Chính trị.
10. Vũ Hữu Tửu (1998), Giáo trình: “Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương”, - Nxb Giáo dục.
11. Tng Trần Văn (2004), Cạnh tranh kinh tế: Lơ
̣
i thế ca
̣
nh tranh quốc gia va
̀
chiến lươ
̣
c
cạnh tranh của công ty, Nxb Thế Giơ
́
i.
12. Đinh Ngọc Viện (2002), Giáo trình: “Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế” - Nxb Giao
thông Vận tải.
13. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (2005), Hòa nhập vào thị trường ASEAN.
14. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2008), Việt Nam và các tổ chức kinh tế
quốc tế.
15. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2007), Sổ tay về các quy định của WTO và
cam kết gia nhập của Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
Tiếng Anh:
17. Porter, M.E., (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analysing Industries and
Competitors, The Free Press, New York - Singapore.
18. Porter, M.E., (1990). The Competitive Advantage of Nations, London, Macmillan.
19. Porter. M.E., (1990). The Competitive Advantage of Nations, Havard Business Review
March - April.
20. UN Economic and Social Council (2004) Addressing supply side constraints and

capacity building.
21. Westgren, R.E., (1995) Industrial organization and Austrian Economics: The Bases for
a New Strategic Management Approach to Competitiveness. Firm Resources
22. Westland, J.C. and Clark, T.H., (2000). Supply Chain Management and Information
Alliances, Paper presented at the Workshop 3, Asia Development Forum, 5-8 June, Singapore.
Các Websites :
23. www.maerskline.com
24. www.hanjin.com
25. www.apl.com
26. www.evergreen.com
27. www.cma.com
28. www.viffas.org.vn
29. www.visabatimes.com.vn
30. www.giaothongvantai.com.vn

×