Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.34 KB, 6 trang )

Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền
thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế

Hoàng Văn Phi

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý luận chung về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập. Nghiên cứu, phân
tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa
Phương Tiện VTC; một số yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Tổng Công
Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đưa
ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công
Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Keywords: Công ty truyền thông đa phương tiện; Năng lực cạnh tranh; Kinh tế thế
giới; Kinh tế đối ngoại; Hội nhập kinh tế

Content
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam vẫn đang trên con đường xây dựng để trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại
hoá. Theo kinh nghiệm phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy, để xây dựng thành công
điều đó thì chúng ta cần phải có một khả năng cạnh tranh cao của cả nền kinh tế. Tuy Việt Nam
luôn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao trên thế giới, nhưng
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng


vẫn còn thấp, điều này hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng, thị trường và khả năng tư
duy sáng tạo của con người Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia láng giềng như: Thái
Lan, Trung Quốc, Malayxia… đang tích cực chạy đua để nâng cao khả năng cạnh tranh cho
quốc gia mình thì Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bắt buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao khả năng
cạnh tranh trong lĩnh vực của mình, mới có thể đủ sức đứng vững trên thương trường ngày

2
một cạnh tranh khốc liệt. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp tham gia lĩnh vực truyền thông còn nhiều hạn chế và yếu kém, điều đó khiến
cho khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp (đặc biệt trên trường quốc tế,
hầu như không có một công ty truyền thông nào của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các
công ty truyền thông nước ngoài ). Tổng công ty truyền thông đa phương tiện - VTC cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Do đó, việc xây dựng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong
lĩnh vực truyền thông là một yếu tố khách quan đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới. Và để tìm kiếm giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việt Nam nói chung, đặc biệt cho công ty kinh doanh lĩnh vực truyền thông như VTC nói
riêng, nên em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty
Truyền Thông Đa Phương Tiện - VTC trong quá trình hội nhập Kinh Tế Quốc Tế” làm
luận án nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương
Tiện VTC.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng Công Ty Truyền
Thông Đa Phương Tiện VTC.
Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền
Thông Đa Phương Tiện VTC. Cũng như một số yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của
Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty
Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh, nhưng do lĩnh vực này quá sâu rộng,
nên trong bài viết, tác giả đi sâu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam, và trong trường hợp nghiên cứu điển hình là Công ty truyền thông đa phương tiện VTC
( gọi tắt là VTC).

3
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài viết của mình, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, thống kê, dự báo,
và phương pháp nghiên cứu so sánh.
5. Đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá, về khả năng và năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông Đa
phương tiện VTC, cũng như yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty truyền
thông đa phương tiện VTC trong thời kỳ hội nhập.
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm, cũng như định hướng phát triển nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
6. Bố cục của luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn kết cấu gồm có 3 chương :
- Chương 1: Những lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa
Phương Tiện VTC.
- Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng
Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
References
1. Paul Albert London (3.2005), “Bí quyết phía sau Sự thịnh vượng của Hoa Kỳ”, Giải pháp
Cạnh tranh, Nxb AEI, TP Hồ Chí Minh.
2. Philip Kotler (2004), Marketing căn bản , Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Michael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ và DTBooks, Hà Nội.
4. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ và DTBooks, Hà Nội.
5. Michael B. Smith & Merritt R. Blakeslee (1997), Thuật ngữ Thương mại, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế &Dự báo, (7).
7. Nguyễn Tràn Bạt (2009), “Nâng cao năng lực thu hút đầu tư bắt đầu từ đâu?”, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn (44).
8. Báo điện tử Chính Phủ (17.9.2007), Kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Không phép
màu nhưng vẫn mạnh mẽ, (9).

4
9. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
10. Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (10.09.2010), “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010”,
Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
11. Lê Dăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh
tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà nội.
12. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (1999), Kinh tế doanh nghiệp thương mại, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà nội.
13. Nguyễn Thanh Hà và Phạm Quang Thành (2005), “Nghiên cứu về cạnh tranh ngành viễn
thông ở Việt Nam”, Báo cáo nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Cơ quan phát triển
quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

14. Trần Đức Hạnh (04.2002), “Vấn đề con người trong bài toán cạnh tranh”, Tạp chí Phát
triển kinh tế, (4).
15. Nguyễn Mạnh Hùng (2002), “Giảm chi phí để cạnh tranh” Tạp chí Kinh tế & Dự báo, ( 9).
16. Trần Hoàng Kim và Lê Thụ (1992), Vũ khí cạnh tranh thị trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17. Vũ Tự Lâm (2007), Nâng cao khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, chương1.
18. Nguyễn Văn Lịch (2009), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu
Thương mại, Bộ Công Thương.
19. Phạm Vũ Luận (2001), Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà
nội.
20. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (tập 4).
21. Phạm Bình Minh (15.8.2006), “Bao giờ hàng Việt Nam cạnh tranh được hàng ngoại”, Tạp
chí đời sống pháp luật online, Hà Nội.
22. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội
nhập kinh tế quốc tế”, Tạp Chí Cộng Sản Online 143 (23).
23. Hà Thị Ngọc Oanh ( 2009), Giáo trình kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
24. Trần Hữu Quang (2007), Xã hội học về truyền thông, Nxb ĐH Mở TP HCM, TP Hồ Chí
Minh.
25. Tuấn Sơn (2006), Sức mạnh cạnh tranh, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
26. Trần Sửu (2005), Năng lực kinh doanh của của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hoá, Nxb Lao Động, Hà Nội.

5
27. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Thực trạng doanh nghiệp qua các kết quả điều tra năm
2003-2005, Nxb Thống kê, Hà Nội
28. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Trẻ, Hà Nội
29. Đặng Đức Thành, chủ biên (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời
kỳ hội nhập, Tập thể nhiều tác giả kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Nxb Thanh Niên,

Hà Nội.
30. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
31. Vũ Anh Tuấn (2002), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong xu thế
hội nhập”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (12).
32. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế- lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược
cạnh tranh công ty, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, (tr.25- 29).
33. Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC (02.2010), VTC đổi mới và phát
triển, Báo cáo trình lên Phó Thủ Tướng và Bộ Thông tin truyền Thông đầu năm 2010, Hà
Nội.
34. Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC ( 02.2010), Tổng kết công tác năm
2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của VTC, Báo cáo tổng kết năm 2009 của Tổng
Công ty VTC, Hà Nội.
35. Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC (2010), Báo cáo phát triển VTC 2010
-2015, tầm nhìn 2020, Phương hướng phát triền và xu thế Truyền Thông chính, Phòng Kế
Hoạch (nội bộ) Tổng Công Ty VTC, Hà Nội.
36. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb. Giao thông vận tải,
Hà Nội, (tr.10-18).
37. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh Tế, Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch
vụ Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề án quốc gia, 2003, tr.16.
38. Viện Nghiên cứu Thương Mại, Bộ Thương Mại (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội
nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, mã 2001-78-022, Chủ nhiệm Lê Hải Châu, Hà Nội.
39. VNCI và VCCI (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, Dự
án nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam do VCCI phối hợp VNCI, Hà
Nội.
40. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu
thế toàn cầu hóa – vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


6

×