Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp
điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và kinh
nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp
điện tử. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam theo các tiêu chí lựa chọn những năm gần đây. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế thời gian tới.
Keywords: Cạnh tranh; Công nghiệp điện tử; Kinh tế quốc tế; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được
sự tăng trưởng khá, các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được
khai thác. Một số ngành, doanh nghiệp đã bắt đầu vươn lên cạnh tranh trên thị trường xuất
khẩu, nhờ đó thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu có sự tăng
trưởng khá. Những biến đổi tích cực trên đây là tiền đề căn bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện
để nước ta hội nhập một cách chủ động và có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới.
Đối với ngành công nghiệp điện tử, theo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
(VEIA), năm 2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt
2.763,0 triệu USD, tức là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và với nước láng
giềng Trung Quốc hiện đang là “công xưởng điện tử số” của thế giới (Indonesia đạt 15 tỷ
USD, Thái Lan 23 tỷ USD, Philippin 37 tỷ USD). Xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh
2
kiện của Việt Nam năm 2009 mới chiếm khoảng 4,84% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi
tỷ lệ này của Malaysia là 15,9%, Philippin là 36,1%. Năm 2010, giá trị sản lượng của toàn
ngành đạt khoảng 6 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.590,17 triệu USD, chiếm 4,97% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt vẫn chủ yếu là các sản
phẩm điện tử gia dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong thị trường nội địa. Tới 90-95%
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài là những tập đoàn điện tử lớn. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam so sánh với
Trung Quốc và các nước khác trên một số thị trường nhập khẩu mặt hàng điện tử chủ yếu còn
rất nhỏ (năm 2009, đối với mặt hàng thiết bị văn phòng: thị phần xuất khẩu của Việt Nam
sang Nhật Bản chỉ chiếm 0,35%, trong khi Trung Quốc là 38,9%; Mỹ 11,7%; Hàn Quốc
11,6%; Malaysia 5,65%; thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ chiếm 0,08%, trong
khi Trung Quốc là 39,5%; Malaysia 9,21%; Nhật Bản 7,63% ).
Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đến
năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20 - 30% mỗi năm, Nhà nước đã tạo điều kiện
phát triển ngành này bằng nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và bảo hộ thông qua
chính sách thuế, chính sách nội địa hóa… Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam, hay khả năng cạnh tranh của các mặt hàng điện tử và linh kiện xuất
khẩu của Việt Nam dựa chủ yếu vào lợi thế về lao động rẻ đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Malaysia. Việc phát triển
các mặt hàng xuất khẩu mới đang gặp phải những khó khăn rất lớn về vốn, công nghệ, chất
lượng nguồn nhân lực và định hướng thị trường tiêu thụ, cộng thêm sự yếu kém của các
ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT)…
Nằm trong khu vực Đông Á- cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới về các mặt hàng điện,
điện tử gia dụng, công nghệ trong lĩnh vực điện tử lại dễ chuyển giao nên cứ điểm sản xuất có
xu hướng dịch chuyển dần sang các nước có nhân công rẻ và chi phí thấp do chính sách
khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, song Việt Nam chưa tận dụng được
những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử và tham gia
hiệu quả vào mạng lưới sản xuất, phân phối khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng hiện nay, yếu
tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, đặc
biệt trong việc xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện ra thị trường thế giới là phải khai
thác được lợi thế so sánh động, tức là tăng trưởng xuất khẩu dựa vào các yếu tố làm tăng năng
suất như vốn, công nghệ và chất xám, tri thức. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đẩy mạnh
3
xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện, Việt Nam phải chủ động nâng cao chất lượng lao
động, đào tạo đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, hoàn thiện các chính sách thu hút và chuyển giao
công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và vươn lên các nấc thang giá trị cao hơn
trong chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng này.
Trước tình hình đó, việc thực hiện luận văn: “Năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là thực sự cần
thiết.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sự phát
triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam và các nước, trong đó phải kể đến:
* Trong nước:
- Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF - 2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc
nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, phân tích thực trạng phát triển của công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam trong mạng lưới phát triển công nghiệp khu vực theo quan điểm của các chuyên gia
Nhật Bản.
- Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF - 2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở
Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản, phân tích kinh nghiệm xây dựng chính sách công nghiệp
ngành công nghiệp ô tô, xe máy và điện tử của Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản và đề xuất
một số giải pháp cho Việt Nam.
- Nguyễn Văn Lịch (2009), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, phân tích lợi thế cạnh tranh của các mặt
hàng xuất khẩu, chủ yếu tập trung vào lợi thế so sánh động, lợi thế có được nhờ các chính
sách tạo ra giá trị gia tăng cao, tăng trưởng ổn định, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn
cầu hàng điện tử (GEVC), từ đó đề xuất một số chính sách và giải pháp phát triển xuất khẩu
dựa vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam định hướng đến năm 2020.
- Hồ Lê Nghĩa (2008), Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam-
Một số vấn đề đặt ra, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình liên kết sản xuất giữa
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân
của những hạn chế, tồn tại và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa các
doanh nghiệp sản xuất trong ngành.
- Nguyễn Thị Nhiễu (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng
tham gia của Việt Nam, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, quá trình hình thành,
phát triển GEVC và thực tiễn tham gia của Việt Nam trong GEVC từ năm 2001 đến nay;
4
đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả tham gia của
Việt Nam trong GEVC giai đoạn đến năm 2015 và những định hướng lớn cho tới năm
2020.
- Trần Văn Thọ (2006), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa của
Việt Nam, phân tích vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp khu vực và đề xuất một số
giải pháp cho Việt Nam.
* Ngoài nước:
- Hisami Mitarai (2005), Issues in electrical and electronic industries of ASEAN
countries and experiences for Vietnam (Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử
của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam), phân tích những vấn đề nảy sinh
trong quá trình phát triển gần đây của ngành công nghiệp điện, điện tử của Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Philipine, cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam
trong quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử.
- Timothy J. Sturgeon (2003), Exploring the risks of value chain modularity:
electronics outsourcing during the industry cycle of 1992-2002 (Phân tích những rủi ro
của sự thay đổi trong chuỗi giá trị: xu hướng outsourcing trong ngành công nghiệp điện
tử giai đoạn 1992-2002), nghiên cứu xu hướng outsourcing trong ngành công nghiệp điện
tử thế giới giai đoạn 1992-2002 và xu hướng modun hóa trong chuỗi giá trị ngành điện tử.
- Tomofumi Amano (2008), Competitive Strategy of Global Firms and Industrial
Clusters: Case Study on the HDD Industry (Chiến lược cạnh tranh của các hãng và các cụm
công nghiệp thế giới: trường hợp điển hình ngành công nghiệp phần cứng máy tính HDD),
phân tích chiến lược đầu tư của một số nước vào các cụm công nghiệp sản xuất phần cứng
máy tính tại châu Á và sự tham gia của các cụm công nghiệp châu Á vào chuỗi giá trị hàng
điện tử toàn cầu.
- Toshiyuki Baba (2008), Quantitative analysis on the purchasing structure of
supporting industries in ASEAN+4, Korea and Japan (Phân tích định lượng cơ cấu mua
hàng của công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN + 4, Hàn Quốc và Nhật Bản), phân tích sự khác biệt
về cơ cấu giao dịch linh kiện của một số ngành công nghiệp tại châu Á theo đặc điểm của linh
kiện, phụ kiện, đặc điểm về thiết kế và tiêu chuẩn hóa cũng như các đặc điểm của chính
sách , nhằm đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ khu vực.
- Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD - 2005),
Strengthening participation of developing countries in dynamic and new sectors of world
trade: Trend, issues and policies in the electronic sector (Đẩy mạnh sự tham gia của các
nước đang phát triển vào các lĩnh vực mới đầy năng động của thương mại toàn cầu: Xu
5
hướng, các vấn đề đặt ra và các chính sách trong lĩnh vực điện tử), nghiên cứu xu hướng
phát triển của ngành điện tử thế giới và vai trò của các nước đang phát triển trong
GEVC
Những nghiên cứu kể trên có giá trị kế thừa và tham khảo tốt cho việc thực hiện luận
văn. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đi sâu nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh dưới góc độ của một ngành hay doanh nghiệp, cụ thể là ngành công nghiệp điện tử
(CNĐT), cũng như chưa đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt
Nam theo các tiêu chí đó trong sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành của các nước
khác. Do đó, các công trình trên đều chưa đề xuất được các giải pháp một cách toàn diện để
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng
sâu rộng với khu vực và thế giới.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
theo các tiêu chí lựa chọn những năm gần đây.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh
tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng
lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam theo một số tiêu chí được lựa chọn.
- Về thời gian:
+ Phần đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh giai đoạn từ năm 2003 đến 2009 (2003
là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), trong đó nhóm hàng điện tử sẽ cắt giảm thuế suất nhập
khẩu từ 40-50% xuống còn 20% và đến năm 2005 còn khoảng 0-5%).
+ Phần đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này định hướng đến
năm 2020.
6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận,
các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về định
hướng phát triển ngành, kinh nghiệm của các nước
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp để thu thập, xử lý và tổng hợp số
liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chứng để tiến hành đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh trong sự so sánh với các nước khác, đánh giá triển vọng phát triển và các nhân tố tác
động đến ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong giai đoạn tới.
- Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến góp ý chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện luận
văn.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Một số điểm mới và khác biệt của luận văn so với các công trình đã công bố như sau:
- Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dưới góc độ của một ngành hay
doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam theo các tiêu
chí được lựa chọn giai đoạn 2003-2009, so sánh với sự phát triển ngành CNĐT của một số
nước.
- Đề xuất các giải pháp (vĩ mô, vi mô) góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành CNĐT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh.
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
theo các tiêu chí lựa chọn giai đoạn 2003-2009.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Ánh, Vũ Thị Hạnh (2009), “Bài học kinh nghiệm trong việc tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
7
số 03/2009.
2. Bộ Công Thương (2008), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho một số ngành
công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010, tầm nhìn 2020, Tài liệu Hội thảo trao đổi
Việt - Nhật, Hà Nội.
3. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và kế
hoạch năm 2010 của ngành công thương.
4. Bộ Công Thương (2010), Báo cáo Đánh giá tác động ba năm gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
5. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (2009), Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh
doanh, Tài liệu của Ban Thư ký.
6. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF- 2009), Báo cáo thường niên về xếp hạng môi trường
thương mại toàn cầu (Global Enabling Trade Report).
7. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF- 2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn
của các nhà sản xuất Nhật Bản.
8. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF- 2006), Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái
Lan, Malaysia và Nhật Bản.
9. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược Cạnh tranh theo Lý thuyết của Michael Porter,
Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.
10. Trần Quang Hùng (2008), Tác động của các cam kết WTO đối với ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Đánh giá tác động sau hai năm gia nhập WTO đối với
nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
11. Đỗ Trọng Khanh (2008), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và
vừa của Việt Nam, ADETEF Việt Nam.
12. Nguyễn Văn Lịch (2009), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên
cứu Thương mại, Bộ Công Thương, Hà Nội.
13. M. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
14. M. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh - Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh
doanh, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
15. Đinh Hiền Minh (2008), Tác động đến ngành công nghiệp, trong hoạt động HOR-9 về
Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi
xuất nhập khẩu và thể chế, Dự án MUTRAP II.
16. Hồ Lê Nghĩa (2008), Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Một
số vấn đề đặt ra, Tài liệu Hội thảo Đánh giá tác động sau hai năm gia nhập WTO đối với
8
nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Nhiễu (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng tham gia
của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương,
Hà Nội.
18. Trần Văn Thọ (2006), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa của Việt
Nam.
19. Nguyễn Thị Xuân Thúy (2006), Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát
triển, Vietnam Development Forum VDF.
20. Hồ Quang Trung (2008), Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm điện tử Việt Nam và một số
định hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
Tài liệu Hội thảo Đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với nền
kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
21. Phan Đăng Tuất (2009), “Cơ hội tái cơ cấu công nghiệp”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số
ngày 11/05/2009.
22. Trần Văn Tùng (2007), Công nghiệp điện tử châu Á trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
23. Thủ tướng Chính phủ (2007), Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, được phê duyệt theo Quyết định số 75/2007/QĐ-
TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếng Anh
1. H. Mitarai (2005), Issues in electrical and electronic industries of ASEAN countries and
experiences for Vietnam, Vietnam Development Forum VDF.
2. J. T. Marcher (2002), E- Bussiness and the Semiconductor Industry Value chain:
Implications for Vertical Specialization and Intergrated Semiconductor Manufactures.
3. N. Dost, J. Frias (2008), Analysis and Recommendations on the Development of
Vietnam's Electronics Cluster.
4. OECD (2007), Enhancing the Role of SME in Global Value Chain
5. P. Rieppo (2005), How to respond to changes in the semiconductor value chain.
6. T. J. Sturgeon (2003), Exploring the risks of value chain modularity: electronics
outsourcing during the industry cycle of 1992-2002.
7. T. Amano (2008), Competitive Strategy of Global Firms and Industrial Clusters: Case
Study on the HDD Industry.
8. T. Baba (2008), Quantitative analysis on the purchasing structure of supporting
industries in ASEAN+4, Korea and Japan.
9
9. UNCTAD (2005), Strengthening participation of developing countries in dynamic and
new sectors of world trade: Trends, issues and policies in the electronic sector.
Các trang web:
Http://www.customs.gov.vn (Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Http://comtrade.un.org (International Merchandise Trade Statistics Databases of
the United Nations). (Cơ sở dữ liệu thống kê Thương mại hàng hóa quốc tế của
Liên hợp quốc)
Http://www.trademap.org (Trade Statistics for International Business
Development of the International Trade Center - ITC). (Thống kê thương mại
và Phát triển kinh doanh quốc tế của Trung tâm thương mại quốc tế).