Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.05 KB, 7 trang )

Phát triển kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Trần Dũng Chiến


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Phát triển kinh tế; Kinh tế tư nhân; Hà Tĩnh.


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế tư nhân đóng vai trò vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia
trên thế giới. Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử; đặc biệt, là các công cuộc chống ngoại xâm của
dân tộc trải dài hàng thập niên, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thành phần Kinh tế tư
nhân, cho nên thành phần Kinh tế tư nhân của nước ta chưa đáp ứng được vai trò và kỳ vọng.
Kể từ năm 1986 lại nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm xây
dựng và phát triển thành phần Kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt lịch sử
trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, Đại hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần.
Việc phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng
sản xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo dân giàu, nước mạnh. Nghị quyết hội nghị Trung
ương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển Kinh tế tư nhân”, “các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh”


[19]
. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực Kinh tế tư nhân ở nước ta đã
có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp ở khu vực Kinh tế tư
nhân ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển
mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản
nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật,
cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”
[10]
.

Từ năm 1991 đến nay, Hà Tĩnh được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh để trở thành đơn vị
trực thuộc Trung ương, Kinh tế tư nhân đã có bước phát triển tích cực, góp phần đáng kể cho
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm qua vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém, tỉ
trọng GDP thấp. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả
sản xuất kém, đóng góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý nhà nước đối với
Kinh tế tư nhân còn nhiều yếu kém: Tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đến những
việc làm phi pháp như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, trốn lậu
thuế, chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn tác động tiêu cực tới môi trường
văn hoá - xã hội. Đặc biệt, dưới tác động của suy thoái kinh tế, trong hai năm 2011, 2012 và
quý I/2013, rất nhiều các doanh nghiệp trong khu vực Kinh tế tư nhân hoạt động kém hiệu
quả, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hoặc thu nhỏ lại, ảnh hưởng lớn đến
các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, mà nguyên nhân một phần là do suy thoái kinh tế,
nhưng nguyên nhân chính vẫn là do doanh nghiệp thiếu chiến lược, thiếu kế hoạch kinh doanh
dài hạn; cơ chế điều hành, sự hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh chưa kịp thời.

Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế Kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Tĩnh để rút ra những
bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này là đòi hỏi khách quan, cần thiết. Đó là lý do
tôi đã chọn đề tài “Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Kinh tế tư nhân có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Những nhân tố nào
ảnh hưởng đến sự phát triển của Kinh tế tư nhân?
+ Vai trò, thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào? Xu hướng phát
triển của Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm tới ra sao?
+ Cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh phát triển?
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập về sự tồn tại khách quan, vị trí, vai trò của
Kinh tế tư nhân, đánh giá sự phát triển và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển Kinh tế tư
nhân, hoặc một số loại hình thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số địa phương
trong nước. Có thể kể ra một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả như sau:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với
kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội. Công trình này tập
trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng và
vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta, vấn đề quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư
nhân, một số biên pháp của Đảng và Nhà nước đối với thành phần nghiên cứu này.
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách đã đưa ra một cách nhìn khách
quan về kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó, phân tích đánh
giá vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát triển
khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh
tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia
Hà Nội. Luận văn giới thiệu một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư
nhân, và trình bày thực trạng phát triển các lọai hình doanh nghiệp tư nhân, đưa ra

một số định hướng, đề xuất phát triển loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế
tư nhân ở Việt Nam.
- Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các Tạp chí, chuyên san về kinh tế; Đặc
biệt, gần đây nhất là bài viết của thạc sỹ Phan Minh Tuấn đăng trên tạp chí Tài chính số 6 –
2013 với tiêu đề “Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra” Bài viết đã đề xuất một số
việc cần làm ngay nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp
nhiều hơn nữa cho kinh tế đất nước.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng trên giác độ địa phương Hà Tĩnh, mới
chỉ có một vài bài viết đăng trên báo địa phương mà hầu hết chỉ mang tính thống kê số liệu và
chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó của khu vực kinh tế tư nhân, ví dụ, như bài viết “Doanh
nghiệp tư nhân Hà Tĩnh: Lượng, chất bất đồng hành!”
[32]
của tác giả Trong Tuệ - Hoài Nam
đăng trên báo Hà Tĩnh ngày 5/10/2010 bài viết chỉ mang tính so sánh số liệu tăng trưởng số
lượng các doanh nghiệp tư nhân của Hà Tĩnh qua các năm từ 2010 trở về trước… các bài viết
chưa nghiên cứu phân tích được một cách đầy đủ khoa học về phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà
Tĩnh, đặc biệt ở trong bối cảnh mới của giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài “ Phát triển Kinh tế
tư nhân ở Hà Tĩnh” sẽ cập nhật số liệu, bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu trên và
phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh,
đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi để phát triển Kinh tế tư nhân của
tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong
bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu
trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát
triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế tư nhân.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về phát triển Kinh tế
tư nhân để rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ
năm 2008 đến nay.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà
Tĩnh hiệu quả hơn.
4. Đối
tượng
và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá
thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cụ thể, là Hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu sự phát triển của Kinh tế tư nhân tại tỉnh Hà Tĩnh.
+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng
hợp, thống kê so sánh, lô gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt
bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại
một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ
đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình về phát triển Kinh tế tư nhân, hình thành các
phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ
liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích.
- Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế tư nhân của

tỉnh và các địa phương khác trong những năm từ 2008 đến nay để so sánh và xử lý các số
liệu và rút ra các kết luận.
- Phương pháp lôgic – lịch sử
Trong luận văn, tôi dùng phương pháp lôgic – lịch sử để bài viết vừa mang tính liên
tục kế thừa của các công trình nghiên của các tác giả về phát triển Kinh tế tư nhân theo một
chiều dọc của thời gian, vừa có tính quan hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các
các công trình nghiên cứu khác nhau theo chiều ngang của không gian. Nghĩa là, lịch sử
không chỉ là các sự kiện mà là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng
và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, sâu sắc hơn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát triển Kinh tế tư
nhân tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay trên cả hai mặt thành công và hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ viết tắt, mục lục, danh mục các bảng biểu, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển Kinh tế tư nhân
Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn
tiếp theo.


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Bắc Ninh, (2012), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2012
2. Cục thống kê Vĩnh Phúc, (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012
3. Cục thống kê Hà Tĩnh, (2012), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2012
4. Cục thuế Hà Tĩnh(2012), Báo cáo về kết quả thu ngân sách về thuế và phí năm 2012
5. Cục thuế Hà Tĩnh(2012), Báo cáo về kết quả thu ngân sách về thuế và phí năm 2011
6. Phạm Văn Dũng (2011), Các thành phần kinh tế: nhận thức lý luận và thực tiễn Việt Nam,

Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự Thật
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Hoàng Văn Hải (2012), Tinh thần doanh nghiệp việt nam trong hội nhập, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
13. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác –
Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lê Nin, Nxb
Chính trị quốc gia.
14. Phạm Chi Lan (2007), Phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập, Tạp
chí Cộng sản, Số 2+3.
15. Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
16. Luật doanh nghiệp (2005), Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
17. Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
18. Nghị định số 109/2004/NĐ – CP của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh, (2004).
19. Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích
và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân, (2002).
20. Nghị định số 109/2004/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh
nghiệp (2004).
21. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng hợp về đăng ký kinh doanh
2010,2011,2012.

22. Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam & Thế giới; 2008 – 2009; 2009 – 2010,
2010 – 2011.
23. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Văn kiện kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI.
24. Phan Minh Tuấn (2013), Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đề đặt ra, tạp chí Tài
chính số 06
25. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012) Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2012-2015.
26.UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Công văn số 3685/UBND-TH ngày 27/10/2011
27. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011, 2012, 2013), Kế hoạch xúc tiến đầu tư và Hà Tĩnh năm 2011,
2012, 2013.
28. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/3/2012
29. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007
30. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 26/3/2012
31. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh
đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Các Webside:
32. Báo Hà Tĩnh online: www.baohatinh.org.vn
33. Chính phủ: www.chinhphu.gov.vn
34. Hệ thống công báo điện tử tỉnh Hà Tĩnh:
35. Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh:
36. Tạp Chí Tài chính:
37. Tỉnh Bắc Ninh: www.bacninh.gov.vn
38. Tỉnh Hà Tĩnh: www.hatinh.gov.vn
39. Tỉnh Vĩnh Phúc: www.vinhphuc.gov.vn

×