Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Đỗ Văn Thuận
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản phát triển kinh tế tư nhân, về khái
niệm, vai trò của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Đưa ra những khó khăn, thách thức của toàn cầu hóa, khu vực
hóa tác động đến sự phát triển kinh tế tư nhân của một số nước ở châu Á và rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
tư nhân ở Hà Nội để tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực trong phát triển kinh tế tư nhân ở
Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động và đầu tư, phát triển nguồn lao động, hỗ trợ về kết cấu hạ tầng,
mở rộng liên kết sản xuất và kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Keywords: Hội nhập kinh tế; Kinh tế chính trị; Kinh tế quốc tế; Kinh tế tư nhân
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI khởi xướng đã tạo cho kinh tế tư nhân có điều kiện và cơ sở phát triển rộng khắp
trong toàn quốc. Cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng
sức sản xuất của toàn xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn, từng bước phát triển
ổn định.
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh
tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng
XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Hà Nội đã huy động, khai thác và sử dụng ở mức đáng
kể các nguồn lực của xã hội vào sản xuất-kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, phát huy nội
lực nhằm tạo nên sức mạnh cho kinh tế Thủ đô, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động,
góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm được các tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dich cơ cấu kinh tế của Thủ đô, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương Hà Nội… Như vậy
phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế-xã hội của cả nước nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đang trong tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì
phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội đang gặp nhiều khăn khó như: thiếu vốn, công nghệ và cơ sở
vật chất kỹ thuật lạc hậu, chất lượng nguồn lao động và khả năng cạnh tranh chưa cao… Bên
cạnh đó, những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách cộng với nền hành chính còn lạc hậu
làm cho kinh tế tư nhân ở Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh của mình trong quá trình phát
triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là một vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu, nhằm phát huy vai
trò tích cực của kinh tế tư nhân ở Hà Nội phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô.
2- Tình hình nghiên cứu
Kinh tế tư nhân hiện nay là thành phần kinh tế có nhiều tiềm năng và có những đóng góp
to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, ở Việt Nam và trên thế giới, vấn đề này rất được
quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học và những bài viết về kinh tế tư nhân ở Hà
Nội dưới những góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của hội nhập
kinh tế quốc tế, những nghiên cứu đó vẫn là chưa đủ.
3- Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối cảnh
mới của hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát
triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong thời gian tới.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Phân tích làm rõ thực trạng của kinh tế tư nhân ở Hà Nội, chỉ ra những thành công và
hạn chế cña qu¸ tr×nh nµy.
- Đề xuất xuất những phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở
Hà Nội trong thời gian tới.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu kinh tế tư nhân ở Hà Nội với tư cách là một thành phần kinh tế
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế chung của nền kinh tế.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến 2005.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng vµ chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể lµ: trừu tượng hoá khoa học, lô gích và lịch sử,
phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoḠnhững vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
-Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế
thời gian qua nhằm tìm ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trong
thời gian tới.
7- Kết cấu của luận văn
Bản luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục
minh hoạ phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 1
Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế: khía cạnh lý
luận và kinh nghiệm quốc tế
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hình tổ chức của kinh tế tư nhân
1.1.1- Khái niệm kinh tế tư nhân
- Quan niệm thứ nhất: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất.
- Quan niệm thứ hai: Nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực quốc doanh, ngoài quốc
doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, theo quan niệm này, kinh tế tư
nhân gồm loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2000, các hộ kinh doanh cá
thể, người sản xuất nhỏ.
- Quan niệm của Đảng CSVN: Đại hội Đảng toàn quốc lần X của Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã khẳng định, trong năm thành phần kinh tế thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân là thuộc về kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động
lực của nền kinh tế.
1.1.1 Những đặc điểm của kinh tế tư nhân
Thứ nhất: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích hàng đầu là
lợi nhuận.
Thứ hai: Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất.
Thứ ba: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt cao trong
hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Thứ tư: Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử
dụng tài sản.
1.1.3-Các loại hình tổ chức của kinh tế tư nhân
1.1.3.1-Theo quy mô tổ chức sản xuất và hình thức góp vốn có thể phân loại kinh tế
tư nhân thành các loại hình sau:
- Kinh tế cá thể
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế tư nhân của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên sở hữu tư nhân nhỏ về vốn và các điều kiện kinh doanh với
việc sử dụng sức lao động của chính hộ đó hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm
thuê.
- Kinh tế tiểu chủ.
Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động
trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao
động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư
nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Kinh tế tư bản tư nhân.
+Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết
góp vào doanh nghiệp.
+Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai
thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
1.1.3.2- Theo ngành và lĩnh vực kinh doanh
-Kinh tế tư nhân trong ngành nông nghiệp.
-Kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp xây dựng
-Kinh tế tư nhân trong ngành thương mại - dịch vụ.
1.2- Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Đặc điểm của quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay
- Quan hệ kinh tế quốc tế mang tính khu vực và mang tính toàn cầu
- Vừa hợp tác vừa cạnh tranh
- Thay đổi nhanh chóng.
1.2.2. Vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Huy động, phân bổ và sử dụng một cách tối ưu mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất
kinh doanh.
- Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất.
- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần
xoá đói giảm nghèo và giảm các tệ nạn trong xã hội
- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo nguồn thu thuế cho chính phủ đóng góp quan
trọng vào ngân sách nhà nước.
- Góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng hiện đại.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao trình độ người lao động
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.
- Là động lực cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
1.2.3- Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế tư nhân
- Những tác động tích cực.
Thứ nhất, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế - một nội dung cơ bản của quá trình toàn cầu
hóa nó sẽ mang lại nhiều vận may và cơ hội lớn cho các nước nghèo và đang phát triển. Thông
qua quá trình hội nhập, các nước có thể hưởng những ưu đãi về mậu dịch, tận dụng thời cơ để
thúc đẩy việc mở rộng và phát triển sản xuất, khai thông và mở rộng thị trường, đồng thời tiếp
nhận những dòng vốn, kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại để
phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội nâng cao chất lượng lao động, hội nhập kinh
tế quốc tế và kinh tế thị trường đã bước đầu làm thay đổi quan niệm về việc làm của công nhân
lao động.
Thứ ba, thu nhập của nhiều người lao động tăng
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thúc đẩy thị trường sức lao động phát
triển, bước đầu lao động Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế, góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hoá.
- Những tác động tiêu cực.
Tác động tới an ninh
Tác động tới kinh tế
Tác động tới xã hội
Tác động trực tiếp đối với quốc phòng
1.2.4 Những thời cơ và thách thức của kinh tế tư nhân Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.2.4.1 Những thời cơ:
- Hội nhập kinh tế tạo ra môi trường hoà bình và hợp tác, tạo ra điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nước ta, cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước, và như vậy tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân có
điều kiện hội nhập và phát triển.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thế và lực cho nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dich vụ
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp thu khoa học, công nghệ mới tiếp thu kiến thức
và kinh nghiệm quản lý kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đào tạo nhân lực, nhân tài cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.4.2 Thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế có những cơ hội rất lớn mà chúng ta cần phải chớp ấy thời cơ để
phát triển thì đồng hành với nó là những thách thức lớn đối với cả nền kinh tế nói chung và khu
vực kinh tế tư nhân nói riêng đó là:
- Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn
-Toàn cầu hoá tạo ra sự chênh lệch quyền lợi giữa các nền kinh tế của các quốc gia và
ngay trong nội bộ giữa các thành phần kinh tế của từng nền kinh tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các nước sẽ tăng lên
- Hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1.3 Kinh nghiệm cña mét sè n-íc trong việc sử dụng kinh tế tư nhân thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc sử dụng kinh tế tư nhân thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế
-Từ 1949-1979:
-Từ 1979-1983
-Từ 1984 tới 1992
-Từ 1993 tới nay
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc sử dụng kinh tế tư nhân thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu
- Tăng cường thâm nhập vào các nước mới mở cửa
- Thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tổng số bảng biểu của chương một gồm 10 bảng được đánh số từ 1.1 đến 1.10 bao
gồm:
Bảng 1.1: Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tê
Bảng 1.3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại
thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng số lao động đang làm việc tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo thành phần kinh tế
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 31/12 hàng
năm phân theo thành phần kinh tế
Bảng 1.6: Quyết toán thu ngân sách Nhà nước
Bảng 1.7: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế
phân theo khu vực kinh tế
Bảng 1.8: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá
so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế
Bảng 1.9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
được cấp giấy phép năm 1988 – 2006
Bảng 1.10: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép
năm 1989 - 2006
Chương 2
Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Khái quát và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến
nay.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang
lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi.GDP của Việt Nam đã tăng lên
liên tục với tốc độ tương đói cao. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có
tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được
khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ
cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt
động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý
ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và
sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Các quan hệ kinh
tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh
vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận
kiều hối
Tuy nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoài
những thành tựu đã đạt được chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế như: thiếu lộ trình thật chủ động
trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp
luật thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá,
của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và của nền kinh tế chưa theo kịp yêu cầu hội
nhập. Tỷ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến. chế tác sâu còn thấp, quy mô xuất khẩu còn nhỏ, nhập
siêu còn lớn. Môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn so với một số nước xung quanh, chưa thu hút
được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn kinh tế lớn, chưa chủ động khai
thác vốn đầu tư gián tiếp quốc tế. Việc giải ngân vốn ODA còn chậm chiến lược vay và trả nợ
nước ngoài chưa được chuẩn bị thật tốt.
2.2. Những kết quả của phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội dưới tác động của hội
nhập kinh tế quốc tế
Thời gian qua, kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã
hội. Kinh tế tư nhân Hà Nội phát triển rộng khắp trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh thu
hút các nguồn lực xã hội và sản xuất kinh doanh. góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phân công lao động xã hội thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương.Kinh tế tư nhân đã góp
phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc ổn định thu nhập cho
người lao động và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thu hút lao động dôi dư
từ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
2.2.1. Sự phát triển về số lượng, quy mô trong các loại hình kinh tế tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội đang ngày càng phát triển cả về số lượng và
chất lượng, vươn lên giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của kinh tế tư nhân ở Hà Nội
- Các ngành nghề inh doanh của kinh tế tư nhân
- Tỷ trọng các ngành nghề của kinh tế tư nhân Hà Nội
2.2.3. Những đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của
Thủ đô Hà Nội.
- Huy động vốn trong và ngoài nước
- Nâng cao năng lực xuất khẩu
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài (phát triển công nghiệp phụ trợ)
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
- Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ tay nghề, thu nhập cho người lao động
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Những hạn chế của kinh tế tư nhân ở Hà Nội.
- Khả năng huy động và sử dụng vốn.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Khả năng tiếp cận thông tin thị trường và công nghệ
- Huỷ hoại môi trường gây nên ngoại ứng tiêu cực
- Gây khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguồn nhân lực và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế về
trình độ chuyên môn.
-Kinh tế tư nhân còn mang tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần.
Tổng số bảng biểu của chương hai gồm 9 bảng được đánh số từ 2.1 đến 2.9 bao gồm:
Bảng 2. 1 Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước chia theo loại hình doanh nghiệp từ năm
2000- 2005.
Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nướcở Hà Nội
chia theo ngành nghề kinh doanh từ năm 2000- 2005.
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp tu nhân Hà Nội chia theo
ngành nghề kinh doanh từ năm 2000- 2005.
Bảng 2.4: Tổng số vốn doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
chia theo loại hình doanh nghiệp từ năm 2000- 2005.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
chia theo loại hình doanh nghiệp từ năm 2000- 2005.
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
chia theo thành phần kinh tế từ năm 2000- 2005.
Bảng 2.7: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm
từ (2000-2005) của Thành phố Hà Nội phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.8:Thu nhập bình quân tháng/người lao động
trong các doanh nghiệp từ (2000-2005) của
Thành phố Hà Nội phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.9: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn theo các loại hình
doanh nghiệp từ (2000-2005) của Thành phố Hà Nội
Chương 3
Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1- Triển vọng và quan điểm định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà
Nội
3.1.1. Bối cảnh mới
- Đất nước
- Quốc tế
3.1.2 Những cam kết của Việt Nam khi tham gia Tổ chức thương mại thế
giới WTO và những vấn đề đặt ra với kinh tế tư nhân Hà Nội
3.1.2.1 Những cam kết của Việt Nam
- Cam kết đa phương
- Cam kết về thuế nhập khẩu
- Cam kết về mở của thị trường dịch vụ
3.1.2.2 Những vấn đề đặt ra với kinh tế tư nhân Hà Nội.
- Đối với Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
- Hiệp định về hàng dệt và may mặc
- Hiệp định chống bán phá giá
- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
- Hiệp định về các biện pháp tự vệ
- Hiệp định về chống trợ cấp
- Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
- Hiệp định về nông nghiệp
3.2. Quan điểm định hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội
3.2.1 Phát triển kinh tế tư nhân phải dựa trên sức mạnh nội tại
3.2.2 Sự hỗ trợ của nhà nước cho kinh tế tư nhân là cần thiết nhưng phải phù hợp
với những cam kết quốc tế.
3.2.3 Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các
thành phần kinh tế khác và các địa phương khác.
3.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong thời gian tới
3.3.1- Hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và
đầu tư của kinh tế tư nhân đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế với nước ngoài.
3.3.2- Tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển
3.3.3- Phát triển nguồn lao động cho kinh tế tư nhân.
3.3.4- Hỗ trợ kinh tế tư nhân nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài.
3.3.5- Mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh của kinh tế tư
nhân.
3.3.6- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
của UBND thành phố Hà Nội đối với các hoạt động của kinh tế tư nhân.
- Đối với Thành uỷ Hà Nội.
- Đối với UBND thành phố Hà Nội
Kết luận
Sự phát triển kinh tế của Thủ đô hôm nay đã khẳng định chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới và sự quyết tâm thực hiện
đồng bộ nhất quán các chủ trương đó của Thành phố Hà Nội. Trong đó, việc xác định kinh tế tư nhân
là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nhiều thành phần, và nhờ đó, kinh tế tư nhân ở Hà Nội đã
được khôi phục và ngày càng phát triển.
Thực tiễn phát triển kinh tế trên thế giới và trong nước trong thời gian qua cho thấy để phát triển,
kinh tế tư nhân cần phải có môi trường pháp lý để hoạt động và phát triển đó là các điều kiện, cơ chế
chính sách của Nhà nước và địa phương. Trong đó, quan trọng nhất là sự đảm bảo cơ sở pháp lý và
môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, đáp ứng các tiêu chuẩn, cam kết hội nhập kinh tế quốc tế;
phát triển các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (đặc biệt là các dịch vụ xúc
tiến thị trường); đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao; Chính quyền phải tạo niềm tin cho các doanh
nhân, tạo mối quan tốt giữa Nhà nước với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Xuất phát từ đó, đề tài đã phân tích rõ hơn về lý luận và kinh nghiệm của một số nước ở Châu á
có nền kinh tế, văn hoá tương đồng với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân làm cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Thủ đô Hà Nội
trong thời gian tới. Nhìn chung, đề tài đã đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với kết quả như sau:
- Đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản phát triển kinh tế tư nhân, về khái niệm, vai trò
của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tề
ngày càng sâu, rộng. Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá tác động đến sự phát
triển kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số
nước ở châu á , những quốc gia có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam, để rút ra những bài học
kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân có thể vận dụng ở Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trong thời
gian tới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội để tìm ra những mặt tích cực,
những mặt tiêu cực trong phát triển kinh tế tư nhân ở Thủ đô, cũng như những thách thức và cơ hội của
kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ sự nỗ lực vận động của mình và sự tạo điều
kiện, ủng hộ thông qua cơ chế chính sách khuyến khích phát triển của Thành phố và Nhà nước, kinh tế
tư nhân ở Hà Nội đã và đang lớn mạnh, tham gia tích cực vào các sự phát triển kinh tế của Thủ đô với
nhiều loại hình, tiềm lực kinh tế ngày một lớn mạnh, hiệu quả hoạt động ngày tăng cùng với kinh
nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định
thông qua việc khu vực kinh tế này đã huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế
của Hà Nội vào sản xuất kinh đoanh, tạo công ăn việc làm, góp phần thực hiện chính sách xoá đói –
giảm nghèo của Thủ đô, tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân
trong nước, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Tuy nhiên kinh tế
tư nhân ở Hà Nội còn một số hạn chế, chưa được khai thác hết các tiềm năng phát triển của mình. Nhìn
chung, các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực KTTN còn nhỏ bé về quy mô,
hiệu quả kinh doanh chưa cao, sức cạnh tranh thấp, thiếu tư duy chiến lược, hoạt động rời rạc, tự lập,
thiếu gắn kết và hợp tác, Hơn nữa, kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện đất đai và mặt
bằng sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn và tín dụng, về năng lực và cơ hội tiếp thu khoa học công
nghệ, về thông tin và thị trường, …
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như: Hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động và đầu tư của kinh tế tư nhân đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh
tế với nước ngoài; Tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển; Phát
triển nguồn lao động cho kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân về kết cấu hạ tầng kinh tế.; Mở
rộng các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh của kinh tế tư nhân; Tăng cường sự
lãnh đạo của Thành uỷ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của UBND thành phố Hà Nội đối
với các hoạt động của kinh tế tư nhân. Như vậy để kinh tế tư nhân ở Thủ đô phát triển đòi hỏi sự
nỗ lực từ nhiều phía: Nhà nước -Thành phố Hà Nội - Doanh nghiệp.
Nghiên cứu kinh tế tư nhân là một lĩnh vực phức tạp nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, khu
vực hoá về kinh tế đang phát triển mọt cách vô cùng mạnh mẽ, trong điều kiện mà phần lớn những chủ
trương, chính sách được thực hiện chung với kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là công tác thống kê số
liệu chưa thực hiện một cách khoa học, đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu. Bên cạnh
đó, thời gian có hạn và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, khiếm khuyết. Tuy nhiên, đề tài đã đạt được yêu cầu và mục tiêu đề ra, với những kết quả đó, đề tài
có thể giúp các cơ quan, ban ngành và các đơn vị kinh tế tư nhân ở Thủ đô có thể tham khảo trong việc
xây dựng, thực hiện các chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển
kinh tế tư nhân ở Thủ đô trong thời gian tới.
References
1. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Nguyễn Hải Đăng (2004) Kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong tiến trình đổi mới. Luận văn
Thạc sĩ- -Khoa kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội. 2004.
3. Nghiêm Xuân Đạt – Tô Xuân Dân- Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
4. Nghiêm Xuân Đạt- T.S Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, – NXB chính trị quốc gia
5. Nghiêm Xuân Đạt (2004), Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư
nhân, Nghiên cứu kinh tế số 305
6. PGS Tô Xuân Dân, Quan hệ kinh tế quốc tế- Lý thuyết và thực tiễn
7. TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch (1999), Kinh tế doanh nghiệp thương mại,
NXB Giáo dục
8. Nguyễn Thị Hoa (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng:
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
9. Đặng Hiêú (2006) “ Quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân”, Tạp chí Cộng sản, năm
2006.
10. PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
11. PGS.TS Vũ Văn Phúc(2005), Kinh tê tư nhân thực trạng và giải pháp phát triển, TCCS
23/12/2005 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
12. Nguyễn Minh Thảo (2003), Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.Luận
văn Thạc sĩ- -Khoa kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội. 2003.
13. TS Phan Ngọc Trung “Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 12/2004.
14. PGS.TS Hoàng Đức Thân (2003), Thương mại tư nhân ở Hà Nội: Thực trạng và giải
pháp phát triển, Tạp chí kinh tế và phát triển, số3-2003
15.TS Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình Thương mại quốc tế, Khoa kinh tế Đại học Quốc
gia Hà Nội.
16 Lê Sỹ Thiệp (2000), Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia
17. Nguyễn Đình Tự (10/3/2004) “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân”
18.Hồ Trọng Viện (2004), Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế số 318
19.GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2002), “Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002.
20. Báo điện tử Tài chính doanh nghiệp (2005), Kinh tế tri thức, hướng đến kinh tế thông
tin, cơ hội và thách thức
21. Bộ Tư Pháp (1988), Những quy định về chính sách đối với kinh tế tập thể, các thể, tư
doanh và gia đình, Nhà xuất bản Pháp lý
22. Bộ Thương mại (2004): Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
23. Cục thống kê Hà Nội (2005), Niên giám thống kê năm 2005
24. Cục Thống kê Hà Nội (2005), Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2005
thành phố Hà Nội
25. Đảng Cộng sản Việt Nam(1987) “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI”
NXB Sự Thật
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII”
NXB Sự Thật
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”
NXB Chính trị quốc gia
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX”
NXB Chính trị quốc gia
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002)“Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm, khoá
IX”, NXB Chính trị quốc gia
30. Đại học Quốc gia(2003), Toàn cầu hoá kinh tế và tác động đối với sự hội nhập của Việt
Nam” - Nhà xuất bản Thế giới
31. Nhà xuất bản lý luận chính trị (2004), Tập bài giảng : Quan hệ quốc tế,
32. Thành uỷ Hà Nội (2002), Đề án số 18/ĐA/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Khoá IX.
33. Tổng Cục thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2005.
34. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân-Lý luận và chính sách, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2002.
35.Vị thế của kinh tế tư nhân- Thời báo kinh tế Việt nam ngày 02/8/2005.
36. Vụ hợp tác kinh tế đa phương- Bộ ngoại giao (2002) “ Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
vấn đề và giải pháp” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
37. http:// www.vneconomy.com
38. http:// www.vnexpress.net
39.
40,
41.