Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tái cấu trúc công ty cổ phần PVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.37 KB, 7 trang )

Tái cấu trúc Công ty cổ phần PVI

Hoàng Anh Tùng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trúc Lê
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Chiến lược kinh doanh; Quản lý điều hành; Công ty cổ
phần.


Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011 sẽ được nhớ đến như là một năm đầy sóng gió với nền kinh tế thế giới,
khủng hoảng tài chính công nghiêm trọng ở Châu Âu và bối cảnh kinh tế ảm đạm trên phạm
vi toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm nói riêng. Điều này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải
có những chiến lược cụ thể, những phương án tái cấu trúc, khắc phục yếu kém nội tại, tạo ra
những sản phẩm ưu việt nhằm tạo thế và lực mới trong giai đoạn tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện tái cấu trúc thành công của PVI thực sự là một điểm
sáng khác biệt. Sự hợp tác chiến lược với Talanx Group - Tập đoàn Bảo hiểm lớn thứ 3 ở
Châu Âu, đã đưa PVI chính thức tham gia vào chuỗi cung cấp dịch vụ toàn cầu. Đặc biệt,
Talanx Group đã mua 25% cổ phần PVI với mức giá 36.000 đ/cổ phiếu, cao hơn giá giao dịch
trên sàn chứng khoán tại thời điểm ký kết hợp đồng. Điều này một mặt giúp nâng cao năng
lực tài chính cho doanh nghiệp, mặt khác còn thể hiện sự đánh giá rất cao của các nhà đầu tư
quốc tế chuyên nghiệp đối với giá trị nội tại cũng như khả năng tăng trưởng của PVI.
Cùng với việc tăng vốn và lựa chọn thành công cổ đông chiến lược, PVI đang tiến


hành tái cấu trúc toàn diện với việc tạo ra một cấu trúc mới gồm Công ty mẹ Công ty Cổ phần
PVI và 02 công ty con là Tổng Công ty Bảo hiểm PVI và Công ty Tái Bảo hiểm PVI. Trong
khi công ty mẹ giữ vai trò định hướng, quản lý vốn và đầu tư tài chính, thì các công ty con tập
trung vào kinh doanh bảo hiểm, tạo dòng vốn cho hoạt động đầu tư.
Với xuất phát ban đầu là một công ty bảo hiểm nội ngành, PVI đã có được lợi thế kinh
doanh và marketing từ việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các dự án và hoạt động của
Petrovietnam. Trong hơn mười năm qua, PVI đã phát triển nhanh chóng trở thành một định
chế bảo hiểm - tài chính lớn mạnh, ở vị thế nhà bảo hiểm phi nhân thọ thứ 2 thị trường với
20,6% thị phần, mức tăng trưởng thị phần doanh thu phí bảo hiểm của PVI rất mạnh mẽ từ
13% năm 2005 lên 20,6% năm 2011, tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của công ty.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, PVI kiên trì xây dựng hệ thống
quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế; trong đó đẩy mạnh minh bạch hóa thông
tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đầu tư chiều sâu vào con người và công nghệ là các vấn
đề then chốt. Liên tiếp hai năm vừa qua, PVI được tổ chức Đánh giá Tín nhiệm Tài chính
A.M. Best xếp hạng năng lực tài chính B+ (Tốt), được tạp chí tài chính World Finance trao
tặng danh hiệu "Doanh nghiệp Bảo hiểm tiêu biểu của Việt Nam". Cũng để chuẩn bị cho việc
hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, PVI đã xây dựng Báo cáo tài chính năm theo Chuẩn mức
Kế toán Quốc tế IFRS, chuẩn bị cơ sở cho việc niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán
quốc tế trong tương lai.
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, tái cấu trúc ở PVI cũng bộc lộ những tồn tại
nhất định như sau :
Thứ nhất: hiệu quả hoạt động tài chính của PVI chưa cao. Như chúng ta đều biết, PVI
là một doanh nghiệp được thành lập chưa lâu so với các doanh nghệp bảo hiểm khác. Thương
hiệu PVI ngắn liền với thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Vì vậy thế
mạnh của PVI mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong khi các doanh nghiệp
khác như Bảo Việt, Bảo Minh đã sớm đặt chân vào các lĩnh vực tài chính khác: ngân hàng,
chứng khoán, quản lý quỹ. Nhờ đó ngành nghề kinh doanh đã đa dạng hơn, dòng tiền được
lưu chuyển liên tục.
Thứ hai: bản thân thế mạnh là bảo hiểm công nghiệp của PVI cũng đang đứng trước
sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ bảo hiểm. Trong khi đó các lĩnh vực bảo hiểm nhân

thọ của PVI chiếm thị phần chưa cao, chính vì thế sức cạnh tranh của PVI đang bị thách thức
một cách nghiêm trọng.
Thứ ba: hệ thống công nghệ thông tin chưa tiên tiến, bắt kịp với những thay đổi của
thị trường công nghệ thông tin, tạo những trở ngại trong việc nắm bắt, xử lý thông tin.
Thứ tư: hệ thống quản trị và nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Con người
là yếu tố quan trọng đối với mỗi công ty, do đó, vấn đề tuyển dụng, đào tạo con người là vấn
đề cốt lõi tại công ty hiện còn gặp nhiều trở ngại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
công việc thực tế, đây là vấn đề rất quan trọng mà công ty đang từng bước khắc phục.
Mặt khác, thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đã trở nên rất sôi động từ sau khi
Nhà nước có chủ trương đa dạng hoá các loại hình công ty kinh doanh bảo hiểm. Các công ty
bảo hiểm mới lần lượt xuất hiện, phá bỏ tình trạng độc quyền kinh doanh trước đó. Hiện nay,
trên thị trường đã có nhiều loại hình công ty hoạt động tích cực, tạo ra một môi trường cạnh
tranh mới. Bên canh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm này cũng đã và đang tiến hành tái cấu
trúc một cách mạnh mẽ. Đây là một sức ép lớn đối với bản thân PVI, vì nếu muốn đứng
vững và đủ sức cạnh tranh thì không còn con đường nào khác là phải tái cấu trúc cũng như
nâng cao hiệu quả tái cấu trúc để phù hợp với yêu cầu thực tế, tránh tụt hậu so với các doanh
nghiệp khác.
Có thể nói chặng đường PVI đã đi qua không phải là dài, để góp thêm một cái nhìn
tổng quan về chặng đường ấy, tác giả đã chọn để tài: “ Tái cấu trúc Công ty Cổ phần PVI ”.
Mục tiêu của chúng tôi là nêu lên thực trạng tái cấu trúc và qua đó đưa ra mộ số giải pháp để
năng cao hiệu quả tái cấu trúc của PVI.
2. Tình hình nghiên cứu
Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước nói chung, tái cấu trúc doanh nghiệp Bảo hiểm
nói riêng đang là vấn đề có tính thời sự ở nước ta, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và
trong nước đang đối mặt với những thách thức lâu dài. Vì vậy, đây là vấn đề được nhiều học
giả , các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Có nhiều tài liệu nghiên
cứu đã đề cập đến vấn đề này:
Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp tái cấu trúc ngân hàng thương mại liên doanh nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập ” của tác giả Hoàng Minh Hoàn,
Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh , năm 2007. Trong luận văn này tác giả đã trình bày

khái niệm,chức năng và phân loại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Trong phần thực trạng tác giả đánh giá hoạt động chung tại các ngân hàng thương mại
liên doanh tại Việt Nam như: dịch vụ của ngân hàng, tình hình kinh doanh đồng thời đánh giá
chung năng lực cạnh tranh như: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, cơ
cấu tổ chức và năng lực quản lý - nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh của
ngân hàng trong thời gian qua.
Trong phần giải pháp tác giả đã đề xuất một số biện pháp cải thiện những hạn chế như
sau:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực quản lý
- Lựa chọn mô hình phát triển
Tuy vậy, trong phần thực trạng tác giả lại chưa đánh giá được hết những khó khăn
cũng như nguyên nhân dẫn đến phải tái cấu trúc như : tình hình nhân sự ; trình độ quản; tình
hình nợ xấu tại ngân hàng đang diễn ra như thế nào.
Luận văn Thạc sĩ “ Tái cấu trúc tập đoàn đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ
- công ty con ” của tác giả Lê Duy Trí, Đại Học Kinh tế TP Hồ Chí minh, năm 2007. Trong
luận văn này tác giả đã trình bày mô hình công ty mẹ - công ty con của một số tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam, mặt khác tác giả cũng đã đánh giá thực trạng mô hình và ngành nghề kinh
doanh tại Tập đoàn đầu tư Sài Gòn với những ưu điểm và hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả nêu
lên các giải pháp về tài chính để tái cấu trúc cho tập đoàn như :
- Xây dựng cơ chế tài chính cho tập đoàn
- Xác lập thị trường tài chính cho tập đoàn
- Giải quyết những mâu thuẫn trong tập đoàn
Tuy nhiên, tác giả không đưa ra những giải pháp khác như chiến lược kinh doanh cho
tập đoàn, chiến lược về nhân sự hay quản lý.
Luận văn Thạc sĩ: “ Hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty cổ phần bảo
hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả Lê Hoàng Anh, Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 đã đề cấp đến khía cạnh đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiểm và sau khi phân tích đánh giá thực trạng, kết quả đầu tư tác giả đưa ra các kiến nghị:
- Chính phủ cần đưa ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn đối với các DNBH

- Cần có chính sách thuế phù hợp và các biện pháp tăng vốn hợp lý.
Song, tác giả mới chỉ dừng lại ở đầu tư tài chính mà chưa đề cập đến vấn đề tái cấu
trúc doanh nghiệp như là một công cụ hữu ích để đầu tư tài chính một cách hiệu quả
Bài viết “ Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của hoạt động thẩm
định giá doanh nghiệp ” của TS. Hay Sinh được tăng tải trên tạp chí phát triển và hội nhập
số 5, tháng 7 - 8/2012 đã chỉ ra thực trạng, giải pháp của tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà
nước. Tác giả nêu ra các giải pháp như:
- Xử lý nghiêm các sai phạm và tìm hiểu nguyên nhân trước khi cổ phần hóa
- Chế độ công bố thông tin
- Tham mưu soạn thảo văn bản hướng dẫn
- Các vấn đề về vốn, cổ đông, niêm yết cổ phiếu.
Cũng như các tác giả khác, tác giả bài viết này không đề cập đến vấn đề giải pháp về
nhân lưc, công nghệ trong quá trình tái cấu trúc.
Tóm lại, các Luận văn, bài viết nêu trên mới chỉ để cập đến từng khía cạnh riêng lẻ
của tái cấu trúc ở từng loại hình doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể các nội
dung chính cấu thành nên tái cấu trúc, điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải triển khai
khi tái cấu trúc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là quá trình tái cấu trúc Công ty cổ phần PVI, từ đó tạo cơ
sở đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tái cấu
trúc cho phù hợp với tình hình thực tiễn của PVI.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng tái cấu trúc của PVI ở các khâu chủ
yếu như: cơ cấu tổ chức, vốn, quản trị doanh nghiệp, công nghệ, tái cấu trúc các công ty thành
viên.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng, mục tiêu và kết quả đạt được trong
quá trình tái cấu trúc của PVI, từ đó đưa ra một số giải pháp định hướng nhằm năng cao hiệu
quả tái cấu trúc ở PVI.

5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập, thống kê:
 Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu thống kê, các báo cáo đã được
công bố về quá trình tài cấu trúc, kết quả kinh doanh hang quý PVI được công bố trên trang
chủ của PVI.
 Nguồn dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp hỏi ý kiến từ các chuyên gia kinh
tế, đặt biệt là Lãnh đạo PVI, những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, chỉ đạo trong các
vấn đề tái cấu trúc của PVI.
 Phân tích, so sánh: Phân tích các số liệu thu được qua việc đọc tài liệu của từng giai
đoạn phát triển của PVI.
 Sử dụng các bảng biểu trong các báo cáo thường niên của PVI.
 Phân tích thông qua mô hình SWOT.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn đưa ra những phân tích nêu rõ những ưu điểm, nhược điểm, cơ hội, thách
thức và kết quả của tái cấu trúc tại PVI.
- Chỉ ra những giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tái cấu trúc PVI trong tình hình thị trường Bảo hiểm trong
nước đang có những biến động mạnh mẽ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước - Cơ sở lý luận và
thực tiễn
Chương 2: Tái cấu trúc Công ty Cổ phần PVI
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tái cấu trúc Công ty Cổ phần PVI


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiêp (2011), Báo cáo tại Hội nghị
tổng kết 10 năm sắp xếp đổi mới DNNN.
2. Đề cương phương án tái cấu trúc PVI giai đoạn 2012 - 2015
3. Đề án tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015.
4. Hoàng Minh Hoàn (2007), Giải pháp tái cấu trúc ngân hàng thương mại liên doanh
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập, Đại học Kinh tế Thành Phố
Hồ Chí Minh.
5. Phạm Viết Muôn (2011), Phương hướng và giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà
nước giai đoạn 2011 – 2015.
6. Hay Sinh, Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của hoạt động thẩm
định giá doanh nghiệp, Tạp chí phát triển và hội nhập,( Số 5), tháng 7,8/2012.
7. Lê Duy Trí (2007), Tái cấu trúc tập đoàn đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, Đại Học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
8. Tập đoàn DKVN (2010), Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tái cấu trúc
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
9. Tập đoàn DKVN (2010), Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung
phương án tái cấu trúc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
10. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2011), Tái cấu trúc doanh
nghiệp, bắt đầu từ đâu .
11. Văn phòng Chính phủ (2011), Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Sinh Hùng về phương án tái cấu trúc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí
Việt Nam.
12. Văn phòng Chính phủ (2011), Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Sinh Hùng về việc điều chỉnh, bổ sung phương án tái cấu trúc Tổng Công ty cổ
phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
13. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2012), “Tài chính Việt Nam 2011: Tái
cấu trúc và minh bạch chính sách”, NXB Tài chính.


×