Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.07 KB, 9 trang )

Chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng
công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà
nước

Nguyễn Thanh Thủy

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Phan Trung Chính
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Bảo trì sản phẩm; Công nghệ thông tin; Quản lý nhà nuớc; Chính sách; Quản lý
kinh tế.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất
trong nền kinh tế quốc dân. Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng đẩy
mạnh và tăng cường trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công
nghệ thông tin được chú trọng đầu tư và hoàn thiện, nhiều ứng dụng đã được triển khai làm
thay đổi phương thức làm việc của các đối tượng sử dụng khác nhau, từ cơ quan nhà nước tới
doanh nghiệp và người dân. Nhiều chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã được
triển khai, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang
thâm nhập vào các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ, điều hành, quản lý, trở thành yếu tố
quan trọng trong sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trọng yếu như hàng không, ngân hàng,
tài chính, bảo hiểm, du lịch …, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn đầu tư cho các dự án công nghệ thông tin nói chung
và hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng


ngày càng tăng. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư còn nhiều yếu kém, chưa khai thác, phát
huy được tối đa tính năng, lợi ích của các sản phẩm đầu tư dẫn đến tình trạng đầu tư chồng
chéo, dàn trải, kéo dài và hiệu quả thấp. Đặc biệt từ năm 2012, trong điều kiện thu ngân sách
khó khăn, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, nhất là chi đầu tư phát triển càng được
tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả từ khâu lập dự án; thực hiện dự án đến
khâu kết thúc, bàn giao sản phẩm đưa vào sử dụng. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện chủ
trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên, Chính phủ đã chủ trương
hạn chế tối đa việc triển khai dự án mới; thực hiện đình, hoãn hoặc giãn tiến độ các dự án
không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Hiện nay, hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin dừng lại ở khâu: nghiệm
thu, bàn giao và bảo hành sản phẩm của dự án đầu tư. Tuy nhiên rất ít các sản phẩm của dự án
ứng dụng công nghệ thông tin được bảo trì thường xuyên, hoặc nếu có cũng chỉ ở mức sửa
chữa, khắc phục mang tính ngắn hạn. Do đó, sau giai đoạn bảo hành, các sản phẩm này
thường hoạt động không hiệu quả, chất lượng kém, nhiều lỗi phát sinh, hỏng hóc thiết bị, an
toàn bảo mật không đảm bảo,…Bên cạnh đó, thay vì bỏ ra một phần chi phí để bảo trì, các
đơn vị sử dụng, quản lý lại bỏ ngỏ để xin đầu tư, nâng cấp mới. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và giảm hiệu quả đầu tư trong
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước. Một nguyên nhân
nữa dẫn đến công tác bảo trì chưa được xem trọng, đó là hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách
quy định cho nội dung này (quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì, tổ chức
thực hiện bảo trì, chi phí bảo trì, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan, …). Do đó, các
đơn vị được giao quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án vừa rất lúng túng trong việc bảo trì các
sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin vừa chưa coi trọng đúng mức vai trò của công tác
bảo trì này. Muốn cải thiện tình trạng này, cần thiết phải có một chính sách chung thống nhất
nhằm phòng ngừa để tránh cho máy móc , thiết bi
̣
không bi
̣
hư ho
̉

ng , đa
̉
m ba
̉
o cho chu
́
ng hoa
̣
t
đô
̣
ng vơ
́
i năng suất, hiê
̣
u suất va
̀
hiê
̣
u qua
̉
kinh tế cao nhất đồng thời tránh lãng phí, thất thoát
nguồn vốn đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo trì đối với hiệu quả sử dụng sản
phẩm của dự án và hiệu quả kinh tế trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, tôi chọn đề tài “Chính sách bảo trì sản phẩm dự
án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý Nhà nước” để nghiên cứu làm luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra đối với vấn đề nghiên
cứu đó là: Thực trạng công tác bảo trì sản phẩm dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
tại các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay như thế nào? Trên cơ sở thực trạng công tác bảo trì

đó, cần phải xây dựng một chính sách bảo trì như thế nào để khuyến khích và thống nhất nội
dung bảo trì tại các cơ quan, đồng thời cũng quản lý hiệu quả nguồn kinh phí bảo trì.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Liên quan đến chính sách bảo trì sản phẩm dự án đầu tư, hiện nay đã có các quy định
hiện hành sau:
2.1.1. Quy định về bảo trì của ngành Xây dựng
a) Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có 01 Điều (Điều 83) quy định
về trách nhiệm của Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình. Đồng thời quy định
việc bảo trì công trình được xác định theo loại, cấp và được thực hiện theo chỉ dẫn và quy
định của nhà thiết kế, nhà sản xuất.
b) Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công
trình xây dựng. Nghị định này gồm 06 chương, 28 Điều nhằm hướng dẫn thi hành Luật Xây
dựng về bảo trì công trình xây dựng; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới
quản lý, khai thác và sử dụng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
2.1.2. Quy định về bảo trì của ngành công nghệ thông tin
a) Viễn thông: chưa có
b)Tần số vô tuyến điện: chưa có
c) Phát thanh truyền hình: đang xây dựng
d) Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có 01 Điều (Điều 50)
quy định về thời gian, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án
trong việc bảo trì.
- Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có 02 Điều (Điều 7 và Điều 9) quy định
về nội dung chi và chế độ, định mức chi đối với nội dung chi thuộc nguồn kinh phí chi thường
xuyên hành chính sự nghiệp trong đó có nội dung về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trang

thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng thông tin.
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được ban hành ngày 06/11/2009 và có hiệu lực thi hành
ngày từ 01/01/2010. Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/2009/NĐ-CP,
trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành tổng cộng 07 thông tư, 01
Quyết định, 05 định mức. Các văn bản này đã hướng dẫn khá chi tiết các nội dung từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư. Đến nay, sau gần 3 năm thực hiện,
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP đã có tác dụng hướng các hoạt động đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực. Như vậy, về cơ bản các hoạt động đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin từ giai đoạn phê duyệt chủ trương, lập dự án đến nghiệm
thu, bàn giao và bảo hành đã được Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn khá chi tiết, cụ
thể. Tuy nhiên, về công tác bảo trì thì hiện chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Trong
thời gian tới, khi các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương triển
khai trong giai đoạn 2009 – 2012 đã hết thời hạn bảo hành chuyển sang giai đoạn bảo trì mà
vẫn chưa có một quy định, hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề này.
2.2. Công trình nghiên cứu, bài báo
Bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên còn có các công trình nghiên cứu,
bài báo khoa học nghiên cứu về nội dung bảo trì được đăng tải trên các cổng thông tin điện tử
hoặc các tạp chí khoa học như:
- Trần Tiến Đạo (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của lỗi trong giai đoạn bảo trì nhằm
hỗ trợ cho kiểm thử hồi quy, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà nẵng;
- Tạ Duy Quân (2011), Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính, Đồ án tốt nghiệp, Trường
Đại học công nghiệp Hà nội;
- Bùi Chí Tài (2009), Nghiên cứu một giải pháp bảo trì phần mềm tự động kết hợp với
hệ thống quản lý cấu hình, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học công nghệ - Đại học
Quốc Gia Hà nội;
- PGS.TS Trần Chủng (2011), “Bảo trì công trình xây dựng”, Tạp chí Viện Khoa học
công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng, số 1, tr. 5;
- Nguyễn Lê Hà (2012), “Hỗ trợ công tác bảo dưỡng, bảo trì thiết bị công nghệ thông
tin trong các cơ quan nhà nước”, Cổng thông tin điện tử của Sở thông tin và Truyền thông

Tỉnh Gia Lai.
2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, các quy định hiện hành và các tài liệu nghiên cứu về bảo trì sản phẩm
của dự án ứng dụng công nghệ thông tin chỉ mới quy định một số nội dung chung chung, chưa
có quy định cụ thể nào về công tác bảo trì và chưa có công trình khoa học nghiên cứu được
công bố về lĩnh vực này.
Đề tài được lựa chọn là lĩnh vực mới, cần được nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất
chính sách chuyên biệt. Trong quá trình thực hiện, tôi có chú trọng kế thừa một số kết quả của
các công trình có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan
quản lý nhà nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách và xây dựng chính sách bảo trì sản phẩm
dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước;
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công
nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước;
- Đề xuất nội dung xây dựng khuôn khổ chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng
công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp về chính sách và nội dung lĩnh vực bảo trì sản phẩm dự án ứng
dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất xây dựng chính sách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin có nội dung rất rộng,
bao gồm hai vấn đề lớn cần nghiên cứu: Một là, vấn đề bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công
nghệ thông tin. Hai là, vấn đề đề xuất một chính sách hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề bảo trì
phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin đề cập đến rất nhiều vấn đề như: hình thức bảo trì,
kinh phí bảo trì, đối tượng bảo trì… Mỗi vấn đề có những đặc thù khác nhau cần có những

quy định riêng, không thể áp dụng lẫn cho nhau. Việc xây dựng một hướng dẫn chung đòi hỏi
cần có thời gian và nguồn lực rất lớn. Mặt khác, quy trình chính sách cũng bao gồm nhiều giai
đoạn, từ hoạch định chính sách, thực hiện chính sách đến đánh giá chính sách. Do đó, phạm vi
nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn vấn đề bảo trì các sản phẩm của dự án ứng dụng công
nghệ thông tin từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất xây
dựng chính sách ở giai đoạn đầu của quy trình chính sách là đề xuất khuôn khổ xây dựng
chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà
nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng. Các phương pháp cụ thể là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh, phương pháp hệ thống. Đồng thời luận văn có kế thừa sử dụng các tài liệu
từ các công trình nghiên cứu liên quan, các số liệu do các cơ quan hữu quan cung cấp và
phương pháp khảo sát qua phiếu điều tra.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm về bảo trì, bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng
công nghệ thông tin và cơ sở lý luận về xây dựng chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng
dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu, tổng hợp về hiện trạng và xu hướng đầu tư dự án ứng dụng công nghệ
thông tin. Khảo sát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công
nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu, đề xuất một số nội dung khuôn khổ chính sách bảo trì sản phẩm dự án
ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn kết cấu gồm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng
công nghệ thông tại cơ quan quản lý nhà nước.
Chương 2: Đánh giá hiện trạng và nhu cầu về bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công
nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước.

Chương 3: Đề xuất khuôn khổ của chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công
nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quyết định số 2956/QĐ-BNN-KHCN
ngày 04/11/2010 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng hệ thống công nghệ thông
tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà nội.
2. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 về việc banh hành Quy
chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính, Hà nội.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Thông tư
liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 về việc hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Hà nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Quyết định số 1413/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2012 về
việc ban hành quy chế quản lý, cập nhật và khai thác thư viện điện tử tài nguyên và môi
trường, Hà nội.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-
CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà nội
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Báo cáo tình hình triển khai và đề xuất phương án
bố trí kinh phí để thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010, Hà nội.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2012, Hà
Nội
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày
06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước, Hà nội.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày
06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng, Hà nội.

10. Trần Chủng (2011), “Bảo trì công trình xây dựng”, Tạp chí Viện Khoa học công nghệ xây
dựng, Bộ Xây dựng, số 1, tr. 5.
11. Phạm Văn Dũng (2012), Phân tích chính sách Kinh tế - Xã hội, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia, Hà nội.
12. Trần Tiến Đạo (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của lỗi trong giai đoạn bảo trì nhằm hỗ
trợ cho kiểm thử hồi quy, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà nẵng;
13. Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thu Lan (2008), Hoạch định và phân tích chính sách công, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.
14. Nguyễn Hồng Long và nhóm tác giả (2012), Sổ tay bảo dưỡng công nghiệp tiên tiến, Đại
học Bách Khoa Hà nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 29/2008/QĐ-NHNN ngày 13/10/2008 về việc
quy định về bảo trì hệ thống trang thiết bị tin học trong ngành Ngân hàng, Hà nội.
16. Dương Xuân Ngọc, Đỗ Đức Minh, Lưu Văn An (2008), Khoa học chính sách công, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
17. Tạ Duy Quân (2011), Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại
học công nghiệp Hà nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Công nghệ thông tin số
67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
20. Bùi Chí Tài (2009), Nghiên cứu một giải pháp bảo trì phần mềm tự động kết hợp với hệ
thống quản lý cấu hình, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học công nghệ - Đại học
Quốc Gia Hà nội.
21. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Một số vấn đề về chính sách công trong lĩnh vực kinh tế ở
Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học, Viện Quản lý kinh tế - Học viện chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
22. Tòa án Nhân dân tối cao (2012), Quyết định số 15/QĐ-TA ngày 02/5/2012 về việc ban
hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và hệ thống mạng
nội bộ của Tòa án Nhân dân tối cao, Hà nội.
23. Tổng cục Hải quan (2010), Quyết định số 1823/QĐ-TCHQ ngày 28/7/2010 về việc phê

duyệt đề án thuê dịch vụ bảo trì các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thủ
tục hải quan điện tử giai đoạn 2010 – 2013, Hà nội.
24. Tổng Thanh tra (2008), Quyết định số 2526/2008/QĐ-TTCP ngày 19/11/2008 về việc ban
hành quy chế quản lý và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Thanh tra Chính phủ, Hà
nội.
25. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày
28/8/2012 về việc Ban hành chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015, Hà nội.
26. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày
28/8/2012 về việc Ban hành chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015, Hà nội.
Website
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.

×