Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề án đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.21 KB, 33 trang )

Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM
DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ
II/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
III/ THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DỰ
BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1. Thực trạng về nền kinh tế xã hội của Thành phố
2. Sự cần thiết của đề án
IV/ DANH MỤC CÁC CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
1. Chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật
2. Tiêu chuẩn về định mức đơn giá
V/ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
1. Thuyết minh công nghệ
1.1 Các giao thức kết nối hệ thống
1.2 Máy vi tính
1.3 Môi trường truyền dẫn
1.4 Thiết bị mạng
1.5 Mạng cục bộ (LAN)
1.6 Quy hoạch địa chỉ mạng
1.7 Hệ điều hành
1.8 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
2. Thuyết minh giải pháp
VI/ THUYẾT MINH VÀ CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ
1. Hệ thống hạ tầng
2. Thiết kế hệ thống
Trang 1


Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
2.1 Hệ thống máy chủ
2.2 Hệ thống an toàn bảo mật
2.3 Hệ thống an toàn sao lưu
2.4 Hệ thống chống sét lan truyền
2.5 Hệ thống máy trạm
2.6 Hệ thống cấp điện liên tục
2.7 Hệ thống mạng cục bộ
2.8 Phần mềm hệ thống
2.9 Phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu
VII/ DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ VÀ DỰ TOÁN TÀI CHÍNH
1. Danh mục thiết bị, thông số kỹ thuật và dự toán tài chính
VIII/ RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Trang 2
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ bộ luật lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Chương 17).
- Căn cứ Nghị định 39/2003 NĐCP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành về Luật Lao động và việc làm.
- Căn cứ Quyết định số 362-QĐBLĐTBXH ngày 9/3của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội về Dự án xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động Việt Nam đến năm
2010.
- Căn cứ Quyết định 1518 ngày 11/4/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
về thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành
phố Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Quyết định số 5408 – QĐSLĐTBXH ngày 17/7/2009 của Sở Lao động Thương
binh và Xã hội về ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân
lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh.

- Căn cứ thông báo số 311/TB.VPCP ngày 3/11/2008 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến
kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban đào tạo quốc gia về Dự báo
nhu cầu nhân lực xã hội giai đoạn 2008-2015 tại phiên họp lần thứ I của Ban chỉ đạo.
- Căn cứ chương trình hành động số 38-CTRHĐTU ngày 8/7/2008 của Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh.
- Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Căn cứ Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2009 về phê duyệt kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009
– 2010.
II/ MỤC ĐÍCH
- Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học và cuộc sống, đã "thu
hẹp" được khoảng cách không gian và rút ngắn được thời gian cho nhiều loại dịch vụ khác
nhau. Công nghệ thông tin phát triển đã tăng thêm sức mạnh cho công tác thống kê. Từ đầu
những năm 1990 trở lại đây, một loạt các hoạt động thống kê đã có sự thay đổi theo chiều
hướng tích cực: nhanh hơn, hiệu quả hơn và sát thực hơn. Ứng dụng CNTT nhằm góp phần
giải phóng sức lao động, trí tuệ của mọi lĩnh vực nói chung và của ngành Thống kê và Dự
báo nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của Công nghệ thông tin trong đề án này với
mong muốn áp dụng khả năng và triển vọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động thống kê và dự báo của Trung tâm.
- Nhằm năng cao năng lực hoạt động của Trung tâm, đáp ứng được sự phát triển vô cùng
to lớn của thị trường lao động trong tương lai, và phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch
phát triển – đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong chiến
Trang 3
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
lược phát triển kinh tế của cả nước.
- Nhằm đáp ứng cho việc thu thập dữ liệu được nhanh chóng, kịp thời và chính xác để
phục vụ cho công tác phân tích – thống kê - dự báo của Trung tâm.
III/ THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN ĐỐI VỚI

TRUNG TÂM
1. Thực trạng về thị trường lao động của Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh là với vai trò là nền kinh tế trọng điểm thu hút rất
nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp. Thu hút nguồn lao động từ mọi miền đất nước với yêu cầu cao về số
lượng và chất lượng, nhưng nguồn nhân lực do phân bố không đồng đều, chênh
lệch thu nhập về mức sống dân cư nên luôn biến động.
Nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh có 47 triệu người, tổng số lao
động đang làm việc có 3,3 triệu người, tổng số người đến tuổi lao động hàng
năm bao gồm lao động trong thành phố và người từ các địa phương khác
chuyển đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm với trên 30 ngàn người.
Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm 2009-2010 của thành phố bình quân ở mức
5,4%. Thành phố có 50 ngàn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nước
chiếm 92%, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có trên 340 ngàn, trong đó các
cơ sở hoạt động lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 87%.
Mạng lưới đào tạo nghề của thành phố rất phong phú và đa dạng, tổng số
trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là 104 trường (Đại học:
41 trường, Cao đẳng: 29 trường, Trung cấp chuyên nghiệp: 34 trường). Tổng số
sinh viên được đào tạo tại các trường trên 500 ngàn người, trong đó tuyển sinh
mới hàng năm trên 150 ngàn người. Toàn thành phố hiện có 351 cơ sở dạy
nghề, trong đó có 6 trường Cao đẳng nghề, 23 trường Trung cấp nghề, 83
Trung tâm dạy nghề với năng lực đào tạo hàng năm với 350 ngàn sinh viên
Trung cấp nghề, 10 ngàn sinh viên cao đẳng nghề và 350 ngàn học viên sơ cấp
nghề.
Trang 4
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
Để theo dõi về thị trường lao động cần có Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân
lực và Thông tin thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin phân tích dự báo,
xu hướng phát triển các ngành nghề để từ đó hoạch định chiến lược đào tạo.

Do Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị mới thành lập nên hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin được trang bị tạm thời, hệ thống chưa có quy hoạch tổng thể nên
không đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc triển khai các hệ thống thông tin sắp tới
của đơn vị và của Thành phố. Hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đủ mạnh để
đảm bảo tính kết nối với doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động mà Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu.
2. Sự cần thiết của đề án
- Nhu cầu tin học hóa quản lý hành chính và quản lý dữ liệu thu thập từ khảo sát ngày
càng cấp thiết, nhất là ở giai đoạn ngành CNTT phát triển không ngừng. Ngày nay, việc quản lý
thông tin, dữ liệu, yêu cầu lưu trữ và truy cập với số lượng nhiều đòi hỏi cần thiết phải ứng
dụng CNTT.
- Nhu cầu ứng dụng CNTT trong các hoạt động thu thập dữ liệu để đạt được hiệu quả
và nhanh chóng, bằng cách thông qua các ứng dụng trên Internet là điều rất cần thiết, và đã
được các nước tiên tiến khác trên thế giới áp dụng.
- Đề án “Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân
lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh” nằm trong quy hoạch tổng thể dự
án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ và Thành phố nhằm trang bị hạ tầng
CNTT đảm bảo triển khai các phần mềm quản lý hành chính Nhà nước và cung ứng các dịch
vụ hành chính công.
- Đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng: mạng truyền thông của Trung Tâm đảm bảo cung
cấp hạ tầng truyền thông cho việc truy cập cũng như cập nhật và tích hợp hệ thống dữ liệu
trong Trung Tâm và bên ngoài. Đây là tiền đề cho các bước phát triển hệ thống ứng dụng thống
nhất trong một đơn vị nói riêng và toàn ngành nói chung trong các giai đoạn tiếp theo.
Trang 5
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
- Đáp ứng yêu cầu về dịch vụ: trong giai đoạn hiện tại, hệ thống cơ sở hạ tầng thông
tin cần cung cấp phương tiện cho triển khai hệ thống thu thập thông tin khảo sát trực tuyến cho

các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động với đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho tích hợp các
dịch vụ khác trong tương lai.
- Tính hoạt động liên tục 24/24 về đường truyền, về thông tin dữ liệu và cơ chế sao
lưu dữ liệu dự phòng.
- Giải pháp hạ tầng mạng là nền tảng cho việc ứng dụng các phần mềm, các chương
trình quản lý nhằm đạt hiệu quả công việc ở mức cao nhất như: quản lý công văn, quản lý công
việc, quản lý dữ liệu khảo sát,...
- Đáp ứng các nhu cầu khai thác dữ liệu, dịch vụ CSDL cho các chức năng hoạt động
của Trung Tâm.
- Đảm bảo trong tương lai (từ 5 tới 10 năm sau) vẫn đáp ứng đầy đủ (về băng thông
và các thiết bị truyền thông) các nhu cầu ngày càng tăng về nhu cầu truy cập, dịch vụ dữ liệu
của Ngành, của xã hội.
- Công tác thống kê nguồn nhân lực, bao gồm ba mảng công việc chính: Thu thập
thông tin; xử lý và tổng hợp kết quả điều tra; phân tích và dự báo các hiện tượng, nhu cầu của
kinh tế, xã hội. Trong cả ba mảng công việc trên của ngành Thống kê thì công nghệ thông tin
đều có thể thâm nhập và phát huy vai trò của mình. Trong công tác thu thập thông tin thống kê,
thu thập từ ba nguồn cơ bản sau đây:
o Từ hệ thống báo cáo hành chính;
o Từ điều tra thống kê;
o Từ thu thập thông tin trên internet và báo giấy.
- Báo cáo hành chính: là một nguồn thông tin quan trọng của công việc thống kê.
Trên cơ sở là có được các thông tin thống kê cần thiết mà Trung Tâm cần thống kê tổng hợp lại
để làm cơ sở nền tảng cho việc dự báo của Trung Tâm. Với tính chất công việc như vậy có thể
ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn khoảng cách giữa các đơn vị và thời gian đáp ứng
nhanh cho hoạt động này. Phương pháp cần làm là xây dựng và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu các
Trang 6
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
thông tin từ các báo cáo hành chính thống kê. Ở Trung Tâm cần có một máy chủ hệ quản trị cơ
sở dữ liệu để tập tập hợp các thông tin, dữ liệu. Đây cũng là cơ sở để áp dụng tư tưởng "máy

tính hoá" công tác thu thập thông tin thống kê. Để thực hiện được ý tưởng này Trung Tâm đã
tham khảo các biểu mẫu thống kê của các cơ quan chức năng khác của nhà nước để cho ra đời
biểu mẫu điện tử phù hợp với chức năng của Trung Tâm.
-
- Điều tra thống kê: là một việc làm thường xuyên của Trung Tâm. Có hai loại điều
tra thống kê thường được áp dụng để thu thập số liệu thống kê. Đó là điều tra toàn bộ và điều
tra chọn mẫu. Chất lượng của số liệu thống kê thu được từ điều tra thống kê dù bằng phương
pháp điều tra nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào danh sách các đối tượng được điều tra. Đối với
điều tra toàn bộ, danh sách các đối tượng điều tra thiếu hay thừa số liệu thì kết quả điều tra sẽ
không phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội. Đối với điều tra chọn mẫu, danh sách các đơn vị
điều tra sẽ được sử dụng làm dàn chọn mẫu. Danh sách này thiếu hoặc thừa đều làm cho kết
quả thu được từ mẫu suy rộng cho tổng thể bị chệch. Công nghệ thông tin có thể giúp cho việc
lập dàn điều tra ngày một hoàn chỉnh và chính xác. Mặt khác, nó cũng giúp cho chi phí cho
cuộc điều tra giảm bớt. Bởi vì khi lưu giữ dàn mẫu của cuộc điều tra trước, cuộc điều tra sau sẽ
chỉ mất công cập nhật lại danh sách các đơn vị điều tra và vì vậy đỡ rất nhiều công sức và tiền
của so với phương án lập lại danh sách sách này. Việc lưu giữ những thông tin này bằng máy
tính sẽ tạo thuận lợi cho công tác điều tra so với việc lưu trên giấy. Công nghệ thông tin không
chỉ làm giảm thời gian và tiền của trong khâu lập dàn điều tra mà còn có thể tham gia vào khâu
chọn mẫu. Cán bộ lập trình cùng với cán bộ thiết kế mẫu lập ra một chương trình chuẩn cho
phép sử dụng máy tính để chọn các đối tượng vào mẫu và đồng thời cũng giúp cho việc chọn
mẫu được khách quan hơn và không bị nhầm lẫn.
- Thông tin trên internet và báo giấy: mang tính đa dạng, thể hiện xu hướng, định
hướng của xã hội. Thông tin thu thập cần máy tính hóa dạng cơ sở dữ liệu thì mới có thể thống
kê tổng hợp được.
2.1Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, xử lý và tổng
hợp số liệu thống kê:
Khi áp dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý, tổng hợp kết quả điều tra
Trang 7
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

thống kê được được rút ngắn đáng kể so với việc tiến hành thủ công, tốn nhiều
công sức, tiền của và thời gian mà kết quả tổng hợp thu được lại thấp. Hơn thế
nữa, sử dụng các chương trình máy tính trong khâu xử lý và tổng hợp số liệu
còn cho phép nâng cao được chất lượng số liệu thống kê thông qua các chương
trình kiểm tra logic và sửa lỗi. Bằng việc áp dụng CNTT vào việc thu thập số
liệu thông qua ứng dụng Internet sẽ rút ngắn được thời gian thu thập, tiền của,
công sức hơn so với việc điều tra khảo sát trước đây là điều tra khảo sát bằng
phiếu.
2.2Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân tích và dự báo thống
kê:
- Khi tiến hành phân tích kết quả các cuộc điều tra cần tính toán nhiều chỉ tiêu thống
kê. Ngoài các chỉ tiêu thống kê mô tả tổng thể, còn cần tính các chỉ tiêu thống kê phản ánh
mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Như công tác thống kê việc tính toán các chỉ tiêu thống
kê mô tả (giá trị trung bình, giá trị trung vị,…) và các chỉ tiêu thống kê phản ánh mối quan hệ
(hệ số tương quan, hệ số hồi quy,…) mất nhiều thời gian.
- Khi áp dụng công nghệ thông tin thì nhờ có các chương trình phân tích thống kê
(SPSS, SAS, STATA,…) việc tính toán đó trở nên rất dễ dàng. Hơn thế nữa, các chương trình
máy tính phục vụ cho việc phân tích kết quả các cuộc điều tra còn cho phép sử dụng các mô
hình Kinh tế lượng phức tạp để phân tích sâu mối quan hệ giữa các yếu tố được tiến hành
nghiên cứu. Việc làm như vậy trước đây không thể thực hiện được.
- Dự báo thống kê thường được tiến hành dựa vào các chuỗi số liệu theo thời gian và
một mô hình kinh tế lượng nào đó. Trên cơ sở các chuỗi số liệu đã có cần phải ước lượng các
thông số của mô hình, tiếp theo là đánh giá mức độ sát thực của mô hình. Nếu mô hình "đạt yêu
cầu" mới sử dụng nó để dự đoán. Việc làm này rất mất thời gian và dễ gây nhầm lẫn nếu không
kiên trì thì không thể làm được. Khi áp dụng công nghệ thông tin thì việc làm này trở nên dễ
dàng. Hiện nay, trong các chương trình phân tích thống kê (SPSS, SAS, STATA,…) một số
chương trình hồi quy tương quan cho các dạng hàm như tuyến tính (một chiều và nhiều chiều),
logistic,… đã được cài đặt, người sử dụng chỉ cần xác định biến phụ thuộc và các biến độc lập
rồi chọn các mô hình thích hợp khi đó máy tính sẽ cho ra kết quả ước lượng các thông số của
Trang 8

Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
mô hình. Một điều quan trọng khác là chương trình không chỉ cho các thông số của mô hình mà
còn cho biết luôn các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.
- Áp dụng công nghệ thông tin để lưu trữ, vì lưu trữ là một hoạt động khá quan trọng
của công tác thống kê. Định kỳ, Trung Tâm phải đưa ra một số thông tin và số liệu từng kỳ.
Hơn thế nữa, kết quả của các cuộc điều tra thống kê rất cần được lưu trữ theo thời gian để giúp
cho việc thiết kế các cuộc điều tra khác tốt hơn đồng thời cũng cho phép so sánh kết quả thu
được của các cuộc điều tra ở các thời điểm khác nhau và phục vụ nhu cầu khai thác thông tin
cho từng đối tượng tiếp nhận khác nhau.
- Phổ biến thông tin nhanh chóng, kịp thời. Hơn thế nữa, website của Trung Tâm đã
ra đời giúp cho việc phổ biến thông tin thống kê cho các đối tượng dùng tin khác nhau. Công
nghệ thông tin đã giúp cho công tác thống kê không chỉ dừng lại trong giao lưu trong nước mà
còn mở rộng ra toàn xã hội và quốc tế.
2.3Hệ thống công nghệ thông tin Trung Tâm cần đầu tư thêm là:
- Hệ thống máy chủ (server).
- Hệ thống an toàn bảo mật.
- Hệ thống an toàn sao lưu.
- Hệ thống chống sét lan truyền.
- Hệ thống cung cấp điện liên tục.
- Hệ thống mạng cục bộ (bao gồm các thiết bị mạng).
- Phòng máy trạm nhập dữ liệu.
- Website tác nghiệp (phục vụ việc khảo sát nhu cầu nhân lực).
- Hệ thống sao lưu dự phòng dữ liệu (backup).
- Hệ thống thư điện tử nội bộ.
- Phần mềm hệ thống.
- Phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
IV/ DANH MỤC CÁC CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Trang 9
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
1. Chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
- Các chuẩn công nghệ và kỹ thuật được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế công nhận như
ISO (International Organization for Standardization), IEEE,…
- Được sử dụng rộng rãi và áp dụng của các hãng sản xuất nổi tiếng như Cisco, Nortel,
IBM, HP, Intel, AMP, …
2. Tiêu chuẩn về định mức đơn giá:
- Định mức đơn giá thiết bị lấy theo:
o Theo báo giá của các Công ty tin học
V/ CÔNG NGHỆ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
1. Thuyết minh công nghệ:
- Hiện nay có rất nhiều chuẩn kỹ thuật có thể dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin và các hệ thống tin học hóa.
- Tại Trung Tâm đã có mạng máy tính cục bộ (LAN) với cấu trúc mạng hình sao (Star
Topology).
- Các thành phần chính trong mạng LAN là: giao thức kết nối, máy chủ, máy trạm, thiết bị
mạng, tủ chứa thiết bị, nguồn cấp điện liên tục, thiết bị đầu cuối, chống sét,…
1.1Các giao thức kết nối hệ thống:
Lĩnh vực công nghệ Tiêu chuẩn được chọn
Nhận thư điện tử
• POP3; IMAP
Chuyển giao file siêu văn bản (Hypertext
Transfer)
• HTTP v1.1
• Thư điện tử có hỗ trợ SMTP/MIME
An ninh thư điện tử (E-mail Security)
• S/MIME v3
Tổ chức thư mục (Directory Organization)
• X.500; LDAP

Quản trị tên miền (Domain Name Sevices)
• DNS
Trang 10
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
Chuyển giao file (File Transfer)
• FTP, FPTS; HTTP, HTTPS
Kết nối liên mạng (Internetworking)
• IPv4, Ipv6 (thử nghiệm)
An ninh chuyển tải (Transport Security)
• SSL
Chuyển tải trong mạng (Transport)
• TCP
Kết nối điểm-điểm
• PPP
1.2Máy vi tính:
- Bộ vi xử lý (CPU) là Intel hoặc AMD tương đương Core 2 Duo 2Ghz trở lên.
- Bo mạch chủ (Mainboard) của các hãng sản xuất phần cứng có uy tín trên thế giới như:
Intel, Gigabyte, ASUS, …
- Bộ nhớ (RAM) của các hãng sản xuất phần cứng có uy tín trên thế giới như: KingMax,
KingsTon,… từ 2Ghz trở lên.
- Ổ đĩa cứng của các hãng sản xuất phần cứng có uy tín trên thế giới như: Seagate,
SamSung, Western, … từ 80GB trở lên.
- Màn hình vi tính LCD 17” trở lên.
- Hệ điều hành máy trạm: MS Windows XP trở lên
- Hệ điều hành máy chủ (Server): MS Windows Server 2007 trở lên hoặc Unix/Linux.
1.3Môi trường truyền dẫn:
- Cáp xoắn: bao gồm có bọc kim loại (STP) và không bọc kim loại (UTP). Cả hai loại
STP và UTP đều có các loại Cat thường dùng từ Cat 1 cho đến Cat 6 với tốc độ đường
truyền từ 4Mb/s cho đến 300Mb/s. Với tốc độ đường truyền là 100Mb/s, thì loại Cat 5 hiện

đang được sử dụng rất rộng rãi trong thi công mạng và phù hợp cho các mạng cục bộ
(LAN) trong một toà nhà, dễ lắp đặt. Chọn loại cáp xoắn không bọc kim (UTP) tiêu chuẩn
Category 5e với đấu nối RJ45.
- Cáp quang (Fiber–Optic Cable): Có đường kính thông dụng từ 8.3 – 100 micron. Cáp
sợi quang không truyền dẫn tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang vì vậy nếu sử
dụng cáp quang thì sẽ cần phải có các thiết bị phụ trợ để chuyển tín hiệu quang ra tín hiệu
điện và ngược lại. Do đó giá thành lắp đặt sử dụng cáp quang cao và khó lắp đặt. Cáp quang
có nhiều ưu điểm về độ tin cậy, băng thông và khoảng cách, tuy nhiên lại đắt tiền. Chỉ nên
sử dụng khi có yêu cầu đặt biệt về tốc độ, hoặc để liên kết các toà nhà trong một mạng hoặc
để làm đường mạng trục.
• Định hướng chọn lựa: cáp xoắn UTP tiêu chuẩn Category 5e với đấu nối RJ45.
Trang 11
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
 Nên sử dụng công nghệ truyền dẫn là cáp quang để giảm rủi ro do bị set đánh vào
đường truyền. Sử dụng ít nhất là 02 nhà cung cấp dịch vụ và Loadbalance trên hai
đường truyền.
1.4 Thiết bị mạng:
- Thiết bị chuyển mạch: nên sử dụng Switch để khai thác tốt băng thông, giảm độ trễ và
tránh tắc nghẽn băng thông trong mạng. Nên sử dụng Switch có tốc độ 1000Mb/s cho mạng
trục.
- Patch Panel - Category 5 (Bộ đấu cáp trung tâm): bộ đấu cáp trung tâm Patch Panel bao
gồm nhiều cổng, mỗi cổng tương ứng với một ngõ ra dành cho máy trạm làm việc, Server
hoặc một thiết bị khác. Tất cả các ngõ cắm trên toàn hệ thống cáp đều được tập trung tại
đầu mối giao tiếp trung tâm này. Việc cấp phát các cổng truyền Ethernet 10Mbps hoặc
100Mbps được thực hiện tại đây, tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Patch Panel có các loại 24 port,
48 port hoặc 96 port... được lắp trong tủ chứa thiết bị mạng đặt tại trung tâm.
- Wall Mounted Outlet - Category 5 (Ngõ ra): ngõ ra - Wall mounted Outlet, là điểm cuối
của toàn bộ hệ thống cáp, trên một Outlet có thể có 01 hoặc nhiều hơn 02 ngõ ra theo yêu
cầu.

- Path Cord (Cáp nhảy): dùng để liên kết các cổng trên Patch Panel vào các cổng trên
Switch khi cấp phát truyền dẫn và dùng để liên kết ngõ ra vào trạm làm việc, Server.
Tất cả các thành phần của Hệ thống cáp mở có cấu trúc tốc độ cao đều là Category 5 theo
tiêu chuẩn TIA/EIA 568 A hoặc B cho phép hệ thống có thể vận hành theo tốc độ Fast
Ethernet 100Mbps.
- Tủ mạng và các phụ kiện khác: tủ mạng 19” (Rack Cabinet) là tủ thiết bị trung tâm của
hệ thống, các tủ này có thể là loại đứng hoặc treo tường tuỳ theo địa hình và tuỳ theo số
lượng thiết bị. Tất cả các thiết bị mạng (Switch, Hub, Router, Remote Access Server) và
Patch Panel đều được bắt vào tủ mạng. Các tủ mạng này đều có hệ thống làm mát, có cửa
kính có khoá, hệ thống máng bắt thiết bị, hệ thống bánh xe, .... Đồng thời với mỗi hệ thống
cụ thể ta có hệ thống nẹp bảo vệ cáp riêng.
1.5 Mạng cục bộ (LAN):
- Mạng cục bộ sử dụng công nghệ Ethernet hiện nay đang rất phổ biến và còn tồn tại một
thời gian dài nữa.
- Họ Ethernet gồm nhiều loại, sử dụng phổ biến các loại sau: 10/100Base-TX, 100Base-
FX, 1000Base-T, 1000Base-SX, 1000Base-LX
- Các chuẩn tương ứng là: IEEE 802.3x
- Giao thức truy cập: CSDA/CD
- Thông lượng: 100Mbps (Fast Ethernet). 1000Mbps (Gigabit Ethernet).
Lựa chọn chủ đạo ở đây là loại 100Base-TX (mạng Fast Ethernet), có topo hình sao, sử
dụng các đấu nối chuẩn RJ-45 và dây cáp gồm 2 đôi xoắn UTP category 5 (Z=100 ohm) với độ
dài không vượt quá 100m giữa máy tính mà Switch. Mạng kiểu này thoả mãn cho phần lớn các
trường hợp lắp đặt LAN trong nhà vì dễ thi công và vì các thiết bị cũng như vật liệu của nó có
Trang 12
Đề Án : Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
sẵn trên thị trường với giá rẻ. Dĩ nhiên để thực hiện giao diện LAN cần phải lựa chọn các mạch
giao tiếp mạng NIC tương ứng sao cho phù hợp với tốc đô của mạng Fast Ethernet.
Chỉ sử dụng Gigabit Ethernet trong các trường hợp đặc biệt, ví dụ như các thiết bị tham gia
vào mạng trục (backbone) hoặc tại các máy chủ trung tâm….

Lắp đặt cáp cho mạng LAN phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
• Kiến trúc và kết cấu của toà nhà nơi lắp đặt mạng,
• Vị trí phòng máy chủ,
• Vị trí các máy trạm.
Kiến trúc, kết cấu, vị trí của các toà nhà ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn phương án thiết
kế mạng. Áp dụng cách thức đi dây nổi vì điều kiện thi công dễ dàng, tiết kiệm được thời gian,
không ảnh hưởng nhiều đến thời gian làm việc.
Hệ thống cáp mạng đi trong ống nhựa/nẹp dọc theo tòa nhà và đi vào trong từng phòng làm
việc đến bộ Outlet. Bộ Outlet được đặt trên mặt tường với khoảng cách từ 30-40 cm so với mặt
sàn.
Hệ thống cáp trục đi xuyên tầng đi theo trục dọc tòa nhà, dây cáp được bỏ trong ống
nhựa để bảo vệ dây.
- Hệ thống cáp mạng liên tòa nhà: Hệ thống cáp mạng phải được đi ngầm/treo;
Cáp được bảo vệ bằng ống nhựa PVC chất lượng cao; Phải có ít nhất một đường cáp dự
phòng; Không đi cùng các hệ thống khác như: điện, nước,…
- Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công và kiểm định hệ thống cáp: hệ thống cáp
được thực hiện phải tuân thủ theo các quy định đề ra theo một tiêu chuẩn truyền thông như
sau:
oTIA/EIA – 568: Chỉ định các yêu cầu về phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại
cáp, connector tương ứng, khoảng cách cho phép,… Đảm bảo tính tương thích của hệ
thống đối với các sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất.
oTIA/EIA – 569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong tòa nhà.
oTIA/EIA – 606: Chỉ định các yêu cầu về quản trị hệ thống.
oTIA/EIA – 607: Các quy định về an toàn, nối đất đối với các thiết bị.
- Yêu cầu về vật tư thiết bị thi công mạng LAN:
oTất cả các vật tư thiết bị sử dụng trong hệ thống cáp phải đồng bộ và cùng chuẩn. Bởi
vì hệ thống cáp được cấu thành từ nhiều thành phần, mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến hiệu
năng và chất lượng chung của cả hệ thống.
oMột yếu tố quan trọng nữa là công cụ dùng để lắp đặt cũng phải là các thiết bị chuyên
dụng và được sử dụng đúng chức năng. Sử dụng đúng dụng cụ sẽ làm cho hệ thống cáp

được lắp đặt một cách chính xác. Chẳng hạn đối với cáp xoắn đó là các mối tiếp xúc sẽ
tốt hơn, làm cho độ suy hao giảm, hay với cáp quang là các đầu nối được trong suốt hơn,
làm cho tín hiệu đi qua các điểm nối không bị suy giảm nhiều.
Trang 13

×