Nâng cao năng lực cạnh tranh
tại Công ty xăng dầu Phú Thọ
Nguyễn Chiến Thắng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Nggười hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. - Mục đích: Luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh của công ty, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh tại
Công ty xăng dầu Phú Thọ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng đặc điểm của Công ty xăng dầu Phú Thọ ảnh hưởng đến xây dựng,
thực hiện chiến lược nâng cao năng lực canh tranh tại công ty, cũng như đánh giá năng
lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ trong thời gian qua;
- Nghiên cứu bối cảnh kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện nâng cao
năng lực canh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ.
Keywords. Năng lực cạnh tranh; Công ty xăng dầu Phú Thọ; Quản lý kinh tế; Quản lý
điều hành; Doanh Nghiệp
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại, diễn ra
mạnh mẽ khắp các Châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền kinh tế của
các quốc gia trên thế giới .Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền
kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở
rộng, song sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội
kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa sự phát triển của các doanh
nghiệp. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và có tính toàn cầu như hiện nay,
nếu bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của
doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng để tìm ra phương án chiến lược hữu hiệu
cho thực thi mục tiêu chiến lược đã được ấn định, công ty cần xác định được vị thế cạnh
tranh trên thương trường. “ Biết mình, hiểu người” là điều kiện thiết yếu để chiến thắng
không chỉ trên chiến trường mà còn trên thương trường.
Như chúng ta đã biết, xăng dầu là một hàng hóa của thị trường, hình thành và phát
triển như thị trường các hàng hóa khác. Các quan hệ cung cầu và giá cả là yếu tố quyết
định thị trường xăng dầu. Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và là
năng lượng để phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh, xăng dầu có một vai trò đặc biệt
do được coi là một loại năng lượng quan trọng chưa thể thay thế được. Do tính chất đặc
biệt của hàng hóa xăng dầu, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều có chính
sách, qui hoạch, chiến lược về sản xuất tiêu thụ và dự trữ xăng dầu nhằm ổn định sản xuất
và tiêu thụ, chống lại các cơn sốt xăng dầu của thế giới. Do vậy đặt ra vấn đề làm thế nào
để ổn định được giá xăng dầu phục vụ cho sản xuất từ đó sẽ đảm bảo ổn định nền kinh tế.
Nhà nước cũng phải làm cách nào để có những chính sách quản lý, điều chỉnh, can thiệp,
hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu của Nhà nước.
Công ty Xăng dầu Phú Thọ (Petrolimex Phú Thọ) là Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex), với bề dày hơn 50 năm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Petrolimex Phú
Thọ Nhận thức rõ “ Xăng dầu là mạch máu quốc gia”, Công ty coi kinh doanh xăng dầu
không chỉ vì lợi nhuận mà còn là nhiệm vụ chính trị đối với đất nước. Petrolimex Phú
Thọ xác định phải đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh
tranh cho nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh, trên tất cả các địa bàn trong khu vực miền núi
phía bắc. Những năm gần đây cùng với sự thay đổi trong cơ chế kinh doanh xăng dầu của
Chính phủ, cơ chế kinh doanh xăng dầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Vậy làm thế nào để công ty đứng vững và không ngừng phát triển trong thời
gian tới là một vấn đề hết sức quan trong đối với một doanh nghiệp có truyền thống và
trải nghiệm trong suốt 50 năm thành lập và phát triển;Xây dựng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Năng lực cạnh tranh của công ty là thể hiện thực lực và lợi thế của công ty so với đối
thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày
càng cao hơn. Tác giả nhận thức được sức ép cạnh tranh ngày một lớn hơn, các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay đều tranh thủ cơ hội phát triển thị trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Hiện nay Petrolimex Phú Thọ đánh giá năng lực
cạnh tranh của công ty đạt được ở mức độ nào? Tại sao trong bối cảnh mới phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty ? Công ty xăng dầu Phú Thọ cần có những giải pháp gì để
nâng cao năng lực cạnh tranh? Để trả lời các câu hỏi và vấn đề nêu trên, nhận thức được
tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, tôi đã chọn đề tài: “
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Xăng dầu Phú Thọ ” làm Luận văn Thạc sỹ
quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong thực tiễn, việc nghiên cứu và tiếp cận với các vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh Xăng dầu ở những phương diện và khía cạnh khác nhau. Cụ thể như sau:
- Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu ngày có hiệu
lực từ ngày15/12/2009.
Nghị định này quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu,
điều kiện sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu, quy định về giá bán lẻ xăng dầu được
thả nổi trong khuôn khổ cho phép và đặc biệt nghị định này quy định cụ thể việc kinh
doanh xăng dầu hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Nguyễn Trung Hiếu (2006), "Sự cần thiết và giải pháp để thay đổi cơ chế quản lý
giá xăng dầu " Tạp chí phát triển kinh tế, (số187).
Bài báo đã đề cập đến vấn đề về thay đổi cơ chế quản lý giá trong kinh doanh xăng
dầu. Do cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu của chính phủ không còn phù hợp với điều kiện
kinh doanh xăng dầu trong tiến trình hội nhập và phát triển nữa. Nhà nước cần phải thay
đổi lại cơ chế quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu mà nhất là phương án quản lý
giá của mặt hàng xăng dầu sao cho linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường. Bỏ cơ chế
bù lỗ , trợ giá cho các mặt hàng dầu điêzen, dầu mazút.
- Vũ Thị Lan Phương (2009), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng
dầu Phú Thọ đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ.
Luận văn đã vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận về hoạch định chiến
lược kinh doanh trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp và thực trạng
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, để từ đó đề ra chiến lược cho Công ty đến
năm 2015.
- Bùi Ngọc Lâm (2009) “Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn thạc sỹ.
Luận văn đi sâu nghiên cứu chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng xăng dầu , kết
quả thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua, từ đó đưa ra những
giải pháp để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam đến năm 2020.
- Hoàng Vân “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
May 2 Hưng Yên” luận văn thạc sỹ.
Luận văn đã tổng hợp, phân tích một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, các
tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp dệt may nói riêng và cụ thể hóa đối với công ty cổ phần may 2 Hưng Yên.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về tình hình kinh doanh của
công ty và phân tích, tìm hiểu về các doanh nghiệp may trong và ngoài nước, cũng như tìm
hiểu về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam và ngành dệt may của các quốc gia
khác; tìm hiểu về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam; quy hoạch phát triển của chính
phủ Việt Nam cho ngành dệt may; xu hướng phát triển của ngành dệt may trong và ngoài
nước.
Tãm l¹i, nh÷ng c«ng tr×nh nªu trªn ®· cã néi dung nghiªn cøu vÒ nhiều góc độ
khác nhau trên cơ sở lý luận và chỉ rõ những vướng mắc trong thực tiễn, từ đó các tác giả
đã đưa ra nhiều lý giải khoa học có giá trị. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách hệ thống ở các
công trình nghiên cứu vừa kể trên, mỗi tác giả chỉ tiếp cận về một góc độ và khía cạnh
nào đó của công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp nói chung và chính sách kinh
doanh xăng dầu nói riêng , cụ thể hoá về nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
các mặt hàng khác nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đó ở tỉnh Phú Thọ
một cách toàn diện và chuyên sâu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh xăng dầu. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công
ty xăng dầu Phú Thọ. ” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của
công ty, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu
Phú Thọ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng đặc điểm của Công ty xăng dầu Phú Thọ ảnh hưởng đến xây
dựng, thực hiện chiến lược nâng cao năng lực canh tranh tại công ty, cũng như đánh giá
năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ trong thời gian qua;
- Nghiên cứu bối cảnh kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
nâng cao năng lực canh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú
Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu nguồn lực và năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng
đầu Phú Thọ. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra
những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ trong
thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Phú Thọ, các yếu tố tác
động từ bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty xăng dầu
Phú Thọ. Số liệu nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung khảo sát và phân tích từ năm
2008– 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết về cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn sử dụng các
phương pháp sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu và phương pháp
chuyên gia. Luận văn đồng thời sử dụng phương pháp thống kế, phân tích và xử lý số liệu
để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú Thọ.
Chỉ ra những ưu điểm , tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu Phú
Thọ trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành
03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Phú Thọ .
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty
xăng dầu Phú Thọ.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn.
2. Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị chiến lược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Trung Hiếu (2006), "Sự cần thiết và giải pháp để thay đổi cơ chế quản lý giá
xăng dầu " Tạp chí phát triển kinh tế, (187).
4. Đinh Việt Hoà (2012) Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh – trái tim cuả một doanh
nhân , NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Lê Chí Hoà (2007), Cơ sở l. thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trước thách thức hội nhập WTO, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
6. Dương Minh Khiêm (2010) Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông di
động 3G tại công ty thông tin viễn thông Điện lực thực trạng và giải pháp Trường Đại
học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
7. Bùi Ngọc Lâm (2009) Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu
Việt nam đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
8. Vũ Thị lan Phương (2010) Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu
Phú Thọ đến năm 2015 luận văn thạc sỹ trường Đại học bách khoa Hà Nội.
9. Phan Ngọc Tấn (2006) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2015- Trường Đại học kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.
10. Hoàng Vân (2009)“Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
May 2 Hưng Yên” luận văn thạc sỹ trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.
11. Bộ Thương mại (2006), Quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
12. Công ty Xăng dầu Phú Thọ (2010), Chiến lược kinh doanh của Công ty Xăng dầu
Phú Thọ giai đoạn 2010-2020.
13. Công ty xăng dầu Phú Thọ(2008) Báo cáo tài chính.
14 Công ty xăng dầu Phú Thọ(2009) Báo cáo tài chính.
15. Công ty xăng dầu Phú Thọ(2010) Báo cáo tài chính.
16. Công ty xăng dầu Phú Thọ(2011) Báo cáo tài chính.
17. Công ty xăng dầu Phú Thọ(2012) Báo cáo tài chính.
18. Chính Phủ (2009) Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
19. Hội đồng trung ương Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (2008), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
20.Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (2010), Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
21 Từ điển Bách khoa Việt nam (2005), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
22. Michael Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
23. Philip Kotler (2002), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.
24.Website : www.petrolimex.com.vn – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
25. Website :www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê
26. Website :www.moit.gov.vn – Bộ Công thương
27.Website: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: