Mục lục
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty ................................................ 7
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ............................... 8
1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông ................................................................................... 8
1.1.3.2. Hội đồng quản trị .......................................................................................... 8
1.1.3.3. Ban Kiểm soát .............................................................................................. 9
1.1.3.4. Tổng Giám Đốc .......................................................................................... 10
1.2. Các phòng ban chức năng của Công ty .................................................................... 10
1.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính ............................................................................. 10
1.2.4. Phòng quản lý vật tư cơ giới .............................................................................. 11
Danh mục từ ngữ viết tắt
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
VĐT: Vốn đầu tư
TSCĐ: Tài sản cố định
NLCT: Năng lực cạnh tranh
TCT: Tổng công ty
CTCP: Công ty cổ phần
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
SXKD: Sản xuất kinh doanh
VNĐ: Việt Nam đồng
SPCN: Sản phẩm công nghiệp
CP: Cổ phần
VLXD: Vật liệu xây dựng
KTĐT: Kinh tế đầu tư
BQL: Ban quản lý
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
LỜI NÓI ĐẦU
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường và nó là một tất yếu khách quan
không thể xóa bỏ. Đồng thời, cạnh tranh cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy
nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự
tồn tại và phát triển của chúng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh khiến các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao uy tín của mình
trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thỏa mãn này càng cao
nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với
nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của
mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến
bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá
bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính năng
động, óc sáng tạo của các doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều
sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cạnh tranh hầu như
không tồn tại. Mọi quan hệ kinh tế trong giai đoạn này đều do Nhà nước chi phối,
độc quyền quyết định, các doanh nghiệp không có môi trường cạnh tranh để phát
triển và tồn tại một cách bị động phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Nhà nước. Chính vì
vậy, nền kinh tế luôn bị kìm hãm, không có động lực để phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề cạnh tranh nổi lên như là một tất yếu
khách quan và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trải qua thực tế chúng
ta thấy được rằng năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trên
thị trường trong nước cũng như nước ngoài còn rất yếu kém. Vấn đề ngày càng trở
nên bức xúc hơn khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải chị áp lực cạnh
tranh trong quá trình tự do hóa thương mại khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phải thực hiện cam kết đối với các
thành viên của tổ chức này. Do vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh
nghiệp phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trên
cả thị trường trong nước và ngoài nước. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để
phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nước nhằm tận
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
dụng có hiệu quả những cơ hội và vượt qua được những thách thức của quá trình hội
nhập. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Sông Đà 2 luôn đặt ra mục tiêu là phải
nâng cao đựơc năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường nhằm giúp công ty tồn
tại và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong những năm gần
đây, công ty đã có quyết định đúng đắn là phải tiếp tục đổi mới công nghệ, đổi mới
và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể duy trì và phát triển uy tín
của mình trên thị trường.
Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian qua và góp một vài
ý kiến trong quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông
Đà 2, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại
Công ty cổ phần Sông Đà 2 ”.
Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp nên chuyên đề này chỉ tập
trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, thực trạng, các vấn đề tồn tại, khó khăn và đưa ra
giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề
thực tập tốt nghiệp bao gồm:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008.
Chương 2: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động đầu tư nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 2.
Trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các cô, chú, anh, chị trong Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 2, cùng sự
giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Đầu tư - Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến quý báu của giáo viên
hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 2 mà tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng thuộc Tổng
công ty Xây dựng Sông Đà được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 1980 có nhiệm vụ
xây dựng nhà ở cho cán bộ chuyên gia Liên Xô trên công trường thủy điện Sông Đà
và hoàn thiện toàn bộ nhà máy thủy điện Hoà Bình. Sau đó Công ty được đổi tên là
Công ty Xây dựng Sông Đà 2 rồi Công ty Sông Đà 2. Theo quyết định số 2334/QĐ-
BXD ngày 19/12/2005, Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng ty Sông Đà chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần Sông Đà 2. Công ty chính thức được thành lập theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 0303000430 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp ngày
01/03/2006.
1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 2
Năm thành lập: 1980
Năm cổ phần hoá: 2005
Vốn điều lệ: 35 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Toà nhà 7 tầng,
Km 10 Đường NguyễnTrãi,
Thành phố Hà Đông, Hà Tây
Tên giao dịch đối ngoại: Song Da 2 Joint Stock Company
Tên viết tắt: Song Da 2 JSC
Logo:
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Thành phố
Hà Đông, Tỉnh Hà Tây
Điện thoại: 034.510 542
Fax: 034.828 255
Website: www.songda2.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0303000430 ngày 01 tháng 03 năm 2006 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 03, ngày
28/9/2007.
Niêm yết cổ phiếu trên giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 30/11/2007.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 đã không
ngừng lớn mạnh. Từ một công ty xây dựng đơn ngành, ngày nay Công ty đã trở
thành một công ty đa ngành, đa sản phẩm. Từ chỗ Công ty chỉ xây dựng các công
trình dân dụng đến nay Công ty đã tham gia vào kinh doanh rất nhiều lĩnh vực như:
Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình có kết cấu hạ tầng phức
tạp và qui mô lớn như sân bay, bến cảng và đường cao tốc. Đặc biệt Công ty có đủ
năng lực để đảm nhận thi công trọn gói một công trình thuỷ điện có công suất trung
bình. Ngoài ra Công ty còn đầu tư kinh kinh doanh bất động sản và sản xuất vật liệu
xây dựng...
Công ty đã tham gia các công trình trọng điểm của đất nước như Nhà máy thuỷ điện
Hoà Bình. Nhà máy thuỷ điện YaLy, SêSan 3, thuỷ diện Tuyên Quang, và hiện nay
đang đảm nhận thi công chính tại công trình thuỷ điện Bản Vẽ. Đối với các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã tham gia xây dựng toàn bộ 69
toà nhà cho chuyên gia Liên Xô và hoàn thiện toàn bộ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
Trường Đảng tại nước bạn Campuchia, Nhà khách dân tộc, Bảo tàng phụ nữ Việt
Nam, các toà nhà của đại học quốc gia Hà Nội và lần đầu tiên áp dụng công nghệ
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Songda 2 JSC
mới Top down - UpUp trong thi công nhà cao tầng tại toà nhà Pacific Place - 83 Lý
Thường Kiệt Hà Nội. Công ty cũng đã tham gia xây dựng nhiều công trình giao
thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Ninh,
đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.. các sản phẩm của Công ty đều hoàn thành với chất
lượng cao, và giữ được chữ tín đối với thị trường.
1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
1- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị.
2- Xây dựng các công trình thuỷ điện.
3- Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu;
4- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ, sân bay, bến cảng.
5- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng nền công trình. Thi công các loại móng công trình
bằng phương pháp khoan nổ mìn.
6- Xây dựng đường dây tải điện, trạm biến thế điện đến 220KV.
7- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, đường dây và TBA (trạm biến
áp) điện, kết cấu và các cấu kiện phi tiêu chuẩn.
8- Thi công khoan cọc nhồi, đóng, ép cọc, khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ
văn.
9- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng.
10- Kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp
và vận tải.
11- Trang trí nội thất.
12- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, bê tông
thương phẩm, bê tông nhựa nóng.
13- Sửa chữa cơ khí, ô tô, xe máy.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
14- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
15- Góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết và các doanh nghiệp khác.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức
và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 28 tháng 07 năm 2007.
1.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm
vụ: Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của kiểm toán viên.
Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê
chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc.
Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển của Công ty,
quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản của Công ty tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.2. Hội đồng quản trị
Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05
năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông:
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến
lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Bổ nhiệm và bãi nhiệm các người quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc
và quyết định mức lương của họ.
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ
tức.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực
hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.3. Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên do Đại hội đồng Cổ
đông bầu ra và bãi miễn nhiệm, có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây.
Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính.
Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, báo cáo tài hính hàng năm và sáu
tháng của Công ty báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm
của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng Quản trị lên Đại hội
đồng Cổ đông tại cuộc họp thường niên.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Kiến nghị Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.1.3.4. Tổng Giám Đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
Tổng Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
Quản lý và điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày của Công ty thuộc thẩm
quyền của Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch
kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông thông qua.
Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khác
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản
lý của Công ty mà không thuộc đối tượng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hội
đồng quản trị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sản xuất
kinh doanh của Công ty. Quyết định mức lương, phụ cấp (nếu có) cho người lao
động trong Công ty.
Đại diện Công ty trước pháp luật, đại diện Công ty trong các tranh chấp có liên quan
đến Công ty.
Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
1.2. Các phòng ban chức năng của Công ty
1.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính
Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong việc thực hiện các
phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động,
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động theo luật định và điều lệ của
Công ty Cổ phần Sông Đà 2, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế và quan hệ
giao dịch với các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền.
1.2.2. Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty
trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kinh tế, Công tác quản lý kế hoạch, Công tác
đầu tư, Công tác tiếp thị đấu thầu.
Phòng Quản lý kỹ thuật thi công: Có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng toàn Công
ty như: Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn xây dựng đối với các dự án đầu
tư xây dựng của Công ty, quản lý trình tự và chất lượng thi công xây dựng đối với
các dự án này, quản lý công tác lập biện pháp thi công và tiến độ thi công, quản lý
công tác chất lượng và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, quản lý công tác
khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, quản lý công tác lưu trữ hồ sơ công trình
đã hoàn thành, tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo hộ lao
động trong toàn Công ty.
1.2.3. Phòng Tài chính - Kế toán
Có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty trong lĩnh
vực Tài chính - Kế toán, tín dụng và hạch toán kinh doanh và kiểm soát bằng tiền các
hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế Nhà nước và
của Công ty.
1.2.4. Phòng quản lý vật tư cơ giới
Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Công tác quản lý cơ
giới, cung ứng, quản lý vật tư, phụ tùng, nguyên nhiên liệu chính phụ, hướng dẫn kỹ
thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho thợ vận hành, lái xe, lái máy, thợ sửa chữa, tổ
chức hỗ trợ, xét duyệt, đề nghị khen thưởng công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong
lĩnh vực cơ giới - vật tư.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
1.3. Cỏc i sn xut trc thuc
1.3.1. i Sn xut Asphalt (t ti Xó ụng Hi Huyn ụng Anh H Ni)
Cú nhim v chớnh l sn xut bờ tụng Asphalt bỏn cho cỏc n v tham gia xõy dng cỏc
cụng trỡnh khu vc H Ni, Bc Ninh, Vnh Phỳc, Thỏi Nguyờn....
1.3.2. i sn xut Bờ tụng thng phm (t ti Huyn Hoi c Tnh H
Tõy)
Cú nhim v chớnh l sn sut va bờ tụng bỏn cho cỏc n v tham gia xõy dng cỏc
cụng trỡnh khu vc H Ni, H Tõy (c bit l Khu ụ th An Khỏnh).
1.3.3. i cụng trỡnh giao thụng
Cú nhim v thi cụng xõy lp cỏc cụng trỡnh giao thụng.
1.3.4. Ban qun lý cỏc d ỏn u t xõy dng
Cú nhim v chớnh l qun lý cỏc d ỏn kinh doanh nh, u t cỏc d ỏn v nh ,
vn phũng cho thuờ, khu cụng nghip.
1.3.5. Xớ nghip Sụng 206
Chc nng v nhim v ch yu:
- Xõy dng cỏc cụng trỡnh cụng nghip, dõn dng, h tng ụ th, cụng trỡnh thy
in, thy li, ng dõy ti in, trm bin th in n 220 KV.
- No vột v bi p mt bng nn cụng trỡnh, thi cụng cỏc loi múng cụng trỡnh
bng phng phỏp khoan, n mỡn.
- Lp t thit b c in, nc, thit b cụng ngh, ng dõy v trm bin ỏp in,
kt cu v cỏc kt cu phi tiờu chun.
- Trang trớ ni tht.
- Sn xut, khai thỏc v kinh doanh vt liu xõy dng, cu kin bờ tụng, bờ tụng
thng phm, bờ tụng nha núng.
GVHD: TS. Phm Vn Hựng
ti: Hot ng u t nõng cao NLCT ti CTCP S 2
Phòng quản lý
kỹ thuật thi
công
Phòng tài
chính kế
toán
đội sản xuất bT
thương phẩm
đội sản
xuất
Asphalt
Ban QL các
dự án
đTXD
- Sa cha c khớ, ụ tụ, xe mỏy, kinh doanh nh, u t cỏc d ỏn v nh , vn
phũng cho thuờ, khu cụng nghip v vn ti.
- Thi cụng cc khoan nhi, úng ộp cc.
1.3.6. Xớ nghip Sụng 208
Chc nng v nhim v ch yu:
- Xõy dng cỏc cụng trỡnh cụng nghip, dõn dng, h tng ụ th, cụng trỡnh thy
in, thy li, ng dõy ti in, trm bin th in n 220kv.
- No vột v bi p mt bng nn cụng trỡnh, thi cụng cỏc loi múng cụng trỡnh
bng phng phỏp khoan, n mỡn.
- Lp t thit b c in, nc, thit b cụng ngh, ng dõy v trm bin ỏp
in, kt cu v cỏc kt cu phi tiờu chun.
- Trang trớ ni tht.
- Sn xut, khai thỏc v kinh doanh vt liu xõy dng, cu kin bờ tụng, bờ tụng
thng phm, bờ tụng nha núng.
- Sa cha c khớ, ụ tụ, xe mỏy, kinh doanh nh, u t cỏc d ỏn v nh , vn
phũng cho thuờ, khu cụng nghip v vn ti.
- Thi cụng cc khoan nhi, úng ộp cc.
GVHD: TS. Phm Vn Hựng
ti: Hot ng u t nõng cao NLCT ti CTCP S 2
Phòng quản lý
kỹ thuật thi
công
Phòng tài
chính kế
toán
đội sản xuất bT
thương phẩm
đội sản
xuất
Asphalt
Ban QL các
dự án
đTXD
GVHD: TS. Phm Vn Hựng
ti: Hot ng u t nõng cao NLCT ti CTCP S 2
Phòng quản lý
kỹ thuật thi
công
Phòng kinh tế kế
hoạch
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng quản
lý
Vật tư - cơ
giới
Xí nghiệp
Sông Đà 206
Xí nghiệp
Sông Đà 208
đội công trình
giao thông
đội sản xuất bT
thương phẩm
đội sản
xuất
Asphalt
Ban QL các
dự án
đTXD
Phòng tổ chức
hành chính
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc
phụ trách kinh tế
Phó tổng giám đốc
phụ trách vật tư
cơ giới
Phó Tổng giám đốc
phụ trách kỹ thuật
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc phụ
trách thi công
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 GIAI ĐOẠN 2004-2008
2.1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần
Sông Đà 2
Thứ nhất: Do yêu cầu đòi hỏi của thị trường (khách hàng, chủ đầu tư về số lượng,
chất lượng, giá cả, tiến độ công trình) ngày càng hiện đại và phức tạp vì thế Sông Đà
2 phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới đủ khả năng đáp ứng những yêu
cầu trên và có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Công ty cổ phần Sông Đà 2 là công ty con của Tổng công ty Sông Đà nên
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là xây lắp, mà yêu cầu của ngành
xây dưng là: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, không cho phép có phế phẩm. Vì vậy
công ty cần phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới tạo ra được sản phẩm
có chất lượng đáp ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe đặt ra
trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ ba: trong nền kinh tế thị trường môi trường cạnh tranh ngay càng trở nên gay
gắt, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh lớn do đó
đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Thứ tư: Trong xu hướng toàn cầu hóa, cả cơ hội và thách thức đều đặt ra với doanh
nghiệp. Nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển
vững mạnh, ngược lại doanh nghiệp có thể bị đào thải khỏi dòng cạnh tranh gay gắt
của tiến trình toàn cầu hóa.
Từ những luận điểm trên có thể khẳng định rằng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
của Sông Đà 2 là một nhu cầu cần thiết, là một tất yếu khách quan.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
2.2.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2004-2008
Nhìn một cách tổng quát, nguồn vốn của Sông Đà 2 gia tăng đáng kể trong giai đoạn
2004-2008. Đặc biệt là trong 2 năm 2007 và 2008 tổng nguồn vốn có sự gia tăng vượt
bậc. Năm 2007 tăng 152,77% so với năm 2004 và năm 2008 tốc độ gia tăng là
149,92% so với năm 2004. Nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty cũng gia tăng trong giai đoạn 2004-2008. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của
nguồn vốn này không đều qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn này tăng trưởng 18.82%,
năm 2006 là 24,36%. Đến năm 2007 nguồn vốn này chỉ tăng trưởng 12,57% và đến
năm 2008 tổng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh giảm đến 75,42%.
Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do hoạt động SXKD cũng như nguồn huy động
vốn cho hoạt động động đầu tư có sự sụt giảm mạnh dẫn đến việc giảm tổng khối
lượng VĐT cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Sông Đà 2 vẫn
chú trọng vào hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tiếp
theo nên nguồn vốn này sẽ có xu hướng gia tăng trong những năm tới.
Sở dĩ đạt được kết quả này là nhờ chiến lược khinh doanh và khả năng nắm bắt thị
trường chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực hoạt động. Trong điều kiện hiện nay, sức ép
cạnh tranh gia tăng, công ty luôn phải tìm ra hướng đi mới cho mình, chính vì vậy có
một số lĩnh vực mới được công ty khai thác so với thời kỳ trước. Nếu như trước đây
ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dưng các công trình thủy điện, thủy
lợi, thì hiện nay công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như:
Xây dựng kinh doanh nhà, khu đô thị, chung cư cao tầng, các công trình dân dụng, sản
xuất công nghiệp… Chính sự mở rộng ngành nghề và quy mô SXKD này đã làm cho
tổng VĐT của công ty tăng. Và để đáp ứng cho nhu cầu VĐT này công ty phải không
ngừng gia tăng nguồn vốn. Điều này cho thấy tiềm lực của công ty ngày càng gia tăng
cũng có nghĩa là doanh nghiệp có khẳ năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD
cũng như hoạt động đầu tư của mình.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Bảng 1.1: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Sông Đà 2
giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng
Tổng vốn đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh
48.82 58.01 72.14 81.21 19.964 280.144
Tốc độ phát triển liên
hoàn của VĐT nâng cao
năng lực cạnh tranh (%)
- 18.82 24.36 12.57 -75.42 -
Tốc độ phát triển định
gốc của VĐT nâng cao
năng lực cạnh tranh
1.00 1.19 1.48 1.40 0.28 -
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nguồn vốn của công ty được huy động từ hai nguồn chính là vốn vay và vốn chủ sở
hữu.
Nguồn: Phòng đầu tư – Công ty cổ phần Sông Đà 2
- Vốn chủ sở hữu:
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2004-2006 chủ yếu hình thành từ lợi nhuận để lại.
Nhìn vào bảng ta thấy năm 2004 tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu vốn chiếm tới hơn
70% nhưng đến năm 2008 thì tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn chỉ còn chiếm hơn 40%.
Vốn chủ sở hữu gia tăng liên tục trong giai đoạn 2004-2008, đặc biệt trong năm 2008
nguồn vốn này tăng hơn 40% từ 63.943 tỷ đồng lên 101.886 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành từ các nguồn chính là: vốn góp của TCT Sông Đà,
vốn góp của cổ đông khác và lợi nhuận để lại.
Lợi nhuận trước thuế của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận 5504.460 5117.239 8139.834 27628.908 16464.440
TĐPT
liên hoàn
của LN
-7.57% 59.07% 239.43% -40.41%
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của Sông Đà 2 tăng trưởng mạnh
trong 2 năm 2006 và 2007. Năm 2008 lợi nhuận của công ty bị giảm so với năm 2007
do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhưng không vì thế mà nguồn vốn cho đầu tư
của công ty giảm vì công ty đã đề ra kế hoạch SXKD trong 5 năm gai đoạn 2006-
2010 mà mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Do đó dù lợi nhuận giảm nhưng nguồn vốn vẫn tiếp tục gia tăng
trong năm này.
Vốn vay:
Hiện nay vốn vay là nguồn huy động chủ yếu của Sông Đà 2 để thực hiện đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong giai đoạn 2004-2008 quy mô vốn vay của công
ty tăng giảm không đều đặn. Năm 2004 tổng giá trị vốn vay là trên 100 tỷ đồng
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Sở dĩ năm 2004 vốn vay lớn như vậy là do công ty
đã đầu tư dây chuyền thiết bị thi công nghiền sang cát đá cho thủy điện Bản Vẽ. Năm
2005vtổng giá trị vốn vay giảm xuống chỉ còn 67.557 tỷ đồng nhưng lượng vốn này
lại tăng trong 2 năm 2006 và 2007. Do trong 2 năm này công ty mở rộng SXKD nên
nhu cầu sử dụng vốn tăng. Năm 2008 do ảnh hưởng của chính sách kiềm chế lạm
phát của chính phủ đẩy lãi suất ngân hàng lên cao dẫn đến tổng giá trị vốn vay giảm
chỉ còn trên 99 tỷ đồng.
Khi nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế và không đủ đáp ứng cho các dự án của công
ty thì nguồn vốn vay là nguồn bổ sung quan trọng. Với năng lực tài chính lành mạnh
và tốc độ tăng trưởng ổn định, việc huy động nguồn vốn này đối với Sông Đà 2
không gặp nhiều trở ngại.
2.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung đầu tư
2.2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
Để tăng khả năng cạnh tranh, Sông Đà 2 luôn quan tâm đầu tư nâng cao năng lực xe,
máy thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản
phẩm và tiến độ thi công các công trình, tăng năng suất lao động và tạo chỗ đứng
vững chắc trên thị trường. Hơn thế nữa hiện công nay công ty đang là nhà thầu thi
công một số các dự án trọng điểm với khối lượng thi công lớn.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doan của Công ty, trong những năm tới nhu cầu vận
chuyển phục vụ thi công sẽ rất cao. Năm 2009 và 2010 sẽ tập trung cho hai dự án đô
thị là Dự án Khu biệt thự Vườn Cam, và Dự án Khu đô thị mới Phú Lương. Đây là
hai dự án đô thị mới do đó nhu cầu vận chuyển cát phục vụ thi công hạ tầng kỹ thuật
rất lớn.
- Dự án Khu biệt thự Vườn Cam
Dự án Vườn Cam được triển khai thi công san nền từ tháng 6/2008, theo tiến độ thi
công được lập thì 2009 và 2010 sẽ tiến hành thi công các hạng mục khác song song
với hạng mục san nền, trong đó khối lượng vận chuyển năm 2009 chiếm 62%. Trong
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
đó Công ty dự kiến tự thực hiện 50% tổng khối lượng, phần còn lại giao cho các nhà
thầu phụ.
- Dự án khu đô thị mới Phú Lương
Theo tiến độ của toàn dự án xây dựng trong 4 năm, trong đó phần hạ tầng kỹ thuật dự
kiến hoàn thành trong năm 2009 và 2010.
Với Dự án Phú Lương Công ty dự kiến thi công 30% khối lượng.
Như vậy khối lượng vận chuyển của cả hai dự án trong năm 2009 và 2010 là rất lớn
(gần 1.200.000 m
3
) sẽ rất khó thực hiện kịp tiến độ nếu tiếp tục thuê xe như hiện nay.
Ngoài ra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới nhu
cầu vận chuyển phục vụ thi công các dự án sẽ rất cao như dự án Thủy điện Sông
Chảy, Dự án mỏ đá Hòa Bình .v.v.
Việc đầu tư mua xe vận chuyển phục vụ thi công không những để đảm bảo được tiến
độ thi công mà còn tăng cường năng lực máy móc thiết bị của công ty tạo vị trí cạnh
tranh trên thị trường xây dựng.
Trong tổng vốn đầu tư của công ty vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị chiếm tỷ
trọng lớn. Giai đoạn 2004-2007 vốn đầu tư cho nâng cao máy móc thiết bị luôn
chiếm trên 50% tổng nguồn vốn đầu tư. Năm 2008 do tổng vốn đầu tư giảm dẫn đến
vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị giảm. Thêm vào đó là thiết bị đã được đầu tư từ
những năm trước và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm này hoạt động
SXKD của các doanh nghiệp nói chung và Sông Đà 2 nói riêng gặp nhiều khó khăn
nên giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị nói riêng và tổng mức đầu tư nói chung có
phần giảm sút.
Bảng 1.3: Vốn đầu tư nâng cao năng lực thiết bị trong tổng
VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng nguồn VĐT nâng cao năng
lực cạnh tranh 48.82 58.01 72.14 81.21 19.964
VĐT nâng cao năng lực máy móc
thiết bị 28.15 36.2 44.18 49.18 4.054
Tỷ lệ VĐT nâng cao năng lực máy
móc thiết bị trên tổng VĐT nâng
cao năng lực cạnh tranh 57.66% 62.40% 61.24% 60.56% 20.31%
Nguồn: Phòng đầu tư - Công ty cổ phần Sông Đà 2
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ trong VĐT nâng cao năng lực máy móc thiết bị
luôn ở mức cao trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2004, tổng
VĐT nâng cao năng lực thiết bị chiếm trên 50% tổng VĐT nâng cao năng lực
cạnh tranh. Giai đoạn từ 2005-2007 tỷ trọng VĐT nâng cao năng lực máy móc
thiết bị luôn chiếm trên 60% tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai
đoạn này.
Năng lực thiết bị, dây chuyền thi công hiện đại đã được đầu tư trong những năm
qua. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư dây chuyền nghiền sàng sản xuất đá dăm và cát
nhân tạo với công suất 1.000 tấn/ giờ phục vụ thi công bê tông đầm lăn công trình
thuỷ điện Bản Vẽ. Công ty cũng đã đầu tư xe ô tô Toyota 7 chỗ phục vụ cho lãnh
đạo đi lại, điều hành công việc của Công ty tại công trường Bản vẽ Nghệ An và
tại trụ sở Hà Nội trị giá 1,035 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạch năm 2008.
Đầu tư máy Toàn đạc điện tử TCR 405 Power phục vụ cho sản suất kinh doanh trị
giá 0,185 tỷ đồng, chiếm 100% so với kế hoạch. Đầu tư trạm trộn bê tông RCC
120m3/h + trạm lạnh đã đầu tư được một phần khối lượng công tác đầu tư và
đang tiếp tục triển khai công tác đầu tư tiếp theo, giá trị đầu tư 6 tháng đạt: 1,166/
7,2 tỷ đồng chiếm 16% so với kế hoạch năm 2008. Đầu tư máy khoan PCR200 khí
nén bánh xích nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh giá trị 1,378 tỷ, chiếm 69%
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
so với kế hoạch. Đầu tư máy khí nén phục vụ cho sản xuất kinh doanh giá trị: 0,29
tỷ. Bên cạnh việc đầu tư mới Sông Đà 2 cũng đầu tư cải tạo, sửa chữa xe máy thiết bị
cũ hoặc điều chuyển thiết bị từ công trình này sang công trình khác mà không quá
tốn kém. Đối với những bộ phận có thể sử dụng lao động để thay thế máy móc thiết
bị công ty cùng chủ trương sử dụng lao động vừa tiết kiệm vốn đầu tư vừa giải quyết
việc làm cho CBCNV.
Năng lực thiết bị được cải thiện đã giúp công ty nhận được sự đánh giá cao từ phía
bên mời thầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
- Công nghệ thi công
Công ty đã áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến trong lĩnh vực thi công xây lắp,
sản xuất công nghiệp và đã chứng tỏ khả năng qua rất nhiều các công trình mà Sông
Đà 2 đã tham gia. Hiện nay, Sông Đà 2 đã nắm vững các công nghệ này trong hoạt
động thi công xây lắp, sản xuất công nghiệp của mình.
Công nghệ thi công tiêu biểu:
Công nghệ thi công đầm lăn RCC (RCC - Roler Compacted Concrete)
Phạm vi áp dụng: Công nghệ thi công bê tông đầm lăn (RCC) là công nghệ thi công
bê tông tiên tiến hiện nay để thi công các công trình vĩnh cửu sử dụng khối lượng bê
tông lớn như đập chắn nước của các nhà máy thuỷ điện hoặc các công trình thuỷ
nông.
Nguyên tắc chung: Hỗn hợp bê tông được trộn tại nhà máy (trạm trộn) sau đó được
vận chuyển ra hiện trường (đập) bằng ô tô tự đổ (băng tải), dùng máy ủi san hỗn hợp
bê tông thành từng lớp, sau đó dùng máy đầm rung có tải trọng từ 7-8 tấn để đầm
chặt. Thông thường chiều dày mỗi lớp từ 30-35 cm, tốc độ đầm rung khoảng 1km/h.
Sau khi bê tông đuợc đầm chặt lại tiếp tục đổ bê tông cho lớp tiếp theo cho đến khi
hoàn thành khối đổ.
Ưu khuyết điểm: Ưu điểm của công nghệ này là mức độ cơ giới hoá cao, tốc độ thi
công nhanh. Vì vậy rút ngắn được thời gian thi công do đó công trình nhanh chóng
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
được đưa vào sử dụng. Đặc biệt trong điều kiện đất nước ta đang trong quá trình
công nghiệp hoá, nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn. Vì vậy việc áp dụng công nghệ
thi công bê tông đầm lăn vào thi công các đập công trình thuỷ điện càng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một trong những doanh nghiệp
đi tiên phong trong lĩnh vực này.
2.2.2.2. Đầu tư phát triển nhân lực
Toàn cầu hóa về kinh tế đã làm cho vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
Trong bối cảnh đó dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với
những khó khăn tạo ra bởi các đồi thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài. Để
tồn tại và phát triển thì yêu cầu cấp thiết đặt ra với các doanh nghiệp là phải biết sử
dụng hiệu quả các nguồn lực của mình. Một trong những nguồn lực có vai trò quyết
định trong sự thành bại của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực. Nắm bắt được
tất yếu đó công ty cổ phần Sông Đà 2 trong những năm qua luôn quan tâm chú trọng
đến đầu tư phát triển nguồn lực quan trọng này.
Lao động trong công ty năm 2008
Bảng 1.4: Cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ
Số
TT
Nghề nghiệp
Số
lượng
Số năm trong nghề
Ghi
chú
5 năm 10 năm 15 năm
Tổng số 281 79 103 99
1 Tiến sỹ kinh tế 1 1
2 Thạc sỹ kỹ thuật 1 1
3 Kỹ sư xây dựng 61 17 23 21
4 Kỹ sư thuỷ lợi 30 13 8 9
5 Kỹ sư cầu đường 26 12 7 7
6 Kỹ sư cầu hầm, XD ngầm 16 3 8 5
7 Kỹ sư mỏ 14 4 3 7
8 Kỹ sư động lực, cơ khí 21 2 13 6
9 Kỹ sư điện, cấp thoát nước 12 2 4 6
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
10 Kỹ sư kinh tế xây dựng 18 3 7 8
11 Cử nhân kinh tế, tài chính 27 10 8 9
12 Trung cấp, cao đẳng 45 13 17 15
13 Sơ cấp, cán sự 9 0 5 4
Nguồn: Phòng đầu tư -Công ty cổ phần Sông Đà 2
Bảng 1.5:` Công nhân kỹ thuật
Số
TT
Nghề nghiệp
Số
lượng
Bậc
2
Bậc
3
Bậc
4
Bậc
5
Bậc
6
Bậc
7
Tổng cộng 1305 83 330 328 334 165 65
1 CN mộc, nề, sắt, bê tông 232 53 57 65 45 12
2 CN sơn, vôi, kính 33 14 7 7 5 0
3
CN lắp ghép cấu kiện,
đường ống
43 12 11 9 9 2
4
CN chuyên ngành đường
bộ
197 24 75 82 13 3
5
Thợ vận hành máy xúc, ủi,
san, lu
126 17 41 37 16 15
6 Thợ cần trục tự hành 43 13 9 13 7 1
7 Thợ cần trục giàn 18 0 0 12 5 1
8 Thợ vận hành các máy khác 64 16 17 15 15 1
9 Lái xe ô tô 154 83 69 2
10 CN hàn, rèn, tiện, nguội 97 21 32 25 12 7
11 Thợ điện, nước 72 14 21 19 9 9
12 CN sửa chữa 65 9 15 17 19 5
13 CN khoan nổ 47 13 8 12 7 7
14 CN trắc đạc 59 24 17 15 3 0
15 Nghề nghiệp khác 55 31 16 6 0 2
Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty cổ phần Sông Đà 2
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2
Tính đến 31/12/2008 công ty có tổng số 1586 lao động trong đó số cán bộ, kỹ sư
nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ là 281 người chiếm 18% tổng số lao động toàn công ty.
Trong số đó chủ yếu là lực lượng cán bộ có kinh nghiệm 10-15 năm trong nghề
(chiếm 72% tổng số cán bộ). Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ của công ty có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và có thể đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe
và đặc trưng của lĩnh vực SXKD này.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm
cũng đồng nghĩa với tuổi tác và được đào tạo từ những năm 80. Đây là 1 khó khăn
trong việc bắt kịp và hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở tất
cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Điều này đặt ra một trong những vấn đề nan
giải hiện vẫn đang tồn tại trong tất cả các công ty Nhà nước hiện nay là trẻ hóa đội
ngũ cán bộ lãnh đạo. Sức trẻ và tầm nhìn mới trong giai đoạn hiện nay là một trong
những nhân tố quyết định tạo nên thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy
nhiên việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở công ty vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là vấn đề
công ty cần khắc phục trong những năm tới.
GVHD: TS. Phạm Văn Hùng
Đề tài: Hoạt động đầu tư nâng cao NLCT tại CTCP SĐ 2