Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -
Chi nhánh Láng Hạ
Thái Anh Tuấn
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thái Hà
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản trị kinh doanh; Dịch vụ phi tín dụng; Ngân hàng
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt
Nam cũng là quốc gia không đứng ngoài xu thế đó. “Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” mang lại cho nền
kinh tế Việt Nam nhiều biến chuyển quan trọng. Song song với quá trình đổi mới nền kinh tế, hoạt
động ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hội nhập. Sức ép lớn nhất của hội nhập và
mở cửa nền kinh tế tác động đến ngành ngân hàng là cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng
phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ có sẵn, tiếp cận
và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới để tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế
chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới nên cũng không tránh khỏi những tác động và ảnh
hưởng của nó. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản đóng băng, lạm phát tăng
cao và đặc biệt là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, …đã tác động mạnh và trực
tiếp tới hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn kinh doanh theo cách thức cổ điển, doanh
thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Với điều kiện thị trường
ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín
dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả nhất để
thay đổi cơ cấu doanh thu cũng là cách để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển theo
hướng ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc cần phải phát triển dịch vụ phi tín dụng từ chính bên trong các ngân hàng
thương mại, thì các khách hàng cũng có nhu cầu ngày càng cao và đòi hỏi nhiều hơn về tính tiện ích
của các dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp. Nhu cầu sử dụng dịch vụ phi
tín dụng của khách hàng có thể phát triển nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các ngân hàng
thương mại trong nước. Đó là nhu cầu về dịch vụ thanh toán trong nước, bảo hiểm, các giao dịch cổ
phiếu, các dịch vụ tư vấn đầu tư, những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, dịch
vụ kiều hối, các hoạt động đầu tư - kinh doanh thông qua các công cụ tài chính phái sinh,…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ là một chi
nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (Agribank), là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng
lưới hoạt động và số lượng khách hàng, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các dịch
vụ phi tín dụng. Thời gian qua, Agribank - Chi nhánh Láng Hạ đã nhận thức được vai trò của dịch vụ
phi tín dụng mang lại như: Tạo nguồn thu ổn định, an toàn; góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; góp phần nâng cao vị thế
của ngân hàng. Chính vì vậy Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Láng Hạ nói riêng nhận
thấy sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng nhanh hơn nữa bằng chất lượng cũng như sự đa
dạng về dịch vụ trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác và đặc biệt là trước khi các
ngân hàng lớn của nước ngoài với công nghệ và dịch vụ hiện đại thâm nhập sâu vào thị trường Việt
Nam
Xuất phát từ những lý do trên, là cán bộ của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ qua thực tiễn
công tác, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tới sự phát triển
của ngân hàng. Tôi đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM Việt Nam
ngày càng được quan tâm từ các cấp quản lý cũng như từ chính bản thân các NHTM và đã có nhiều
bài viết, công trình khoa học đã được công bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận
văn. Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:
Giáo trình ngân hàng thương mại của Phan Thị Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội hay cuốn Nghiệp
vụ ngân hàng hiện đại của Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê, Hà nội. Các tác giả đã đưa ra những
khái niệm cơ bản về hoạt động của NHTM, đã làm rõ bản chất, đặc điểm, các loại hình dịch vụ của
NHTM. Các giáo trình đã giúp hình thành một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan
tâm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết chưa phản ánh được thực tế
cũng như chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận văn cần giải quyết.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng – Ngân hàng Nhà
nước, cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các ngân hàng Việt Nam, trong khi xu hướng của các
ngân hàng trên thế giới hiện nay là lợi nhuận dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ. Một hai năm
trở lại đây, không ít ngân hàng trong nước đã mạnh mẽ cải cách, nâng cấp và mở rộng hợp tác về
dịch vụ như thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu
dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM… nhưng lợi nhuận thu được mới dừng ở mức khiêm tốn.
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng cho thấy, so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của Việt Nam còn thấp: Tính đến năm 2010,
hệ thống các TCTD mới đạt tỷ lệ 3,72 TCTD/100.000 dân. Đã vậy, mức độ phân bố không đồng
đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm là hai “đầu tàu” Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh đây là những khó khăn khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở các vùng sâu
vùng xa khó tiếp cận được thị trường tài chính ngân hàng.
Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng; phát triển
dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như: Luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ ngân
hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Đoàn Thị Thu Sương; Luận văn thạc sĩ “Giải
pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Hồ Ngọc mà tác giả được biết. Nhưng các nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu về phát triển dịch vụ
ngân hàng nói chung áp dụng cho tất cả các NHTM Việt Nam hoặc áp dụng cho một số Chi nhánh
không thuộc hệ thống Agribank. Nhưng lại chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ để thấy được những thế mạnh cũng như
những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh.
Do đó rất cần phải có công trình nghiên cứu sâu nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng
tại Chi nhánh Láng Hạ, nên việc phiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi
nhánh Láng Hạ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh
Láng Hạ, nhằm phát triển hơn nữa các dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh cũng như góp phần vào sự
phát triển an toàn và bền vững của Chi nhánh trong bối cảnh hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về dịch vụ phi tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín
dụng của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Láng
Hạ.
- Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Láng Hạ trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vị không gian: Luận văn nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh
Láng Hạ
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Láng
Hạ từ năm 2010 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu
thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
Tác giả đã tổng hợp thông tin từ các báo cáo thống kê trong ngân hàng, đặc biệt là các bảng
tổng kết hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của ngân hàng qua các năm để tổng hợp, so
sánh, thống kê, phân tích, để có được những kết quả mong muốn phục vụ cho việc đánh giá thực
trạng từ đó tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân
hàng.
Các nguồn dữ liệu cần thu thập:
- Nguồn thông tin thứ cấp: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank -
Chi nhánh Láng hạ từ năm 2010 – 2013; Kết quả hoạt động kinh của một số Chi nhánh khác trên
cùng địa bàn.
- Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng tại Agribank –
Chi nhánh Láng hạ.
Các nguồn dữ liệu sẽ được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong
phần tài liệu tham khảo.
6. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài tiếp tục nghiên cứu
thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Láng Hạ với những đóng góp chủ
yếu sau
- Phân tích, đánh giá thực trạng của các dịch vụ phi tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Láng hạ
giai đoạn 2010 - 2013, từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như
nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Trên cơ sở định hướng phát triển của Agribank, định hướng phát triển của Agribank – Chi
nhánh Láng hạ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi
nhánh Láng hạ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
nội dung chính của
luận văn được bố cục thành 3 Chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ
References
Tiếng Việt
1. Agribank – Chi nhánh Hà Nội, Láng Hạ, Sở Giao dịch, Thăng Long (2010-2012), Báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
2. Agribank – Chi nhánh Hà Nội, Láng Hạ, Sở Giao dịch, Thăng Long (2010-2012), Bảng cân đối kế
toán, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Đề án đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
5. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Hồ Ngọc (2011), “Giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, TP.Hồ Chí Minh.
10. Đoàn Thị Thu Sương (2011), “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, TP.Hồ Chí Minh.
11.
Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tạp chí chuyên ngành
12. Tạp chí Phát triển và Hội nhập
13. Tạp chí Tài chính Ngân hàng
14. Thời báo Ngân hàng
15. Thời báo Kinh tế
Website:
16. www.agribank.com.vn
17. www.bidv.com.vn
18. www cafef.vn/
19. www.kinhtevadubao.com.vn
20. www.sbv.gov.vn
21. www.sgtt.vn
22. www.uef.edu.vn/
23. www.vietinbank.com.vn
24. www.vietcombank.com.vn
25. www.vneconomy.vn