Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh bắc giang giai đoạn 2007 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.69 KB, 8 trang )

Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác
giải Vũ Thị Thu quyết việc làm ở tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2007-2009

Vũ Thị Thu

Trường Đai học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thùy Linh
Năm bảo vệ: 2010
80 tr.
Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm và giải quyết
việc làm cũng như giới thiệu kinh nghiệm ở một số địa phương. Khái quát đặc điểm kinh
tế - xã hội và nguồn lao động tại tỉnh Bắc Giang. Phân tích thực trạng giải quyết việc làm
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2009. Xác định những nhân tố tác động đến giải quyết
việc làm ở tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề
việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh

Keywords. Quản trị kinh doanh; Bắc Giang; Việt Nam

Content.
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các quyết
sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Có
việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển
nhân cách và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Năm 2009, tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.827km
2
, dân số 1.555.720 người,


mật độ dân số 407 người/km
2
. Chất lượng lao động thấp, tỷ lệ lao động có trình độ văn
hoá phổ thông trở lên năm 2008 là 9,19%, năm 2009 là 12,47%; số lao động được đào tạo
nghề sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 3,2%, trung cấp kỹ thuật là 4,3%. Do đó, vấn đề bảo
đảm việc làm đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ở tỉnh Bắc Giang. Mặt khác đất nông nghiệp có hạn, diện tích canh tác bình quân đầu
người càng giảm, đất chật, người đông, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển đã và đang
là nguồn gốc làm nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu về lao động ở tỉnh,
tạo nên sự bức xúc ngày càng lớn về việc làm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay [2,5].
Trước tình hình đó, nghiên cứu về vấn đề việc làm và từ đó tìm ra những giải pháp
thích hợp để giải quyết được tình trạng thất nghiệp cũng như giúp người lao động
chọn được việc làm hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bắc Giang. Do đó, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và các yếu tố tác động đến
công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 ” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách.
Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước
nghiên cứu và công bố tiêu biểu như:
1) “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội giai
đoạn 2009-2015”, Luận văn Th.s Nguyễn Thị Hải, Trường HĐ KTQD Hà Nội tháng
5/2009 [8]. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những dự báo về xu thế phát
triển, đô thị hoá, dân số và lao động khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đến năm
2015. Tác giả dự báo xu thế đô thị hoá của Hà Nội là quá trình đô thị hoá theo chiều
rộng, trong những năm tới tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh ở khu vực nông thôn, nhiều
khu đô thị mới sẽ được hình thành. Dự báo tốc độ đô thị hoá khu vực nông thôn Hà Nội
đến năm 2010; 2015 là 32% và 39%.
2) “Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái

Kinh tế hiện nay”, Luận văn Th.S Vũ Mai Anh, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009 [2].
Tác giả đề cập đến vấn đề cần thiết phải tăng cường giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh
và đưa ra những giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái
kinh tế hiện nay.
3) “Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Th.S
Bùi Xuân An, Học viện hành chính Quốc gia Hà Nội, năm 2008 [1]. Tác giả đã nghiên
cứu thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình, đồng thời tác giả cũng đưa ra những
phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở tỉnh Thái
Bình. Một số giải pháp chủ yếu được tác giả đưa ra nhằm giải quyết việc làm như đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển
kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động…
4) Tạp chí Cộng sản số 23 (143) năm 2007, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và
xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân bàn luận về vấn đề “Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội
nhập”. Tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản và cấp thiết như: hoàn thiện thể chế thị
trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu, xây dựng và ban hành
các văn bản, cơ chế, chính sách theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế
về lao động, việc làm và thị trường lao động, phù hợp các thông lệ và cam kết quốc tế
của Việt Nam trong hội nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch,
công khai và đơn giản; tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền
địa phương nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc
làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trình độ; giáo dục -
đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, đồng thời, nâng cao hiểu biết về pháp
luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội
ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất
công nghiệp [8].
5) Tạp chí Cộng sản số 24 (144) năm 2007, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Võ Hồng
Phúc nói về “Lao động và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay”. Tác giả đã đưa ra một
số giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề lao động và giải quyết việc làm ở nước ta

hiện nay như nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua công tác đào tạo và dạy
nghề, hoàn thiện và phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động, huy động nguồn
lực để phát triển mạnh các vùng, ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động,
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã, đặc biệt coi trọng phát
triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng
nghề tiểu thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tăng
đầu tư vào nông thôn, miền núi nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao
động thông qua các chính sách trợ giúp, tín dụng tạo điều kiện cho người lao động phát
triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập…[9]
Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề việc làm và thất
nghiệp ở các tỉnh như: Đồng Nai, Kiên Giang, Thanh Hoá…Điều đó cho thấy sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu các nhà khoa học về vấn đề việc làm và thất nghiệp. Tóm lại,
do mục đích khác nhau nên cũng có những nghiên cứu khác nhau về việc làm và giải
quyết việc làm. Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về việc làm
và giải quyết việc làm nhằm góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho người lao động
là hết sức cần thiết. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cho đến nay chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu sâu về vấn đề giải quyết việc làm ở Bắc Giang. Như vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết việc làm ở
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009 ” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của Luận văn là nhằm nghiên cứu, đánh giá công tác giải quyết việc
tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2007-2009.
Mục đích chính này được thể hiện bằng những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm và giải quyết
việc làm.
- Phân tích đặc điểm và thực trạng về việc làm ở tỉnh Bắc Giang.
- Xác định những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, hạ
thấp tỷ lệ thất nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về việc làm và công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009.
Tác giả chọn giai đoạn 2007-2009 để nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố tác động đến
hoạt động giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang vì tác giả muốn lấy những số liệu thực tế
gần nhất để phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận văn của mình được tốt hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu như
báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh Bắc Giang…
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên cơ sở đó thống kê, phân tích, tổng hợp
tình hình việc làm và nhân tố tác động đến giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang.
Phân bổ số phiếu điều tra:
Cơ cấu
Số lượng
phiếu
Ghi chú
Người sử dụng lao động (NSD LĐ)
10
Dùng chung cho một
mẫu phiếu khảo sát
Người lao động (NLĐ)
13
Trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL)
7
Tổng cộng
30
Mục đích của bảng hỏi: thông qua đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tác động tới việc làm và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang.

Tác giả sẽ sử dụng số lượng phiếu phân bổ cho:
- Người sử dụng lao động (NSD LĐ):
+ Doanh nghiệp: 3 doanh nghiệp.
. Trong lĩnh vực Công nghiệp: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp: 2 phiếu.
+ Cơ quan hành chính sự nghiệp: 2 cơ quan.
. Hành chính: 2 phiếu.
. Sự nghiệp: 2 phiếu.
- Người lao động:
. Trong lĩnh vực Công nghiệp: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại: 2 phiếu.
. Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp: 2 phiếu.
. Hành chính: 4 phiếu.
. Sự nghiệp: 3 phiếu.
- 01 Trung tâm giới thiệu việc làm.
. Người quản lý: 2 phiếu.
. Người lao động: 5 phiếu.
6. Những đóng góp của luận văn
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm.
+ Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2009.
+ Phân tích những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm giải quyết có hiệu
quả vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về việc làm và công tác giải quyết việc làm.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2009.
Chương 3: Một số giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang.


References.
Tiếng việt
1. Bùi Xuân An (2008)“Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp”,
Luận văn Thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Mai Anh (2009) “Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
3. Vũ Hải Anh (2009), Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
suy thoái Kinh tế hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2008, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Phạm Đức Chính (2005), Giáo trình Kinh tế lao động, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
7. David Begg (2007), Bộ sách Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hải (2009)“Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại
thành Hà Nội giai đoạn 2009-2015”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
9. Sở Lao động thương binh và xã hội (2009), số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở
Bắc Giang năm 2006-2009.
10. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội.
11. Tạp chí Cộng sản số 23 (143) năm 2007
12. Tạp chí Cộng sản số 24 (144) năm 2007
13. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH, Luận
án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống Kê,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2006-2020), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2020.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2009), Báo cáo kết quả thực hiện về Chương trình
giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Internet
17.
18.
19.

×