Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TH true milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.72 KB, 4 trang )

Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TH
True Milk

Bùi Thị Như Hoài

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Xuân Trường
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải tìm
mọi cách để phát huy thế mạnh, phát huy nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
phát triển lớn mạnh. Mỗi doanh nghiệp đều có một chiến lược phát triển riêng, có thể có
những doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào công nghệ, dây chuyền sản xuất, cũng có thể có
doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào marketing, quảng cáo để tạo dựng thương hiệu. Song
đóng vai trò quan trọng, then chốt và là chìa khóa dẫn tới thành công, phát triển của các
doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô giá và
đồng thời là yếu tố đầu vào quan trọng của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp khai thác và
phát triển hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc họ có khả năng thành
công và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong những
thập kỷ gần đây khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với các cuộc cạnh tranh
gay gắt trên thị trường, nỗ lực chống chọi với các cuộc suy thoái kinh tế và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của nhân viên. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh và mạnh như
hiện nay của khoa học kỹ thuật và công nghệ cộng với sự biến động mạnh mẽ của thị
trường thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng. Làm thế nào để
nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất, làm thế nào để họ có thể tiếp cận, sử dụng công
nghệ mới, hay họ có khả năng nâng cao trình độ chuyên môn, phối hợp làm việc tốt và học
hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài hay không,… là một loạt các vấn đề đặt ra
cho các nhà quản lý doanh nghiệp
Ngành công nghiệp sữa là một trong số các ngành đòi hỏi cao về công nghệ chế biến cũng


như về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm sữa có
hàm lượng dinh dưỡng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, việc chăn
nuôi và chế biến sữa trong điều kiện khí hậu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy,
yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý và người lao động trong ngành là rất cao.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH True Milk) cũng là một công ty đòi hỏi cao về
chất lượng nguồn lực và là một Công ty tăng trưởng khá nhanh và mạnh về quy mô cũng
như chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực của công ty là sự kết hợp của cả
nhân sự trong và ngoài nước. Một số vị trí cấp cao trong Công ty do người nước ngoài nắm
giữ, đặc biệt vị trí Tổng Giám đốc Công ty. Ngoài đội ngũ nhân sự là các chuyên gia quản
trị cao cấp và các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, Công ty còn có một đội ngũ rất
đông công nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Với cơ cấu nguồn nhân sự khá
đa dạng kết hợp với kinh nghiệm, trình độ quản lý của người nước ngoài và sự tăng trưởng
nhanh mạnh trong thời gian qua cùng với định hướng, mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp, hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TH True Milk thực sự là một đề
tài hấp dẫn và mang tính thiết thực.
Nhận thức rõ tầm quan trọng phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung
và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty TH True Milk, tôi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TH True Milk”.
Keywords. Phát triển nguồn nhân lực; Công ty TH True Milk; Quản trị kinh doanh; Quản
trị nhân lực
Content.
Chương 1: Tổng quan tài liệu và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực.
Chương 2: Phân tích, đánh giá hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần
Thực phẩm Sữa TH.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa
TH.
References.
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Kim Dung (2012), “Mối quan hệ giữa uy tín lãnh đạo, mức độ thỏa mãn trong công việc
và gắn kết đối với tổ chức của nhân viên”, Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam, Tr. 71-73.
4. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao
động Xã hội, Hà Nội.
5. Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải, (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực (tái bản lần thứ ba),
NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997 - 2001), Các văn kiện Đại hội VIII, IX, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung
Ương khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2007), Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Đường (2002), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp
cận hệ thống trong điều kiện mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Goleman D. (2007), Trí tuệ xúc cảm - ứng dụng trong công việc, NXB Tri Thức, Hà Nội.
11. Trương Khánh Hạ (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và sự vận dụng vào đổi
mới công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Hành chính Quốc
gia, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (2007), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, và phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp
chí xây dựng Đảng, Tr. 8-15.
13. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học kinh tế Quốc
Dân, Hà Nội.
14. M.Konoroke - Trần Quang Tuệ (1999), Nhân sự chìa khóa của thành công, NXB Giao
thông, Hà Nội.
15. Phạm Thị Phương Nga (2002), Khái niệm giáo dục, đào tạo và phát triển đội ngũ công chức
trong quản lý nguồn nhân lực, tổ chức Nhà nước, XNB Lao động Xã hội, Hà Nội.
16. TH True Milk (2010-2013), Báo cáo tổng kết công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển, Báo

cáo tài chính.
17. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Alvin C. Eurich and Sidney Tickton (1961), Academy for Educalional Development.
19. Jonh H. McConnell (2001), Auditing Your Human Resources Department: A step-by-step
guide to Assessing the Key Areas of Your Program, Amacom - American Management
Association.
20. R.Wayne Mondy In Collaboration with Judy Bandy Mondy “Human Resource
Management”.
Các website
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

×