Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (viglacera)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.47 KB, 7 trang )



Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty
Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)


Nguyễn Thị Hương


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2009


Abstract: Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và các
nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Trình
bày khái quát về Tổng Công ty Viglacera về các mặt như lịch sử hình thành và phát triển
của công ty, cơ cấu tổ chức, tình hình sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, quy trình
công nghệ sản xuất của công ty. Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất và hiệu quả sử
dụng vốn trong những năm 2004 – 2008, đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn
chế còn tồn tại trong việc dụng vốn của Tổng công ty Viglacera. Trình bày các định
hướng, mục tiêu phát triển trong năm tới và một số kiến nghị, đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thủy tinh và gốm sứ xây dựng: Tăng
nhanh vòng quay hàng tồn kho và nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng, quản lý các khoản
phải thu và xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu
quả vốn bằng tiền, xác định nhu cầu vốn kinh doanh cho kỳ tới, đa dạng hóa nguồn vốn
huy động cho hoạt động kinh doanh, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và công tác
phân tích tài chính,


Keywords: Doanh Nghiệp; Quản lý tài chính; Quản trị kinh doanh; Vốn


Content
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã khó thì việc sử dụng vốn
sao cho có hiệu quả lại càng khó hơn.


Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường ngày càng phát triển, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, chủ động đi trước đón đầu với những công nghệ mới của nền kinh tế tri thức trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình phát triển nền kinh tế đó đòi hỏi cạnh tranh quyết liệt
giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả thì không ít các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn,
nhiều doanh nghiệp không đảm bảo tái sản xuất giản đơn, vốn sản xuất kinh doanh mất dần đi
sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Một số doanh nghiệp luôn ở tình trạng thiếu vốn, kinh doanh thua lỗ
và nguy cơ phá sản luôn rình rập những doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Thực tế này do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý và sử dụng vốn
kém, hiệu quả sử dụng vốn không có. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay là hết sức cần thiết,
nó quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy những doanh nghiệp nào xây dựng kế hoạch sử dụng vốn phù hợp thì
doanh nghiệp đó sẽ thành công. Ngược lại những doanh nghiệp hoạt động không có kế hoạch
hoặc hoạch định sử dụng vốn không đúng thì hoạt động cầm chừng và thụ động trước những
biến đổi của thị trường mà không thể phát triển được thậm chí còn phải trả giá cho những quyết
định sai lầm đó. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của sử dụng vốn trong kinh doanh
đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng công ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành
sản xuất vật liệu xây dựng trong việc tìm kiếm con đường đi thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Những năm đầu của nền kinh tế thị trường, Tổng công ty đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm có
cả những thành công và những thất bại để có được kết quả như hôm nay. Đây cũng là một trong
những minh chứng cho việc sử dụng hiệu quả đồng vốn của Tổng công ty. Khi doanh nghiệp
không có chiến lược sử dụng hiệu quả vốn định hướng cho hoạt động của mình thì sẽ phải mày
mò, thử nghiệm và thậm chí trả giá cho những sai lầm của mình. Vì vậy để tiếp tục đứng vững
trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng diễn ra trong môi trường kinh
doanh đòi hỏi công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược sử dụng vốn phù hợp.
Căn cứ vào tình hình thực tế nói trên kết hợp với những hiểu biết về lý luận về vốn và
hiệu quả sử dụng vốn tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty
Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)” để nghiên cứu.


2 - Tình hình nghiên cứu
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân luôn
cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa vô cùng
quan trọng nên đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Việc huy động một lượng vốn rất lớn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang
gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ở Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)” sẽ nghiên cứu bổ sung về mặt lý luận
và triển khai ứng dụng tại Tổng công Thủy tinh và Gốm xây dựng.
3 - Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
+ Mục tiêu nghiên cứu :
Phân tích thực trạng về sử dụng vốn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn ở Tổng công ty.
+ Để đạt được những mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn ở Tổng công ty Tổng công Thủy tinh và Gốm
xây dựng qua đó rút ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong sử dụng vốn có hiệu quả.

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ở Tổng công Thủy
tinh và Gốm xây dựng.
4. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hóa những lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
- Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Thủy tinh và Gốm
xây dựng (Viglacera).
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty.


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về vốn sản xuất của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm
xây dựng (Vốn cố định, vốn lưu động).
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng
(Viglacera).
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê kinh tế, phân tích, tổng hợp, so sánh
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng
(Viglacera).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Thủy tinh và
Gốm xây dựng (Viglacera).



References
Tiếng Việt
1. Lê Thế Anh (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Xây dựng Thăng

Long, Luận văn ThS. Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Ngọc ánh (2008), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty lắp máy Việt
Nam, Luận văn ThS. Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Minh An (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Bưu chính
Viễn thông, Hà nội.
4. Nguyễn Văn Bảo (2002), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp về xây dựng, Luận văn tiến sĩ, Thư viện quốc gia, Hà nội.


5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu
năm 2009 của Tổng công ty Viglacera.
6. Báo cáo tài chính các năm 2004,2005,2006,2007,2008 của Tổng công ty Viglacera.
7. Davis Begg, (2003), “Kinh tế học” (tập 1 và 2), NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ, Công văn số 393 /BKHCN-VP ban hành ngày 09/2/2007 về
việc Quản lý, thực hiện kế hoạch vốn năm 2007 và chuẩn bị kế hoạch vốn năm 2008.
9. Bộ tài chính, (2003), Quyết định 206 / 2003/QĐ-BTC về ban hành chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Hà nội.
10. Chính phủ (1996), Nghị định 59/ CP ngày 27/6/1995: Ban hành quy chế tài chính và
hạch toán kinh doanh đối với DNNN.
11. Chính phủ (2002), Nghị định 64 / 2002/NĐ- CP ngày 16/6/2002 về việc chuyển DNNN
thành công ty cổ phần.
12. Nguyễn Kiên Cường (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Tổng công
ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Luận văn ThS. Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Nguyễn Việt Dũng (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đông Anh - TP. Hà Nội, Luận văn ThS. Quản trị Kinh
doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Đại học Tài chính - kế toán Hà nội (1999), Giáo trình Tài chính học, Nxb Tài
chính, Hà nội.

15. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê, Hà
Nội.
16. Lê Thị Hải Hà (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Xây dựng số
9 thuộc Tổng công ty cổ phần VINACONEX, Luận văn ThS. Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội.


18. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
19. Ngô Quỳnh Hoa (2004), 101 câu hỏi về quản lý tài chính và sử dụng vốn trong doanh
nghiệp, Nxb lao động – xã hội, Hà nội.
20. Đàm Văn Huệ (2006), Sách chuyên khảo hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ , Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
21. Nguyễn Ngọc Hùng (1999), Giáo trình Tài chính- tiền tệ, Nxb thống kê, Hà nội.
22. Nguyễn Đăng Hạc, Nguyễn Quốc Trân (2001), Tài chính doanh nghiệp, NXB xây dựng,
Hà Nội.
23. Trần Hồ Lan (2003), Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp Nhà nước ngành nhựa ở Việt Nam, LA TS kinh tế.
24. Luật doanh nghiệp (2005) Nxb chính trị quốc gia, Hà nội.
25. Lê Xuân Ngọc (2006), Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty
xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Luận văn ThS. Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội
26. Nguyễn Văn Nam (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà nội
27. Từ Quang Phương (1997), “Hiệu quả đầu tư vốn trong các doanh nghiệp nhà nước”, Tạp
chí kinh tế và phát triển (số tháng 4/1997).
28. Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb thống kê, Hà nội.
29. Phạm Đình Soạn (2000), Khắc phục yếu kém để tăng khả năng cạnh tranh, Nghiên
cứu kinh tế, tháng 2/2000.
30. Nguyễn Hữu Tài ( 2002), Giáo trình Lý thuyết tài chính- tiền tệ, Nxb thống kê, Hà nội.

31. Đào Văn Tú (2004), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính.
32. Phạm Quang Trung (2000), Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn
kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Thư viện quốc gia, Hà nội.
33. Phạm Văn Trường, Lê Hoài Phương, Đoàn Hoài Đức, Lê Quang Đức (2007), Giáo trình
tài chính doanh nghiệp, NXB lao động xã hội.


34. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 04/2002/CT- TTg ngày 8/2/2002 về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
35. Bùi Kim Yến (2002), Giải pháp tạo vốn của doanh nghiệp trên thị trường tài chính Việt
Nam, LA TS kinh tế.
Tiếng Anh
36. N. Gregory Mankiw, (2003), “Principles of Economics - Havard University- NXB Thống
kê, Hà Nội.
Website
37. Trang Web Bộ tài chính:
38. Trang Web của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng: www.Viglacera.vn


×