Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình xây dựng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.72 KB, 5 trang )

1

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế
công trình xây dựng Hải Phòng
Enhancing the effect of using employees in Hai Phong construction design and consultant joint
stock company
NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 75 tr. +

Vũ Văn Yên

Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS Trương Minh Đức
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản trị kinh doanh; Lao động; Quản lý nhân sự

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp chúng ta có thể có
nhiều cách khác nhau, thông thường mọi người thường nghĩ đến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bản thân các doanh nghiệp cũng hiểu rất rõ rằng, chất lượng là yếu tố quyết định sự sống còn
của doanh nghiệp. Mỗi người một cách từ đổi mới công nghệ, đầu tư cho sản xuất nguyên liệu,
xây dựng hệ thống bán hàng… Nhưng họ lại chưa thực sự chú trọng đến những yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, đó là yếu tố con người.
Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng là một doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm chủ yếu mang lại từ trí tuệ nên việc sử dụng lao động lao động như thế nào
cho hợp lý là điều cực kỳ quan trọng. Cán bộ công nhân viên ở đây hầu hết là những người có
trình độ nghiệp vụ, am hiểu về các lĩnh vực của cuộc sống nên tiền chưa hẳn là mục tiêu cao nhất
của họ. Ngoài mức lương mà họ xứng đáng được nhận, họ còn mong muốn có một môi trường


làm việc tốt để phát huy được khả năng của mình và nhận được sự tôn trọng của cấp trên cũng
như đồng nghiệp. Một thực tế cho thấy, trong thời gian trước đây, rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư
sẵn sàng chuyển sang đơn vị khác khi họ đã đủ lông đủ cánh hoặc họ nhóm lại thành lập một
Công ty riêng, cạnh tranh trực tiếp với đơn vị cũ. Tại sao lại như vậy? Một câu hỏi lớn đặt ra cho
các nhà lãnh đạo Công ty trong thời kỳ này là phải nhanh chóng tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm
giữ chân những nhân viên giỏi, tạo cho họ một môi trường làm việc tốt và một chế độ đãi ngộ
xứng đáng, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty. Chính vì
vậy mà việc "Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình
xây dựng Hải Phòng" thực sự cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích:
Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng là Công ty Tư vấn có
quy mô lớn nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hiệu
quả công tác sản xuất kinh doanh của Công ty được đánh giá là chưa cao mà trọng tâm là việc sử
dụng lao động chưa hợp lý. Là một thành viên phụ trách một đơn vị trực thuộc Công ty, em
2

mong muốn mình sau khi tốt nghiệp khóa học này, sẽ đóng góp những ý kiến tâm huyết giúp các
nhà lãnh đạo Công ty đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhất về vấn đề sử dụng lao động, tạo tiền
đề cho Công ty phát triển ổn định và vững chắc.
Mục đích nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu kỹ hơn đặc điểm của lao động và hiệu quả sử
dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu và đưa ra cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các
doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công
trình xây dựng Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và kết quả đánh giá thực
trạng công tác sử dụng lao động ở Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải

Phòng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra các đề xuất và giải pháp cho công tác sử dụng lao động
hiệu quả tại Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế
công trình xây dựng Hải Phòng.
- Về cơ sở lý luận: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác sử dụng
lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
- Về thực trạng: Phân tích và đánh giá được thực trạng sử dụng lao động tại Công ty cổ
phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
- Về giải pháp: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công
ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu công tác sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao
động tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác sử dụng lao động và tại Công ty
cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng trong thời gian 3 năm, từ năm 2011 đến
năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin trực tiếp tại Công ty, tham khảo tài liệu, số liệu ba năm gần đây của
Công ty (từ năm 2011 đến 2013).
- Tham khảo tài liệu sách báo, giáo trình học tập, tạp chí kinh tế và trên mạng Internet
- Dựa vào các bảng điều tra thông tin từ một những nhóm Tư vấn có hiệu quả sử dụng lao
động khác nhau.
- Tham khảo quy trình sử dụng lao động của một số doanh nghiệp cùng ngành có hiệu
quả cao trong sử dụng lao động.
- Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê

3

+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp khảo sát điều tra thực tế trong quá trình nghiên cứu
5. Đóng góp mới của Luận văn.
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hoá cơ sở bằng lý luận các vấn đề có liên quan đến công tác
tư vấn đối với việc sử dụng lao động hiệu quả.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư
vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng trong thời gian qua, qua đó phát hiện những mặt còn
hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục.
Dựa vào những kiến thức đã được các Thầy, Cô truyền đạt và một chút kinh nghiệm thực
tế công tác quản lý lao động, em cho rằng nếu những kiến nghị, đề xuất và giải pháp của đề tài
được thực hiện thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty trong
thời gian tới.
6. Tình hình nghiên cứu.
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về con người và nguồn lực con người như:
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
do Mai Quốc Chánh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1999); “Giáo trình kinh tế nguồn
nhân lực” do Mai Quốc Chánh và Mai Xuân Cầu chủ biên, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội (2008); “Phát triển nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam” do Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị
Doan chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001); “Quản trị nguồn nhân lực” do Trần Kim
Dung chủ biên, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh (2009); “Giáo trình quản trị nhân lực”
do Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân chủ biên, Nxb Lao động - Xã hội (2004) hay
“Quản trị nguồn nhân lực” do George T.Milkovic – John W.Boudreau chủ biên, Vũ Trọng Hùng
dịch, Nxb Thống kê (2005) Ngoài ra, có rất nhiều đề tài luận văn thạc sỹ cũng nghiên cứu về
lao động và nguồn nhân lực như: “Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015” của Đinh Đức Hòa; “Giải pháp hoàn thiện công tác
quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Changsin đến năm 2015” của Nguyễn Ngọc Minh; “Một số
giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chăn
nuôi CP Việt Nam” của Nguyễn Văn Tín; “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tư vấn

thiết kế giao thông Bình Định” của Nguyễn Nhật Minh; “Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại
Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun” của Nguyễn Thị Thúy Hằng…Mặc dù các đề tài nghiên
cứu những yếu tố, những mảng khác nhau về lao động, nguồn nhân lực nhưng đều nhằm thể hiện
được vai trò của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng là một doanh nghiệp
chuyên kinh doanh về các sản phẩm tư vấn thiết kế. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ chú trọng đến
việc làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn mà chưa quan tâm đúng mức tới hiệu
quả sử dụng lao động hiện có. Chính vì vậy mà trước đây chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề
nhân lực và đó cũng là động lực để em tham gia vào đề tài này.
7. Bố cục Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm các nội dung sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động
- Chương 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư
vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng
- Chương 3: Kiến nghị và giải pháp cho sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn
thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng


4

References
1. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Mai Quốc Chánh và Mai Xuân Cầu (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học – Xã hội.

6. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Lao
động - Xã hội.
7. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới,
Đề tài KX.07-14, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (2001), Vấn đề phát triển toàn diện con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thành Hội (1999), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê.
11. Trần Hùng (2010), Giáo trình quản trị nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa.
12. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Khánh (2009), Quản trị nhân sự - Thấu hiểu từng người trong tổ chức, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
14. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh
nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học - Xã hội.
15. Huy Lê (09/7/2006), Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao, Báo Nhân dân (28).
16. Hoàng Văn Liên (14/4/2006), Đào tạo nguồn lực chất lượng cao – Bài toán hóc búa của
doanh nghiệp trẻ, Báo Điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam.
17. Nguyễn Đình Luận (2005), Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công hóa, hiện đại
hóa đất nước, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14).
18. Phạm Thanh Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học - Xã hội.
19. Lê Văn Tâm và Lê Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nxb Lao động - Xã
hội.
20. Nguyễn Hữu Thân (2006), Tài liệu hướng dẫn học môn quản trị nhân sự, Tài liệu lưu hành
nội bộ Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, Nxb Lao động - Xã hội.
22. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
Lao động - Xã hội.

23. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
5

24. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
26. Brian Tracy (2007), Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài, Trương Hồng Dũng và Trương
Thảo Hiền dịch, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Dessler G (2005), Human Resource Management, Prentice Hall.
28. J.Leslie McKeown, (2008), Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi, Trịnh Huy Thiệp dịch, Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
29. George T.Milkovic – John W.Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Vũ Trọng Hùng
dịch, Nxb Thống kê.
30. Martin Hill (2000), Quản trị nhân sự theo quan điểm tổng thể, Đinh Toàn Trung dịch, Nxb
Thống kê.
31. Robert Heller, (2008), Quản lý nhân sự, Lê Ngọc Phương Anh dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.
32. Robert B Maddux (2007), Xây dựng nhóm làm việc, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh.

×