Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các giải pháp thu hút khách việt nam đi du lịch nước ngoài tại công ty cổ phần thương mại và du lịch quốc tế vinatour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.88 KB, 6 trang )



Các giải pháp thu hút khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài tại công ty cổ phần Thương mại và
Du lịch quốc tế Vinatour


Nguyễn Thị Minh Thu



Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị Kinh doanh; Mã số: 60 43 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển khách du
lịch Outbound nói chung, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài nói riêng tại công ty
kinh doanh lữ hành; Đánh giá thực trạng phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
của công ty du lịch Vinatour từ những kết quả đã đạt được từ năm 2002-2006, tìm ra
những thành công và hạn chế để tiếp tục phát huy những mặt mạnh khắc phục những mặt
hạn chế và đưa ra định hướng, giải pháp phát triển khách Việt nam đi du lịch nước ngoài
tại Công ty du lịch Vinatour giai đoạn 2007-2010

Keywords: Công ty cổ phần Vinatour; Du lịch; Quản trị kinh doanh


Content

1. Sự cần thiết của đề tài


Phát triển khách hàng luôn là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho mỗi Công ty trong quá trình
tồn tại và phát triển nhằm tạo ra uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường cũng như tăng
khả năng sinh lợi nhuận.
Đối với các Công ty kinh doanh du lịch phát triển khách hàng không chỉ là việc thu hút
khách đi du lịch trong nước hay đón khách du lịch quốc tế đến mà còn là việc thu hút khách đi
du lịch nước ngoài.


Trong những năm gần đây Đất nước bước vào thời kì đổi mới, một loạt thành tựu của sự
nghiệp "Đổi mới" đã được ghi nhận trong đó có tốc độ phát triển kinh tế tăng trung bình hơn 7%
mỗi năm trong một thời gian dài, điều đó làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống vật chất của
người dân. Chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, người dân dành nhiều thời gian hơn cho thư
giãn, giải trí, du lịch trong đó trào lưu đi du lịch nước ngoài đang có xu hướng tăng rất mạnh.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện và khuyến khích
việc ra đời ngày càng nhiều các Công ty lữ hành có chức năng tổ chức cho khách Việt Nam đi du
lịch nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các Công ty du lịch trong việc thu
hút khách đi du lịch nước ngoài.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay có một bài toán được đặt ra là làm thế
nào để các Công ty lữ hành nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Quốc tế
Vinatour (gọi tắt là công ty du lịch Vinatour) - đơn vị lữ hành quốc tế đầu tiên của ngành Du lịch
Việt Nam nói riêng đứng vững và tiếp tục phát triển. Một trong những lời giải cho bài toán đó
được tìm thấy trong đề tài “Các giải pháp thu hút khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công
ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Vinatour”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện và triển khai luận văn, tác giả đã tiếp cận và tìm hiểu nhiều công trình nghiên
cứu về du lịch, kinh doanh du lịch và kinh doanh lữ hành ở Việt Nam trong những năm gần đây,
có thể nêu lên một số bài viết tiêu biểu:
Tạp chí nghiên cứu sau đại học của khoa du lịch Trường đại học Rikyo, Tôkyô, Nhật Bản
của tác giả Lê Anh Tuấn (2004), Du lịch nhận khách và công tác xúc tiến quảng bá du lịch quốc
tế của Thái Lan.

Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị
trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam.
Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2002), Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác
của du lịch Việt Nam.
Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng
điểm.


Ngoài ra tác giả còn tham khảo các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các bài viết được
đăng tải trên các tạp chí, các trang web có liên quan đến du lịch nói chung và đến việc thu hút
khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài nói riêng với những cách tiếp cận khác nhau.
Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu có giá trị, tuy nhiên cho đến nay chưa
có công trình nào khảo sát, nghiên cứu về các giải pháp thu hút khách Việt Nam đi du lịch nước
ngoài một cách đầy đủ, hệ thống cập nhật dưới dạng luận văn cao học hay luận án tiến sĩ. ‎
Do vậy, đề tài "Các giải pháp thu hút khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công ty Cổ
phần Thương mại và Du lịch Quốc tế Vinatour" là một đề tài hết sức mới mẻ, cần được xem xét,
nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống nhằm tìm ra lời giải cho bài toán cạnh tranh
và phát triển bền vững của các Công ty lữ hành trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập sâu
của nền kinh tế Việt Nam vào thị trường thế giới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Luận văn đưa ra các giải pháp phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
tại Công ty du lịch Vinatour trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đã nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một
số nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc phát triển khách du lịch
Outbound nói chung, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài nói riêng tại Công ty kinh
doanh lữ hành.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển khách Việt Nam đi du
lịch nước ngoài tại Công ty du lịch Vinatour

- Đề ra các giải pháp phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
tại Công ty du lịch Vinatour trong thời gian tới.
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại
Công ty du lịch Vinatour thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công ty trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển
khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công ty du lịch Vinatour thời gian từ năm 2002 đến
năm 2006.
5. phương pháp nghiên cứu


Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng
làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo, bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp khác
như: Hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu các nội dung cụ thể.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn thông tin của Tổng cục Du lịch, Tổng cục
Thống kê, các trang web về du lịch, các thông tin từ Công ty du lịch Vinatour, các công trình
nghiên cứu có liên quan của các chuyên gia trong và ngoài nước, phương pháp điều tra xã hội
học và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến các giải pháp thu hút khách Việt Nam đi
du lịch nước ngoài tại các Công ty kinh doanh lữ hành.
Khẳng định có căn cứ khoa học và thực tiễn về vai trò quan trọng của việc thu hút khách
Việt Nam đi du lịch nước ngoài trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế nước ta sau
khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Đánh giá thực trạng phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài của Công ty du lịch
Vinatour thông qua việc so sánh những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế. Việc làm
này cho phép tìm ra những mặt mạnh để tiếp tục phát huy cũng như tìm ra những nguyên nhân
kìm hãm sự phát triển, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém.
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài của

Công ty du lịch Vinatour thời gian qua, luận văn đưa ra những kiến nghị cụ thể và có hệ thống về
các giải pháp phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài của Công ty giai đoạn 2007 -
2010.
7. bố cục CủA LUậN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được cấu trúc với 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển khách du lịch Outbound nói
chung, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài nói riêng tại Công ty kinh doanh lữ hành.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại Công
ty du lịch Vinatour giai đoạn 2002 - 2006.
Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài tại
Công ty du lịch Vinatour giai đoạn 2007-2010.







References
Tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Văn Lưu (1998) Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
2. Alastair M. Morrison (1998) Marketing trong linh vực lữ hành và khách sạn. Trường đại học
Perdue, Hoa Kỳ, Tổng cục Du lịch Việt Nam dịch, nhà máy in Quân đội.
3. TS Trương Đình Chiến (2004), Giáo trình: Quản trị kênh phân phối, NXB Thống kê
4. TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS Nguyễn Hồng Chương (2006), Giáo trình: Quản trị kinh doanh
lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS Nguyễn Văn Mạnh (1996), Giáo trình: Tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê
6. GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình: Kinh tế du lịch, NXB
Lao động – Xã hội

7. PGS. TS Nguyễn Viết Lâm (2004) Giáo trình nghiên cứu Marketing, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, NXB Thống kê.
8. PGS. TS Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình Marketing thương mại NXB Lao động –
Xã hội
9. TS. Trần Đức Thanh (2003) Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. TS. Vũ Phương Thảo (2005) Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
11. Lê Anh Tuấn (2004) Du lịch nhận khách và công tác xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế của
Thái Lan. Tạp trí nghiên cứu sau Đại học của khoa du lịch Trường đại học Rikyo, Tôkyô,
Nhật Bản.
12. Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch (2006) Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia
về du lịch giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010.
13. Báo du lịch các số từ tháng 1-12/2006
14. Báo cáo tổng kết năm của Công ty Du lịch Vinatour từ năm 2002 đến năm 2006
15. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001) Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị
trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam.
16. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2002), Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác của
du lịch Việt Nam.
17. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng


điểm.
Tiếng Anh
18. Elizabet Burger (1996), Economics of Tourism and Hotel Management, salzburg, Austria.
19. VNAT, Saffron, CAECI and Fundesco (2005), Manual for marketing and promotion for
sustainable tourism in Vietnam.
20. World Tourism Organization (2005), Tourism market trends, 2005 Edition.
Trang Web
21.
22.

23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.

×