Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển đội ngũ viên chức tại bảo hiểm xã hội tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.12 KB, 3 trang )

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát
triển đội ngũ viên chức tại bảo hiểm xã hội
tỉnh Hải Dương

Đinh Trần Dũng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quân
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý nhân sự; Đội ngũ viên chức; Bảo hiểm xã
hội.


Content
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy vai trò của con người, đặc biệt là
con người có tri thức luôn gắn liền với những bước ngoặt quyết định đến tính chất của cả một
thời đại.
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh đầu tư cho giáo dục và đào tạo là hình thức đầu
tư mang lại hiệu quả cao nhất so với các loại hình đầu tư khác. Xét đến cùng con người là yếu
tố quyết định cho mọi sự phát triển.
Nắm vững xu hướng tất yếu đó, trong thời kỳ Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, mở của, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Do đó việc quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước nói chung cũng như của ngành bảo hiểm xã hội ( BHXH) nói riêng.
BHXH có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chính sách đảm bảo an


sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Cũng chính vì vậy đòi hỏi, yêu cầu về năng lực chuyên
môn nghiệp vụ, cũng như phẩm chất đạo đức, chính trị đối với mỗi cán bộ, công chức, viên
chức ngành BHXH là rất cao. Muốn đáp ứng được những đòi hỏi của công việc, bắt buộc
ngành BHXH phải quan tâm trú trọng tới công tác đào tạo và phát triển đội ngũ của mình.
Trước những yêu cầu đặt ra của BHXH Việt Nam về công tác đào tạo và phát triển đội
ngũ Cán bộ, công chức, Viên chức (CBCC,VC) để phù hợp với tình hình hiện tại và định
hướng cho những năm tiếp theo. Tại BHXH tỉnh Hải Dương nơi tôi đang công tác đã từng
bước xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch để đào tạo và phát triển đội ngũ
CBCC, CV nhưng hiệu quả mang lại vẫn còn hạn chế là do đội ngũ ấy được đào tạo từ nhiều
trường, chuyên ngành khác nhau trong hệ thống giáo dục, đào tạo. Vì vậy sự am hiểu, thành
thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đang còn rất hạn chế.
Trước những khó khăn, thách thức từ thực trạng nguồn nhân lực của BHXH tỉnh Hải
Dương. Với mong muốn vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại
trường tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và
phát triển đội ngũ Viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương” làm đề tài cho Luận văn cuối
khoá của mình nhằm cung cấp một phần cơ sở lý luận cũng như quan điểm cá nhân vận dụng
vào thực tế công tác đào tạo và phát triển của đơn vị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng là hoạt động đào tạo và phát triển
- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động đào tạo và phát triển viên chức tại BHXH tỉnh Hải
Dương
Mục đích nghiên cứu:
Xác định cơ sở lý luận về đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở phân tích
thực trạng đào tạo và phát triển Cán bộ, Viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất
nhưng ý kiến, giải pháp nhằm cải tiến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ Cán bộ, Viên
chức tại đơn vị tôi đang công tác.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong Luận văn cuối khoá tôi sử dụng ba phương pháp để hoàn thành đề tài: Thứ nhất
là phương pháp thống kê, tổng hợp so sánh số liệu về tình hình hoạt động tại cơ quan và đặc
biệt là các số liệu về tỉnh hình nhân lực cung như hoạt động đào tạo và phát triển của đơn vị

qua các năm 2009 - 2013 . Thứ hai là phương pháp khảo sát thông qua các bảng hỏi. Thứ ba
là phỏng vấn sâu Chuyên gia tổ chức nhân sự của BHXH tỉnh.

Kết cấu nội dung
Luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ viên
chức tại BHXH tỉnh Hải Dương
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Đào tạo và Phát triển
viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương

Reference

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS.Trần Kim Dung (2005), quản trị nguồn nhân lực, NXB thống kê.
2. ThS Nguyễn Hữu Thân; Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội,
2001
3. PGS.TS Trần Xuân Cầu - PGS.TS Mai Quốc Chánh; Giáo trình kinh tế nguồn
nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
4. ThS.Nguyễn Vân Điểm - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân; giáo trình quản trị nhân
lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2010.
5. Tài liệu của BHXH tỉnh Hải Dương về các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch từ
năm 2007 đến 2011, báo cáo kế hoạch đào tạo và phát triển tại BHXH tỉnh Hải Dương và các
số liệu cần thiết khác.
6. Luật Bảo hiểm xã hội số: 71/2006/QH11, ngày 29/06/2006
7. Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy chế đào
tạo, bồi dưỡng CBCC thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.


×