Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.32 KB, 6 trang )

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
chi nhánh Hà Nội

Dương Huyền Trang

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Tài Chnh –Ngân ha
̀
ng; Mã số: 60 34 20
Nghd: PGS.TS. Hoàng Văn Bằng
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng
thương mại (NHTM). Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh
Hà Nội trong thời gian qua, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được cùng với những mặt
hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. Đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo cơ cấu vốn huy động hợp lý tại Ngân hàng
MHB chi nhánh Hà Nội.
Keywords: Ngân hàng thương mại; Huy động vốn; Đồng bằng sông Cửu Long; Kinh
doanh

Contents:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại cổ phần(NHTM)là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ - tn dụng, hoạt động thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay và
cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyếtcó ý nghĩa sống còn với hoạt
động kinh doanh.Có thể nói không có hoạt động huy động vốn thì coi như không có hoạt động
của NHTM.Thực tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay vốn tự có chỉ chiếm một tỉ lệ


nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng
lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy, có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn
luôn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng.
Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công
chúng, hộ gia đình, trong các tổ chức kinh tế xã hội hay các tổ chức tn dụng khác) của ngân
hàng thương mại cũngcòn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi ph vốn cao, quy mô không ổn
định,việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn
chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro…Do đó, việc tăng cường huy
động vốn với chi ph hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan
trọng.
Với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (NH MHB)
thành một trong những ngân hàng có danh tiếng lớn trong khu vực và trên toàn thế giới, Ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội nói riêng đang nỗ lực cố gắng để ngày càng khẳng định được
vị thế của mình trên đấu trường quốc tế.
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân
hàng nói chung và tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tác giả đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Giảipháp tăng huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội”cho luận văn thạc sỹ của mình.
Với mong muốn tch lũy thêm kiến thức cho bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng
như những thành công của ngân hàng, tác giả hy vọng qua việc nghiên cứu có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc định hướng phát triển cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới.
2.Tình hình nghiên cứu:
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động huy động vốn của
các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập sơ lược lý thuyết về
công tác tăng cường hiệu quả huy động vốn, mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các việc đo lường,
đánh giá, mối quan hệ huy động vốn, sử dụng vốn….tại các NHTM hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của NHTM.

- Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội trong thời
gian qua, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được cùng với những mặt hạn chế và nguyên nhân cơ
bản ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo cơ cấu vốn huy động hợp lý
tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận lànhững lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn
tại ngân hàng nói chung và Ngân hàng MHB nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phân tch, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân
hàng MHB chi nhánh Hà Nộiqua các năm 2009, 2010, 2011 và năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đch của đề tài đề ra, phương pháp được thực
hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp phân tch tổng hợp, đánh giá thực trạng phát
triển, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết.
- Trên sơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên
quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động
vốn của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá đúng thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội. Nêu
lên những ưu nhược điểm trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hà
Nộivà từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng MHB chi nhánh Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chnh của luận văn được
chia thành ba chương như sau:
- Chương1 : Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương
mại.

- Chương2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội, giai đoạn
2009 – 2012.
- Chương3: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng MHB chi
nhánh Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thị Cúc (2008), Bài Tập-Bài Giảng Nghiệp vụ Ngân hàng Thương
mại Tín dụng Ngân hàng, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Ch Minh,
Thành phố Hồ Ch Minh.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Giao
Thông Vận Tải, Hà Nội.
4. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
6. Trịnh Thị Hoa Mai (2004), Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ-Ngân hàng, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại (Lý thuyết & Bài
tập), Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội
8. Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội (2009,2009,2010,2012), Báo cáo
tài chính, Hà Nội.
9.Ngân hàng HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm (2009,2009,2010,2012), báo cáo tài chính, Hà Nội.
10. Quốc hội (2010), Luật số: 47/2010/QH12- Luật các tổ chức tín dụng, Hà
Nội.
11. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2003), Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
12. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
Tiếng Anh

13. Frederic, S. M. (2001), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Peter, S. R. (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chnh, Hà
Nội.
Webside
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.




×