Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sơn tổng hợp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.36 KB, 22 trang )

Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần sơn
tổng hợp Hà Nội

Đỗ Như Ngọc

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội,
nắm bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty đối mặt trong quản trị nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2008 – 2011. Đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian tới.
Keywords: Nguồn vốn; Quản lý vốn; Quản lý tài chính; Doanh Nghiệp

Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều vấn đề khó khăn,
một trong những vấn đề khó khăn lớn chính là vốn. Công ty Cổ phần (CP) Sơn Tổng hợp Hà Nội
là công ty sản xuất sơn đầu ngành của Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, công ty CP Sơn Tổng hợp đang mở chiến lược cạnh
tranh mới. Hơn thế nữa, để khẳng định vị trí của mình, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất. Tuy
nhiên, tình hình vốn cố định và vốn lưu động của công ty còn hạn hẹp. Vì vậy, sử dụng vốn như
thế nào cho hiệu quả luôn là điều các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của công ty quan tâm.
Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng vốn, qua thời gian làm việc tại Công
ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn
Tổng hợp Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.


2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề không mới và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Các công trình đều nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn ở
những nội dung khác nhau như vốn kinh doanh, vốn đầu tư phát triển và vốn trong các doanh
nghiệp có đặc điểm ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến một cách toàn diện và cụ thể về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty sản xuất hoá chất
như Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội, giai đoạn 2008-2011. Do đó, có thể khẳng định đây
là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, không trùng lặp với các công trình nghiên
cứu khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích:
Hoàn thiện các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Phân tích
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, từ đó đề xuất ra một số
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ:
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, nắm
bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty đối mặt trong quản trị nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn
Tổng hợp Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng
hợp Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian từ
năm 2008 đến 2011 dựa trên các số liệu báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính hàng năm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phân tích và so sánh các dữ liệu thống kê về tình hình vốn của công ty qua các năm.
Khảo sát các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả. Đặc biệt là phương pháp
phỏng vấn và khảo sát thực tế trong nội bộ công ty bằng bảng câu hỏi.

6. Những đóng góp mới của luận văn
Dựa vào các hệ thống chỉ tiêu, đánh giá chính xác về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong
giai đoạn 2008-2011
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà
Nội trong thời gian tới.
CHƢƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Khái niệm và phân loại vốn
1.1.1 Khái niệm vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2 Vai trò và đặc trƣng của vốn đối với doanh nghiệp
Vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách
pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là
mạch máu của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là yếu tố
quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn có một số đặc trưng: Vốn là hàng hoá đặc biệt; vốn phải gắn liền với chủ sử hữu nhất
định chứ không thể có đồng vốn vô chủ; vốn phải luôn luôn vận động sinh lời; vốn phải được
tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất
kinh doanh.
1.1.3 Phân loại vốn
1.1.3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
Vốn chủ sở hữu và vốn vay.

1.1.3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
Vốn cố định và vốn lưu động
1.1.3.3 Phân loại theo thời gian sử dụng vốn
Vốn thường xuyên và vốn tạm thời.
1.1.3.4 Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Vốn bên trong và vốn bên ngoài doanh nghiệp.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ,
năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Có bốn quan điểm phổ biến về hiệu quả sử dụng vốn: Một là, hiệu quả sử dụng vốn thể
hiện doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm và đạt được doanh thu cao. Hai là, hiệu quả sử dụng
vốn thể hiện qua tốc độ quay vòng vốn. Ba là, hiệu quả sử dụng vốn thông qua lợi ích kinh tế
như tỷ suất lợi nhuận cao. Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn có thể được xem xét qua lợi ích kinh tế
xã hội
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Nâng cao uy tín của mình trên thị trường,
nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị
trường. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Công thức tổng quát để xây dựng hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn
=
Kết quả đầu ra
Số vốn sử dụng
Hiệu suất sử dụng vốn lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo.
Hiệu suất sử dụng vốn
=
Số vốn sử dụng

Kết quả đầu ra
1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn
 Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn
=
Doanh thu
thuần
Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng
lớn càng tốt.
 Hiệu quả vốn chủ sở hữu
Hiệu quả vốn chủ sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình
quân
 Suất hao phí vốn:
Suất hao phí vốn
=
Tổng vốn bình quân
Doanh thu thuần
1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình
quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kì tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình
quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định của doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình
quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Nó cho thấy cứ một đồng vốn
lưu động bỏ ra trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
 Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền
Vòng quay của tiền và các
khoản tương đương tiền

=
Doanh thu (doanh thu thuần)
Tiền và các khoản tương đương tiền
bq
 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
 Số ngày luân chuyển vốn lưu động
Số ngày luân chuyển vốn lưu động
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay vốn
 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình
quân
Doanh thu thuần
1.2.3.4 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn
phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán cho chúng. Nếu không các chủ nợ căn cứ vào luật
phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán. Khả
năng thanh toán của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu và các khoản phải trả.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán
hiện hành
=

Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ phải thanh toán
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
=
Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
=
Tiền + đầu tư tài chính ngắn
hạn
Tổng nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số khả năng thanh
toán nợ dài hạn
=
Giá trị còn lại của TSCĐ hình
thành bằng vốn vay hoặc nợ dài
hạn
Tổng nợ dài hạn
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế+ Lãi
vay phải trả

Lãi vay phải trả
 Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu
=
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
 Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả
=
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
1.2.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho thấy mức hiệu quả sử dụng đồng vốn, thể hiện
năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của đồng vốn. Các đối tượng tuỳ
thuộc vào mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
 Mức sinh lợi của tổng tài sản:
Mức sinh lợi của tổng tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận thuần
Tổng tài sản bình quân
 Sức sinh lợi vốn cố định
Sức sinh lợi vốn cố định
=
Lợi nhuận trước thuế
Vốn cố định bình quân
 Sức sinh lợi của vốn lưu động:
Sức sinh lợi vốn lưu động
=

Lợi nhuận trước thuế
Vốn lưu động bình quân
 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Sức sinh lợi của vốn
chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận trước thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
 Hiệu ứng Dupont:
Đẳng thức 1:
Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
(ROA)
=
Tỷ suất lợi
nhuận trên
doanh thu
x
Số vòng quay
tổng sản
Đẳng thức 2:
Tỷ suất lợi
nhuận trên
vốn chủ sở
hữu (ROE)
=
Tỷ suất
lợi nhuận
trên
doanh thu

x
Số vòng
quay
tổng tài
sản
x
Hệ số tài
sản trên
vốn chủ
sở hữu
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Thứ nhất, đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Thứ hai, tổ chức quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp
+ Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh.
+ Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn:
- Thứ ba. khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Thứ tư, trình độ cán bộ công nhân viên ở doanh nghiệp
- Thứ năm, chế độ hạch toán nội bộ của doanh nghiệp
1.3.2. Các nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế
- Môi trường kinh doanh
- Tiến bộ khoa học công nghệ
- Môi trường tự nhiên
- Một số nhân tố khác; văn hóa, xã hội, môi trường hội nhập quốc tế, đặc trưng ngành
nghề của từng doanh nghiệp,…
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG
HỢP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2011
2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội

2.1.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội là Nhà máy Sơn mực in được
thành lập và đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh từ 01/09/1970. Đến năm 1993, Công ty
được thành lập lại theo quyết định số 295 QĐ/TCNS-ĐT ngày 24/05/1993 của Bộ Công nghiệp
nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo luật doanh
nghiệp nhà nước. Tên công ty lúc đó là: Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội.
Thực hiện theo tiến trình cố phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới,
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ
phần số 0103010296 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/12/2005,
đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 20/5/2009. Trong thời kỳ đầu cổ phần hoá và mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đang hứa hẹn một thời kỳ
phát triển mạnh và bền vững.
Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội đã tự khẳng định được thương hiệu của mình trong
hơn 40 năm không ngừng trưởng thành và phát triển. Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội
xứng đáng là Công ty sản xuất sơn hàng đầu tại Việt Nam cùng với dịch vụ sau bán hàng tốt
nhất. Hiện nay công ty có tŕnh độ quản lý, công nghệ sản xuất ngang tầm các nước tiên tiến trong
khu vực.
2.1.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
từ năm 2008 -2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
1. Tổng doanh thu
392.926
509.705
542.338
566.565
2. Các khoản chi
phí
376.159
464.907
496.479
533.327
3. Lợi nhuận trước
thuế
16.767
44.798
45.859
33.238
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội
2.2.1 Đặc điểm về vốn của của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, vốn lưu động
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh của Sơn Tổng hợp được huy động từ vốn nhà nước 39% do Tổng công ty hoá
chất Việt Nam đại diện; vốn góp của các cổ đông là các cá nhân, tổ chức; thặng dư vốn cổ phần;
vốn vay tín dụng ngân hàng; và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty
Tổng tài sản của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tăng từ năm 2008 là 133,607 tỷ đồng
đên năm 2009 là 159,905 tỷ đồng, năm 2010 tổng tài sản giảm xuống còn 151,641 tỷ đồng và
năm 2011 tổng tài sản đã tăng lên 164,271 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của công ty cũng biến động

cùng chiều với tổng tài sản. Còn tài sản dài hạn thì tăng dần đều qua các năm, ngoại trừ năm
2011.
Hàng tồn kho qua các năm 2008 ở mức cao. Đến các năm sau, doanh nghiệp đã có những
biện pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp với thị trường, kèm theo đó là sự phục hồi dần dần của
nền kinh tế.
Trong tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu. Về tổng thể từ năm
2008 đến năm 2009, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng về mặt giá trị, nhưng tỷ trọng của tài
sản dài hạn trên tổng tài sản lại giảm. Đến năm 2010, tài sản ngắn hạn giảm còn tài sản dài hạn
của công ty tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Còn sang năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng còn tài
sản dài hạn giảm cả về giá trị và tỷ trọng.
2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Tổng nguồn vốn của công ty tăng tương ứng với giá trị tài sản hình thành. Năm 2008,
tổng nguồn vốn là 133,607 tỷ đồng, năm 2009 là 159,905 tỷ đồng, năm 2010 là 151,972 tỷ đồng
và đến năm 2011 tổng nguồn vốn của công ty sơn tổng hợp là 164,272 tỷ đồng.
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng từ năm 2008 tới năm 2009. Đến năm 2010, tổng cộng
nguồn vốn, nợ phải trả giảm còn vốn chủ sở hữu tăng. Còn năm 2011, tổng cộng nguồn vốn lại
tiếp tục tăng do tăng giá trị nợ phải trả.
Nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự biến động tăng giảm. Năm
2008, nguồn kinh phí và quý khác là 828 triệu đồng, sau đó giảm xuống còn 258 triệu đồng vào
năm 2009, cuối cùng giảm xuống 0 vào năm 2010 và 2011.
Nợ phải trả bình quân tăng vào năm 2009 rồi giảm xuống vào năm 2010, sau đó tiếp tục
tăng vào năm 2011.
Hệ số nợ của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong những năm 2008 - 2011 ở mức vừa
phải, nằm trong khoảng từ 0,22 đến 0,32 và có xu hướng giảm dần. Hệ số nợ dài hạn ở mức thấp
từ 0,0041 đến 0,01.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Năm 2009, hiệu suất tổng vốn của công ty tăng lên 3,47 lần bằng 14% năm 2008, nghĩa là
một đồng vốn năm 2009 tạo ra được nhiều doanh thu tiêu thụ hơn năm 2008. Năm 2011 có hiệu
quả sử dụng vốn tăng lên đáng kể, 1 đồng vốn năm 2011 tạo ra được 3,58 đồng doanh thu, cao

hơn so với năm 2010 là 3,48 và năm 2009 là 3,47 đồng. Các chỉ số này tăng không mạnh, khá
đồng đều trong 4 năm.
- Chỉ tiêu hiệu suất vốn chủ sở hữu năm 2008 là 4,56 lần tức là một đồng vốn chủ sở hữu
của công ty tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 4,56 đồng doanh thu.
Năm 2009, vốn chủ sở hữu tăng nhưng tốc độ chậm hơn tăng doanh thu nên hiệu suất vốn chủ sở
hữu tăng lên 5,06 lần. Còn đến năm 2010, hiệu quả vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 4,61 lần và
4,60 vào năm 2011.
- Ở Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, chỉ tiêu sức hao phí vốn đạt 0,32 vào năm 2008
và giảm xuống 0,29 ở năm 2009 – 2010 và 0,28 ở năm 2011. Chỉ tiêu này luôn ở mức thấp cho
thấy hiệu quả sử dụng vốn ở công ty luôn ở mức cao
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn
từ năm 2008 đến năm 2011
Nguồn vốn
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Doanh thu thuần
tr.đ
392.926
509.705
542.338
566.564
2. Tổng nguồn vốn

bình quân
tr.đ
127.248
146.756
155.934
158.072
3. Vốn chủ sở hữu
bình quân
tr.đ
86.208
100.802
117.601
123.162
4. Hiệu suất tổng vốn
(Vòng quay toàn bộ
vốn) (4)=(1)/(2)

3,09
3,47
3,48
3,58
5. Hiệu suất vốn chủ
sở hữu (5)=(1)/(3)

4,56
5,06
4,61
4,60
6. Sức hao phí vốn
(6)=(2)/(1)


0,32
0,29
0,29
0,28
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2008, một
đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 8,08 đồng doanh thu thuần. Năm 2009, chỉ tiêu này tăng
lên 9,81; giảm dần xuống 9,39 vào năm 2010 và 9,15 vào năm 2011.
- Hiệu suất vốn cố định: Năm 2008 chỉ số này là 24,70. Đến năm 2009 hiệu suất vốn cố
định tăng lên 33,80. Đến năm 2010 hiệu suất vốn cố định giảm xuống còn 32,73. Tuy nhiên, đến
năm 2011, hiệu suất vốn cố định lại tăng lên 34,87.
- Hàm lượng vốn cố định: Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì công ty CP
Sơn Tổng hợp Hà Nội phải cần đến 0,04 đồng vốn cố định. Năm 2009 và năm 2010, hàm lượng
vốn cố định giảm xuống còn 0,03. Đến năm 2011, hàm lượng vốn cố định giảm còn 0,29.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định từ năm 2008-2011
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Doanh thu thuần
tr.đ

392.926
509.705
542.338
566.564
2. Nguyên giá TSCĐ
bình quân
tr.đ
48.627
51.976
57.771
61.914
3. Vốn cố định bình
quân
tr.đ
15.905
15.078
16.568
16.248
4. Hiệu suất sử dụng
TSCĐ =(1)/(2)

8,08
9,81
9,39
9,15
5. Hiệu suất vốn cố
định =(1)/(3)

24,70
33,80

32,73
34,87
6. Hàm lượng vốn cố
định =(3)/(1)

0,05
0,03
0,03
0,29
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu suất vốn lưu động năm 2008 là 3,56 lần. Chỉ tiêu này liên tục tăng là 3,88 lần vào
năm 2009; 3,90 lần vào năm 2010 và 4,0 lần vào năm 2011.
- Năm 2008 vốn lưu động bình quân của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội quay được
3,56 vòng. Sau đó tăng dần những năm tiếp theo là 3,88 vòng vào năm 2009; năm 2010 là 3,90
vòng và năm 2011 là 4,0 vòng.
- Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2008 là 21,61 vòng, giảm
xuống còn 16,49 vòng năm 2009 rồi tăng nhẹ lên 16,63 vòng năm 2010 và tăng mạnh lên 39,65
vòng vào năm 2011.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ năm 2008-2011
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
1. Doanh thu thuần
tr.đ
392.926
509.705
542.338
566.564
2. Giá vốn bán hàng
tr.đ
343.15
426.817
456.819
495.607
3. Vốn lưu động bình
quân
tr.đ
110.527
131.319
138.940
141.613
4. Tiền và các khoản
tương đương tiền bình
quân
tr.đ
18.180
30.910
25.090
14.288
5. Hàng tồn kho bình
quân

tr.đ
66.003
62.917
57.940
66.412
6. Hiệu suất vốn lưu
động (1)/(3)
lần
3,56
3,88
3,90
4,00
7. Vòng quay vốn lưu
động = (1)/(3)
vòng
3,56
3,88
3,90
4,00
8. Vòng quay của tiền và
các khoản tương đương
tiền =(1)/(4)
vòng
21,61
16,49
16,63
39,65
9. Vòng quay hàng tồn
kho =(2)/(5)
vòng

5,20
6,78
7,88
8,53
10. Số ngày luân chuyển
vốn lưu động =360/(7)
ngày
101,27
92,75
92,23
90
11. Hệ số đảm nhiệm vốn
=(3)/(1)
lần
0,28
0,26
0,26
0,25
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011
- Vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm từ 5,2 vòng năm 2008 lên 6,78 vòng
năm 2009; 7,88 vòng vào năm 2010 và 8,53 vòng vào năm 2011.
- Năm 2008, số ngày cần thiết để vốn lưu động bình quân quay được một vòng là 101,27
ngày và năm 2009 là 92,75 ngày, đến năm 2010 giảm xuống còn 92,23 ngày và 90 ngày vào năm
2011. Điều này là một thuận lợi cho công ty trong việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Hệ số
đảm nhiệm vốn lưu động của công ty giảm từ 0,28 lần năm 2008 xuống còn 0,26 lần vào năm
2009 và 2010 và 0,25 vào năm 2011.
2.2.2.4 Khả năng thanh toán của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty luôn duy trì ở mức hơn hơn 2,98 trong
các năm 2008 - 2011. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng dao động ở mức 2 đến 5. Hệ
số khả năng thanh toán nhanh của công qua các năm 2008-2011 lần lượt là 0,42; 0,93; 0,25 và

0,55. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty ở mức thấp trong các năm
2008-2011: năm 2008 là 0,11 lần, năm 2009 là 0,10 lần; năm 2010 là 0,11 lần và năm 2011 là
0,09 lần.
- Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi vay trong các năm luôn ở mức cao, cho thấy
công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ số các khoản phải thu và hệ số các khoản phải trả từ năm 2008 - 2011 luôn ở mức thấp. Hệ số
các khoản phải thu tăng nhẹ trong khi đó hệ số các khoản phải trả giảm dần.
2.2.2.5 Khả năng sinh lời của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
a. Khả năng sinh lời của hoạt động
Sức sinh lợi của vốn trong các năm từ 2008 - 2011 của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
biến động tăng giảm cả về số tương đối và tuyệt đối. Sức sinh lợi của vốn năm 2008 là 0,15 cho
thấy một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,15 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay. Năm 2009, chỉ số này là 0,31, tăng 104 %, nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2010,
chỉ số này ở mức 0,30 giảm 4% và giảm mạnh vào năm 2011, chỉ số này ở mức 0,22 giảm
26,21%.
Sức sinh lợi vốn vay: cho biết một đồng vốn vay công ty dùng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2008, cứ một đồng vốn vay tạo ra được
0,68 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, năm 2009 chỉ số này là 1,66; năm 2010 là 2,76 và năm
2011 là 3,20.
b. Khả năng sinh lời của vốn hoạt động
Sức sinh lợi vốn lưu động năm 2008 là 0,17 cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bình
quân tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo được 0,17 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Sức sinh lợi của vốn lưu động đạt được 0,35 vào năm 2009, tăng 98% so với năm 2008. Và có
chiều hướng giảm xuống trong năm 2010 ở mức 0,33 giảm 3,3% so với năm 2009 và năm 2011
ỏ mức 0,25 giảm 26,4% so với năm 2010.
Sức sinh lợi vốn cố định của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội ở mức 1,22 ở năm 2008
và tăng lên 3,02 (148%) vào năm 2009 và năm 2010 giảm nhẹ 6% xuống còn 2,77 và giảm
28,07% vào năm 2011.
c. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Năm 2008, cứ một đồng vốn chủ sở hữu của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tạo ra

0,22 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này tăng lên vào năm 2009 là 0,45. Nhưng chỉ
số này giảm xuống còn 0,39 (giảm 13% so với năm 2009) vào năm 2010 và 0,28 (giảm 28,07%
so với năm 2010).
Hiệu ứng Dupont: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội năm 2009 so với năm 2008 tăng về giá trị tuyệt đối
là 0,16, tương đương 104% là do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 tăng
so với năm 2008 là 0,04 làm cho ROA tăng (0,09-0,05)x3,09=0,1236. Sự biến động số vòng
quay tổng tài sản năm 2009 so với năm 2008 tăng tuyệt đôi 0,39 vòng, tương đương tăng 12%,
làm ROA tăng 0,05x(3,47-3,09)=0,02. Tổng mức độ ảnh hưởng đến ROA bằng
0,1236+0,02=0,16. Do vậy cả hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài
sản đều làm ROA tăng. Tính toán tương tự, năm 2010 ROA giảm tuyệt đối 0,01 tương đương
giảm 4% và năm 2011 ROA giảm tuyệt đối 0,08 tương đương giảm 26,21.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng của các nhân tố là tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay của tổng tài sản và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Hệ
số tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm liên tục từ 2008-2011.
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
2.3.1 Những thành công đã đạt đƣợc
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tương đối tốt, các
chỉ tiêu để cải thiện hơn năm trước trong giai đoạn 2008-2011.
a. Quản lý vốn lưu động:
- Công ty đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền. Quy trình quản lý
khá gọn gàng nhưng chính xác. Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty nhìn chung là tốt,
vòng quay lớn, không bị ứ đọng, luôn được lưu thông.
- Tình hình sử dụng vốn lưu động khá tốt. Các chỉ số đều cao và ổn định. Cơ cấu vốn lưu
động tốt, mang lại hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tài sản ngắn
hạn được thay đổi hợp lý, các khoản mục được phân bổ khá đồng đều và ổn định, mang lại doanh
thu.
b. Quản lý vốn cố định:
Công ty bảo toàn TSCĐ khá tốt, thường xuyên bảo trì và tu sửa, gần như không có TSCĐ
nào hỏng hóc trước thời hạn, đảm bảo cho TSCĐ phát huy được hiệu suất sử dụng. Hiệu quả sửa

chữa lớn TSCĐ của công ty trong 4 năm nhìn chung là tốt. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là hợp lý.
c. Quản lý tổng vốn:
Các chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn, tỷ suất doanh lợi doanh thu, tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở
hữu đều tăng qua các năm. Cơ cấu vốn của công ty được xây dựng hợp lý và ổn định. Nợ vay
không quá nhiều, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
a. Về quản lý vốn lưu động:
Khi quản lý các khoản phải thu: Công ty không trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi,
làm giảm quá trình luân chuyển vốn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
vòng quay vốn lưu động giảm. Xác định nhu cầu vốn lưu động: Công ty chỉ căn cứ vào kinh
nghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động chứ chưa sử dụng bất kì phương pháp tính toán nào.
b. Về quản lý vốn cố định:
Về xác định giá trị tài sản cố định vô hình còn chưa hợp lý: Hầu hết phần lớn giá trị tài sản
cố định là giá trị tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình có giá trị không đáng kể. Công
ty không tính đến giá trị thương hiệu. Công ty không mua bảo hiểm TSCĐ để đề phòng rủi ro.
Khâu quản lý vốn cố định còn chưa hoàn thiện,… dẫn tới thâm hụt lợi nhuận.
Nguyên nhân của hạn chế: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; tác động của
lạm phát; một số máy móc công nghệ của công ty đã có dấu hiệu tụt; công ty vẫn chưa tiến hành
định giá thương hiệu; công tác quản lý và sử dụng vốn vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý; công tác
quản lý khoản phải thu của công ty còn nhiều hạn chế; việc đầu tư tài sản vẫn chưa theo một định
hướng chiến lược cụ thể nên gây lãng phí; công tác lập báo cáo hàng quý, hàng năm của công ty
chậm,

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP SƠN TỔNG
HỢP
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, những gì mà Công ty đã đạt được không
phải là nhỏ, từ một lực lượng nhỏ bé, cán bộ công nhân viên trong công ty đã kề vai sát cánh bên

nhau đưa công ty giành được vị thế nhất định trên thị trường. Ngay sau khi chuyển đổi sang hoạt
động theo mô hình công ty cổ phần, Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển dài
hạn với mục tiêu cuối cùng là trở thành công ty đầu ngành trong lĩnh vực sơn của Việt Nam.
Mục tiêu dài hạn: đẩy mạnh công tác quảng cáo, công tác thị trường; xây dựng mạng lưới
thông tin trên thị trường; mở rộng thêm các chi nhánh trong nước và tiến tới thâm nhập ra nước
ngoài; xây dựng các kho chứa và bảo quản hàng hoá hiện đại và đa năng; mở rộng hoạt động
kinh doanh, thị trường bán sản phẩm; tuyển chọn và đào tạo thêm các chuyên viên có năng lực
để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô hoạt động.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội
3.2.1 Nhóm giải pháp chung
Tiến hành công tác đào tạo cán bộ nhân viên công ty. Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong
quá trình sử dụng vốn.
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định
* Hàng năm cần đánh giá:
* Tiếp tục hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định
* Đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:
* Đổi mới quản lý vốn vay dài hạn
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
* Quản lý trong khâu thu mua
* Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động sử dụng cho kinh doanh
* Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động
* Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ
* Tăng khả năng thanh toán
* Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản
* Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ
* Giảm chu kì vận động của tiền mặt
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng
Nhờ có sự giúp đỡ của các ngân hàng cho vay các khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn

của công ty. Trong thời gian tới, ngân hàng cần nới lỏng các điều kiện cho vay để tạo thuận lợi
về vốn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng nên tăng cường vai trò kiểm soát nền kinh tế thông qua
khả năng kiểm soát tài chính của nhà máy có tài khoản tại ngân hàng. Cuối cùng hệ thống ngân
hàng cần được hoàn thiện đa dạng hoá các nghiệp vụ chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để có thể
trở thành trung gian tài chính thực sự có hiệu quả khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động
chính thức, không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín trong các nghiệp vụ. Mặt khác đặc biệt là
cung cấp dịch vụ hoán đổi rủi ro tỷ giá cho công ty, bởi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều từ biến động tỷ giá đồng đô la Mỹ.
3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc
Bộ tài chính cần có quy định hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ công
tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn; và có công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ, tư vấn, đào tạo.
Cần đổi mới hơn nữa các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm định hướng tạo điều kiện cho nền kinh
tế và các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội nói riêng điều
kiện thuận lợi hội nhập có hiệu quả. Công ty kiểm toán nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình đánh gía khách quan hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, phát hiện và cảnh báo những điểm
không phù hợp của số liệu.
Các cơ quan nhà nước cần ổn định trong việc ban hành các cơ chế, chính sách quản lý tài
chính, các văn bản hướng dẫn để giảm bớt khó khăn cho các doanh. Công tác hoàn thuế nhiều
khi chậm trễ gây nên ứ đọng vốn. Ngoài ra, nhà nước nên ban hành hệ thông các chỉ tiêu của
ngành để công ty có thể đánh giá hoạt động của mình dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Với chính sách mở cửa và hoà nhập ra bên ngoài của nước ta kéo theo là sự cạnh tranh
khốc liệt. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán đặt ra đối với doanh
nghiệp. Thông qua phân tích tình sử dụng vốn của công ty trong những năm qua, có thể thấy
được sự cố gắng, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Bước đầu
công ty đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực công ty còn
một số hạn chế. Công ty cần phát huy được tiềm lực vốn có của mình và khắc phục những khó
khăn thì mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Muốn vậy công ty cần có những
biện phát cụ thể, khoa học và hiện đại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Tôi đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã được học để phân tích các

nguyên nhân, hạn chế, các mặt tích cực trong công tác sử dụng vốn của công ty, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho công
ty trong quá trình quản lý của mình.


References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb ĐH Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 1, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
4. Hồ Ngọc Cẩn (2006), Những quy định mới về công tác quản lý tài chính trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp và doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài
Chính, Hà Nội.
6. Công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội (2008, 2009, 2010), Báo cáo tài chính các năm 2008 –
2011, Hà Nội.
7. David, B., Stanley, F., Rudiger, D. (2007), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Lưu Hương Giang (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chánh doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Ngô Quỳnh Hoa (2004), 101 câu hỏi về quản trị tài chính và sử dụng vốn trong doanh
nghiệp, Nxb Lao động –Xã hội, Hà Nội.
13. Đồng Thị Vân Hồng (2010), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
14. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Đại
học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Hùng (1999), Giáo trình tài chính – tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp (lý thuyết, bài tập, bài giải), Nxb Thống
kê, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Nam, Nguyễn Đình Kiệm (2001), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp,
Nxb Tài chính, Hà Nội.
19. Paul, A. S.,William. D. N (1997), Kinh tế học tập 1, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kế toán doanh nghiệp, lý thuyết và thực hành, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
21. Bùi Hữu Phước (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hồ Chí Minh.
22. Ngô Kim Phượng (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hồ Chí Minh.
Website
24. www.diendanquantri.com
25. www.kiemtoan.com.vn
26. www.mof.gov.vn
27. www.sondaibang.com.vn
28. www.tapchiketoan.com.vn
29. www.vneconomy.com.vn




×