Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP xăng dầu petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.2 KB, 22 trang )

Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP
Xăng dầu Petrolimex

Trương Ngọc Diệp

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS.Phạm Tiến Bình
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động phân tích tài chính tại các Ngân
hàng thương mại. Đánh giá thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng
thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng hàng thương mại cổ phần
xăng dầu Petrolimex.

Keywords: Ngân hàng thương mại; Phân tích tài chính; Ngân hàng; Petrolimex


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đơn vị,
tổ chức kinh tế như hiện nay, muốn thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường và đạt lợi nhuận
cao nhất có thể các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính.
Để thực sự tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính các doanh nghiệp phải tiến
hành phân tích tài chính. Phân tích tài chính là công cụ hữu ích giúp tất cả các nhà quản lý, nhà
kinh doanh, chủ doanh nghiệp và người quan tâm nắm được hoạt động tài chính cùng toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mình để đưa ra
những chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế


chung của nền kinh tế.
Ngày nay các doanh nghiệp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phân tích tài
chính và rất quan tâm tới lĩnh vực này. Bởi vì để biết được một doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả hay không, có đáp ứng và đi đúng các mục tiêu mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đó đặt ra hay
không hoặc để đưa ra được các chiến lược đầu tư đúng đắn đều phải thông qua việc phân tích tài
chính doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên phân tích tài chính đối với các
NHTM là một việc tất yếu. Tuy nhiên NHTM lại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Chính vì vậy phân tích tài chính đối với các ngân hàng càng có ý
nghĩa to lớn hơn trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh, xác định những yếu điểm để
hạn chế, nhận ra những điểm mạnh để phát huy, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra được những
sách lược đúng đắn giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những thực tế đó, bản thân lại đang công tác tại NHTMCP Xăng dầu
Petrolimex, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng, tác giả chọn đề tài “Phân
tích tình hình tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex” .
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính tại các NHTM.
Nhưng tại mỗi NH lại có hình thức hoạt động khác nhau ở mỗi thời kì phát triển của nền kinh tế.
Vậy nên em xin làm đề tài về phân tích tình hình tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: phân tích tình hình tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex nhằm thấy rõ công
tác phân tích tình hình tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex có tốt hay không, các kết
quả đạt được và hạn chế. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài chính của
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex.
Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác phân tích tài chính tại các NHTM.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

thông qua các báo cáo tài chính như bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và bản cáo bạch của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là: phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp logíc, phương pháp thống kê…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu và phân tích đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính và tình hình tài chính
tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính, góp phần nâng cao
chất lượng tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
trình bày theo kết cấu gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động phân tích tài chính tại các Ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP xăng dầu
Petrolimex
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài
chính tại Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex

CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong NHTM
- Thông qua phân tích tài chính, các nhà quản lý có sự nhìn nhận đúng đắn về khả năng,
sức mạnh cũng như những hạn chế của NH, từ đó xác định đúng mục tiêu và các biện pháp

thúc đẩy kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Phân tích tài chính là cơ sở để NH phát hiện, đo lường các rủi ro, từ đó có biện pháp
kịp thời phòng ngừa các rủi ro đó.
- Phân tích tài chính giúp các nhà quản trị trong quá trình đánh giá, đo lường mức độ
thực hiện cũng như tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh, để từ đó có các điều chỉnh kịp
thời giúp NH không đi chệch hướng.
- Phân tích tài chính của NH còn là điều kiện cần thiết cho các nhà quản lý có cơ sở đưa
ra các biện pháp thích hợp trong việc sử dụng nguồn vốn, sử dụng nguồn nhân lực góp phần
hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho NH.
1.2. Nội dung của phân tích tài chính Ngân hàng thƣơng mại.
1.2.1. Nội dung phân tích tình hình tài chính Ngân hàng thƣơng mại.
 Đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn:
Đánh giá tình hình tài sản, nguồn vốn cho biết quy mô của tổng tài sản và nguồn vốn của
Ngân hàng cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, mối quan hệ giữa
tài sản và nguồn vốn, đánh giá khái quát về tính hợp lý của việc phân bổ và cấu trúc tài sản của
đơn vị.
 Đánh giá tình hình vốn tự có:
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá tình hình vốn tự có là xem xét mức vốn tự có của NH có khả
năng chịu đựng được các rủi ro trong kinh doanh hay không.
 Đánh giá tình hình huy động vốn:
Để đánh giá tình hình huy động vốn, các nhà phân tích thường xem xét trên các nội dung
về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, chất lượng nguồn vốn và chi
phí huy động vốn.
 Đánh giá tình hình dự trữ và khả năng thanh toán:
Dự trữ của NHTM chia làm hai phần chính: dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán. Khả năng
thanh toán của NH thường được các nhà phân tích xem xét trên hai nội dung: đánh giá khả năng
thanh khoản – khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt ở mọi thời điểm và đánh giá khả năng thanh
toán cuối cùng – khả năng chịu đựng được các tổn thất của vốn tự có.
 Đánh giá tình hình tín dụng và đầu tư
Việc đánh giá tình hình tín dụng thường được các nhà phân tích xem xét trên các nội dung: quy

mô, cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng bù đắp được các khoản cho vay bị mất cũng
như việc thực hiện các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Các nhà phân tích thường đánh giá tình hình đầu tư của NH qua các nội dung: quy mô, cơ cấu
các khoản đầu tư, chất lượng của từng khoản đầu tư, khả năng sinh lời…
 Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời:
Khi xem xét nội dung này, các nhà quản lý thường quan tâm đến việc đánh giá quy mô và tốc độ
tăng lợi nhuận, đánh giá mức độ ổn định của lợi nhuận và xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ
với thu nhập, tài sản và nguồn vốn.
1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính Ngân hàng thƣơng mại.
1.2.2.1. Phƣơng pháp tỷ lệ
Đây là phương pháp sử dụng các tỷ lệ để tiến hành phân tích. Các tỷ lệ được thiết lập bằng cách
so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
Việc so sánh các tỷ số của NH mình với các tỷ số tham chiếu nói trên sẽ giúp NH đánh giá
được vị trí của mình trong ngành cũng như so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.2. Phƣơng pháp Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các
tỷ lệ tài chính bởi vì bản chất của phương pháp Dupont là phân tích một tỷ số tổng hợp phản
ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp thành một hàm số của chuỗi các tỷ số có mối quan
hệ nhân quả với nhau.
1.2.2.3. Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp so sánh là việc đối chiếu các tỉ lệ ở các thời kỳ khác nhau với nhau hoặc với
tỉ lệ tiêu chuẩn để xác định được xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích.
1.2.3. Quy trình phân tích
1.2.3.1. Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc:
+ Xác định mục tiêu, pham vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích
Có nhiều nội dung phân tích tình hình tài chính NH, do đó tùy thuộc vào yêu cầu thông tin của
các nhà quản trị NH mà kế hoạch phân tích cần xác định rõ các nội dung sẽ tiến hành phân tích
để công việc phân tích được hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và công sức. Tương ứng với nội

dung phân tích, tùy thuộc vào mức độ chi tiết hóa thông tin, khả năng sẵn có và độ tin cậy của
thông tin, nguồn gốc thông tin mà xác định các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích thích
hợp.
+ Xác định những tài liệu, thông tin cần thu thập, tìm hiểu:
Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích đó xác định, kế hoạch phân tích cần chỉ
rõ những tài liệu, thông tin cần thu thập, tìm hiểu cũng như các nguồn cung cấp thông tin để đảm
bảo sưu tầm được nguồn tài liệu đầy đủ và thích hợp cho việc phân tích.
+ Xác định nhu cầu về nhân sự và tổ chức lực lượng phân tích:
Con người luôn là yếu tố quan trọng để thực hiện phân tích tình hình tài chính. Để đảm bảo việc
phân tích tài chính diễn ra đúng tiến độ, theo quy trình khoa học thì kế hoạch phân tích cần xác
định nhu cầu cụ thể về nhân sự cũng như phân công công việc, xác định nhiệm vụ của mỗi cá
nhân và mối liên hệ giữa các cán bộ phân tích nhằm thực hiện phân tích một cách hiệu quả, tiết
kiệm.
1.2.3.2. Tiến hành phân tích
+ Sưu tầm tài liệu và xử lý số liệu
+ Thực hiện việc phân tích.
1.2.3.3. Kết thúc phân tích
+ Viết báo cáo phân tích
+ Tổ chức báo cáo kết quả phân tích
+Hoàn chỉnh và lưu trữ hồ sơ phân tích
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính Ngân hàng thƣơng mại.
 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu quả của việc sử
dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, đảm bảo khả
năng thanh khoản, hạn chế rủi ro…
Tỷ lệ tài sản có sinh lời so với nguồn vốn phải trả lãi
Ý nghĩa: Cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn để đầu tư sinh lời
Công thức
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
=

Tài sản có sinh lời
x 100
So với nguồn vốn phải trả lãi
Nguồn vốn phải trả lãi

Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động
Ý nghĩa: Phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động, cho biết mức độ sử
dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân đối nguồn vốn huy
động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Công thức:
Tỷ lệ dư nợ tín dụng
=
Dư nợ tín dụng
x 100
so với nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động

Ghi chú:
- Trường hợp tỷ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ cân đối dư nợ phát
sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ thống.
- Trường hợp tỷ lệ này ≤ 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân đối đủ
mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống.
Tỷ lệ nợ quá hạn ròng
Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù
đắp cho nợ quá hạn của Ngân hàng.
Công thức:


Nợ quá hạn - DPRR tín dụng


Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (%)
=

Tổng dư nợ - DPRR tín dụng
x 100
Yêu cầu: Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn (chỉ tiêu 9). Mặt khác tỷ lệ này
càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
Tỷ lệ nợ xấu ròng
Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng Quỹ DPRR tín dụng để bù
đắp cho nợ xấu của Ngân hàng.
Công thức:


Nợ xấu - DPRR tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu ròng (%)
=

x 100


Tổng dư nợ - DPRR tín dụng

Yêu cầu: Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu (chỉ tiêu 10). Mặt khác tỷ lệ này
càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình vốn tự có
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dự trữ và khả năng thanh khoản
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng và đầu tư
 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và khả năng sinh lời

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích tài chính.
1.3.1 Nhân tố nội tại trong ngân hàng
1.3.1.1 Sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng đối với phân tích tình hình tài chính
1.3.1.2 Năng lực và trình độ của cán bộ phân tích tài chính
1.3.1.3 Yếu tố công nghệ trong phân tích tài chính
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Chế độ kế toán của NHTM
1.3.2.2 Chỉ tiêu trung bình tham chiếu toàn hệ thống NHTM

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
2.1. Tổng quan về NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn
Đồng Tháp Mười, thành lập vào ngày 13/11/1993.
Tháng 2 năm 2007, Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười đổi tên thành Ngân hàng
TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
Trải qua gần 20 năm hoạt động, đến 30/09/2011 tổng tài sản PGBank là 23.653 tỷ đồng, tổng
vốn huy động đạt 21.137 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 461 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch
năm 2011 là 560 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ bình quân dự kiến đạt
hơn 28%.
2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex




Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

2.1.3. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
xăng dầu Petrolimex
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
TRỤ SỞ
CHÍNH
CHI NHÁNH
PHÒNG GIAO
DỊCH
QUỸ TIẾT KIỆM
Quy mô và tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cư và các TCKT của PGBank đã không ngừng
tăng mạnh qua các năm theo hướng an toàn, đặc biệt là năm 2009 (với tốc độ tăng trưởng đạt
214%).



Bảng 2.1: Tổng vốn huy động từ tổ chức và cá nhân của PG Bank qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2009
2010
9/2011
Tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức và cá nhân của PGBank
6.896
10.705
12.784
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Cho vay khách hàng tăng nhanh, chất lượng


tín dụng khá tốt
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm
2009
2010
9/2011
Dư nợ cho vay qua các năm
6.267
10.886
11.912
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Đến 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng của PGBank đã đạt mức 6.267 tỷ đồng, tăng hơn 3.902 tỷ
đồng tương đương 165% so với đầu năm, chiếm 59% tổng tài sản. Tại thời điểm cuối quý
3/2011, dư nợ của PGBank đã tăng lên 11.912 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2010, và tăng
gấp 15 lần so với thời gian trước khi chuyển đổi.
Bảng 2.4: Dƣ nợ vay phân theo chất lƣợng tín dụng

ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
12/2009
12/2010
09/2011
Nợ đủ tiêu chuẩn
6.137
10.639
11.348
Nợ cần chú ý
53

93
304
Nợ dưới tiêu chuẩn
7
55
83
Nợ nghi ngờ
52
69
55
Nợ có khả năng mất vốn
18
31
122
Cho vay khách hàng
6.267
10.886
11.912
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 95% - 99%.Tỷ lệ nợ quá hạn
của PG Bank cũng được duy trì dưới 5% là mức tốt nhất theo quy định TT 49/2004/TT-BTC
ngày 31/5/2004 của Bộ Tài chính trong các năm từ 2008 đến 9/2011. Như
vậy, chất lượng tín
dụng của PG Bank là tương đối tốt.
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng mang về cho PG Bank nguồn thu khá lớn kể từ năm 2007.
Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
12/2009

12/2010
09/2011
Doanh số mua ngoại tệ
- USD

2.844

2.985

3.469
- EUR
460
559
599
Doanh số bán ngoại tệ



- USD
2.806
2.997
3.481
- EUR
469
557
599
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
2.1.3.4. Hoạt động đầu tư tài chính
Tại thời điểm 30/09/2011, PG Bank chỉ tập trung vào mảng chứng khoán đầu tư, trong đó
trái phiếu chiếm hơn 95%. Cụ thể, trái phiếu Chính phủ chiếm 58% tổng giá trị chứng khoán,

trái phiếu các TCTD chiếm 13%, trái phiếu các TCKT khác chiếm 23%, cổ phiếu chỉ chiếm
khoảng 4%. Như vậy, với việc tập trung chủ yếu vào Trái phiếu chính phủ, cơ cấu của các
khoản đầu tư vào chứng khoán của PG Bank khá an toàn, mức độ rủi ro thấp.
2.1.3.5. Hoạt động tác nghiệp và dịch vụ ngân hàng
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, PG Bank cũng chú trọng phát triển
các dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ Bảo lãnh nội địa; Thanh toán; Thanh toán quốc tế, Kinh
doanh ngoại tệ; Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ thẻ. Các hoạt động này nhằm đa dạng hóa dịch vụ
của ngân hàng, nâng cao hệ số an toàn cho vốn kinh doanh
2.1.3.6. Kinh doanh thẻ
Với hai tính năng là Trả trước và Ghi nợ, thẻ Flexicard của PG Bank là thẻ thanh toán xăng
dầu đầu tiên tại Việt Nam, hiện được chấp nhận tại hơn 2.000 điểm bán xăng dầu trên toàn
quốc.
Việc trở thành thành viên chính thức của mạng Banknetvn thì khách hàng sử dụng thẻ Flexicard
có thể rút tiền tại các ATM của PGBank và các NH khác tham gia Banknet, và tại cả các trạm
xăng dầu Petrolimex.
Tính đến 30/09/2011, tổng số thẻ Flexicard được phát hành đạt 575.004 thẻ, trong đó tổng số
thẻ ghi nợ phát hành là 81.298 thẻ.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
2.2.1. Thực trạng cơ cấu mô hình tổ chức phân tích tài chính của NHTMCP Xăng dầu
Petrolimex
Công tác phân tích tình hình tài chính được thực hiện tại trụ sở chính của PGBank. Công việc
phân tích tình hình tài chính được giao cho phòng Kế toán Tài chính làm đầu mối đảm nhiệm.
Theo đó, công việc phân tích tình hình tài chính mới chỉ được thực hiện định kỳ theo hàng quí,
năm với phạm vi phân tích là báo cáo tài chính. Trên thực tế phòng Kế toán Tài chính thường tập
trung vào tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Ngân hàng theo định kỳ 6 tháng và
cả năm, phòng Kế toán phân tích chủ yếu là kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời, công tác
phân tích tài chính chưa được tiến hành thường xuyên và báo cáo phân tích cả năm chưa được
thực hiện đầy đủ, chất lượng các báo cáo phân tích chưa cao.
2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
* Giai đoạn lập kế hoạch phân tích

Tại PGBank, phòng Kế toán tài chính chưa thực hiện việc lập kế hoạch phân tích một cách
chu đáo. Công việc phân tích được trưởng phòng phân công cho từng người trong phòng và thực
hiện theo định kỳ. Trong đó, công việc phân tích thường do một hay hai cán bộ phụ trách chính,
các cán bộ khác thực hiện công việc trợ giúp theo sự chỉ đạo của cán bộ phụ trách phòng.
* Giai đoạn tiến hành phân tích
 Sưu tầm, kiểm tra tài liệu
Tài liệu được sử dụng để phân tích tài chính tại PGBank chủ yếu là báo cáo tài chính. Ngoài ra
còn sử dụng bảng cân đối các tài khoản và các tài liệu, thông tin do các Khối, phòng ban chức
năng cung cấp.
 Tiến hành phân tích
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, cán bộ phụ trách phân tích tiến hành tính toán so sánh
các chỉ tiêu phân tích tương ứng, theo các nội dung phân tích được lựa chọn.
Cán bộ phân tích chỉ sử dụng chương trình phân tích khi cần báo cáo nhanh các chỉ tiêu phân tích
cơ bản.
Việc phân tích tình hình tài chính tại PGBank mới chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng phương pháp
so sánh, phương pháp phân chia, để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu
bộ phận, chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố tới chỉ tiêu phân tích.
* Giai đoạn kết thúc phân tích
 Lập báo cáo phân tích
Phòng Kế toán Tài chính của PGBank tiến hành lập báo cáo phân tích đối với các kỳ phân tích
định kỳ 6 tháng hoặc một năm trên phạm vi toàn hệ thống PGBank.
Báo cáo phân tích tình hình tài chính định kỳ 6 tháng hoặc một năm trên phạm vi toàn hệ thống
thường tập trung chủ yếu vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu lợi nhuận, ít đề
cập đến các nội dung khác do hạn chế về mặt hệ thống chương trình phân tích.
 Báo cáo kết quả phân tích
Kết quả phân tích chủ yếu được báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc của PGBank hoặc công
bố các chỉ tiêu chính tại các cuộc họp giao ban hàng tháng, 6 tháng và cuối năm, chưa thực hiện
công bố rộng rãi cho cán bộ, công nhân viên.
Như vậy kết quả phân tích tình hình tài chính của PGBank chưa thực sự phục vụ đủ cho công tác

quản lý vĩ mô của Ngân hàng.
 Hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ phân tích
Hồ sơ phân tích do phòng Kế toán Tài chính lưu trữ. Tuy nhiên việc sắp xếp và lưu trữ hồ sơ
còn do từng cá nhân được giao nhiệm vụ phân tích thực hiện, chưa sắp xếp, lưu trữ hồ sơ một
cách nhất quán và có hệ thống.
2.2.3. Phƣơng pháp và nguyên tắc phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
Hiện nay phương pháp phân tích chủ yếu được PGBank sử dụng trong phân tích tình hình tài
chính là phương pháp so sánh, phương pháp phân chia và phương pháp tỷ lệ.
Các báo cáo tài chính của NH được lập theo chế độ kế toán Việt Nam, niên độ tài chính bắt
đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tính trong các báo cáo tài
chính là triệu đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do
NHNN Việt Nam công bố vào ngày lập báo cáo.
2.2.4. Một số nội dung phân tích tài chính chủ yếu của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
2.2.4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Quy mô vốn tăng mạnh, cơ cấu vốn khá đa dạng và an toàn
Sau hơn 3 năm tái cơ cấu, tính đến 30/09/2011, tổng nguồn vốn đã lên mức 23.653 tỷ đồng,
tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước khi chuyển đổi – một mức tăng ấn tượng so với tốc độ
trung bình của toàn hệ thống.
Tiền gửi từ các TCKT luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của PG Bank
nhưng đã có xu hướng giảm dần, 56% (5.979 tỷ đồng) cuối năm 2010, và đạt 44% (5.590 tỷ
đồng) cuối quý 3/2011.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, PG Bank thu hút
một lượng dân cư khá lớn đến gửi tiền, góp phần đẩy khoản mục này tăng lên mức 7.195 tỷ
đồng, tương đương 56% tổng huy động.
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ chính phủ và các tổ chức tín dụng khác của PG Bank
ĐVT: tỷ đồng
Năm
2009
2010
9/2011

Nợ Chính phủ
181
-
400
Tiền gửi và vay TCTD khác
1.965
3.229
6.946
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Việc cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần tỷ trọng của lượng tiền gửi từ thị trường 2 giúp
PG Bank đỡ phụ thuộc vào thị trường này hơn trong khi tận dụng được một nguồn vốn khác có
tính ổn định cao và đa dạng hơn là tiền gửi từ dân cư và các TCKT.
Tóm lại, với cơ cấu vốn khá đa dạng và an toàn cũng như việc PGBank đã tận dụng được nhiều
nguồn vốn trong nước khác nhau nhằm đảm bảo sự chủ động về nguồn vốn, đã thể hiện PGBank
là một cơ thể tài chính đẹp.

2.2.4.2. Phân tích sử dụng vốn
Tài sản tăng trưởng nhanh, an toàn và chất lượng
Tổng tài sản của PG Bank đang dần được cơ cấu theo hướng hợp lý, an toàn nhưng
hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Bảng 2.9: Cơ cấu tài sản của PG Bank qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
12/2009
12/2010
9/2011
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
141
194

191
Vàng tại NHNN và TCTD
2.464
1.853
8.051
Cho vay khách hàng
6.267
10.886
11.912
DP cho vay khách hàng
-47
-105
-158
CK đầu tư và kinh doanh
967
1.942
2.082
Công cụ tài chính phái sinh
-
2
6
Góp vốn đầu tư dài hạn
38
91
93
Tài sản cố định
92
150
161
Tài sản khác

496
1.365
1.315
Tổng tài sản
10.419
16.378
23.653
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Tương tự như nguồn vốn, tổng tài sản cũng đạt được mức tăng ấn tượng tương ứng. 9 tháng
đầu năm 2011, tổng tài sản đã đạt 23.653 tỷ đồng, tăng hơn 44% so với cuối năm 2010.
Cơ cấu tài sản này của PG Bank được xem là hợp lý trong điều kiện môi trường
kinh doanh
như hiện nay và phù hợp với đặc thù chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam.
PG Bank đã cung cấp các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng,
từng nhóm đối tượng cụ thể, dư nợ cho vay khách hàng của PG Bank đã tăng mạnh qua các
năm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
Tất cả thể hiện PGBank làm ăn kinh doanh rất ổn định, khả năng sử dụng vốn tốt, thanh khoản
cao và khả năng sinh lời tốt với các hoạt động đầu tư ổn định, chất lượng tín dụng tốt. Nết làm ăn
rất tốt thể hiện ở các hoạt động đầu tư vào những dự án ổn định mang lợi ích lâu dài, không mạo
hiểm nên khá an toàn.
2.2.4.3. Phân tích khả năng thanh khoản
Bộ phận phân tích thanh khoản là phòng Quản lý rủi ro thị trường, báo cáo phân tích thanh
khoản ALCO thường được lập định kỳ theo quý và báo cáo nhanh hàng ngày.
Bảng 2.10: Các tỷ lệ thanh khoản nhanh của PGBank
Chỉ tiêu
Tỷ lệ 2011
Tỷ lệ 2010
Quy định
Tỷ lệ chi trả ngày tiếp theo (quy đổi ra VNĐ)
21,36%

19,08%
>=15%
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (quy đổi ra VNĐ)
16,71%
20,64%
>=9%
(Nguồn: Báo cáo ALCO quý 4 năm 2010 và năm 2011)
Tỷ lệ chi trả ngày tiếp theo năm 2011 tăng lên 21,36%, hơn 2,28% so với năm 2010, thể hiện khả
năng thanh toán ngay của PGBank khá cao, so với quy định là 6,36%. Theo Thông tư số
13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 do NHNN
ban hành quy định hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 9% và Tiêu chuẩn Basel 2 quy định tối
thiểu 8%; hệ số CAR của PGBank năm 2009 là 13%, 2010 là 21% và đến tháng 9 năm 2011 là
16%. Việc giảm hệ số CAR nhưng vẫn duy trì ở mức hợp lý, đã thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
ngày càng cao nhưng an toàn vốn vẫn được đảm bảo.


2.2.4.4. Phân tích khả năng sinh lời
(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Các chỉ số sinh lời của PG Bank ở mức khá tốt trong hệ thống ngân hàng TMCP. Sự
ổn định trong tăng trưởng của hoạt động tín dụng, vốn đóng góp phần lớn vào thu nhập sau
thuế của PG Bank, giúp tỷ lệ ROE luôn duy trì ở quanh mức 16% qua các năm.
Hiện tại, kết thúc quý 3 năm 2011, ROE của PG Bank ước đạt mức 20%.

Trong khi đó, tỷ lệ ROA của PG Bank cũng duy trì ở mức khá cao so với các đơn vị cùng
ngành, và tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng khá tốt.
Kết quả này đã giúp chỉ tiêu ROA tại thời điểm cuối quý 3/2011 tăng lên mức 2,4%.
Bảng 2.13: Cơ cấu thu nhập và chi phí lãi

Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

12/2009
12/2010
9/2011
I.TN lãi và các khoản TN tƣơng tự
836,3
1.466
2.074
1.TN lãi tiền gửi
245,9
157
391
2.TN lãi cho vay KH
473,8
1.112
1.448
3.TN từ kinh doanh, đầu tư CK Nợ
91
138
161
4.Thu khác từ hoạt động tín dụng
25,6
58
75
Bảng 2.11: ROE, ROA của PGBank qua các năm
Năm
2009
2010
T9/2011
ROE
17

20
20
ROA
2.02
1.52
2.48
II.Chi phí lãi và các chi phí tƣơng tự
541,7
949
1.347
1.Trả lãi tiền gửi
529,1
822
1.271
2.Trả lãi tiền vay
4,2
25
37
3.Trả lãi phát hành GTCG
8,1
100
26
4.Chi phí khác từ hoạt động tín dụng
0,3
1
14
III.Thu nhập lãi thuần
294,6
949
727

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)
Cùng với việc tăng quy mô tín dụng và huy động, thu nhập và chi phí của PG Bank trong hoạt
động tín dụng đã tăng khá mạnh qua các năm, tuy nhiên vẫn duy trì được mức tăng lãi thuần
khá lớn. 9 tháng đầu
năm 2011, chính sách thắt chặt tín dụng và điều hành lãi suất nhằm mục
tiêu kiểm soát lạm
phát đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của PG Bank. Cụ thể, thu nhập
thuần từ lãi đạt 77% so với cả năm 2010, trong đó thu nhập từ cho vay đạt 130%.
PGBank đã và đang triển khai mở rộng cung ứng đa dạng các loại hình dịch vụ, hoạt động
thanh toán quốc tế. Nguồn thu từ hoạt động này đã không ngừng tăng trong cơ cấu thu nhập
của Ngân hàng trong các năm qua. Đến 30/09/2011, mảng dịch vụ đã lãi hơn 36 tỷ đồng.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Công tác phân tích tình hình tài chính tại PGBank đạt được một số kết quả sau:
PGBank đã có được một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính,
và việc phân công công việc đã được quy định khá rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng
Khối, phòng ban, Chi nhánh trực thuộc có liên quan.
Việc phân tích các nội dung không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu mà đã
phần nào đi sâu phân tích cả về mặt chất lượng.
Phòng Kế toán Tài chính đã tiến hành phân công công việc cho từng cán bộ đảm nhận việc phân
tích cũng như thực hiện các bước trong quy trình phân tích.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính hiện tại của PGBank chưa thực sự phù hợp, việc
phân công công việc phân tích tình hình tài chính chưa thực sự hợp lý, bởi vì nhân sự chỉ gồm 2
cán bộ, phòng Kế toán Tài chính khó có thể đáp ứng nhu cầu thông tin về toàn bộ các hoạt động
tài chính của NH, một cách thường xuyên, cụ thể và chi tiết.
Công tác phân tích tình hình tài chính tại PGBank chủ yếu tập trung vào phân tích kết quả kinh
doanh và khả năng sinh lời, chưa chú trọng nhiều tới các nội dung còn lại. Việc sắp xếp và lưu
trữ hồ sơ phân tích chưa được thực hiện một cách có hệ thống và khoa học.

Nguyên nhân
Công tác phân tích tình hình tài chính được thực hiện chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu hội họp, báo
cáo. Chưa có phương pháp phân tích tài chính đầy đủ, đảm bảo tính khoa học trong phân tích.

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX

3.1. Định hƣớng phát triển công tác phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng dầu
Petrolimex.
3.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex
PGBank đặt ra sứ mệnh phát triển của mình là trở thành một NHTMCP hàng đầu cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và cạnh tranh cho các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân
và các tổ chức tài chính.
3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng
dầu Petrolimex
- Không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính.
- Phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ, phù hợp
và linh hoạt.
- Công tác phân tích tài chính phải thực sự được coi là một hoạt động thường xuyên.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác phân tích tài chính tại NHTMCP
Xăng dầu Petrolimex.
3.2.1. Giải pháp quy trình phân tích tài chính
 Công tác lập kế hoạch phân tích
Cần lập kế hoạch phân tích bao gồm những nội dung cụ thể:
+ Xây dựng chương trình phân tích
+ Xác định rõ loại hình, chỉ tiêu và phương pháp phân tích trong từng cuộc phân tích hoặc giai
đoạn phân tích
+ Xác định rõ về nhu cầu nhân sự phân tích
 Công tác thực hiện phân tích

Sưu tầm, lựa chọn và kiểm tra tài liệu phân tích: Cần sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu
trong quá trình phân tích tình hình tài chính. Khi phân tích cần căn cứ vào mục đích, nội dung và
phạm vi của từng cuộc phân tích để sưu tầm các tài liệu cho phù hợp.
Thực hiện công việc phân tích: Với các nội dung và chỉ tiêu phân tích, cần lựa chọn phương
pháp phân tích phù hợp và tiến hành công việc phân tích theo một trình tự hợp lý. Do đó, khi đó
xác định được chỉ tiêu phân tích, có thể tiến hành công việc phân tích theo trình tự sau:
+ Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+ Phân tích mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
 Công tác lập báo cáo phân tích và lưu trữ hồ sơ phân tích
+ Lập báo cáo phân tích
Báo cáo phân tích thường xuyên cần đơn giản, ngắn gọn, nêu bật những trọng tâm cần chú ý giải
quyết và các giải pháp đề xuất.
Báo cáo phân tích định kỳ cần trình bày đầy đủ, chi tiết các kết quả trên các nội dung phân tích,
các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cụ thể.
+ Báo cáo kết quả phân tích
Việc công bố kết quả và thảo luận về giải pháp, giúp Ngân hàng thu nhận được nhiều ý kiến và
giải pháp có giá trị từ các bộ phận khác nhau, hoặc nhìn nhận được thực trạng cũng như các
nguyên nhân một cách sâu sắc và thực tế hơn. Đồng thời, việc công bố rộng rãi kết quả phân tích
có tác dụng động viên những tập thể, cá nhân có thành tích, chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót của
từng bộ phận, cá nhân, góp phần phát huy dân chủ và phát huy tác dụng của phân tích tài chính
trong công tác quản lý, cũng như thực tiễn kinh doanh của NH.
+ Hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ phân tích
Hồ sơ phân tích của PGBank nên tập trung lưu trữ có hệ thống tại phòng đầu mối là phòng Kế
toán Tài chính. Nên quy định rõ thời gian lưu trữ đối với hồ sơ phân tích của từng cuộc phân
tích.
1.2.2. Giải pháp nội dung phân tích tài chính
Nhìn lại Bảng Cân đối kế toán PGBank năm 2011 và Bảng báo cáo KQHĐKD.
Bảng 3.6: Bảng Cân đối kế toán PGBank năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng

TÀI SẢN
2011
NGUỒN VỐN
2011
Tiền mặt
228.299
Các khoản nợ CP
400
TGNHNN
748.922
Vay TCTD khác
3.424.171
TGTCTD khác
1.403.467
TG của KH
10.991.779
CCTC phái sinh
120
Vốn tài trợ, UTDT
183.683
Cho vay KH
11.928.233
Phát hành GTCG
68.577
CKDT
2.022.497
Các khoản trả nợ khác
255.894
Đầu tư dài hạn
55.643

Tổng NPT
14.924.504
TSCĐ
267.484
Vốn và các quỹ
2.657.575
TS Có khác
927.414


Tổng TS
17,582,079
NPT và VCSH
17,582,079
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)
Bảng 3.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
Thu nhập lãi thuần
516.801
1.096.361
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
72.719
45.448
Lãi thuần từ hoạt động KD ngoại hối
17.279
22.295
Lãi thuần từ mua bán CKKD

-
580
(Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán CK đầu tư
9.097
(49.943)
Lãi thuần từ hoạt động khác
40.656
48.696
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
7.764
6.372
Chi phí hoạt động
282.540
453.389
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
381.775
716.418
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
88.904
122.032
Tổng lợi nhuận trước thuế
292.871
594.386
Chi phí thuế TNDN
74.060
148.131
Lợi nhuận sau thuế
218.811
446.255
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)

Ta có thể kết luận:
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex có đủ điều kiện để hoàn thành sản xuất kinh doanh năm 2012
thuận lợi vì:
- Tài sản đầy đủ có thể hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh năm 2012.
- Phân bổ tài sản hợp lý, cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phù hợp với tình hình
kinh doanh của NH.
PGBank có tình hình tài chính lành mạnh vì:
- Cơ cấu NPT và VCSH hợp lý, cân đối với lượng cho vay KH
- Sử dụng VCSH đúng mục đích kinh doanh
- Các khoản nợ phải trả có sự đảm bảo, VCSH đảm bảo thanh toán được nghĩa vụ nợ tiềm ẩn (chỉ
tiêu ngoài bảng CĐKT năm 2011 là 825.908 triệu đồng).
Khả năng thanh khoản nhanh tốt thể hiện khả năng trả nợ tức thời tốt, đảm bảo đủ khả năng trả
nợ.
Và giải pháp cải thiện cụ thể cho năm 2012 tại PGBank, xin đề xuất như sau:
+ Tiếp tục tăng cường mở rộng mạng lưới trên toàn quốc.
+ Tăng doanh số huy động và cho vay đi đôi với tăng trưởng khách hàng về số lượng và chất
lượng theo định hướng về nhóm khách hàng mục tiêu.
+ Tăng thu dịch vụ thông qua cung cấp dịch vụ trọn gói.
+ Phát triển tín dụng theo kế hoạch nhưng phải chú trọng tới chất lượng tín dụng bao gồm áp
dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Có biện pháp xử lý sớm các khoản nợ có vấn đề,
khẩn trương xử lý các khoản nợ xấu.
+ Nâng cao kỹ năng quản lý, tiếp thị, chăm sóc và tư vấn cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.
3.2.3. Giải pháp phƣơng pháp phân tích tài chính
Vì phương pháp Dupont có ưu điểm khắc phục được nhược điểm của phương pháp tỉ lệ là chỉ
ra được mối dây liên hệ nhân quả giữa các thành phần tạo nên một chỉ số cơ bản, do đó
PGBank nên bổ sung việc áp dụng phương pháp này trong phân tích tài chính bằng cách hệ
thống hoá lại các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau cũng như phân tích chi tiết hơn một số chỉ
tiêu cơ bản thành hàm số của các chỉ tiêu khác.
Bằng cách phân tích này, lại có thể nhìn sâu hơn vào nguyên nhân gây ra tăng, giảm chi phí
hoạt động của NH. Có thể thấy nếu các chỉ số thành phần càng cao thì làm cho ER càng lớn. Do

đó, để làm giảm ER, NH cần phải cố gắng giảm chi phí trả lãi, chi phí ngoài lãi hoặc chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng.
3.2.4. Giải pháp tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính
Để công tác phân tích tài chính tại PGBank trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục và có ý
nghĩa thực sự đối với các nhà quản lý, đòi hỏi PGBank phải có quy chế thống nhất về hoạt động này.
3.2.5. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
PGBank cần có một chương trình phần mềm máy tính dùng để phân tích và đánh giá một cách
toàn diện tình hình hoạt động của ngân hàng mình.
3.2.6. Giải pháp công tác kế toán, kiểm toán và thống kê
PGBank cần đưa ra một quy định cụ thể về quy trình hậu kiểm tại Hội sở PGBank.
3.3. Một số đề xuất nhằm thực hiện các giải pháp
3.3.1. Đề xuất với NHNN
- NHNN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu phân tích mẫu có tính hướng dẫn,
- Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi Mẫu báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng ban hành
3.3.2. Đề xuất với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex
- Ban lãnh đạo PGBank cần thực sự coi trọng công tác phân tích tài chính.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng kiên thức về chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng cần xây dựng phần mềm phân tích tài chính áp dụng cho toàn hệ thống.
KẾT LUẬN
Các kết quả phân tích sẽ là cơ sở để PGBank xây dựng chính sách, giải pháp và quyết sách thích hợp
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Khi có một hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích phù hợp, PGBank phải tiến hành xây dựng
một phần mềm phân tích tài chính hoàn chỉnh. Có như vậy PGBank mới có thể thực hiện việc phân
tích thường xuyên và số liệu được cập nhật đảm bảo chính xác hơn.



References
1. Andre,B. (1993) Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng , Viện khoa học ngân hàng

2. David, B. (1994) Phân tích thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật
3. Lưu Thị Hương (2005) Tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng tài chính, Trường Đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội.
4. Peter, S.R. (2001) Quản trị NHTM, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. PGBank (2011), Bản cáo bạch
6. PGBank (2011), Báo cáo tài chính kế toán
7. PGBank (2011), Báo cáo thường niên
8. Nguyễn Hữu Tài (2007) Giáo trình lý thuyết tài chính – Tiền tệ, Trường Đại học kinh tế quốc dân,
Nxb thống kê, Hà Nội.




×