Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh láng hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.8 KB, 20 trang )

Tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn – Chi nhánh Láng Hạ

Uông Thị Diệu Hường


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Phong
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng
thương mại (NHTM). Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối đối
với doanh nghiệp tại Chi nhánh Láng Hạ. Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh
của Chi nhánh Láng Hạ, chỉ ra được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng
trung dài hạn đối với doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung
dài hạn đối với doanh nghiệp trong chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh Láng
Hạ.

Keywords: Tín dụng; Doanh Nghiệp; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn; Ngân hàng thương mại; Láng Hạ

Content

̉
ĐÂ
̀
U


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay,có một nghịch lý hiện đang tồn tại là đa số các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn,
nhất là vốn trung và dài hạn, trong khi vốn tồn đọng trong các ngân hàng thương mại không phải
là ít. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Chi nhánh Láng Hạ (Chi nhánh Láng Hạ)
cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Hiện tại, nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của
ngân hàng kém đa dạng về cơ cấu khách hàng, chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước,
chưa quan tâm tới các đối tượng khách hàng khác.
Trong thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính-ngân
hàng khá sôi nổi, nhưng chưa có đề tài nào tập trung chuyên sâu về các giải pháp nhằm tăng
cuờng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong NHNo & PTNT ở Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: "Tín dụng trung và dài hạn
đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Láng
Hạ" nhằm góp phần đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, vừa mang tính thời sự trong kinh doanh
tiền tệ của ngân hàng thương mại hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động tín dụng trung dài hạn có hiệu quả hay không không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi
ngân hàng mà còn là vấn đề quan tâm của cả nền kinh tế. Vấn đề này luôn được quan tâm và đã
có nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc
nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết chưa phản
ánh được thực tế cũng như chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận văn cần giải quyết. Cũng chưa có
nghiên cứu nào thực sự giải quyết vấn đề này một cách tập trung chọn lọc tại Chi nhánh Láng
Hạ. Do đó việc chọn đề tài là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về tín dụng trung và dài hạn của NHTM, phân tích
thực trạng hoạt động, chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ, chỉ ra được sự
cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp .
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp trong
chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:: Tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh

Láng Hạ.
Phạm vi nhiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài
hạn tại đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Láng Hạ qua các năm 2008-2011 và triển vọng đến
năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng đồng bộ và hài
hoà các phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, kế thừa khoa học, so sánh, thống kê,
phân tích, khảo cứu thực tiễn và phương pháp chuyên gia
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp
tại Chi nhánh Láng Hạ, để thấy được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn
đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Láng Hạ.
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh
Láng Hạ.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
tại Chi nhánh Láng Hạ.

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1 Hoạt động ngân hàng thƣơng mại
1.1.2 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm Tín dụng:
Tín Dụng là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Đối tượng của sự chuyển
nhượng có thể là tiền tệ hoặc hàng hoá dưới hình thức kéo dài thời gian thanh toán trong quan hệ
mua bán hàng hoá. Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng

giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở
hữu với lượng giá trị đó.
1.1.2.2 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng về tiền tệ giữa ngân hàng với các cá nhân, doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc có hoàn trả, trong đó
Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa là người cho vay
So với các hình thức tín dụng khác, tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm nổi bật: có thể
thoả mãn tối đa nhu cầu vốn của các pháp nhân và thể nhân trong nền KTQD nếu họ chấp hành
đúng các quy chế tín dụng của ngân hàng; có thời hạn cho vay phong phú tuỳ thuộc vào nhu cầu
vay của các đối tượng; có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội;
là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển.
1.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.3.1 Chức năng của tín dụng ngân hàng
Tín dụng có chức năng phân phối lại vốn tiền tệ, thực hiện việc di chuyển các khoản vốn
tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn; Chức năng thanh khoản; Chức năng
tạo tiền
1.1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng của các chủ thế kinh tế trong xã hội.
Tín dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần chống lạm phát, ổn
định tiền tệ và giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, tín dụng còn là công cụ thực hiện các chính sách xã hội nhằm duy trì nguồn
cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.
Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát triển, là công cụ
tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, giúp di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác
1.1.4 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Nguyên tắc tín dụng là tập hợp các quy tắc, điều kiện để đảm bảo an toàn vốn, phù hợp
với quy định trong hoạt động Ngân hàng, trong quá trình cho vay các ngân hàng thương mại luôn
phải tuân các nguyên tắc sau đây:
1.1.4.1 Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

1.1.4.2 Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi
1.1.4.3 Tiền vay phải được thực hiện bảo đảm theo đúng quy định
1.2 TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng trung và dài hạn là một bộ phận của tín dụng ngân hàng được phân theo thời
gian. Tín dụng trung và dài hạn là những khoản cho vay có thời hạn trên một năm và thời gian cho
vay không quá thời gian khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay.
1.2.1. Đặc điểm tín dụng ngân hàng trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động tín dụng nhưng có
các điểm nổi bật sau: Thời gian hoàn vốn chậm, rủi ro lớn, lãi suất cao.
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, thúc đẩy sự chuyển dịch
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần chuyển dịch cơ bản nền kinh
tế, cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng để mở rộng và phát triển và tạo điều kiện
cho tín dụng ngắn hạn phát triển.
1.2.3. Chất lƣợng tín dụng ngân hang trung và dài hạn
Việc đánh giá chất lượng tín dụng không những giúp cho hoạt động của ngân hàng được
an toàn và hiệu quả mà đối với từng món vay cụ thể còn giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu
quả của việc vay vốn như thế nào.
1.2.4. Các hình thức cấp tín dụng ngân hang trung và dài hạn
1.2.4.1 Tín dụng trung và dài hạn theo dự án đầu tư
1.2.4.2 Tín dụng thuê mua
1.2.4.3 Tín dụng tuần hoàn
1.2.4.4 Cho vay đồng tài trợ
1.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm
Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người gửi tiền và
người vay tiền), phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng.
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một khái niệm vừa cụ thể vừa mang tính trừu
tượng. Do đó, hiểu đúng bản chất và xác định chính xác các nguyên nhân tồn tại sẽ giúp ngân

hàng nâng cao được chất lượng tín dụng trung dài hạn, thực hiện thắng lợi chiến lược kinh doanh
và đúng vững trong nền kinh tế thị trường.
1.3.2 Vai trò của nâng cao chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn trong hoạt động
ngân hàng
a) Đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng trung dài hạn được quan tâm bởi lẽ:
- Việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát
triển, sản xuất lưu thông hàng hoá ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch cũng
ngày càng tăng của xã hội.
- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt vai trò trung gian
thanh toán.
- Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung
giang tín dụng trong nền kinh tế.
- Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế xã hội theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa phương.
- Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và
nâng cao uy tín quốc gia.
b) Đối với ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng trung dài hạn là yếu tố hàng đầu
quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng vì:
- Việc nâng cao chất lượng tín dụng làm tăng khả năng sinh lời từ sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng
- Nâng cao chất lượng tín dụng tạo uy tín cho bản thân ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. c) Đối với khách
hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn góp phần tăng chất lượng sản xuất kinh
doanh.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn của ngân
hàng thƣơng mại
1.3.3.1 Về phía ngân hàng
1.3.3.2. Về phía khách hàng
1.3.3.3. Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế
1.3.4 Các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng

thƣơng mại
Chỉ tiêu lợi nhuận:
Chỉ tiêu 1 = Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn/ Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn
Chỉ tiêu 2 = Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn/ Tổng lợi nhuận cho vay
Chỉ tiêu vòng quay vốn:
Chỉ tiêu 3 = Thu nợ trung dài hạn/ Tổng dư nợ trung dài hạn bình quân
Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Chỉ tiêu 4 = Nợ quá hạn trung dài hạn/ Tổng dư nợ trung dài hạn bình quân
Chỉ tiêu 5 = Nợ quá hạn khó đòi trung dài hạn/ Tổng dư nợ trung dài hạn bình quân
Chỉ tiêu sử dụng vốn:
Chỉ tiêu 6 = Vốn sử dụng x 100% / Vốn huy động

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI
NHÁNH LÁNG HẠ
2.1 VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.1.1 Quá trình ra đời hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.2 Nhiệm vụ của Chi nhánh Láng Hạ
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, quản lý
2.1.3 Hoạt động chung
Tuy mới được thành lập, nhưng Chi nhánh Láng Hạ cũng đã có được những thuận lợi
trong quá trình hoạt động, điều này được biểu hiện qua hệ thống số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011

30/06/12
1. Nguồn vốn
- Nội tệ
- Ngoại tệ
6.463
5.450
1.013
7.072
5.218
1.854
9.888
5.121
1.543
10.002
8.107
1.895
10.547
8.737
1.837
2. Sử dụng vốn
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
2.172
1.370
802
5.043
1.098
3.945
4.201
1.395

2.806
4.277
1.081
3.196
4.188
785
3.403
3. Nợ xấu(%)
1,9
0,5
1,04
0.88
2,08
4. Quỹ thu nhập
119
132,9
194,7
265,5
145,6
(Nguồn : Báo cáo tổng kết các năm 2008 -> 30/06/2012)
i vo tng hot ng c th ca ngõn hng ta thy:

2.1.3.1 V hot ng huy ng vn
Ngun vn huy ng ca Chi nhỏnh luụn tng trng n nh, khụng nhng ỏp ng
nhu cu u t tớn dng ti Chi nhỏnh m cũn b sung ngun vn v NHNo&PTNT Vit Nam
iu ho vn trong ton h thng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm


Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
I/Theo TP Kinh tế
6.463
100
7.072
100
9.888
100

10.002
100
1/Tiền gửi các TCKT
4.068
63
4.078
57,7
6.553
66,2
6.440
64,4
2/Tiền gửi dân c-
2.075
32
2.465
34,8
3.181
32,2
3.455
34,5
3/Tiền gửi các TCTD
320
5
529
7,5
154
1,6
107
1,1
II/Theo nội, ngoại tệ

6.463
100
7.072
100
9.888
100
10.002
100
1/VND
5.450
84,3
5.218
73,8
8.345
84,4
8.107
81
2/Ngoại tệ
1.013
15,7
1.854
26,2
1.543
15,6
1.895
19
III/Theo kỳ hạn
6.463
100
7.072

100
9.888
100
10.002
100
1/Không kỳ hạn
985
15
2.326
32,9
1.797
18,2
2.641
26,4
2/Kỳ hạn d-ới 12 tháng
1.350
20,9
657
9,3
1.234
12,5
1.881
18,8
3/Kỳ hạn trên 12 tháng
4.128
64,1
4.089
57,8
6.857
69,3

5.479
54,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 -> 2011)
2.1.3.2 V hot ng s dng vn
Kt qu cho vay:
Hot ng tớn dng l hot ng ch o ca Chi nhỏnh Lỏng H.
Bng thng kờ sau s cho ta bit s qua v tỡnh hỡnh hot ng tớn dng ti Chi nhỏnh:


Bảng 2.3 Kết quả cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng

%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
I/Theo Thành phần KT
2.172
100
5.043
100
4.201
100
4.277
100
1/Kinh tế quốc doanh
1.401
64,5
3.842
76,2
2.414
57,5
1.835
42,9
2/Kinh tế NQD
574
26,4
988
19,6
1.517
36,1

2.211
51,7
3/Cho vay cá nhân, HGĐ
197
9,1
213
4,2
270
6,4
231
5,4
II/Theo thời hạn cho vay
2.172
100
5.043
100
4.201
100
4.277
100
1/Ngắn hạn
1.370
63
1.098
21,8
1.395
33,2
1.081
25,3
2/Trung dài hạn

802
37
3.945
78,2
2.806
66,8
3.195
74,7
III/Theo loại tiền
2.172
100
5.043
100
4.201
100
4.277
100
1/Dư nợ nội tệ
1.547
71,2
4.648
92,2
3.634
86,5
4.038
94,4
2/Dư nợ ngoại tệ
625
28,8
395

7,8
567
13,5
329
5,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 -> 2011)
* Chất lượng tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của các NHTM, số liệu sau đây phản
ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Bảng 2.4 : Tình hình nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
30/06/2012
Dư nợ tín dụng
2.172
5.043
4.201
4.277
4.188
Nợ xấu
41,9
25,1
43,7
37,5
87
Tỷ lệ nợ xấu

1,9%
0,5%
1,04%
0,88%
2.08%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-> 30/6/2012)
* Tồn tại nguyên nhân
Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tín dụng vẫn là hoạt động chủ
đạo và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất. Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được thì
hoạt động cho vay tại Chi nhánh vẫn còn những mặt tồn tại:
Thứ nhất: Cơ cấu dư nợ chưa hợp lý
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Cơ cấu dư nợ
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
01
Dư nợ theo loại tiền






- Dư nợ nội tệ
1.547
4.684
3.634
4.038

- Dư nợ ngoại tệ
625
395
567
329
02
Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp Nhà nước
1.401
3.842
2.414
1.835

- DN ngoài quốc doanh
574
988
1.517
2.211

- Cá nhân, hộ GĐ, C.Cố GTCG
197
213
270

231
03
Dư nợ theo thời gian

- Dư nợ ngắn hạn
1.370
1.089
1.395
1.081

- Dư nợ trung, dài hạn
802
3.945
2.806
3.195
04
Tổng dư nợ
2.172
5.043
4.201
4.277
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008 -> 2011)
Thứ hai: Việc mở rộng cho vay DNNVV, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh còn
hạn chế, tăng trưởng ở mức thấp.
Thứ ba: Phần lớn khách hàng là các DNNVV, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh
chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ vay vốn, ngoài ra việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ
khác chưa phổ biến và còn nhiều hạn chế, phần lớn không có nguồn vốn gửi tại Chi nhánh.
Thứ tư: Hoạt động mở rộng cho vay tại Chi nhánh đạt hiệu quả chưa cao là do
hiện nay Chi nhánh vẫn chưa thực hiện triệt để cơ chế khoán tài chính đến người lao động, khoán
dư nợ cho vay đến từng cán bộ tín dụng, thiếu sự quyết liệt trong phân công công việc đến người

lao động, tạo tâm lý ỷ lại và không sâu sát với công việc của một số cán bộ tín dụng.
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng
a. Về hoạt động kế toán - thanh toán - ngân quỹ
b. Về phát triển dịch vụ khác
2.1.3.4 - Kết quả kinh doanh
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh cùng với việc mở rộng thị phần và nâng cao
chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nhiều năm qua Chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ đã không ngừng phấn đấu và luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu lợi nhuận do NHNo&PTNT Việt Nam giao:
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số
tiền
%
tăng,
giảm
Số
tiền
%
tăng,
giảm
Số
tiền
%
tăng,

giảm
Số
tiền
%
tăng,
giảm
1/Tổng thu hoạt động
771
- 4,6
693
- 10,1
852
22,9
1.139
34
2/Tổng chi hoạt động
662
- 9
574
- 13,3
674
17,4
898
17
3/ Chênh lệch thu chi
109
36,3
119
9,2
178

49,6
241
35,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 -> 2011)
Bên cạnh những thành quả đạt được, Chi nhánh đã phải đối mặt với không ít khó khăn,
đó là: Là một chi nhánh mới được thành lập trên địa bàn Thủ đô có nhiều tổ chức tín dụng hoạt
động tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nhất là trên lĩnh vực lãi suất; Đối tượng cho vay chủ yếu của
chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), công ty cổ phần hóa, doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI
NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ
Như đã phân tích trong Chương 1, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tín dụng trung và dài hạn, trên cơ sở đó nghiên cứu tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ,
nợ quá hạn và lợi nhuận. Qua nghiên cứu thực tế và khả năng thu thập số liệu, luận văn sẽ phân
tích thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trên
các khía cạnh sau:
2.2.1 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp xét theo thời gian
Dư nợ tín dụng, trong đó có tín dụng trung và dài hạn là một trong những cơ sở để xem
xét hiệu quả, bởi vì khi dư nợ tín dụng tăng cùng với chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ đem
lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. ua việc phân tích tín dụng theo thời hạn cho ta thấy
quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng theo chiều hướng tăng tín dụng trung dài hạn và giảm
tín dụng ngắn hạn nhưng ta chưa đánh giá được chất lượng tín dụng vì đây chỉ là một khía cạnh
phản ánh chất lượng tín dụng.



Bảng 2.9: Bảng cơ cấu cho vay theo thời hạn.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số
tiền
(%)
Số
tiền
(%)
Số
tiền
(%)
Số
tiền
(%)
1. Dư nợ
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
2. Doanh số cho vay
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
3. Doanh số thu nợ
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
2.172
1.370
802
5.739
5.601
138

5.914
5.693
221
100
63
37
100
97,6
2,4
100
96,3
3,7
5.043
1.098
3.945
7.248
3.940
3.308
4.394
4.223
171
100
21,8
78,2
100
54,4
45,6
100
96,1
3,9

4.201
1.395
2.806
5.089
4.197
892
5.814
3.912
1.902
100
33,2
66,8
100
82,5
17,5
100
67,3
32,7
4.277
1.081
3.195
4.628
3.690
938
4.602
4.042
560
100
25.3
74.7

100
79.7
20.3
100
87.8
12.2
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng năm 2008 -> 2011)
2.2.2 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp xét theo cơ cấu ngành kinh tế
Bảng 2.10: Bảng cho vay trung và dài hạn xét theo cơ cấu ngành
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Dư nợ
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ
Tỷ lệ
(%)
Công nghiệp
Thương mại &
dịch vụ
Nông nghiệp

531
271

0
66,2
33,8

0
553
3.392

0
14
86

0
520
2.286

0
18,5
81,5

0
639
2.556

0
20
80


0
Tổng
802
100
3.945
100
2.806
100
3.195
100
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng năm 2008 -> 2011)
Như vậy, qua phân tích dư nợ theo ngành kinh tế ta thấy cơ cấu này quá mất cân đối.
Điều này không tốt đối với sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Để chất lượng tín dụng trung và
dài hạn trong tương lai đạt hiệu quả và an toàn thì cơ cấu dư nợ phải phong phú đa dạng, nó giảm
thiểu rủi ro khi nền kinh tế gặp khó khăn.
2.2.3 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp xét theo thành phần kinh tế
Bảng 2.11: Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Số tiền
%
Số
tiền

%
Số
tiền
%
Số tiền
%
1/Kinh tế quốc doanh
555
69.2
3.635
92.12
2.435
86.8
2.652
83
2/Kinh tế ngoài quốc doanh
247
30.8
310
7.88
371
13.2
542
17
Tổng
802
100
3.945
100
2.806

100
3.195
100
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng năm 2008 -> 2011)
Trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn ta thấy tỷ trọng dư nợ ở khối quốc doanh chiếm một
tỷ lệ cao. Trong thời gian tới, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để tăng tỷ lệ cho vay trung
dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.4 Phân tích chất lƣợng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi
nhánh Láng Hạ.
Thông qua sự phân tích cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo các cách khác nhau như
trên ta đã phần nào thấy được chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ nhưng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách rõ ràng hơn ta
phải dựa vào một số chỉ tiêu đã nêu trong chương I như: chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ quá hạn khó
đòi, chỉ tiêu vòng quay vốn, chỉ tiêu lợi nhuận,
Bảng 2.12: Bảng chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn
đối với doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm
2010
Năm
2011
Nợ quá hạn (%)
Nợ quá hạn khó đòi (nợ xấu) (%)
Lợi nhuận trung dài hạn/Tổng lợi nhuận(%)
Vòng quay vốn (lần)
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
0,02
0,002

30,6

0,2
19,4
0,08
0,06
64,9

0,07
96,5
0,04
0,04
61,4

0,6
40,9
0.04
0.06
41,6

0.8
58.3
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng năm 2008 -> 2011)
2.2.4.1 Xét chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi
Như vậy xét theo chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ quá hạn khó đòi thì đến thời điểm này chất
lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có thể đánh giá là tương đối tốt, song bên
cạnh đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy những lợi sẵn có của Chi nhánh.
2.2.4.2 Xét chỉ tiêu lợi nhuận
Từ bảng trên ta thấy cùng với sự gia tăng của tỷ lệ dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu
nợ của tín dụng trung và dài hạn thì tỷ lệ lợi nhuận thu được từ tín dụng trung và dài hạn cũng

ngày càng tăng cả về số tương đối, cả về số tuyệt đối.
2.2.4.3 Xét chỉ tiêu vòng quay vốn
Vòng quay vốn = Thu nợ trung dài hạn/Dư nợ trung dài hạn bình quân.
Qua phân tích một số chỉ tiêu trên ta thấy tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng có chất
lượng tương đối tốt. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng cần có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng để hoạt động tín dụng ngày
càng phát triển cả về quy mô và chất lượng trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay.
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.3.1 Các kết quả đạt đƣợc
Khối lượng tín dụng tăng trưởng hợp lý. Quy mô tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh
thuộc loại lớn nhất trong các chi nhánh nội thành TP Hà Nội của NHNo&PTNT Việt Nam. Các
khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có chất lượng khá đảm bảo. Điều này thể hiện qua
tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng thấp, dưới mức phép hoạt động là 3%.
2.3.2 Các tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Tồn tại
Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Láng Hạ
trong những năm qua ta nhận thấy rằng Việc quản lý chất lượng tín dụng trung dài hạn nhưng
vẫn bộc lộ một số yếu kém sau:
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn khá cao nhưng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa (chiếm hơn 80% tổng dư nợ tín dụng trung và dài
hạn) và chủ yếu ở ngành thương mại dịch vụ.
Phương thức tín dụng chưa đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự
án đầu tư, cho vay đồng tài trợ, nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn.
Việc áp dụng marketing vào hoạt động của Chi nhánh Láng Hạ nói chung và hoạt động
tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế.
Đối với cán bộ tín dụng, ngân hàng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến
khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay.
Cuối cùng Chi nhánh Láng Hạ cũng gặp phải những khó khăn có liên quan tới
NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN, Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan. Đó là các chủ
trương chính sách của nhà nước chưa thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng

bộ.
2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại
+ Nguyên nhân chủ quan
+Nguyên nhân khách quan


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI
NHÁNH LÁNG HẠ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI LÁNG HẠ
Mục tiêu ngân hàng đề ra là: "Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng
tín dụng đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng", Chi nhánh rất cần thiết phải đẩy mạnh công tác
cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp có chất lượng cao. Chiến lược này cũng dựa trên
quan điểm "đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp là đầu tư cho tương lai của ngân hàng".
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ
DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ.
3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn hoá của cán bộ tín dụng
Muốn giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng thì yếu tố đầu tiên là chất lượng đội
ngũ cán bộ tín dụng. Đặc biệt trong mô hình tổ chức tại Chi nhánh hiện nay, cán bộ tín dụng là
người đóng vai trò chính từ việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định hiệu quả của các hồ sơ xin vay
và tự thực hiện kiểm soát tới quá trình của dự án cũng như việc thu hồi và xử lý nợ thì việc củng
cố nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng vừa có uy, vừa có tín là việc hết sức cần thiết.
3.2.2 Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm cho vay trung và dài hạn đối với
doanh nghiệp
Càng ngày, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng khốc liệt. Muốn phát triển và thu hút
được khách hàng, ngân hàng phải có nhiều loại sản phẩm để thoả mãn được nhu cầu của nhiều
loại khách hàng khác nhau. Đồng thời đa dạng hoá các loại khách hàng cũng làm giảm rủi ro cho
hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa các hình thức cho vay, loại tiền cho vay.
3.2.3 Thực hiện tốt chính sách khách hàng, tích cực tìm kiếm khách hàng.

Ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ trực tiếp giao tiếp với khách hàng giỏi về nghiệp
vụ, tận tụy với công việc, lịch sự vui vẻ khi giao tiếp với khách hàng; mở rộng mạng lưới phục
vụ để thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp đến mở tài khoản tiền gửi và
vay vốn, cần áp dụng chính sách ưu đãi một cách linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý, vận dụng các cơ
chế chính sách một cách linh hoạt trong khuôn khổ luật pháp cho phép, đơn giản hoá các thủ tục
trong điều kiện có thể nhưng phải đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn tín dụng, tiến hành phân loại
khách hàng theo nhiều tiêu thức như phân loại theo ngành, theo thành phần hay theo tình hình tài
chính, trên cơ sở phân loại khách hàng như trên, Chi nhánh Láng Hạ cần lập một chiến lược với
các chính sách khách hàng đầy đủ và cụ thể trong đó đề ra các chính sách với từng loại khách
hàng.
3.2.4 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ.
Để việc thẩm định đạt chất lượng cao thì:
Cần nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin.
Nên thành lập tổ nhóm chuyên trách thẩm định dự án.
Xây dựng chương trình phần mềm thống nhất trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả của
dự án.
Thẩm định một dự án đầu tư trung dài hạn bao gồm nhiều bước, nhưng quan trọng là
việc thẩm định tài chính của dự án, ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả dự án còn nhằm bảo đảm
sự an toàn cho các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Cần quan tâm phân tích các chỉ tiêu tài
chính sau:
Một là, xem xét các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp:
Tỷ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp) hoặc tỷ số tự tài trợ (Nguồn
vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp)
Tỷ số nợ dài hạn (Số nợ dài hạn/Nguồn vốn chủ sở hữu)
Tỷ số tài trợ tài sản cố định (Nguồn vốn dài hạn/Giá trị TSCĐ)
Hai là, xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp:
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = lợi tức sau thuế/ doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản = (lợi tức sau thuế+ lãi phải trả về tiền vay) / tổng tài sản.
Tỷ lệ sinh lời của tổng tài sản = (lợi tức sau thuế + trả lãi tiền vay)/ tổng tài sản.
Khả năng hoang trả nợ vay = vay dài hạn/ khả năng trả nợ

Khả năng thanh toán lãi = (lợi tức trước thuế + Lãi phải trả của khoản nợ dài hạn)/ Lãi
phải trả của khoản nợ dài hạn
3.2.5 Tăng cƣờng kiểm tra các khoản tín dụng
Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một
cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu.
3.2.6 Mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh
3.2.7 Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn
Cùng với hoạt động cho vay ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ
khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Các biện pháp đó là: trong
điều kiện có thể ngân hàng tăng thêm vốn cho vay đối với khách hàng, ngân hàng có thể nhận
thêm vật thế chấp hoặc yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba. Nhưng nếu khi đã tìm đủ mọi cách mà
vẫn không tìm ra giải pháp tối ưu giúp đỡ doanh nghiệp hay khi nhận thấy tình hình tài chính của
doanh nghiệp không có chiều hướng khả quan, việc cho vay thêm chứa đựng nhiều rủi ro thì
ngân hàng phải dùng đến biện pháp cuối cùng là thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
3.2.8. Các giải pháp hỗ trợ khác
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN NHẰM QUẢN LÝ TỐT
TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH LÁNG
HẠ
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được những
nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng. Khẳng định vai trò
quan trọng của công tác tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Chi
nhánh Láng Hạ. Từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại đã hạn chế hoạt động này tại Chi nhánh
Láng Hạ.

Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Láng Hạ đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ,
các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam một số vấn đề có liên quan đến
việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Láng Hạ nói riêng và các ngân
hàng thương mại nói chung.



References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Đại học Quốc Gia thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
2. Bộ Tài Chính (2004), TT49/2004/TT-BTC Hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu hoạt động tài
chính của các Tổ chức tín dụng Nhà Nước, Hà nội
3. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Đại học Kinh tế quốc dân thành phố Hồ Chí Minh (1994), Đánh giá kinh tế và những phương
pháp quyết định đầu tư, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau.
5. Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nxb
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
6. Học viện Ngân hàng (2003), Giáo trình tài trợ dự án, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng,Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nxb Tài chính,
Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Lao động- Xã hội, Hà
Nội.
11. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. NHNo&PTNT Láng Hạ (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.

13. NHNo&PTNT Láng Hạ (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng
năm 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.
14. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
Tiếng Anh
16. David, B. (1995), Kinh tế học, Nxb Giáo dục.
17. Edward, W.R, và Edward, K.G (1993), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê
18. Frederic, S.M (2001), Tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội
19. Harold Bierman, Jr. và Saymour, S.M (1995),, Quyết định dự tóan vốn đầu tư, Nxb
Thống kê.
20. Michael, P.T (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục.
Tạp chí chuyên ngành
21. Tạp chí Tài chính Ngân hàng
22. Thời báo Ngân hàng
23. Thời báo Kinh tế
Website:
24.
25. o
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.



×