Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Văn hóa làng quảng xá truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.08 KB, 21 trang )

Văn hóa làng Quảng Xá: truyền thống và hiện
đại

Nguyễn Thị Như Nguyệt

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Luận văn ThS ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Đức Thịnh
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Tổng quan về làng Quảng Xá: Điều kiện tự nhiên; Lịch sử lập làng; Đời
sống kinh tế; Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội. Nghiên cứu văn hóa vật chất làng Quảng Xá:
Văn hóa ẩm thực; Văn hóa y phục, đồ gia dụng; Văn hóa trong kiến trúc – xây dựng. Nghiên
cứu văn hóa tinh thần làng Quảng Xá: Tín ngưỡng và tôn giáo; Các phong tục tập quán; Lễ
hội và các trò chơi dân gian; Văn nghệ dân gian, văn học dân gian; Truyền thống học tập và
khoa bảng; Văn hóa gia đình – dòng họ. Trình bày một số vấn đề về xây dựng làng văn hóa ở
Quảng Xá hiện nay: Mối quan hệ giữa văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa; Những điều
được và chưa được trong xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá; Bài học kinh nghiệm rút ra từ
quá trình xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá; Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác
xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay.

Keywords. Việt Nam học; Văn hóa Việt Nam; Làng Quảng Xá; Văn hóa truyền
thống; Văn hóa làng

Content
4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về làng Quảng Xá 10
1.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.1. Vị trí địa lý 10
1.1.2. Địa hình 11
1.1.3. Khí hậu 13
1.1.4. Sông ngòi 14
1.2. Lịch sử lập làng 15
1.3. Đời sống kinh tế 18
1.3.1. Quan hệ ruộng đất 18
1.3.2. Sản xuất nông nghiệp 19
1.3.3. Thủ công nghiệp 20
1.3.4. Thương nghiệp 21
1.4. Thiết chế xã hội và quan hệ xã hội 22
1.5. Con người và truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 25
1.5.1. Con người ở làng Quảng Xá 25
5

1.5.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của làng Quảng Xá 27
Tiểu kết 30

Chương 2. Văn hóa vật chất làng Quảng Xá 31
2.1. Văn hóa ẩm thực 31
2.1.1. Ăn 31
2.1.2. Uống 37
2.2. Văn hóa y phục, đồ gia dụng 39
2.2.1. Y phục 39
2.2.2. Đồ gia dụng 40
2.3. Văn hóa trong kiến trúc – xây dựng , 41
2.3.1. Đình, chùa, miếu, điện, nhà thờ họ 41
2.3.2. Nhà ở 44
2.3.3. Đường làng, giếng làng, ao làng 46
Tiểu kết 50
Chương 3. Văn hóa tinh thần làng Quảng Xá 51
3.1. Tín ngưỡng và tôn giáo 51
3.1.1. Tín ngưỡng 51
3.1.2. Tôn giáo 53
3.2. Các phong tục tập quán 54
3.2.1. Phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán 54
3.2.2. Phong tục trong hôn nhân – gia đình 55
3.2.3. Phong tục trong tang chế 59
3.3. Lễ hội và các trò chơi dân gian 60
3.3.1. Lễ hội cúng Thành hoàng và các bậc khai canh khải cư ở
làng Quảng Xá 60
3.3.2. Lễ hội ngày Tết 64
3.3.3. Một số lễ hội khác 68
3.4. Văn nghệ dân gian, văn học dân gian 70
3.4.1. Các dạng sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống 70
6

3.4.2. Kho tàng ca dao, tục ngữ 75

3.5. Truyền thống học tập và khoa bảng 78
3.6. Văn hóa gia đình – dòng họ 81
Tiểu kết 85
Chương 4. Một số vấn đề về xây dựng làng văn hóa ở Quảng Xá hiện nay…87
4.1. Mối quan hệ giữa văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa 87
4.2. Những điều được và chưa được trong xây dựng làng văn hóa
ở Quảng Xá 90
4.2.1. Những điều được 90
4.2.2. Những điều chưa được 95
4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng làng văn hóa
ở Quảng Xá 100
4.4. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hoá
ở Quảng Xá hiện nay 102
4.4.1. Phương hướng 102
4.4.2. Giải pháp 105
4.4.3. Một số kiến nghị 109
Tiểu kết 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 1-39


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1: Khả năng biết thể hiện các loại hình truyền thống của làng… 91
Bảng 4.2:Thái độ của người làng đối với phong trào xây dựng làng
7

văn hoá ở Quảng Xá…………………………………………………….91

Bảng 4.3: Các thói hư tật xấu………………………………………… 96
Bảng 4.4: Những biểu hiện mới trong văn hoá hiện nay ở làng Quảng
Xá………………………………………………………………………….… 97
8

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam chủ yếu là lịch sử của nền văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước. Lịch sử dân tộc cũng vốn là lịch sử của làng xóm. Kể từ buổi đầu
dựng nước cho đến ngày nay, làng xã luôn có một vị trí rất quan trọng trong sự
phát triển của đất nước ta nói chung, nền văn hoá dân tộc nói riêng. Do đó, việc
nghiên cứu làng xã và văn hoá của nó trở thành một trong những nhiệm vụ quan
trọng của các ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành Việt Nam học.
Ngày nay, trước “cơn lốc” đô thị hoá, làng xã và văn hoá làng xã đang ở
một giai đoạn thử thách quyết liệt: truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại,
quốc gia và dân tộc. Phải đổi mới, phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá – đó là một
quy luật tất yếu, nhưng đồng thời phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp
của nền văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê – đó là thách thức rất lớn đối với các
làng quê Việt Nam hiện nay, trong đó có làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Quảng Xá được mệnh danh là “làng đọc sách”, “làng nhạc sỹ”, “làng dạy
học”, “làng ca Huế”. Tuy không nằm trong “bát danh hương” của Quảng Bình
nhưng Quảng Xá cũng là một trong những làng nổi tiếng về lịch sử cách mạng
cũng như văn hoá truyền thống. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình
ảnh làng quê Quảng Xá đang dần biến đổi. Không gian làng thay đổi dẫn đến nếp
làng, văn hoá làng cùng những phong tục, tập quán cũng không còn nguyên vẹn.
Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu về các giá trị văn hoá truyền thống cũng như những
yếu tố hiện đại trong phát triển văn hóa làng Quảng Xá theo hướng tiếp cận khu
vực học là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó đưa ra giải pháp hài hoà

giữa bảo tồn và phát triển trong xây dựng làng văn hoá Quảng Xá nói riêng, các
làng quê Việt Nam nói chung như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII) tháng 7 năm 1998 về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
9

Là một giảng viên tham gia đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học ở trường
Đại học Quảng Bình và với trách nhiệm một người con của quê hương, tôi quyết
định chọn “Văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại” làm luận văn
nghiên cứu của mình với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, lưu giữ, phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống làng Việt cổ truyền ở vùng đất này Đồng thời
đó cũng là cơ sở quan trọng để bổ sung vào nguồn tư liệu văn hoá địa phương,
phục vụ giảng dạy và học tập của các trường ở Quảng Bình hiện nay cũng như sự
cần thiết để giới thiệu với khách du lịch khi đến với văn hoá Việt Nam, đến với
văn hoá Quảng Bình – vùng đất đầy nắng, cát và gió lào khắc nghiệt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyền thống, hiện đại và mối quan hệ giữa chúng trong văn hoá Việt Nam
đang là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là
trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hoá Việt Nam hiện nay. Là đề tài không
hoàn toàn mới mẻ nhưng không bao giờ cũ vì trong những năm gần đây các nhà
nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu về vấn đề này của các làng xã trên đất nước ta,
phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Đáng chú ý là các công trình mang tính lý
luận chung như: Một số vấn đề làng xã Việt Nam (2009) và Làng xã Việt Nam -
truyền thống và hiện đại của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (người được mệnh danh
là “nhà Sử học của làng quê”); Văn hoá Việt Nam – truyền thống và hiện đại của
Lê Huy Hoà, Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu); Cuộc sống hiện đại và
văn hoá cội nguồn của Phan Khanh; Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình
Hượu; Văn hoá và thời đại của Nguyễn Chí Tình; Trang phục Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại của Nguyễn Thu Phương; Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện
nay của TS. Nguyễn Thị Phương Châm; Văn hoá và đổi mới của Phạm Văn Đồng;

Một số giá trị văn hoá truyền thống với đời sống văn hoá ở cơ sở nông thôn hiện
nay của Phạm Việt Long; Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá - thời cơ
và thách thức của PGS.TS Thành Duy; Con người và văn hoá Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập của Nguyễn Văn Dân
10

Ngoài ra là các công trình có tính trường hợp điển hình ở một số làng xã cụ
thể như: Văn hoá làng Tiên Điền - truyền thống và hiện đại của PTS Nguyễn Quốc
Phẩm; Hoàng Liệt – truyền thống và hiện đại của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh;
Văn hoá làng và làng văn hoá xứ Thanh của Hoàng Anh Nhân; Xây dựng làng văn
hoá ở huyện Hải Hậu – Nam Định trong thời kỳ đổi mới của Trần Thị Kim Quế;
Văn hoá làng Nam Bộ trước những biến đổi kinh tế-xã hội từ 1980 trở lại đây
(Luận án PTS KHLS) của Lương Quang Hồng; Văn hoá làng xã trước sự thách
thức của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh của Tôn Nữ Quỳnh Trân; Sự biến
đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng của Tô Duy Hợp
(2000); Văn hoá làng và làng văn hoá ở Quảng Ngãi (1999) của Nguyễn Văn
Mạnh
Đối với Quảng Bình, Quảng Xá là một trong ba làng chiến đấu kiên cường
thời kỳ chống Pháp (gồm Cảnh Dương, Cự Nẫm, Quảng Xá). Ngày 18/12/2008
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-UBND về
việc xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh đối với làng chiến đấu Quảng Xá thuộc xã
Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Và cũng là đơn vị 13 năm liền đạt
danh hiệu làng văn hoá, trong đó 5 năm đạt làng văn hoá cấp Tỉnh, đặc biệt là đơn
vị duy nhất hiện nay ở Quảng Bình vẫn giữ được danh hiệu làng văn hoá cấp Tỉnh
5 lần liên tục, Quảng Xá đã trở thành làng văn hóa kiểu mẫu ở Quảng Bình với
những nét văn hoá độc đáo và ấn tượng nên đã và đang được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Đặc biệt ở khía cạnh văn nghệ dân gian Quảng Bình, tác giả Nguyễn
Văn Tăng đã có những nghiên cứu chuyên sâu và nổi bật về đặc trưng văn hoá
làng Quảng Xá như tục ra riêng, lễ cúng Thành Hoàng, Lễ hội Đuổi chim, Hội
Đánh đu ngày Tết trong Công trình Tục - Tết Lễ hội Quảng Bình do Hội Văn nghệ

Dân gian Việt Nam tài trợ năm 2003. Một số văn hoá uống và ẩm thực của làng
Quảng Xá cũng được tác giả đề cập ở các công trình như Văn hoá uống của người
Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Quảng Bình, xuất bản
năm 2007, Ẩm thực tục truyền Quảng Bình thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam Quảng Bình, xuất bản năm 1999. Các trò chơi dân gian trẻ thơ như: chơi té
11

nước, chơi dòng trâu vượt sông, chơi trò chơi làm giã tượng, chơi thi hát các làn
điệu cổ, chơi chạy hoá trang, được tác giả khắc hoạ rất sinh động trong công
trình Trò chơi dân gian trẻ thơ do Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam tài trợ năm
2001. Tác giả giới thiệu với bạn đọc về những nét tinh hoa dòng họ Nguyễn tộc
trong Nếp đất hương quê của Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, xuất bản năm
2003.
Quảng Xá được biết đến với “điệu múa bông” và là “làng ca Huế” trong
Quảng Bình ẩn tích thời gian (quyển 1 và quyển 2) do Nhà xuất bản Thuận Hoá
xuất bản năm 2008, 2009; là “Làng có bậc dạy vua” trong Báo Quảng Bình số 74
(ngày 15/4/2010) của tác giả Dương Minh Phong.
Là làng chiến đấu anh dũng nên nhiều tác giả đã có những dòng bút nói về
tinh thần cách mạng của làng như Quảng Xá những năm tháng bi hùng của
Nguyễn Xuân Nồng trong Tân Ninh - một chặng đường lịch sử của Đảng Uỷ - Hội
đồng nhân dân –Uỷ ban nhân dân – Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân
Ninh (tháng 8 năm 2004).
Tác giả Đỗ Duy Văn trong Địa chí huyện Quảng Ninh khẳng định rõ hơn
về truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học của làng Quảng Xá.
Quảng Xá còn được nhiều tác giả bàn về “làng văn hoá” thời hiện đại như
Dương Viết Thủ, Phan Hoà, Đỗ Duy Văn. Nhà văn Nguyễn Thế Tường lại đề cập
đến làng có 5 nhạc sĩ họ Dương góp phần không nhỏ cho nền âm nhạc nước nhà.
TS. Nguyễn Thế Hoàn nghiên cứu về Cấu trúc và văn hoá làng xã người
Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX (Luận án TS Lịch sử, 2003) có nói đến
Đặng Xá (tên cũ của Quảng Xá ngày nay) nhưng chỉ đề cập qua về thời gian lập

làng, tên gọi của làng chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Tác giả Nguyễn Tú với công trình Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền
Quảng Bình lại giới thiệu cho chúng ta biết đến làng Quảng Xá qua tên gọi, nghề
dạy học, nghề trồng bông dệt vải một thời vang tiếng lẫy lừng.
Đáng chú ý là khoá luận tốt nghiệp ngành lịch sử của tác giả Lê Thị Thu
Thuỷ về Lễ hội truyền thống làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh,
12

tỉnh Quảng Bình(2008) và tác giả Lê Thị Thuý Huyền về Văn hoá truyền thống
làng Quảng Xá-Tân Ninh-Quảng Ninh-Quảng Bình(2009) đã đi sâu về mảng văn
hoá truyền thống làng Quảng Xá.
Trên một số tạp chí, các báo và một số trang web cũng có nhiều bài viết
khai thác một khía cạnh, một biểu hiện cụ thể nào đó của văn hoá làng Quảng Xá
chứ chưa làm nổi bật được tính hoàn chỉnh của một văn hoá làng cụ thể trong thời
đại mới, đặc biệt là chưa đi sâu về hướng phát triển mới trong quá trình xây dựng
làng văn hóa ở Quảng Xá.
Như vậy, có thể nói, văn hoá làng Quảng Xá đã được đề cập đến, được
nghiên cứu đến nhưng còn rải rác, rời rạc, chưa tạo một bức tranh hoàn chỉnh về
“văn hoá làng Quảng Xá: truyền thống và hiện đại”, đặc biệt tiếp cận theo
hướng nghiên cứu khu vực học để có cái nhìn tổng hợp, bao quát trong xu thế mới
thì chưa có công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm lại các giá trị văn hoá truyền thống của làng Quảng Xá đang có nguy
cơ mất dần trước “cơn lốc” hiện đại hoá.
- Từ sự khảo sát thực trạng đời sống văn hoá để làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay.
- Tìm hiểu những điều được và những điều chưa được trong quá trình xây
dựng làng văn hóa ở Quảng Xá để rút ra bài học kinh nghiệm tiếp tục đẩy mạnh
công tác xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống mới ở nông thôn.

- Góp phần vào quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến
lược phát triển văn hoá làng xã Việt Nam trong bối cảnh của quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá, trong đó có làng Việt ở miền Trung
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Văn hoá làng là tổng thể văn hoá của cộng đồng người Việt mang tính
truyền thống và bền vững, tồn tại trong nhân dân. Nó chứa đựng “nội hàm văn hoá
13

chính trị xã hội” rất phong phú đa dạng [7;39]. Văn hoá làng là nơi hội tụ tài năng
sáng tạo tuyệt vời của người Việt trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Vì vậy
nghiên cứu đặc trưng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của chính con
người trong mối quan hệ với tự nhiên, với hoàn cảnh lịch sử. Đặc biệt khi có sự
tác động của hoàn cảnh mới, điều kiện mới làm thay đổi khuôn mặt văn hoá làng
thì sự nghiên cứu đó càng cần thiết để thấy rõ vai trò truyền thống cũng như yếu tố
hiện đại trong phát triển văn hoá làng. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm về với quê cha
đất tổ để góp sức vào việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của
làng cũng như sự kế thừa, phát triển văn hoá theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Chính vì vậy, đề tài luận văn của chúng tôi chọn không gian làng Quảng
Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một khu vực làm phạm
vi nghiên cứu của mình. Về mặt thời gian, làng Quảng Xá đã trải qua một quá
trình hình thành và củng cố lâu dài với những biến động và biến chuyển về nhiều
mặt. Luận văn không đặt ra mục tiêu tìm hiểu các mặt đó mà chỉ tập trung nghiên
cứu lĩnh vực văn hoá của làng Quảng Xá, đặc biệt từ sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 đến nay.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những giá trị văn hóa truyền thống
(vật chất và tinh thần) của làng Quảng Xá và xu hướng hiện đại trong đời sống
văn hoá làng Quảng Xá với mô hình “làng văn hóa”. Để xác định rõ đối tượng

nghiên cứu, tác giả đi làm rõ một số khái niệm sau đây:
- Khái niệm Văn hoá trong luận văn được hiểu là những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra. PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã khẳng định:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [60;10]. Văn hoá chính là chìa khoá của
sự phát triển. Trên cơ sở đó, ta thấy rõ có 2 loại di sản văn hoá: Một là những di
sản văn hoá vật thể như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn Hai là những di
14

sản văn hoá phi vật thể bao gồm âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền
miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y
dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ
của các nghề truyền thống Cái vật thể và phi vật thể gắn bó hữu cơ với nhau,
không tách rời nhau.
- Khái niệm Văn hoá làng trong luận văn được hiểu “là những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể do dân làng sáng tạo, hội tụ, lưu truyền trong lịch sử tồn
tại của làng Là những cái đã được thử thách qua thời gian, là chuẩn mực của
toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn, phát triển trong từng thời kỳ
lịch sử ”[62;60]. Văn hoá làng chính là một thực thể của làng Việt và là một
dạng của nền văn minh lúa nước. Nghiên cứu văn hoá làng là tìm về nơi tiềm ẩn
bản sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng con người mới
và đặc biệt là xây dựng nông thôn mới hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu văn
hóa làng chính là nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống cả vật chất lẫn
tinh thần.
- Khái niệm làng văn hóa “là nói đến việc xây dựng một làng cụ thể theo
những tiêu chuẩn cụ thể, là những chuẩn mực giá trị đang nỗ lực vươn tới, đạt
đến, “xây dựng cuộc sống của làng một cách toàn diện theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”[62;60-61]. Xây dựng làng văn hóa là mục tiêu phấn đấu của nhân dân
mà nội dung vừa phải kế thừa có chọn lọc truyền thống xưa, đồng thời phải tiếp

thu những giá trị mới một cách có sáng tạo. Cho nên, trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng làng văn hóa chính là xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, văn minh, hiện đại ở nông thôn.
Tuy nhiên, với nhận thức làng xã “chính là điểm nối giữa quá khứ và tương
lai, giữa truyền thống và đổi mới, là xuất phát điểm, là đặc thù, là nền tảng, sức
mạnh truyền thống để đi vào tương lai”[66;3] nên không có sự tách rời tuyệt đối
giữa văn hóa làng và làng văn hóa, giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa
làng xã, mà ngược lại, hai vấn đề đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tạo điều
kiện cho nhau phát triển trong xu thế mới của thời đại.
15

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp liên ngành, đa ngành.
- Phương pháp nghiên cứu khu vực học (area studies).
- Phương pháp điền dã, phỏng vấn, điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê, sưu tầm, thu thập các thông tin, số liệu và kế thừa
một số kết quả của một số nhà nghiên cứu đi trước.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp quy nạp, diễn dịch, so sánh trong quá trình xử lý, đánh giá các dữ
liệu thu thập được.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu hệ thống hoá các giá trị văn hoá truyền thống (vật chất
và tinh thần) của làng Quảng Xá nhằm lưu giữ, khôi phục, khơi dậy những nét đẹp
văn hoá dân tộc với ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu của mình lòng yêu quê
hương đất nước, yêu văn hoá làng. Đồng thời góp phần vào sự phong phú, đa dạng
của văn hoá làng xã cổ truyền Việt Nam.
- Bước đầu dự báo được xu hướng phát triển văn hoá làng Quảng Xá nói
riêng, văn hoá làng Việt nói chung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đô thị hoá và toàn cầu hoá.
- Trên cơ sở làm rõ yếu tố truyền thống và hiện đại trong văn hoá làng

Quảng Xá, luận văn sẽ chỉ ra vai trò của mỗi yếu tố cũng như mối quan hệ giữa
chúng để đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá làng hợp lý cho chính
quyền xã, thôn cũng như các cấp quản lý khác.
- Luận văn là công trình tham khảo có ý nghĩa cho cán bộ, giảng viên làm
công tác nghiên cứu và giảng dạy văn hoá địa phương và một số cơ quan bảo tàng,
quản lý, di tích, hướng dẫn du lịch ở Quảng Bình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về làng Quảng Xá
16

Chương 2: Văn hoá vật chất làng Quảng Xá
Chương 3: Văn hóa tinh thần làng Quảng Xá
Chương 4: Một số vần đề về xây dựng làng văn hoá ở Quảng Xá hiện nay



























119


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Văn An (1961), Ô Châu Cận Lục, Văn hóa Á Châu, Sài Gòn.
2. Nguyễn Lâm Tuấn Anh - Nguyễn Thị Minh Phương (2006), Một số yếu tố
văn hoá –giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển làng xã, NXB Thế giới, Hà
Nội.
3. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Xây dựng làng văn hóa”
giai đoạn 1989-2009 của huyện Quảng Ninh, tháng 7 năm 2010
4. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2010 của xã Tân Ninh, tháng 4
năm 2010.
5. Báo cáo thành tích 10 năm thực hiện “Phong trào xây dựng làng văn hóa”
năm 1997-2008 của thôn Quảng Xá, năm 2009.
6. Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định về việc ban hành Quy chế công nhân
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, số
62/2006/QĐ-BVHTT.

7. PTS.NSUT Lê Ngọc Canh (1992), Văn hóa làng Đa Sĩ, NXB VHDT, HN.
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9. TS.Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hoá ở các làng quê
hiện nay, NXB VHTT-Viện Văn hoá, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập, NXB KHXH, Hà Nội.
11. GS. Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam-Một số vấn đề kinh tế văn
hoá xã hội, NXB CTQG, Hà Nội.
12. GS. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong
lịch sử, NXB CTQG, Hà Nội.
120

13. PGS.TS Thành Duy (2007), Văn hoá Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá:
Thời cơ và thách thức, NXB VHTT, Viện Văn hoá, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương Khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị 5, Ban chấp hành Trung
ương Khóa VII, ngày 16 tháng 6 năm 1993.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, BCH Đảng bộ huyện Quảng Bình (1996), Lịch
sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh, Tập 1, 1930-1945 (sơ thảo).
17. Đảng uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQVN xã Tân Ninh, Tân Ninh-một chặng
đường lịch sử, 8-2004.
18. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, NXB Pháp lý, Hà Nội.
19. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, NXB KHXH, Hà
Nội.
20. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Gia Bảo (2009), Văn hóa Chùa-Đi chùa lễ Phật, NXB Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
22. Vân Hạnh (sưu tầm và biên soạn) (2009), Văn hoá dòng họ, NXB Thời đại.

23. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội - Một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng
đồng, NXB KHXH, Hà Nội.
24. Lê Huy Hoà-Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu), Văn hoá Việt
Nam: truyền thống và hiện đại, NXB Văn hoá.
25. Nguyễn Thế Hoàn (2003), Cấu trúc và văn hoá làng xã người Việt ở Quảng
Bình nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.
26. Nguyễn Thế Hoàn (2001), Giá trị tinh thần truyền thống con người Quảng
Bình, NXB Thuận Hóa.
27. Trần Hoàng (2007), Quảng Bình: thắng cảnh và văn hoá, NXB Lao động,
Hà Nội.
121

28. Lê Thị Thuý Huyền (2009), Văn hoá truyền thống làng Quảng Xá, xã Tân
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân
ngành Lịch sử, Huế.
29. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, NXBVH, Hà Nội.
30. Phan Khanh (1995), Cuộc sống hiện đại và văn hoá cội nguồn, NXB
VHTT, Hà Nội.
31. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, NXB VHDT, Hà Nội.
32. PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (1999), Hoàng Liệt: truyền thống
và hiện đại, NXB CTQG, Hà Nội.
33. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất, NXB Thế giới, Hà Nội,
1998, tập 3.
34. Hồ Liên (2007), Một hướng tiếp cận văn hoá Việt Nam, NXB Lao động, Hà
Nội.
35. Phạm Việt Long (chủ biên) (1998), Một số giá trị văn hoá truyền ithống với
đời sống văn hoá ở cơ sở nông thôn hiện nay, NXB VHDT, Hà Nội.
36. Hoàng Anh Nhân (1996), Văn hoá làng và làng văn hoá xứ Thanh, NXB
KHXH, Hà Nội.
37. Hoàng Anh Nhân (1997), “Từ văn hóa làng đến làng văn hóa: những tiêu

chí cơ bản”, trong Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB
KHXH, Hà Nội.
38. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (2009), Làng xã Việt Nam: truyền thống và
hiện đại, Hà Nội.
39. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB
ĐHQG, Hà Nội.
40. PTS. Nguyễn Quốc Phẩm (1998), Văn hoá làng Tiên Điền: truyền thống và
hiện đại, NXB CTQG, Hà Nội.
41. Nguyễn Thu Phương (biên soạn) (2005), Trang phục Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội.
122

42. Lương Hồng Quang (2007), Văn hoá làng Nam Bộ trước những biến đổi
kinh tế - xã hội từ 1980 trở lại đây, Luận án PTS KHLS, Hà Nội.
43. Trần Thị Kim Quế, Xây dựng làng văn hoá ở huyện Hải Hậu – Nam Định
trong thời kỳ đổi mới, NXB VHTT.
44. Lê Chí Quế (2001), Văn hoá dân gian: khảo sát và nghiên cứu, NXB
ĐHQG Hà Nội.
45. Quốc sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam nhất thống chí, bản dịch,
NXB KHXH, Hà Nội.
46. Quảng Binh - ẩn tích thời gian (quyển 1), Hội Di sản Văn hoá Việt Nam
tỉnh Quảng Bình, 2008.
47. Quảng Bình - ẩn tích thời gian (quyển 2), NXB Thuận Hoá, Hội Di sản VN
tỉnh, Sở VHTTDL, Quảng Bình, 2009.
48. Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và
đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa.
49. Nguyễn Văn Tăng (2007), Văn hoá uống của người Quảng Bình, Chi hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam, Quảng Bình.
50. Nguyễn Văn Tăng (2003), Tục - Tết - Lễ hội Quảng Bình, Chi hội Văn
nghệ dân gian Quảng Bình.

51. Nguyễn Văn Tăng (1999), Ẩm thực tục truyền Quảng Bình, Chi hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam, Quảng Bình.
52. Nguyễn Văn Tăng (2001), Trò chơi dân gian trẻ thơ Quảng Bình, chi hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam, Quảng Bình.
53. Nguyễn Văn Tăng (2004), Quảng Xá hương sử ca.
54. Nguyễn Văn Tăng (2006), Văn nghệ dân gian Quảng Bình nhập vào dòng
chảy văn nghệ dân gian trong cả nước, Chi hội Văn nghệ dân gian Quảng
Bình.
55. Nguyễn Văn Tăng (2003), Nếp đất hương quê, Hội Văn học nghệ thuật
Quảng Bình.
123

56. Lương Duy Tâm (1998), Địa lý – lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng Quảng
Bình.
57. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB ĐHQGHN, Hà
Nội.
58. Nguyễn Chí Tình (2009), Văn hoá và thời đại, NXB KHXH.
59. Nhất Thanh-Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, NXB
Phương Đông, TP HCM.
60. Trần Ngọc Thêm (1998) Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.
61. Trương Thìn (2007), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ, NXB Hà
Nội.
62. Trương Thìn (2005), Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày nay,
H, NXB LĐXH.
63. Ngô Đức Thịnh, Vài nét về sự phân bố và tên gọi hành chính của các làng
xã ở Quảng Bình trước cách mạng tháng 8 - Nông thôn Việt Nam trong
lịch sử, tập I, 1977, NXB KHXH.
64. Ngô Đức Thịnh, Các quan hệ sở hữu đất đai của làng xã Quảng Bình -
Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB KHXH, Hà Nội, 1977, tập I.
65. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam,

NXB KHXH, Hà Nội.
66. Ngô Đức Thịnh (2002), Buôn làng, Luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng
của các tộc người Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1
(79), tr3.
67. Ngô Đức Thịnh (2009), Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội
và vốn xã hội cho phát triển,
, 02/06/2011.
68. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2007), Mạch sống của hương ước trong
làng Việt Trung Bộ (dẫn liệu từ làng xã ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,
TTHuế), NXB Thuận Hoá, Huế.
124

69. Đinh Khắc Thuận (chủ biên) (2006), Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam
(sưu tầm và tuyển dịch), NXB KHXH, Hà Nội.
70. Thuỳ Trang (2009), Văn hoá làng xã: tín ngưỡng, tục lệ và hội làng, NXB
Thời đại.
71. Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên) (1999), Văn hoá làng xã trước sự thách
thức của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ.
72. Trung tâm văn hoá thông tin huyện Quảng Ninh, Quảng Ninh-mười năm
một chặng đường, 2007.
73. Nguyễn Tú (2007), Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền Quảng Bình, NXB
Thuận Hoá, Hội VHNT Quảng Bình.
74. Nguyễn Tú (sưu tầm và biên soạn) (2002), Quảng Bình nhân vật chí, Hội
Văn học nghệ thuật Quảng Bình, Quảng Bình.
75. Nguyễn Tú (sưu tầm và biên soạn) (1998), Quảng Bình nước non và lịch
sử, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Bình xuất bản.
76. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa
nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, số 22/QĐ-TTg.
77. Lê Thị Thu Thuỷ (2008), Lễ hội truyền thống làng Quảng Xá, xã Tân Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân KHLS,

Huế.
78. Đỗ Duy Văn (2008), Địa chí huyện Quảng Ninh, Quảng Ninh.
79. Đỗ Duy Văn (2000), Có một vùng văn hoá, Hội VHNT Quảng Bình.
80. Tân Việt (1997), Việc họ, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
81. Dương Minh Phong (2 – 2010), Làng say hát, Báo Quảng Bình, số 37, tr5.
82. Dương Minh Phong (4 – 2010), Làng có bậc dạy vua, Báo Quảng Bình, số
74, tr5.
83. Văn Tăng (2009), Điệu Múa Bông làng Quảng Xá, Tạp chí Văn hóa Quảng
Bình, số 8, tr31-32.
84. Lệ làng, Hương ước làng Quảng Xá thành văn và bất thành văn sưu tầm
được trong thời gian tác giả đi điền dã:
125

- Lệ làng Quảng Xá.
- Hương ước thôn Quảng Xá, tháng 8 năm 2000.
- Hương ước thôn Quảng Xá, tháng 4 năm 2009.
85. Gia phả họ Dương (bản dịch) lưu tại nhà ông tộc trưởng.
86. Gia phả họ Nguyễn (bản dịch) lưu tại nhà ông tộc trưởng.
87. Gia phả họ Trần (bản dịch) lưu tại nhà ông tộc trưởng.
88. Dương Viết Thủ (sưu tầm), Một số tư liệu về làng Quảng Xá.























×