Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thị trường lao động ở khu vực nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.74 KB, 10 trang )

Thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt
Nam

Nguyễn Gia Thiện

Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Ty
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Trình bày những vấn đề lý luận về thị trường lao động: sức lao động và
hàng hóa sức lao động, thị trường lao động, kinh nghiệm phát triển thị trường lao động của
một số nước và những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho Việt Nam. Phân tích vấn đề việc
làm nhìn dưới góc độ thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam trong những năm
gần đây: một số khía cạnh về sự thay đổi nhận thức và quan hệ luật pháp, thực trạng vấn đề
việc làm ở khu vực nông thôn. Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển thị trường lao
động ở khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2011-2010.

Keywords. Thị trường lao động; Kinh tế lao động; Lao động nông thôn; Việt Nam

Content

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5
1.1. Sức lao động và hàng hóa sức lao động 5
1.1.1. Các quan điểm trước Mác về sức lao động và hàng hoá sức lao
động 5
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sức lao động và hàng
hoá sức lao động 6


1.1.3. Quan điểm của các nhà kinh tế học tư sản về sức lao động và
hàng hoá sức lao động 14
1.2. Thị trường lao động 15
1.2.1. Những quan niệm khác nhau về thị trường lao động 15
1.2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động của một số nước và những
vấn đề rút ra có thể tham khảo cho Việt Nam 31
13.1. Về kinh nghiệm của một số nước 31
1.3.2. Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho Việt Nam 36
Chương 2. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY 39
2.1. Một số khía cạnh về sự thay đổi nhận thức và quan hệ luật pháp 39
2.1.1. Sự thay đổi nhận thức về vấn đề việc làm và thất nghiệp 39
2.1.2. Đặc điểm của lao động, việc làm ở khu vực nông thôn Việt Nam 43
2.2. Thực trạng vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn 49
2.2.1. Cung về lao động 49
2.2.2. Cầu về lao động 56
2.2.3. Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn 59
2.2.4. Mức tiền công và thu nhập của lao động nông thôn 60
2.2.5. Những vấn đề đặt ra 61
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 64
3.1. Quan điểm 64
3.1.1. Phát triển thị trường lao động dựa trên cơ sở quán triệt một cách
đúng đắn và nhất quán các quan điểm chủ trương và chính sách có
liên quan của Đảng và Nhà nước 64
3.1.2. Phát triển thị trường lao động phải kết hợp giữa hiệu quả kinh tế
và đảm bảo công bằng xã hội 64
3.1.3. Cần giải phóng triệt để mọi nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn

vốn để tạo việc làm cho người lao động nói chung và việc làm cho
lao động nông thôn nói riêng 65
3.1.4. Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người tao động tự tạo
việc làm là chính 65
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển thị trường lao động ở khu vực nông
thôn Việt Nam 66
3.2.1. Các giải pháp chung 66
3.2.2. Các giải pháp về cung lao động 71
3.2.3. Các giải pháp về cầu lao động 76
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chặng đường đầu của quá trình đổi mới 25 năm qua, đất nước ta
đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Người lao động với tư cách là nguồn lực
quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế, xã hội đã được tạo điều kiện thuận lợi
hơn để phát huy năng lực của mình, và chủ động tìm kiếm việc làm. Thực hiện
chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và cả xã hội đã và đang nỗ
lực tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tuy vậy, do tốc độ gia tăng nguồn
nhân lực quá cao và do những bất cập về thể chế, chính sách, vẫn còn một bộ
phận đáng kể người lao động thiếu hoặc không có việc làm - nhất là lực lượng
lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực
nông thôn mới đạt trên 70%. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm ở
nông thôn đang là một trong những lực cản chính đối với công cuộc xoá đói
giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, và là nguyên nhân sâu xa làm

phát sinh các vấn đề tiêu cực và tệ nạn xã hội. Trong khi đó địa bàn nông thôn
là nơi cư trú, sinh sống, làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả
nước. Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 69,83% dân số và 72% lực
lượng lao động của cả nước (năm 2010). Do đó, việc nghiên cứu thị trường lao
động để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn
Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa rất cấp bách và thiết thực. Từ những lý do
trên, tác giả đã chọn đề tài: “ Thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt
Nam” làm luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề thị trường lao động cũng như vấn đề việc làm,
trong những năm đổi mới vừa qua, các nhà nghiên cứu nước ta đã có khá
nhiều bài viết và công trình được công bố. Ở đây, xin được điểm qua một số
công trình có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài luận văn:
- "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông
thôn - thực trạng và giải pháp", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

2
- Hoàng Ngọc Hòa: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2008.
- Lê Quang Phi: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
- "Một số vấn đề về thị trường lao động", Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội 2003.
- "Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam", Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 2003.
- "Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở
Việt Nam hiện nay", Nxb Lao động, Hà Nội 2004.
- Nguyễn Sinh: “Nhìn lại nông nghiệp Việt Nam sau một năm vào Tổ
chức Thương mại Thế giới”, Tạp chí Cộng sản số 3 (2008).

- Phạm Đức Chính: “Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
- “Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và các giải pháp phát
triển", Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội 2003.
- "Việc làm ở nông thôn - thực trạng và giải pháp", Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội 2001.
- "Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải
quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Nxb Thống kê, Hà Nội
2003…
Ngoài ra, còn nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khác có bàn đến
thị trường lao động và vấn đề việc làm. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu
những vấn đề mới nảy sinh về thị trường lao động giải quyết việc làm ở khu
vực nông thôn Việt Nam vẫn rất cần được tiếp tục.

3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích chính của luận văn là xây dựng hệ thống luận cứ khoa học để
từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản góp phần phát triển thị
trường lao động, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở khu vực nông
thôn Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thị trường
lao động.
Thứ hai, cố gắng tập trung phản ánh thực trạng thị trường lao động và
vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây.
Thứ ba, đưa ra các quan điểm và các giải pháp cơ bản góp phần thúc
đẩy sự phát triển thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thị trường lao động và vấn đề việc làm ở
khu vực nông thôn nước ta, chỉ ra những những nét đặc trưng của việc làm ở
nông thôn nước ta, qua đó đề xuất một số quan điểm giải quyết việc làm ở
nông thôn nước ta giai đoạn 2011 - 2020.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Địa bàn nông thôn nước ta.
- Về thời gian: Tập trung khảo sát từ thời kỳ đất nước đổi mới đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng những phương pháp cụ
thể phù hợp với đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định,

4
như lôgic và lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… và kế thừa các
kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
6. Một số đóng góp chính của luận văn
Với mục đích và nhiệm vụ đã được xác định, luận văn có một số đóng
góp mới:
Một là, góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị
trường lao động.
Hai là, góp phần làm rõ thực trạng thị trường lao động và vấn đề việc làm
ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị
trường lao động ở địa bàn này trong giai đoạn 2011-2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thị trường lao động.
Chương 2: Vấn đề việc làm nhìn dưới góc độ thị trường lao động ở
khu vực nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển thị trường lao động ở
khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2011-2010.


87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Lao động - việc làm Ở Việt
Nam 1996 -2003, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Tổng điều tra dân số và
việc làm năm 2009, Hà Nội.
3. David Beng (1995), Kinh tế học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn
ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
7. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn -
thực trạng và giải pháp (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam - Định
hướng và phát triển, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Hương (2006), Phát triển các loại thị trường trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
10. “Kinh tế 2008 - 2009 Việt Nam và Thế giới” (2009), Thời báo kinh tế
Việt Nam.
11. C.Mác (1960), Tư bản, Quyển 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
12. C.Mác-Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Một số vấn đề về thị trường lao động (2003), Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.

88
14. Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (2003), Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt
Nam hiện nay (2004), Nxb. Lao động, Hà Nội.
16. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
trong thời kỳ mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
(2004), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Sinh (2008), “Nhìn lại nông nghiệp Việt Nam sau một năm vào
tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Cộng sản, (3).
19. Sổ tay pháp luật giành cho cán bộ, công chức và người lao động (2003),
Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
20. Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp phát triển
(2003), Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
21. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê 2002, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
22. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê 2003, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
23. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê 2004, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
24. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2007, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
25. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.
26. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê,
Hà Nội.


89
27. Tổng cục Thống kê (2010), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt
Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
28. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam -
Kinh nghiệm Trung Quốc (2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải
quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2003), Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
30. Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp (2001), Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.


×