Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn trường cao đẳng du lịch hà nội school hotel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.05 KB, 5 trang )

Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách
sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
School Hotel

Nguyễn Tuấn Dũng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phi Nga
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề về quản trị nhân sự, những nội dung về quản trị nhân
sự trong kinh doanh khách sạn. Tổng quan về khách sạn Trường Cao Đẳng Du lịch Hà
Nội - School Hotel, về cơ cấu tổ chức và nhân sự của khách sạn. Phân tích, đánh giá công
tác quản trị nhân sự tại khách sạn Trường, từ đó khẳng định những thành công, chỉ ra
những hạn chế cần khắc phụ trong công tác quản trị nhân sự. Đề xuất giải pháp đối với
khách sạn Trường: hoàn thiện bộ máy tổ chức; công tác phân tích công việc; công tác
tuyển dụng nhân sự; công tác bố trí, phân công công việc; công tác đào tạo và phát triển
nhân sự; đánh giá thực hiện công việc; công tác khen thưởng, kỷ luật; tạo động lực cho
người lao động và giải pháp kiến nghị đối với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện công tác
quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn Trường - School Hotel

Keywords: Khách sạn; Quản trị kinh doanh; Quản trị nhân sự; Trường cao đẳng du lịch
Hà Nội


Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của người dân ở mọi quốc gia, là ngành
kinh tế quan trọng và mang lại nguồn thu đáng kể cho một quốc gia. Việt Nam là quốc gia có tài


nguyên du lịch phong phú và đa dạng, truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, con người thông
minh, cần cù và có tình hình kinh tế chính trị ổn định đã thực sự tạo ra tiềm năng lớn để phát
triển du lịch. Do đó đòi hỏi về vĩ mô phải có các chính sách quản lý và phát triển du lịch hợp lý,
về vi mô đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình độ quản trị kinh doanh tốt để tạo động lực phát
triển du lịch.
Hệ thống khách sạn là một mắt xích đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch. Nếu
không có hệ thống các khách sạn thì không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch và vì
vậy không thể phát triến ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia được.
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng đều không
thể thiếu được một nhân tố rất quan trọng là nhân tố con người. Nhân tố con người trong kinh
doanh được gọi là nguồn nhân sự. Nhân tố con người là một nhân tố hết sức đa dạng và phức tạp
đòi hỏi phải có sự quản lý một cách chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
công tác quản trị nhân sự cũng rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nội dung trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị
nhân sự tại khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội– School Hotel” để làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến hoạt động nghiên cứu về quản trị nhân sự trong ngành kinh doanh khách
sạn – du lịch, ở cấp quốc gia có một số đề tài khoa học của Tổng cục du lịch nghiên cứu về quản
trị nguồn nhân sự trong kinh doanh khách sạn – du lịch. Đó là dự án phát triển nguồn nhân sự du
lịch Việt Nam do cộng đồng Châu Âu tài trợ, hiện đang được triển khai. Tuy nhiên, để áp dụng
các nội dung đó vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp cụ thể còn gặp
những khó khăn nhất định .
Đối với Khách sạn Trường, một khách sạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách
sạn – du lịch cho tới nay chưa có chương trình nào nghiên cứu về quản trị nhân sự để nhằm hoàn
thiện công tác quản trị nhân sự và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh khách sạn một cách có cơ
sở khoa học và có tính khả thi cao. Do vậy có thể khẳng định rằng đây là đề tài không bị trùng
lắp cho đến thời điểm hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản trị nhân sự trong khách sạn.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Trường.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh khách
sạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản trị nhân sự
trong khách sạn Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản trị nhân sự trong kinh
doanh tại khách sạn Trường Cao đẳng du lịch Hà nội trong thời gian từ 2006 đến 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khả thi, tính chính xác, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phân tích - tổng hợp.
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp.
- Phỏng vấn một số lãnh đạo chủ chốt của Khách sạn Trường.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn dự kiến hoàn thành với những đóng góp sau:
- Hệ thống hoá các vấn đề về quản trị nhân sự đặc biệt là những nội dung về quản trị nhân
sự trong kinh doanh khách sạn.
- Phân tích, đánh giá công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Trường từ đó khẳng định
những thành công của khách sạn và tìm ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản trị
nhân sự.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh
tại khách sạn Trường.
Những đóng góp trên hy vọng cho phép luận văn trở thành tài liệu tham khảo cho những
người quản trị nhân sự ở khách sạn Trường và các khách sạn tương tự nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương :

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị nhân sự tại khách sạn Trường - School Hotel.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh
tại khách sạn Trường - School Hotel.

References
1. Các báo cáo của Khách sạn Trường.
2. Các báo cáo hàng năm của Sở Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp (2000, 2001, 2002, 2003,
2004, 2005, 2006), Sở Du lịch Hà nội.
3. TS. Trần Kim Dung (2006), Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Thống kê.
4. TS. Trịnh Xuân Dũng (1999), Giới thiệu về ngành kinh doanh khách sạn, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
5. Ths Nguyễn Văn Điểm, PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân sự,
ĐHKTQD, NXB Lao động –Xã hội.
6. GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS Nguyễn Văn Mạnh (1995), Giáo trình tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp ứng xử trong kinh doanh khách sạn, NXB Thống kê
7. GS Harold Koontz, GS Cyril Odonnell, GS Heinz Weihrich, Người dịch TS.Vũ Thiếu,
Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa
học kỹ thuật.
8. Nguyễn Văn Mạnh (2004), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – xã hội.
9. Lục Bội Minh (1998), Quản lý khách sạn hiện đại, NXB Chính trị quốc gia và viện nghiên
cứu phát triển du lịch.
10. Nguyễn Hữu Thân (2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê.
11. PGS. TS Phạm Đức Thành (1995), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Giáo dục.
12. Nguyễn Đình Phan (2002), Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản
giáo dục.
13. Nguyễn Đình Phan (1996), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục Hà nội.
14. Giáo trình quản trị nhân sự của trường Đại học Lao động – xã hội 2006.
15. Sở Du lịch Hà nội (2002), Báo cáo tổng hợp bổ sung, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát
triển Du lịch Hà nội, Sở Du lịch Hà nội.

16. Sở Du lịch Hà nội, Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010, Sở Du
lịch Hà nội.
17. Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Tổng cục
Du lịch, Hà nội.
18. Tổng cục Du lịch (2001), Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2002- 2005, Tổng cục
Du lịch. Hà nội.
19. Tổng cục Du lịch (1997), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
20. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (2001), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của
thị trường Nhật bản và Trung quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt nam, Viện
nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà nội.
21. Tổng cục du lịch (2007), Luật du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà nội.
22. Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, Thông tư 27/4/2001, Tổng cục du lịch.
23. www. vietnamtourism.com.vn
24. www.pata.org
25. www. vietnamtourismreview.org.vn
26. www.baodulich.com

×