Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất trong các tổng công ty nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 245 trang )


B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH





PHM TH THY HNG





HOàN THIệN Tổ CHứC Hệ THốNG BáO CáO TàI CHíNH HợP NHấT
TRONG CáC TổNG CÔNG TY NHà NƯớC NGàNH XÂY DựNG
CÔNG TRìNH GIAO THÔNG CủA VIệT NAM







LUN N TIN S KINH T







H NI - 2015

B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH



PHM TH THY HNG




HOàN THIệN Tổ CHứC Hệ THốNG BáO CáO TàI CHíNH HợP NHấT
TRONG CáC TổNG CÔNG TY NHà NƯớC NGàNH XÂY DựNG
CÔNG TRìNH GIAO THÔNG CủA VIệT NAM



Chuyờn ngnh : K toỏn
Mó s : 62.34.03.01



LUN N TIN S KINH T



Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS. TS. NG VN THANH
2. TS. O TH MINH THANH




H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi; các số liệu và kết quả trong Luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án


Phạm Thị Thúy Hằng













LỜI CẢM ƠN


Tác giả Luận án xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, các Thầy cô
giáo Trường Học viện Tài chính và tập thể cán bộ lãnh đạo Khoa sau đại học
của Trường.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể cán
bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Văn Thanh và TS. Đào Thị Minh Thanh
đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành Luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia
đình đã tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá
trình học tập và thực hiện Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án


Phạm Thị Thúy Hằng






MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 18
1.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY THEO
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 18
1.1.1. Tập đoàn kinh tế, quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn
kinh tế 18
1.1.2. Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con 25
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 29
1.2.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của việc lập Báo cáo tài chính
hợp nhất 29
1.2.2. Phạm vi, chính sách kế toán và niên độ kế toán hợp nhất Báo cáo
tài chính 32
1.2.3. Quan điểm hợp nhất Báo cáo tài chính 34
1.2.4. Phương pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo
tài chính riêng công ty mẹ 38
1.2.5. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 39
1.2.6. Lợi thế thương mại 41
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT 43
1.3.1. Tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin phục vụ lập Báo cáo tài
chính hợp nhất 43

1.3.2. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin phục vụ lập Báo cáo tài
chính hợp nhất 47
1.3.3. Tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin Báo cáo tài chính
hợp nhất 53
1.3.4. Tổ chức bộ máy kế toán phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất 57
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 61

1.4.1. Kinh nghiệm về tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của
một số quốc gia trên thế giới 61
1.4.2. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tổ chức
hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Việt Nam 65
Kết luận chương 1 68
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 69
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT
NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 69
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các Tổng công ty Nhà nước
ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam 69
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh tại các
Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông của
Việt Nam 71
2.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất 74
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các Tổng công ty Nhà nước
ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam 76
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP
NHẤT TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 79

2.2.1. Tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin kế toán phục vụ lập Báo
cáo tài chính hợp nhất 79
2.2.2. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin phục vụ lập Báo cáo tài
chính hợp nhất 83
2.2.3. Tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin Báo cáo tài chính

hợp nhất 89
2.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất 91
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 93
2.3.1. Nhận xét đánh giá 93
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 102
Kết luận chương 2 107
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO
CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ
NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA
VIỆT NAM 108
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 108
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ
NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA
VIỆT NAM 111
3.2.1. Báo cáo tài chính hợp nhất phải phù hợp với sự phát triển của Tổng
công ty trong tương lai 111
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức và các
chính sách tài chính của Tổng công ty 112
3.2.3. Báo cáo tài chính hợp nhất cần phù hợp với xu thế phát triển công
nghệ thông tin trong công tác kế toán 112
3.3. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY
NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
CỦA VIỆT NAM 113

3.3.1. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất 113

3.3.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất 115
3.4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM 117
3.4.1. Thống nhất nhận thức và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của
Báo cáo tài chính hợp nhất 118
3.4.2. Hoàn thiện về tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin phục vụ lập
Báo cáo tài chính hợp nhất 119
3.4.3. Hoàn thiện về tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin phục vụ lập
Báo cáo tài chính hợp nhất 122
3.4.4. Hoàn thiện về tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông tin Báo cáo
tài chính hợp nhất 143
3.4.5. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán phục vụ lập Báo cáo tài
chính hợp nhất 148
3.5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÁC TỔNG
CÔNG TY NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG CỦA VIỆT NAM 150
3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 150
3.5.2. Về phía các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình
giao thông của Việt Nam 152
Kết luận chương 3 153
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BCTC
BTC
CP
DN
DNNN
GTVT
HNKD
HTK
IAS
IFRS
LCTT
LTTM
NĐ-CP
NSNN

TCTNN
TĐKT
Báo cáo tài chính
Bộ Tài chính
Chính phủ
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Giao thông vận tải
Hợp nhất kinh doanh
Hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Lưu chuyển tiền tệ
Lợi thế thương mại
Nghị định - Chính phủ
Ngân sách nhà nước
Quyết định
Tổng công ty Nhà nước
Tập đoàn kinh tế
TĐKTNN
TK
TNHH
TNDN
TSCĐ
TT
TTg
UBND
UBCK
VAS
XDCB
XHCN
Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Tài khoản
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Thông tư
Thủ tướng
Ủy ban nhân dân
Ủy ban chứng khoán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Xây dựng cơ bản

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Thực trạng tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin phục vụ lập
BCTC hợp nhất 80
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả hợp nhất sau khi thực hiện các bút toán
điều chỉnh 134



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1: Sự tác động của cơ quan chính phủ vào DNNN 21
Sơ đồ 1.2: Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo cấu trúc
đơn giản 27
Sơ đồ 1.3: Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo cấu trúc
hỗn hợp 28
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán chuyên trách lập BCTC hợp nhất theo phương
pháp hợp nhất trực tiếp 59
Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán chuyên trách lập BCTC hợp nhất theo
phương pháp từng cấp 60
Sơ đồ 2.1: Đặc điểm quy trình xây dựng công trình giao thông 72
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty 92
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty con 93
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán chuyên trách lập BCTC hợp nhất 149





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, hội nhập
kinh tế quốc tế đang là trào lưu của các quốc gia. Kết quả tất yếu của quá trình
hội nhập là hình thành các Tập đoàn kinh tế theo mô hình mẹ con, các Công ty
đa quốc gia có sự kiểm soát chi phối lẫn nhau. Mô hình Công ty mẹ con xuất
hiện đòi hỏi phải có một khung pháp lý nhằm quản lý và hướng dẫn hoạt động
kinh doanh, trong đó có các quy định về kế toán, về thông tin do kế toán cung
cấp qua BCTC hợp nhất.
Ở Việt Nam, mô hình “công ty mẹ - công ty con” được manh nha hình
thành từ đầu những năm 1990 với việc thành lập 80 tổng công ty 90 (theo
Quyết định số 90/TTg) và 18 tổng công ty 91 (theo Quyết định số 91/TTg ngày
7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, quan hệ giữa tổng công ty và
các doanh nghiệp thành viên còn mang tính hành chính, chưa dựa trên quan hệ
về đầu tư vốn, công nghệ, thị trường,… Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Tổng công ty này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX đã chủ trương “Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng
việc thực hiện chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con, trong đó Tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh
nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc là công
ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối”. Thể chế hoá chủ trương của
Đảng, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn (Nghị định số 153/2005/NĐ-CP và Nghị định số 111/2007/NĐ-CP) đã có
những quy định về mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, việc quản lý
đối với “công ty mẹ - công ty con” đang còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt vấn
đề quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Từ mục tiêu quản lý đến chủ thể thực

hiện quản lý, công cụ và phương pháp quản lý còn có những vướng mắc, chưa
cụ thể, rõ ràng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Các tổ hợp công ty mẹ - công
ty con, đặc biệt là các TĐKTNN, Tổng công ty nhà nước đang được chủ sở
hữu nhà nước giao thực hiện nhiều mục tiêu hoạt động khác nhau, thậm chí


2
mâu thuẫn nhau nhưng chưa rõ đâu là mục tiêu chính làm cơ sở để quản lý.
Các công ty mẹ vẫn do nhiều đầu mối thực hiện chức năng quản lý của chủ sở
hữu nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, thiếu sự đồng nhất trong mô
hình thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu, thiếu cơ chế kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà. Như vậy, công ty
mẹ con của chúng ta không xuất phát trên một nền tảng kinh tế giống như ở
các nước khác.
Yêu cầu cung cấp một bức tranh toàn cảnh, tổng thể về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các Tập đoàn kinh tế là một
nhu cầu tất yếu và khách quan. Thông qua hệ thống BCTC hợp nhất - kết quả
của quá trình hợp nhất các BCTC tại các công ty con và không tính đến ranh
giới pháp lý - sẽ thực hiện và đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin này một
cách hữu ích nhất. Ở nước ta, yêu cầu pháp lý về lập BCTC hợp nhất xuất hiện
đầu tiên là theo Quyết định số 72/2000/QĐ-UBCK ngày 29 tháng 12 năm 2000
của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế thành viên, niêm
yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Sau đó tại Thông tư
57/2004/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Nghị định 144/2003-NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chế độ công bố
thông tin về BCTC trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt đánh dấu mạnh mẽ là
sự ra đời chuẩn mực kế toán số 25 - “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các
khoản đầu tư vào công ty con” được Bộ Tài chính ban hành và công bố theo
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 và được hướng
dẫn tại Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005, Thông tư

161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007, Thông tư 202/2014/TT-BTC
ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Để hệ thống BCTC hợp nhất phản ánh được bức tranh toàn cảnh về tình
hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như phản ánh
trung thực và chính xác tình hình tài chính một cách tổng thể nhất thì tổ chức
hệ thống BCTC hợp nhất đóng vai trò quan trọng và quyết định. Mặc dù đã có
quy định về BCTC hợp nhất nhưng việc lập BCTC hợp nhất ở nước ta nói


3
chung và các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông
nói riêng còn tương đối mới, nhiều vướng mắc và chưa thực sự hoàn thiện.
Xuất phát từ các lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài " Hoàn thiện tổ chức hệ
thống Báo cáo tài chính hợp nhất trong các Tổng công ty Nhà nước ngành xây
dựng công trình giao thông của Việt Nam " làm luận án Tiến sĩ kinh tế.
2. Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
BCTC hợp nhất là vấn đề tương đối mới trên thế giới, hầu hết các
công trình nghiên cứu đang tập trung đến hợp nhất kinh doanh, BCTC hợp
nhất. Cụ thể:
2.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh liên quan
đến Báo cáo tài chính hợp nhất
- Nhóm tác giả Floyd A. Beams, Joseph H. Anthony, Rpbin P.
Clement, Suzanne H. Lowensohn nghiên cứu “Advanced Accounting” (2000),
[38], tác giả đã nghiên cứu sâu về những vấn đề kế toán HNKD đặc biệt là
phương pháp kết hợp lợi ích và phương pháp mua. Trong đó, tác giả đưa ra
những vấn đề kế toán cơ bản được xử lý trong từng phương pháp như: Điều
kiện áp dụng, xử lý LTTM, lợi ích cổ đông không kiểm soát, điều chỉnh các
chính sách kế toán. Bên cạnh đó họ đã chứng minh được rằng việc điều chỉnh
chính sách kế toán là tối quan trọng trong kế toán cho dù sử dụng phương

pháp kết hợp lợi ích hay phương pháp mua, chỉ ra được các quan điểm, các
trường phái đối lập trong việc ứng xử đối với LTTM. Tuy nhiên, họ chưa đưa
ra được quan điểm cá nhân của mình và những nghiên cứu đó chỉ áp dụng
trong kế toán Mỹ không có tính ứng dụng đối với các quốc gia khác.
- Tác giả Craig Deegan nghiên cứu “Australian Financial Accounting”
(2005), [41], nội dung chủ yếu đề cập đến kế toán tài chính theo chuẩn mực kế
toán của Úc, chỉ có một vài vấn đề liên quan đến HNKD được đề cập đến như
kế toán LTTM và lợi ích của cổ đông không kiểm soát. Các vấn đề khác như
phương pháp kế toán, hình thức của HNKD lại không được nghiên cứu. Cuốn


4
sách Australian Financial Accounting được xem như một tài liệu thực hành về
kế toán Úc, bởi vậy các vấn đề nghiên cứu hàn lâm không được xem xét.
- Trên quan điểm ủng hộ phương pháp kết hợp lợi ích, nhóm tác giả C.
Richard Bake (Mỹ), Yuri Biondi (Pháp) và Qiusheng Zhang (Trung Quốc) [46]
trong bài viết “Disharmony in international accounting standards setting: The
Chinese approach to accounting for business combinations” đăng lên tạp chí
Critical Perspectives on Accounting số 21 năm 2010 và bài viết “Should
merger accounting be reconsidered? Adiscussion based on the chinese
approach to accounting for business combinations” năm 2009 [58] “Pooling of
interest method under the Problems and Countermeasures of earnings
manipulation” năm 2009. Nội dung chủ yếu bàn luận về phương pháp kết hợp
lợi ích trong chuẩn mực kế toán Trung Quốc. Các tác giả đều ủng hộ việc sử
dụng phương pháp kết hợp lợi ích trong trường hợp HNKD dưới sự kiểm soát
chung. Đồng thời, họ khẳng định rằng việc sáp nhập (merger) khác với việc
hợp nhất (consolidate) ở chỗ quyền sở hữu không bị gián đoạn, do đó họ cho
rằng không thể dùng phương pháp mua trong các trường hợp sáp nhập.
- Trong bài viết “Biography of Pooling of Interest Method in accounting
for Amalgamations” (2007) [42] của tác giả J.Shankar đăng trên Bhavan’s

Business Journal số 1 ngày 1/7/2007 cũng khẳng định sự tồn tại và phát triển
của phương pháp kết hợp lợi ích tại Mỹ và Ấn Độ. Ông chứng minh chỉ có ¾
các vụ HNKD tại Mỹ và Ấn Độ được thực hiện theo phương pháp mua, còn lại
là các vụ sáp nhập doanh nghiệp - chỉ có sự thay đổi về hình thức mà không
hình thành một doanh nghiệp mới.
- Bài viết “Accounting for Business Combination” [35] của tác giả
Lawrence C. Philips đã đề cập đến nội dung của hai phương pháp kế toán
HNKD, theo tác giả những trường hợp sáp nhập doanh nghiệp nên được kế
toán theo phương pháp kết hợp lợi ích. Theo tác giả, đặc trưng của hoạt động
sáp nhập là việc các bên cùng sở hữu công ty sau sáp nhập, đó chỉ đơn giản là
sự thay đổi về quy mô mà không có sự thay đổi quyền sở hữu về tài sản nên tài
sản không phải đánh giá lại theo giá thị trường


5
2.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến Báo cáo tài chính hợp nhất
- Luận án tiến sĩ của tác giả Garry D. Carnegie. B.Com bảo vệ tại Đại
học quản lý Deakin - Ôxtrâylia năm 1987, [36] nghiên cứu về vấn đề
“Accounting for goodwill on consolidation”, đã nghiên cứu LTTM, mối quan
hệ LTTM với BCTC hợp nhất.
- Tác giả Ng Eng Juan đã nghiên cứu “Consolidated Financial
Statements”(Malaysia), (2007), [43]. Nội dung chủ yếu đề cập đến BCTC hợp
nhất tại thời điểm hợp nhất kinh doanh và sau khi quyền kiểm soát được thiết
lập theo chuẩn mực kế toán Malaysia. Cụ thể tác giả đề cập đến cách xử lý điều
chỉnh và loại trừ các số dư nội bộ; lãi lỗ chưa thực hiện; cổ phiếu ưu đãi v.v
- Nhóm tác giả Richard E. Baker, Vandean C. Lembke, Thomas E. King
đã nghiên cứu“Advanced Financial Accounting” (2005), [37]. Nội dung chủ
yếu nghiên cứu về BCTC hợp nhất, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu
những vấn đề HNKD như các hình thức HNKD, các loại HNKD, hai phương
pháp kế toán HNKD bản chất của từng phương pháp, cách ghi nhận LTTM, họ

đã chỉ ra được bản chất của phương pháp kết hợp lợi ích và phương pháp mua.
Đặc biệt, nhóm tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu trường hợp BCTC hợp nhất
sau thời điểm quyền kiểm soát được thiết lập thông qua các kỹ thuật như hợp
nhất công ty con; cách xử lý các giao dịch nội bộ v.v Tuy nhiên, họ không đặt
trọng tâm nghiên cứu vấn đề hoàn thiện hệ thống BCTC hợp nhất mà chủ yếu
họ đưa ra các cách ghi nhận LTTM.
- Bài báo “Economic Consequences of the Change on Consolidated
Financial Statement Theory in the New Accounting Standards” của tác giả
Zhang Ran & Zhang Huili, Trung Quốc - Tạp chí nghiên cứu kế toán (2008),
[47], xem xét các tác động của sự thay đổi chuẩn mực kế toán mới ban hành tác
động đến thông tin trình bày trên BCTC hợp nhất, cụ thể thay đổi thông tin của
chỉ tiêu lợi ích cổ đông không kiểm soát và thu nhập lợi ích cổ đông không
kiểm soát.
- Bài báo “The introduction of accounting principles for consolidated
financial statements in Japan: Focus on minority interest and other related


6
accounting treatments” của tác giả Masako Futamura, Đại học Nagoya, Nhật
Bản - Tạp chí nghiên cứu kinh doanh quốc tế (2010), [56], nghiên cứu về các
nguyên tắc kế toán đối với BCTC hợp nhất tại Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào
trình bày chỉ tiêu lợi ích cổ đông không kiểm soát trên Bảng cân đối kế toán và
xử lý các giao dịch kế toán tại Nhật Bản.
- Bài báo “The value relevance of consolidated financial statements in
an emerging market” của tác giả Padmini Srinivasan and M.S.Narasimhan, Ấn
Độ (2012), [57], nghiên cứu sự phù hợp thông tin tài chính trên BCTC mà công
ty mẹ cung cấp sau khi hợp nhất, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa giá thị
trường và thu nhập hợp nhất của công ty mẹ tại Ấn Độ.
- Tác giả Tan Liong Tong nghiên cứu và xuất bản sách tham khảo
“Consolidated Financial Statements” (Malaysia), (2013), [45]. Tác giả đi

sâu nghiên cứu BCTC hợp nhất lập trên các nguyên tắc và chuẩn mực kế
toán quốc tế đã ban hành, đặc biệt tập trung vào LTTM; kế toán đầu tư vào
công ty liên doanh, liên kết; và kế toán thoái vốn khi có sự thay đổi trong
cấu trúc Tập đoàn.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, hội nhập
kinh tế quốc tế đang là trào lưu của các quốc gia. Mô hình công ty mẹ - công ty
con xuất hiện đòi hỏi phải có một khung pháp lý nhằm quản lý và hướng dẫn
hoạt động kinh doanh cho mô hình này, trong đó có các quy định pháp lý về kế
toán, về thông tin do kế toán cung cấp qua BCTC hợp nhất.
2.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh liên quan
đến Báo cáo tài chính hợp nhất
- Tác giả Nguyễn Phú Giang đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy
trình hợp nhất Báo cáo tài chính của các Tổng công ty theo mô hình công ty
mẹ - công ty con” (28), [2007], Đại học Thương mại, luận án Tiến sĩ. Tác giả
nghiên cứu một số vấn đề hẹp liên quan đến HNKD như phương pháp kế toán
HNKD, quy trình hợp nhất BCTC, kinh nghiệm của một số quốc gia như
Nhật, Mỹ Anh với các kinh nghiệm về phạm vi hợp nhất, xử lý LTTM và bất


7
lợi thương mại Đồng thời tác giả phản ánh thực trạng quy trình hợp nhất
BCTC tổng hợp cho từng khối SXKD, XDCB, từ đó làm cơ sở lập cho toàn
Tổng công ty.
- Tác giả Nguyễn Anh Hiền đã nghiên cứu đề tài tiến sĩ “Xây dựng nội
dung và quy trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất của các Tập đoàn kinh tế đa
ngành tại Việt Nam” (2011), [26], Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án nghiên cứu về mặt lý luận về BCTC hợp nhất theo quy định chuẩn
mực kế toán quốc tế, trên cơ sở đó có một số đánh giá một số điểm khác biệt
với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời tác giả nghiên cứu thực trạng lập

và trình bày BCTC hợp nhất tại các Tập đoàn kinh tế Việt Nam thông qua kết
quả khảo sát. Từ đó tác giả xây dựng nội dung và quy trình lập BCTC hợp nhất
của các Tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam, xử lý khác biệt chính sách kế
toán giữa các khối hoạt động trong Tập đoàn.
- Tác giả Đoàn Thị Dung “Báo cáo tài chính hợp nhất - Những vấn đề lý
luận, thực trạng và giải pháp cho tập đoàn kinh tế Hoàng Hà” (2012), [20],
Học viện tài chính. Tác giả nghiên cứu một cách khoa học về lý luận chung
cũng như các phương pháp, quan điểm hợp nhất BCTC cũng như nội dung tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất để từ đó đi sâu vào đánh giá những quy định
pháp lý của nước ta đối với BCTC hợp nhất. Đồng thời đánh giá thực trạng tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà. Từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện BCTC hợp nhất tại Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà, cụ thể các
nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở pháp lý hiện hành về những vấn đề liên
quan đến BCTC hợp nhất và hoàn thiện BCTC hợp nhất.
- Tác giả Bùi Thị Ngọc nghiên cứu đề tài tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán
hợp nhất kinh doanh tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam” (2012), [12], Học viện
tài chính. Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp nhất kinh
doanh, kế toán hợp nhất kinh doanh, nghiên cứu kinh nghiệm kế toán hợp
nhất kinh doanh một số nước trên thế giới. Đồng thời phân tích thực trạng về
vận dụng chuẩn mực kế toán số 11 hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp Việt Nam từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn


8
thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
Việt Nam.
- Bên cạnh đó sách tham khảo của GS.TS Ngô Thế Chi [25] “Lập Báo
cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 25”, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân, (2007) và sách tham khảo của tác giả PGS.TS.
Nguyễn Phú Giang [29] “Kế toán hợp nhất kinh doanh và hợp nhất Báo cáo tài

chính”, Nhà xuất bản Tài chính, (2009). Nội dung chủ yếu đề cấp đến lịch sử
phát triển HNKD, bản chất HNKD, các hình thức HNKD, các phương pháp và
kỹ thuật HNKD của phương pháp mua và phương pháp hợp nhất vì lợi ích
chung. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Phú Giang còn đề cập đến kinh nghiệm về
HNKD và hợp nhất BCTC của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ và Nhật
Bản, đồng thời chỉ ra khuynh hướng phát triển về phương pháp kế toán HNKD
trên thế giới. Ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công
trình nghiên cứu vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất, điển hình có các bài
viết quan trọng như là “Làm rõ bản chất của phương pháp tài khoản khi lập
Báo cáo tài chính hợp nhất”của tác giả Chúc Anh Tú, Tạp chí Kiểm toán,
13/2008, trang 35, 38; “Lợi thế thương mại - những vấn đề cần làm rõ” của tác
giả Chúc Anh Tú, Tạp chí kế toán số 76/2009, trang 26, 28; “Lý thuyết kế toán
về Báo cáo tài chính hợp nhất” của tác giả Đoàn Thị Dung và Lê văn Liên, Tạp
chí kế toán kiểm toán số 99/2011, trang 21, 23; “Sự ảnh hưởng của phương
pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên BCTC công ty mẹ đến BCTC
hợp nhất” của tác giả Đoàn Thị Dung, Tạp chí kế toán và kiểm toán số
98/2011, trang 30-31; “Những thay đổi quan trọng trong chuẩn mực lập và
trình bày BCTC quốc tế về hợp nhất kinh doanh” của tác giả Bùi Thị Ngọc,
Tạp chí kế toán và kiểm toán số 04/2011, trang 22-24 v.v Những bài báo này
ít nhiều đề cập đến BCTC hợp nhất, kỹ thuật lập BCTC hợp nhất, xác định
LTTM. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo chưa thể phân tích sâu, đầy đủ
được các khía cạnh về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất như tổ chức bộ máy,
tổ chức thu thập thông tin, tổ chức kiểm tra và xử lý thông tin cũng như tổ chức
các kỹ thuật lập BCTC hợp nhất.


9
2.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh liên quan
đến tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất
- Tác giả Chúc Anh Tú nghiên cứu đề tài tiến sĩ “Vận dụng chuẩn mực

hợp nhất Báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính ở Tập đoàn
bưu chính viễn thông Việt Nam" (2009), [19], Học viện tài chính. Luận án đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất, nêu và
phân tích các khâu của quy trình lập BCTC hợp nhất, cụ thể khâu thu thập và
kiểm tra thông tin phục vụ lập BCTC hợp nhất, khâu xử lý thông tin phục vụ
lập BCTC hợp nhất, khâu sử dụng thông tin để lập BCTC hợp nhất và khâu
phân tích và cung cấp thông tin trên BCTC hợp nhất. Đồng thời luận án nghiên
cứu thực trạng tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tại Tập đoàn bưu chính viễn
thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay từ đó có các giải pháp hoàn thiện tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất từ khâu thu thập thông tin của từng khối công ty
mẹ và công ty phụ thuộc, khối công ty con và công ty liên doanh liên kết. Từ
đó, tác giả xây dựng quy trình lập BCTC hợp nhất cho Tập đoàn bưu chính
viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố trong và ngoài nước liên
quan đến BCTC hợp nhất nói chung và tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất nói
riêng cũng các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả rút ra những kết luận
như sau:
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam chủ yếu tập
trung nghiên cứu, đánh giá về BCTC hợp nhất, các nguyên tắc kế toán và sự
vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho từng quốc gia, đánh giá thực trạng
BCTC hợp nhất, thực trạng tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất, LTTM hay lợi
ích cổ đông không kiểm soát v.v từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện
hệ thống BCTC và tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố chưa đi sâu nghiên cứu về các
vấn đề sau:


10
+ Nội dung nghiên cứu: các công trình nghiên cứu về BCTC hợp nhất

và tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất mới chỉ tập trung đánh giá về hệ thống
BCTC hợp nhất; nguyên tắc tính giá của các chỉ tiêu như lợi ích cổ đông
không kiểm soát, LTTM v.v ; sự vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho
từng quốc gia. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC
hợp nhất, quy trình lập BCTC hợp nhất. Tác giả Chúc Anh Tú đã đi sâu
nghiên cứu tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất, đã đưa ra các nhóm giải pháp
hoàn thiện trong các khâu lập BCTC hợp nhất, nhưng tác giả chưa làm rõ nội
dung tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất, cụ thể nội dung tổ chức thu nhận và
xử lý thông tin; tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin; tổ chức lập, cung
cấp, phân tích thông tin và tổ chức bộ máy kế toán.
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối với các công trình nghiên cứu mới chỉ tập
trung nghiên cứu hệ thống BCTC hợp nhất, công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Anh Hiền đang đi sâu vào nghiên cứu nội dung và quy trình lập BCTC
hợp nhất. Đặc biệt công trình tác giả Chúc Anh Tú đã nghiên cứu đến tổ chức
hệ thống BCTC hợp nhất, tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu nội
dung tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tại VNPT như thế nào. Từ lý luận, thực
trạng đến giải pháp tác giả đang tập trung nghiên cứu quy trình và nội dung lập
BCTC hợp nhất.
+ Phạm vi nghiên cứu: Công trình nghiên cứu về BCTC hợp nhất đang
tập trung tại một Tập đoàn cụ thể như công trình nghiên cứu của tác giả Chúc
Anh Tú, Đoàn Thị Dung và Bùi Thị Ngọc nên chỉ đưa ra đề xuất áp dụng tại
từng Tập đoàn cụ thể, khó áp dụng cho các loại hình hoạt động của các Tập
đoàn khác nhau. Ngay cả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Hiền đã nghiên
cứu cho tập đoàn kinh tế đa ngành nhưng chỉ nghiên cứu nội dung và quy trình
lập BCTC hợp nhất.
+ Phương pháp nghiên cứu: Vì đặc thù đối tượng nghiên cứu tại Tập đoàn
kinh tế cụ thể nên phương pháp chủ yếu là quan sát và dựa vào suy luận là chủ
yếu, chưa có các điều tra khảo sát đối tượng nghiên cứu. Ngay cả nghiên cứu



11
của tác giả Nguyễn Anh Hiền đã có kết quả điều tra khảo sát nhưng câu hỏi
đang sơ sài, chưa tập trung vào quy trình lập BCTC hợp nhất.
+ Lĩnh vực nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu về BCTC hợp nhất, tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất chưa thấy công trình nào công bố nghiên cứu tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng
công trình giao thông của Việt Nam. Bên cạnh đó các luận án chủ yếu nghiên
cứu tại một Tập đoàn cụ thể, nếu có nghiên cứu tại các Tập đoàn kinh tế đa
ngành thì thực hiện khảo sát sơ sài, chưa tập trung vào khảo sát tổ chức hệ
thống BCTC hợp nhất. Từ đó các công trình nghiên cứu đang tập trung giải
pháp hoàn thiện mang tính định hướng cụ thể cho từng Tập đoàn như Tập đoàn
Bưu chính viễn thông, Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà, v.v
Từ các nhận xét trên cho thấy việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp hoàn
thiện tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất trong các Tổng công ty Nhà nước
ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam chưa được đề cập một
cách đầy đủ, có hệ thống với cách tiếp cận riêng cụ thể hơn. Đề tài nghiên cứu
hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong điều kiện nền kinh tế phát triển với xu thế
toàn cầu hóa, đồng thời Nhà nước thực hiện tái cơ cấu các DNNN một cách
mạnh mẽ do đó nhu cầu sử dụng thông tin trở nên cấp bách. Đề tài không trùng
lắp với những đề tài khoa học, luận án, luận văn mà tác giả được biết. Luận án
trích dẫn trung thực các đề tài và kết quả nghiên cứu đã công bố dùng làm tài
liệu tham khảo.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận án nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về BCTC hợp nhất và tổ chức
hệ thống BCTC hợp nhất.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất trong các Tổng
công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam, nêu
những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện
và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.



12
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất
tại các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông ở Việt
Nam cũng như chỉ rõ các điều kiện để thực hiện giải pháp này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn
đề về BCTC hợp nhất và tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty
Nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất trong các Tổng công
ty Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam.
+ Trọng tâm của Luận án là phân tích và đưa ra các giải pháp để hoàn
thiện tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất trong các Tổng công ty Nhà nước
ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập
thông tin số liệu sơ cấp và thứ cấp về tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung
cấp thông tin BCTC hợp nhất từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án dựa trên phương pháp triết
học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp hệ
thống hóa điều tra, thống kê phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
Các vấn đề lý luận được dựa trên những khái niệm, nguyên lý, phương
pháp đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt nam và trên thế giới. Trong quá
trình thực hiện đề tài phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch được sử dụng
tùy từng trường hợp cụ thể.
Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu của luận án là đánh giá tổ chức hệ thống
BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty Nhà nước ngành xây dựng công trình
giao thông của Việt Nam hiện nay như thế nào từ đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu

và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty
Nhà nước ngành xây dựng công trình giao thông của Việt Nam, nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.


13
Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu vấn đề
thực tiễn
- Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài
liệu liên quan đến công trình trong nước và nước ngoài được thu thập thông
qua các nguồn tài liệu tại các thư viện và tìm kiếm trên mạng thông qua việc
truy cập các trang web. Các trang web tác giả thường truy cập để nghiên cứu
các bài báo và các luận án bao gồm các trang web của các tạp chí về kế toán,
kiểm toán, các trường đại học và các trang web nước ngoài như:
; ; v.v. Ngoài ra các dữ
liệu thứ cấp được sử dụng trong Luận án còn bao gồm các chứng từ kế toán;
các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; các BCTC của các công ty con, BCTC hợp
nhất tại công ty mẹ, và các báo cáo tổng kết, báo cáo định hướng cũng như
chiến lược phát triển tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông. Các
tài liệu này do các Tổng công ty hoặc Bộ giao thông cung cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận án sử dụng phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp đó là thông qua khảo sát, điều tra về thực trạng tổ chức hệ
thống BCTC hợp nhất, bao gồm: tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin; tổ
chức hệ thống hóa và xử lý thông tin; tổ chức lập, cung cấp và phân tích thông
tin trên BCTC hợp nhất; tổ chức bộ máy kế toán. Để khảo sát thực trạng tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất, tác giả sử dụng các phương pháp điều tra,
phỏng vấn các nhà quản trị, các nhân viên kế toán phục vụ lập BCTC hợp nhất,
đặc biệt kế toán trưởng chuyên trách BCTC hợp nhất tại các Tổng công ty.
Đối với khảo sát bằng phiếu điều tra

Danh sách các đơn vị khảo sát được trình bày ở phụ lục 2.1. Phiếu điều
tra được tác giả thiết kế theo mẫu trình bày ở phụ lục 2.2, tác giả có thể khảo
sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi cho các Tổng công ty bằng thư
điện tử, đường bưu điện. Đối tượng nhận phiếu khảo sát điều tra kế toán trực
tiếp lập BCTC hợp nhất. Số lượng phiếu điều tra khảo sát được gửi đi là 10
phiếu với mục đích tìm hiểu mô hình Tổng công ty, tổ chức thu nhận và kiểm


14
tra thông tin, tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin, tổ chức lập, cung cấp,
phân tích thông tin và tổ chức bộ máy kế toán từ đó khảo sát chung về nội dung
hướng dẫn lập BCTC hợp nhất hiện hành của Bộ Tài chính. Phiếu điều tra khảo
sát với 34 câu hỏi được chia làm 4 phần tập trung vào đánh giá thực trạng tổ
chức hệ thống BCTC hợp nhất và đánh giá chung về nội dung hướng dẫn lập
BCTC hợp nhất hiện hành của Bộ Tài chính đã cung cấp. Các câu hỏi được sử
dụng để khảo sát được chia làm 4 phần như sau:
Nhóm
Mục đích khảo sát
Câu hỏi
1
Phần I: Tìm hiểu về đặc điểm và tổ chức công tác kế toán
1 - 10
2
Phần II: Tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất
11 - 32
- Tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin
11 - 13
- Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin
13 - 23
- Tổ chức lập, cung cấp thông tin

24 - 29
- Tổ chức bộ máy kế toán
30 - 32
3
Phần III: Đánh giá chung về nội dung hướng dẫn lập hệ
thống BCTC hợp nhất hiện hành của Bộ Tài chính
33
4
Phần IV: Một số đề xuất, kiến nghị
34
Trong thời gian khảo sát, tác giả nhận được số phiếu trả lời 7 phiếu, tỷ lệ
là 70%.
Hạn chế của kết quả khảo sát: Trong quá trình thu thập thông tin phục
vụ cho đề tài nghiên cứu của Luận án, do hạn chế về thời gian và khả năng thu
thập nên kết quả điều tra chỉ nhận được 7 kết quả. Đặc biệt, không phải tất cả
các câu hỏi trong phiếu điều tra được đối tượng phỏng vấn trả lời một cách
nghiêm túc, đó là do trình độ còn hạn chế của đối tượng khảo sát.
Đối với thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn
Bên cạnh gửi phiếu điều tra khảo sát, tác giả còn thực hiện kỹ năng
phỏng vấn sâu, gọi điện thoại hoặc quan sát trực tiếp hệ thống sổ sách, cơ sở
vật chất phục vụ công tác thu thập, xử lý và cung cấp hệ thống BCTC hợp nhất.
Phạm vi phỏng vấn có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng khảo sát. Để có


15
cách nhìn đầy đủ và toàn diện về tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tác giả
phỏng vấn công ty mẹ và các công ty con trong phạm vi hợp nhất tại 3 Tổng
công ty như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty tư
vấn thiết kế giao thông vận tải và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông
1 bằng cách đưa ra các câu hỏi cụ thể chi tiết với 2 nhóm đối tượng được phỏng

vấn là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị.
Nhóm đối tượng thứ nhất là kế toán chuyên trách lập BCTC hợp nhất tại
công ty mẹ và kế toán trưởng tại các công ty con trong phạm vi hợp nhất: Đây
là nhóm đối tượng am hiểu về công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất và
thực hiện lập BCTC cá thể tại các công ty con. Phỏng vấn đối tượng này nhằm
đánh giá cụ thể và chi tiết công tác tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất tại các
Tổng công ty và các công ty con từ đó đánh giá chung về nội dung hướng dẫn
lập hệ thống BCTC hợp nhất hiện hành của Bộ Tài chính
Nhóm đối tượng thứ hai là các nhà quản trị. Các nhà quản trị là những
người sử dụng thông tin trên BCTC hợp nhất. Vì vậy, phỏng vấn các nhà quản
trị để đánh giá sự hiểu biết về vai trò cũng như khả năng cung cấp thông tin của
BCTC hợp nhất; sự hài lòng của các nhà quản trị đối với các thông tin này.
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Thông qua thu thập các kết quả điều tra tác giả sẽ kiểm tra để phát hiện
những thiếu chính xác trong quá trình ghi chép, bổ sung những thông tin còn
thiếu sót, sau đó tổng hợp bằng cách tính toán bằng phần mềm Excel của
Microsoft Office 2007 theo yêu cầu nghiên cứu. Kết quả tính toán và trình bày
dưới dạng bảng biểu hoặc đoạn văn kết luận về tổ chức hệ thống BCTC hợp
nhất (Phụ lục 2.3). Các phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá
trình xử lý và phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê: mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở số liệu
đã được tính toán thông qua việc sử dụng tuyệt đối, số tương đối. Từ đó luận án
đưa ra các kết quả được trình bày dưới dạng bảng biểu hoặc đoạn văn để tổng
kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu:

×