Phương pháp sinh bộ kiểm thử tự động cho
kiểm thử giao diện ứng dụng Web
Hà Khánh Toàn
Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin : 60 48 10
Người hướng dẫn : TS. Lê Thanh Hà
Năm bảo vệ: 2013
54 tr .
Abstract. Nghiên cứu các phương pháp kiểm thử tự động và các công cụ hỗ trợ. Tạo
ra các bộ kiểm thử tự động cho quá trình kiểm thử giao diện ứng dụng web bằng cách
sử dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên mô hình. Tiến hành cài đặt và ứng dụng
cho một số phần mềm nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp nghiên cứu.
Keywords.Công nghệ phần mềm; Ứng dụng Web; Bộ kiểm thử tự động
Content.
Đặt vấn đề
Ngày nay với sự phát triển của Internet đã thúc đẩy nhu cầu cộng tác làm việc qua
mạng và sử dụng các dịch vụ trực tuyến dần trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống của chúng ta. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là các ứng dụng web ngày càng
phải đối mặt với nhiều vấn đề này sinh như vấn đề về bảo mật, chịu tải, …ngoài ra làm
thế nào để kiểm thử các ứng dụng web này cũng là một vấn đề cần phải giải quyết.
Các ứng dụng web đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Tuy nhiên hầu hết các
ứng dụng web hầu như không đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Kết quả là
làm thế nào để đảm bảo chất lượng của các ứng dụng web là vấn đề quan trọng trong
phát triển phần mềm. Kiểm thử được coi là phương pháp duy nhất để đảm bảo chất
lượng của sản phẩm. Trong thực tế, nhiều công ty gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và
chi phí cao cho việc kiểm thử các ứng dụng web. Mặc dù họ thuê những người kiểm
thử có kỹ năng cao song những sai sót hoặc thiếu sót trong kiểm thử ứng dụng web là
không thể tránh khỏi. Các phương pháp kiểm thử ứng dụng web thường được thực
hiện thủ công bằng tay do đó, nó không đảm bảo phát hiện ra tất cả các lỗi. Ngoài ra
việc kiểm thử thủ công của một ứng dụng web có thể tẻ nhạt và tốn thời gian (đôi khi
do tương tác người dùng quá lớn), đặc biệt là khi thực hiện các bài kiểm thử qui hồi
trong ứng dụng.
Các kỹ thuật kiểm thử tự động đã được biết đến như là các giải pháp tiềm năng để giải
quyết vấn đề trên. Những kỹ thuật này có thể phát hiện ra tất cả các lỗi có thể trong
ứng dụng bằng cách tạo ra và thực hiện tự động các ca kiểm thử. Kết quả là, chúng ta
có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong kiểm thử đồng thời khả năng của quá trình
kiểm thử. Tự động kiểm thử là quá trình thực hiện tự động bởi một chương trình máy
tính để tránh các lỗi không được phát hiện khi kiểm thử bằng tay. Để đảm bảo tính
chính xác, các công cụ kiểm thử thường được xây dựng dựa trên các phương pháp
kiểm thử như kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng, … Tuy nhiên các công cụ kiểm
thử tự động là rất đắt và rất nhiều công ty không thể mua chúng.
Do đó luận văn này tập trung trình bày về việc nghiên cứu việc kiểm thử tự động giao
diện ứng dụng web dựa trên mô hình.
Nội dung nghiên cứu của luận văn
Luận văn này tập trung vào vấn đề làm thế nào để xây dựng một công cụ kiểm thử có
thể tự động kiểm tra giao diện của ứng dụng web. Giả sử có một kịch bản giao diện
của ứng dụng web thì làm thế nào để kiểm tra tính đúng đắn của việc cài đặt có đúng
theo thiết kế hay không? Và việc kiểm tra này khó có thể thực hiện một cách tự động.
Trong luận văn này tôi tập trung vào việc nghiên cứu các phương pháp kiểm thử dựa
trên mô hình nhằm đảm bảo việc cài đặt đúng theo thiết kế. Đầu tiên sử dụng mô hình
máy hữu hạn trạng thái cho giao diện ứng dụng web, sau đó tạo ra các bộ kiểm thử từ
máy hữu hạn trạng thái, từ đó xây dựng một đồ thị có hướng để biểu diễn các trường
hợp kiểm thử. Dựa trên đồ thị có hướng, theo các nhánh chúng ta có thể tạo ra các
trường hợp kiểm thử cho sản phẩm. Mục đích của luận án này là đề xuất một phương
pháp cho phép để xây dựng một phương pháp kiểm thử tự động cho giao diện các ứng
dụng web.
Cấu trúc luận văn
Trong các phần tiếp theo của luận văn, tôi sẽ trình bày những nội dung sau:
Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương này đề cập đến các khái
niệm cơ bản của kiểm thử phần mềm, tìm hiểu về kiểm thử dựa trên mô hình, máy hữu
hạn trạng thái.
Chương 3 đề cập đến cách làm thế nào để sinh được các bộ kiểm thử từ máy hữu hạn
trạng thái.
Chương 4 xây dựng chương trình thực nghiệm dùng công cụ selenium và webdriver.
Nghiên cứu các trường hợp sinh test-case bằng chương trình thực nghiệm này.
Chương 5 tóm tắt các kết quả đã đạt được, kết luận, những hạn chế và hướng nghiên
cứu phát triển trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. British Computer Society Specialist Interest Group in Software Testing (BCS
SIGIST) (27 April 2001), Standard for Software Component Testing, Working
Draft 3.4.
2. El-Far and JA Whittaker (2001), Model-Based Software Testing. Encyclopedia
of Software Engineering (edited by J. J. Marciniak), Wiley.
3.
4.
5.
6.
7. ISTQB – International Software Testing Qualifications Board (2011),
Foundation Level Syllabus.
8. James W. Newkirk,Alexei Vorontsov (2004), Test-Driven Development in
Microsoft .NET, Microsoft Press.
9. Jeff Tian (2005), Software Quality Engineering - Testing, Quality Assurance
and Quantifiable Improvement, Wiley.
10. John E. Bentley, Wachovia Bank, Charlotte NC, Software Testing
Fundamentals - Concepts, Roles, and Terminology.
11. Michael C. Feathers (2004), Working Effectively with Legacy Code, Prentice
Hall.
12. Nedret ÖZAY (2007), Automated Software Test Generation: Model-Based
Testing.
13. Paul C. Jorgensen (1995), Software Testing: A Craftsman’s Approach,
Rockford, Michigan.
14. Ron Patton (2006), Software Testing Second Edition, Sams Publishing.