Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công nghệ agent và bài toán quản trị cơ sở dữ liệu ngành thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.84 KB, 4 trang )

Công nghệ Agent và Bài toán quản trị cơ sở dữ
liệu ngành Thuế

Trịnh Văn Đại

Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn Ths. Công nghệ Phần mềm; Mã Số: 60 48 10
Nghd: PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Giới thiệu tổng quan về tác tử, tổng quan về Oracle Server và các công cụ trong
việc quản trị các cơ sở dữ liệu (CSDL), cơ sở lý thuyết cho việc đề xuất mô hình, giải pháp xử lý
cũng như thiết kế hệ thống. Trình bày thực trạng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) ngành
Thuế và các bài toán tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các hệ thống thông tin nói chung và
các CSDL nói riêng. Đề xuất giải pháp xây dựng và thiết kế hệ thống xử lý cho các bài toán,
đồng thời xây dựng các quy trình quản lý, vận hành các CSDL dựa trên hệ thống đã thiết kế. Cài
đặt thử nghiệm hệ thống tại các cấp dựa trên mô hình, công cụ OEM. Một số kết quả thử nghiệm
thu được.
Keywords: Công nghệ thông tin ; Công nghệ phần mềm ; Công nghệ tác tử ; Quản trị cơ sở
dữ liệu ; Ngành thuế
Contents:
Mở đầu
Trong nhiều hướng để phát triển phần mềm, việc áp dụng công nghệ tác tử là một hướng
đi mới và góp phần quan trọng để phát triển hệ thống thông tin với các đặc điểm như phân tán,
phức tạp, luôn biến động…. Nó không những giúp rút ngắn được thời gian phát triển phần mềm,
mà còn tạo ra các hệ thống phần mềm hoạt động tin cậy, thông minh, linh hoạt, di động, tự trị…
để có thể phản ứng lại thích hợp với những biến động liên tục của môi trường và đem đến cho
người dùng sự hài lòng cao nhất.
Trong điều kiện của Việt Nam, trình độ công nghệ và kỹ năng phát triển phần mềm của
các tổ chức phát triển phần mềm còn rất hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ tác tử cho các bài
toán thực tiễn là rất ít, gần như chưa có một ứng dụng nào được triển khai ở các tổ chức, cơ quan


nhà nước từ trung ương xuống địa phương.
Trên thế giới, vai trò và lợi ích của cách tiếp cận hướng tác tử được nhận ra từ rất sớm. Từ
những năm 90, các tổ chức và trường đại học nghiên cứu về tác tử phát triển rất mạnh mẽ. Một ví
dụ điển hình, viện nghiên cứu MIT của đã phát triển một loạt các dự án liên quan đến công nghệ
tác tử đã được triển khai rất thành công trên thực tế như: Smart Mobility, Car in the City, Goal-
Oriented Web Search User Interfaces và còn tiếp tục mở rộng cũng như phát triển các ứng dụng
khác. FIPA một tổ chức nghiên cứu về tác tử nổi tiếng với các nỗ lực chuẩn hóa tác tử cũng đưa
ra một số kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông tác tử như ACL, KQML…Một ví dụ
khác về sự áp dụng thành công công nghệ tác tử cho phát triển các ứng dụng thương mại là sản
phẩm Corpernic của công ty Copernic Technologies, Inc. Ngoài ra còn có sản phẩm JACK - một
môi trường phát triển tác tử của công ty Tác tử Oriented Software Limited được FIPA chấp nhận
rộng rãi.
Qua đây, ta có thể thấy sử dụng công nghệ tác tử cho các hệ thống lớn, phức tạp và phân
tán là một hướng đi mới, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ứng dụng rộng rãi trên thế giới
nói chung và Việt nam nói riêng. Để có thể có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, nắm được tầm
quan trọng của nó, có được những cơ sở về phương pháp luận cũng như kinh nghiệm cho việc
triển khai các hệ thống tôi đã chọn đề tài “Công nghệ Tác tử và Bài toán quản trị cơ sở dữ liệu
ngành Thuế”.
Cơ sở khoa học của đề tài: Công nghệ Tác tử là một nhánh chuyên sâu của công nghệ
hướng đối tượng. Nó trợ giúp việc thu thập thông tin và tự động hóa một số hoạt động xử lý từ
xa. Cơ sở dữ liệu Oracle có các công cụ giúp việc thiết lập, xây dựng các tác tử. Ta có thể dùng
nó để trợ giúp tự động hóa một số xử lý, thực hiện với các dữ liệu được quản lý trong Cơ sở dữ
liệu Oracle
Cơ sở thực tiễn: Trong nội dung hoạt động nghiệp vụ của ngành Thuế ở các cấp khác
nhau trong hệ thống phân cấp quản lý, nhiều hoạt động quản lý, vận hành, xử lý với khối lượng
lớn đang phải do người thực hiện. Nếu áp dụng tác tử có thể giảm công sức của người và tăng tốc
độ hoạt động của hệ thống đem lại hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp.
Kết cấu luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tác tử, tổng quan về Oracle Server và các công cụ trong
việc quản trị các CSDL. Đây là nền tảng, cơ sở lý thuyết cho việc đề xuất mô hình, giải pháp xử

lý cũng như thiết kế hệ thống.
Chương 2: Luận văn tập trung vào trình bày thực trạng hệ thống CNTT ngành Thuế và các
bài toán tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các hệ thống thông tin nói chung và các CSDL
nói riêng.
Chương 3: Đề xuất giải pháp xây dựng và thiết kế hệ thống xử lý cho các bài toán ở chương
2, đồng thời xây dựng các quy trình quản lý, vận hành các CSDL dựa trên hệ thống đã thiết kế.
Chương 4: Cài đặt thử nghiệm hệ thống tại các cấp dựa trên mô hình, công cụ OEM. Một
số kết quả thử nghiệm thu được.
Cuối cùng là kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Nguyễn Văn Vỵ (2002), Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, hướng cấu trúc
– hướng đối tượng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[2] Kiến trúc và quản trị CSDL Oracle 9i, Công ty cổ phần tài ngân, 07/2002.
Tiếng Anh
[3] Bellifemine, F and Caire, G and Greenwood, PA. Developing Multi-Agent Systems
with JADE. John Wiley & Sons Ltd, 2007.
[4] Blatt, R. “De Jure” standards. MIT, 1999
[5] Brooks R. Intelligence without Representation. Artificial Intelligence, 1991.
[6] Brown, P. and Rossak, W. Mobile Agents. Morgan Kaufmann Publishers and
dpunkt.verlag, 2005.
[7] Database Management With Oracle Enterprise Manager, Oracle Corp, 04/2001.
[8] Oracle Architecture and Administration, Oracle Corp - Bruce Ernst, Hanne Rue
Rasmussen, Ulrike Schwinn, Vijay Venkatachalam, 1999.
[9] Genesereth and Ketchpel, SP. Software Agents. Communications of the ACM, 1994.
[10] Picco, GP. Understanding Code Mobility (Tutorial Session). In ICSE ’00:
Proceedings of the 22nd International Conference on Software Engineering, 2000.
[11] Rao AS and Georgeff M. BDI Agents: from Theory to Practice. In Proceedings of the 1st
International Conference on Multi-Agent Systems, 1995.

[12] Russell, SJ and Norvig, P. Artificial Intelligence: a Modern Approach, 2nd edn. Prentice
Hall, 2003.
[13] White, JE. Telescript Technology: Mobile Agents. In Bradshaw Jeffrey, (ed), Software
Agents, AAAI Press/MIT Press, 1996.
[14] Wooldridge, MJ and Jennings, NR. Intelligent Agents: Theory and Practice.
Knowledge Engineering Review, 1995.

×