Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tranh Đông Hồ- một nét Kinh Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.79 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tranh Đông Hồ- một nét Kinh Bắc
LỜI MỞ ĐẦU

...Ai về bên kia sông Ðuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai ? …
(“Bên kia sông Đuống”- Hoàng Cầm)
Làng quê Kinh Bắc được biết đến bao đời nay là cái nôi của văn hóa
dân gian Việt Nam . Kinh Bắc yên bình với những triền đê quanh co , những
cánh đồng rộng rãi và bên dòng sông Đuống êm ả. Kinh Bắc cổ kính lâu đời
với những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi cùng các làng nghề truyền thống.
Kinh Bắc lại đẹp duyên dáng bên những làn điệu dân ca quan họ.Về với
Kinh Bắc là người ta về với chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương
Vương ,hay về với làng gốm Phù Lãng, làng nghề tre trúc Xuân Lai, hội
Lim…Về với Kinh Bắc người ta cũng không quên ghé qua làng Đông Hồ (xã
Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - vùng đất đã nổi tiếng suốt 5
thế kỷ qua với một dòng tranh dân gian được coi như di sản văn hóa không
thể thiếu của người Việt.

Những nét Kinh Bắc theo thời gian tuy đã có phần mai một nhưng vẫn
là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về nguồn cội. Làng tranh Đông
1
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hồ- một nét Kinh Bắc ấy từ lâu đã đi vào cuộc sống tinh thần của nhân dân,


đặc biệt là người dân Kinh Bắc, là vùng đất quê hương của những bức tranh
dân gian mang đậm lối sống giản dị mộc mạc của người Việt. Một ngày về
với đất Kinh Bắc và với làng tranh Đông Hồ, qua những lời giới thiệu của
người làng tranh hiếu khách, tận mắt chứng kiến cách những người nghệ
nhân làm ra những bức tranh còn thơm mùi giấy điệp, tôi đã phần nào hiểu
được làng tranh Đông Hồ xưa và nay , cùng những nét đặc biệt mà đầy ý
nghĩa của dòng tranh dân gian này.
...Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp...
2
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
Phần 1: Làng tranh Đông Hồ xưa - lịch sử và phát triển

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian,
thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng
trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm
trên bờ phía nam của con sông Đuống hài hòa , cạnh bến đò Hồ. Từ Hà Nội
đi Đông Hồ du khách thường qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia
Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh). Dọc
theo triền đê với những ngôi nhà tường gạch nổi bật giữa màu xanh của
cánh đồng lúa, thấp thoáng những sân phơi tranh với màu sắc xanh đỏ,xa
xa là dòng sông Đuống chảy êm đềm, ta đến với làng tranh
.

Lịch sử cũng như sự phát triển của làng tranh Đông Hồ gắn liền với
lịch sử và phát triển của dòng tranh Đông Hồ truyền thống.Tên gọi dân gian
xưa của làng tranh Đông Hồ là làng Mái. Chỉ sau một thời gian gắn bó với
nghề làm tranh mà người ta gọi nó là làng Hồ hay làng Đông Hồ.Tranh

Đông Hồ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XVI với số lượng mẫu tranh vô cùng
phong phú mà không ai thống kê hết được, chỉ biết gồm có 5 loại chính là
:tranh thờ, tranh chúc
tụng,tranh sinh
hoạt,tranh lịch sử và
tranh giáo dục.Có một
điều đặc biệt ở một làng
3
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tranh đã hơn 500 năm tuổi là chưa ai từng nghe đến ông tổ của làng nghề.
Bởi lẽ tinh hoa của nghề đã được những người làng tranh – những bàn tay
nghệ nhân truyền từ đời này sang dời khác, thế kỷ này sang thế kỷ khác. Từ
cuối thế kỷ XIX đến 1944 là thời kì hưng thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong
làng có 17 dòng họ thì tất thảy đều làm tranh. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng
tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh
Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào
không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình,
ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc
bếp….Không khí trong làng rộn rạo từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền như
thế. Thế rồi làng tranh nhộn nhịp với hội tranh giữa những ngày tháng Chạp,
đặc biệt là các ngày mùng 6, 11,16,21 và 26. Bà con và du khách thập
phương muôn nơi đổ về tấp nập mua tranh treo tết, cầu mong một sự phú
quý vinh hoa cho nhà mình. Bên cạnh đó, đến chợ tranh làng Hồ không chỉ
có khách buôn và mua tranh, mà có cả những người hâm mộ nghệ thuật
tranh dân gian thích thăm thú, xem tranh và đi trảy hội mùa xuân. Làng
tranh lúc bấy giờ thật đẹp và đông vui biết bao.
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng Chạp thì về buôn tranh”.


Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cùng nhân dân cả
nước,Đông Hồ cũng rơi vào cảnh đạn bom, làng tranh bị giặc đốt phá tan
hoang, người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi, các bản khắc tranh cũng
bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Nhưng khi hoà bình
lập lại (1954) ,làng tranh được khôi phục.Thời gian này, nhiều tổ hợp tác
sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông
Hồ được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài, nét đẹp tranh Đông Hồ mang hồn
Việt đã được rất nhiều bạn bè quốc tế biết đến.
4
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Còn nói về người làng tranh, các cụ làng Đông Hồ ngày xưa vẫn
truyền lại mấy câu ca rằng:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
“Làng mái có lịch có lề” - Chữ lề ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo
đức của người xưa, rất trọng
danh dự, khí tiết. Còn dân làng
Mái, dân nghệ thuật rất trọng
lời ăn tiếng nói. Không như
nhiều làng quê khác, người dân
làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói
rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi
rất rõ ràng. Người làng kể rằng
kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong
làng có tiếng người mắng chửi nhau. Du khách về với làng tranh cũng rất hài
lòng trước sự hiếu khách của dân làng. Đó cũng chính là một nét Kinh Bắc
khiến cho người ta đến một lần và nhớ mãi…


Như vậy, làng tranh Đông Hồ cùng dòng tranh mang hồn dân tộc ấy
trải qua biết bao thăng trầm đã trở thành một thói quen tâm linh, một phong
tục tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là người Bắc. Một vài tờ tranh bên
cạnh mâm ngũ quả đã trở thành thứ mà các bà các chị không quên sắm cho
gia đình mỗi dịp tết đến xuân về.
5
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Phần 2: Tranh dân gian Đông Hồ
-dòng tranh mang hồn Việt
Thú chơi tranh tết của người Việt Nam gắn liền với nhiều dòng tranh:
có tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ….Tuy nhiên,những
thăng trầm thời gian đã làm cho dòng tranh Kim Hoàng đi vào dĩ vàng, tranh
Hàng Trống đến nay chỉ còn một nghệ nhân. Còn tranh dân gian Đông Hồ
tuy cũng đã trải qua nhiều sóng gió nhưng có thể nói đó là dòng tranh dân
tộc có sức sống lâu bền nhất. Dòng tranh ấy ẩn chứa tự trong nó những nét
đặc trưng sống mãi với thời gian mà không một dòng tranh nào khác có
được.
Trước hết ,tranh dân gian Đông Hồ đặc trưng ở chất liệu làm tranh
và cách in tranh. Chất liệu làm
tranh Đông Hồ hoàn toàn bắt
nguồn từ các sản phẩm của
thiên nhiên, gắn bó gần gũi với
đời sống con người Việt Nam
6
6

×