Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán và áp dụng vào bài toán quản lý đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.75 KB, 2 trang )

1

Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán và áp dụng vào
bài toán quản lý đào tạo
Distributed Database Model and its Application into the Problem of Training Management
NXB H. : ĐHCN, 2014 Số trang 59 tr. +


Nguyễn Thị Việt

Đại học Công nghệ
Luận văn ThS ngành: Hệ thống thông tin; Mã số: 60480104
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Hệ thống thông tin; Cơ sở dữ liệu phân tán; Bài toán quản lý đào tạo; Cơ sở
dữ liệu

Content
Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển chung, khối lượng công việc cần thực hiện ngày càng
lớn, lượng dữ liệu cần lưu trữ và các thao tác xử lý chúng ngày càng tăng trong khi đó các đặc
điểm về qui mô, tổ chức và nghiệp vụ, các kho dữ liệu lại được phân bố trải rộng ở nhiều nơi
khác nhau, sử dụng những công nghệ khác nhau, khả năng liên kết là rất hạn chế đối với các
ngành nói chung, và ngành giáo dục nói riêng, đặc biệt là trong công tác quản lý đào tạo tại các
trường Đại học. Quy trình đào tạo với khối lượng công việc lớn cần được quản lý một cách
khoa học. Thông thường, trong hệ thống quản lý đào tạo của một trường đại học, có khối lượng
dữ liệu và công việc lớn liên quan đến từng đơn vị trực thuộc như phòng ban, trung tâm, khoa
và bộ môn. Nhưng theo mô hình quản lý truyền thống hiện nay thì gần như việc quản trị dữ liệu
và các thao tác quản lý khác đều tập trung tại đơn vị chủ quản về đào tạo của trường, ví dụ như
phòng Đào tạo. Với cách tổ chức đó sẽ làm tốn thời gian, dữ liệu có thể không đồng bộ, gây ảnh
hưởng đến hiệu quả của quản lý đào tạo.


Do vậy, việc ứng dụng các kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán để tổ chức dữ liệu về quản lý đào
tạo là cần thiết và có vai trò quan trọng trong công tác quản lý giáo dục của chúng ta hiện nay.
Luận văn chọn đề tài “Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán và áp dụng vào bài toán quản lý đào
tạo” với mục đích tìm hiểu về tổ chức dữ liệu trên địa bàn phân tán; trên cơ sở đó phân tích,
thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo nhằm nâng cao công tác quản lý trong ngành giáo dục. Do
vấn đề tổ chức, khai thác dữ liệu của ngành giáo dục nói chung, của Hà Tĩnh nói riêng yêu cầu
nhiều khối lượng công việc, trong khuôn khổ luận văn này, hạn chế chỉ với dữ liệu về điểm thi
học phần của trường Đại học Hà Tĩnh.
Trong phạm vi thực hiện của đề tài sẽ phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý điểm thi học
phần tại trường Đại học Hà Tĩnh.
Luận văn chia thành các chương:
1. Về cơ sở dữ liệu phân tán;
2. Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán;
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán phục vụ quản lý đào tạo.
Cuối luận văn là phần kết luận và tài liệu tham khảo.
2

Việc tham gia ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành giáo dục đòi hỏi nhiều cố gắng. Học
viên làm việc tại cơ sở đào tạo thuộc trường Đại học Hà Tĩnh, được khuyến khích thực hiện đề
tài này, những kết quả mới chỉ là bước đầu. Những kết quả của học viên nhằm mục đích thử
nghiệm, phục vụ trực tiếp công tác đào tạo trong trường.

References
Tiếng Việt
[1]. Đỗ Trung Tuấn (1999), Cơ sở Dữ liệu, Nhà xuất bản Giáo dục.
[2]. Đồng Thị Bích Thủy (2010), Bài giảng Cơ sở dữ liệu nâng cao, ĐHKHTN Hồ Chí
Minh.
[3]. Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán, Đại học KHTN - ĐHQGHN, 2014.
[4]. http:// www.microsoft.com/visualstudio
[5].

[6].
[7]. Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình (2009), Giáo trình hệ cơ sở dữ liệu phân tán
và suy diễn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[8]. Phạm Thế Quế (2009), Cơ sở dữ liệu phân tán, Nhà xuất bản Thông tin Truyền
thông.
Tiếng Anh
[9]. M.Tamer Ozsu và Patricle Valduriez (1999), Principles of Distributed Database
Systems.
[10]. R. Ramakrishnan, Johannes Gehrke (2014), Database Management Systems, http:
// pages.cs.wisc.edu/ ~dbbook/openAccess/thirdEdition.


×