Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển dịch vụ quản lý và phân phối tài nguyên trong điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.47 KB, 4 trang )

Phát triển dịch vụ quản lý và phân phối tài
nguyên trong điện toán đám mây

Trần Thị Ngọc Trâm

Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hệ thống thông tin; Mã số: 60 48 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Phúc
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận: nghiên cứu về ảo hóa và các vấn đề xung quanh
điện toán đám mây như khái niệm, các đặc điểm của điện toán đám mây, các mô hình
điện toán đám mây và so sánh điện toán đám mây với điện toán lưới. Nghiên cứu về
tầng quản lý và phân phối tài nguyên và vị trí của nó trong hệ thống điện toán đám
mây. Liệt kê và trình bày một số giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng. Trình bày việc lựa
chọn công nghệ để phát triển giải pháp phân phối tài nguyên, thiết kế kiến trúc, chức
năng và cài đặt. Đánh giá, so sánh và định hướng phát triển. So sánh với một số hệ
thống phân phối tài nguyên đã được phát triển.

Keywords: Công nghệ thông tin; Điện toán đám mây; Dịch vụ quản lý; Tin học; Phân
phối tài nguyên

Content
CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thời gian gần đây “điện toán đám mây” là một trong những chủ đề được nhắc đến
nhiều nhất trong các sự kiện công nghệ. Được đánh giá là một trong những xu hướng công
nghệ mới và dự đoán sẽ là cơn sóng thần về công nghệ. Điện toán đám mây ngày càng được
nhiều công ty theo đuổi và sản phẩm của nó cũng ngày càng phong phú. Tuy vậy, điện toán
đám mây ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Một vài công ty bắt đầu đi tiên phong trong lĩnh
vực này như IBM, Microsoft, HP, Intel, FPT…Việt Nam là một trong những nước đầu tiên


trong khu vực sử dụng điện toán đám mây, đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các
dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi
là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ
thông tin, chi phí đầu tư hạn chế…Với khả năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn, việc phát triển và cung cấp các dịch vụ điện
toán đám mây ở Việt Nam là xu hướng tất yếu của thời đại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Lấy ý tưởng từ việc cung cấp một hệ thống điện toán đám mây toàn diện từ hệ thống
website thương mại điện tử làm kênh giao tiếp với khách hàng để bán các dịch vụ điện toán

2
đám mây như phần mềm, nền tảng hay cơ sở hạ tầng, đồng thời cho phép khách hàng quản lý
và thực hiện các tác vụ cho đến việc thực thi các yêu cầu mua dịch vụ của khách hàng, cài đặt
các phần mềm, nền tảng, hệ điều hành và cấp phát tài nguyên như máy chủ, mạng, lưu trữ dữ
liệu. Và ngoài ra, hệ thống sẽ ghi lại toàn bộ các hoạt động của người sử dụng hệ thống, đánh
giá việc sử dụng tài nguyên của người dùng làm cơ sở cho việc tính toán hóa đơn.
Trong hệ thống dịch vụ điện toán đám mây, tầng phân phối tài nguyên đóng một vai
trò quan trong trong việc cấp phát bộ nhớ, máy chủ, bộ vi xử lý, hệ điều hành… nhằm đáp
ứng các yêu cầu dịch vụ của khách hàng như để cài đặt phần mềm, cài đặt và sử dụng các nền
tảng, và sử dụng cơ sở hạ tầng với các mục đích riêng của khách hàng.
Ngoài việc sử dụng cho các dịch vụ điện toán đám mây, giải pháp phân phối tài nguyên
cũng có thể ứng dụng trong các doanh nghiệp nhằm ảo hóa hạ tầng công nghệ thông tin, đặc
biệt là các công ty tin học. Các công ty này có đặc thù là việc đầu tư hạ tầng máy móc cho
nhân viên rất tốn kém do yêu cầu phần cứng, phần mềm cho mỗi máy để làm môi trường phát
triển cao. Với giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp có lợi trong việc tận dụng tối đa
tài nguyên hiện có của doanh nghiệp, cấp phát tài nguyên tùy theo yêu cầu đặc thù công việc
của mỗi nhân viên. Tiết kiệm chi phí mua bản quyền cho các phần mềm, thay vì mỗi máy cần
1 bản quyền, doanh nghiệp có thể mua bản quyền không giới hạn và nhân bản trên các máy ảo
để cung cấp tới nhân viên. Đồng thời, một lợi thế lớn là việc quản lý tập trung dữ liệu trong
một trung tâm dữ liệu thay vì lưu trữ trên các máy tính cá nhân, hạn chế rủi ro trong việc mất

dữ liệu và bảo mật thông tin.
1.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, học viên sẽ nghiên cứu và phát triển một phần của hệ
thống điện toán đám mây là tầng phân phối tài nguyên (provisioning layer) theo yêu cầu của
các dịch vụ điện toán đám mây thông qua mạng internet. Phương pháp cài đặt được dự kiến là
sử dụng ngôn ngữ lập trình java để truy cập các API (application programming interface –
giao diện lập trình ứng dụng) của nhà cung cấp giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng như VMWare
vSphere. Nghiên cứu khả năng cài đặt trên nền tảng của các nhà cung cấp giải pháp ảo hóa cơ
sở hạ tầng khác như Microsoft Hyper-V, Citrix XEN…
1.3. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
 Chương 1 – Mở đầu: chương này sẽ trình bày mục đích và phạm vi nghiên cứu của
luận văn.
 Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: nghiên cứu về ảo hóa và các vấn đề xung quanh điện
toán đám mây như khái niệm, các đặc điểm của điện toán đám mây, các mô hình
điện toán đám mây và so sánh điện toán đám mây với điện toán lưới.
 Chương 3 – Tầng quản lý và phân phối tài nguyên: nghiên cứu về tầng quản lý và
phân phối tài nguyên và vị trí của nó trong hệ thống điện toán đám mây. Liệt kê và
trình bày một số giải pháp ảo hóa cơ sở hạ tầng.

3
 Chương 4 – Phát triển dịch vụ phân phối tài nguyên: trình bày việc lựa chọn công
nghệ để phát triển giải pháp phân phối tài nguyên, thiết kế kiến trúc, chức năng và
cài đặt.
 Chương 5 – Đánh giá, so sánh và định hướng phát triển: đánh giá kết quả của luận
văn, những gì đã làm và chưa làm được. So sánh với một số hệ thống phân phối tài
nguyên đã được phát triển. Định hướng phát triển tiếp theo cho đề tài.

References
Tiếng Anh

1. Chang-Hao Tsai (2009). “System Architectures with Virtualized Resources in a Large-
Scale Computing Infrastructure”, A dissertation submitted in partial fulfillment of the
requirements for the degree of Doctor of Philosophy (Computer Science and
Engineering), University of Michigan.
2. Armbrust, M., Fox, A., Griffith, R., Joseph, A., Katz, R., Konwinski, A., Lee, G.,
Patterson, D., Rabkin, A., Stoica, I. and Zaharia, M. (2009). “Above the Clouds: A
Berkeley View of Cloud Computing”, Technical Report, University of California at
Berkeley, pp. 6.
3. Rehan Saleem (2011). “Cloud computing’s effect on enterprises”, Master’s Thesis,
Lund University, p8-15.
4. Casey Rathbone (2011). “Cyberaide Creative: On-Demand Deployment of
Cyberinfrastructure”, Master’s Thesis.
5. Stanoevska-Slabeva, K., Wozniak (2009). “Grid Basics. In: Stanoevska-Slabeva, K.,
Wozniak, T., and Ristol, S., Grid and Cloud Computing”, a Business Perspective on
Technology and Applications, Springer Berlin Heidelberg.
6. Ajay Gulati, Ganesha Shanmuganathan, Irfan Ahmad, Anne Holler (2011).“Cloud
Scale Resource Management: Challenges and Techniques”, Technical Report,
VMWare.inc.
7. Federico Villa (2009). “A view about Virtualization”, Technical Report, Politecnico di
Milano Milan, Italy.
8. VMWare (2011). “VMware vCloud Architecting a vCloud”, Technical white paper,
VMware, Inc.
9. VMWare (2009, 2011). “vCloud API Programming Guide”, Technical documentation,
VMware, Inc.
10. VMWare (2009). “Developer’s Setup Guide”, Technical documentation, VMware,
Inc.
11. VMWare (2009). “vSphere Web Services SDK Programming Guide”, Technical
documentation, VMware, Inc.

4

12. VMWare (2009). “VMware Infrastructure Architecture Overview”, Technical
documentation, VMware, Inc.

Các website:
13.
14.
15.
16.
17.
18. />biet-phan1.html

×