Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những
năm tám mươi của thế kỉ XX, một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn hoá nghệ thuật Việt
Nam hiện đại. Nhiều vở kịch của ông đã gây chấn động dư luận, ta có thể kể đến: Lời nói dối cuối
cùng, Lời thề thứ 9, Nàng xi la Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số đó.
Hồn Trương Ba, da hăng thịt (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong
những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và
ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Tóm tắt nội dung vở kịch: Trương Ba đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên
Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú
nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu,
chị hàng thịt chống, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ ; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải
sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một
số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự
phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận
chết, để "không còn cái vật quái gở mang lên "Hồn Trương Ba. da hàng thịt nữa. Trước khi lìa đời,
hồn Trương Ba dặn dò, an ủi, vĩnh biệt vợ con.
Cảnh VII là đoạn cuối, mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào để giải quyết. Muôn thế phải đưa
hồn Trương Ba vào sự đau khổ cực độ: bị những người thân chê trách xa lánh, tự mình ý thức
được sự tha hoá của mình, bị thân xác của anh hàng thịt sỉ nhục, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn
thấy con trai hư hỏng không dạy dỗ được, Tất cả những cái đó làm cho hồn Trương Ba vốn cao
khiết không thể chịu đựng được nữa và nhận cái chết. Những lớp trong đoạn , sự dồn nén của
mâu thuẫn kịch. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt vừa là hành động kịch
đẩy mâu thuẫn lên cao vừa là một đoạn văn sinh động đầy ý nghĩa triết lí. Trước khi kết thúc, tác
giả còn đưa nhân vật vào thử thách cuối cùng, lúc đối mặt với cái chết: có thể còn một sự lựa
chọn là nhập vào thân xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba đã xin dành phép
màu duy nhất của Đế Thích cho cu Tị sống lại còn mình kiên quyết nhận cái chết. Kịch hấp dẫn
đến cùng và đầy chất nhân văn. Đoạn kết ngắn nhưng đầy chất thơ và dư ba.
Dưới đây, chúng la sẽ tìm hiểu các lớp của cảnh VII và đoạn kết của vở kết qua các câu hỏi
trong phần Hướng dẫn học bài:
- Lớp kịch Cuộc đổi thoại giữa Hồn và Xác (câu hỏi 1)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) (câu hỏi 2)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và Đế Thích (câu hỏi 3 và 4)
- Đoạn kết (cảnh vườn cây, Trương Ba chập chờn xuất hiện, vợ Trương Ba chị Lụa, cu Tị, cái
Gái) (câu hỏi 5).
1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hành thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn
gửi gắm
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: hành động kịch đầy mâu
thuẫn, xung đột tới cao trào. Một đoạn văn sinh động đầy nghĩa triết lí. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt
hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể
chịu đựng được nữa
Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người.
Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đâu tranh giữa thể xác và linh hồn
trong một con người. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau. Thể xác có
tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn
phải đâu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để toàn diện nhân cách.
Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác không thể tách
rời (lời xác hàng thịt: "Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!"), vì vậy việc hồn Trướng Ba phải trú ngụ
trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết như ta sẽ
thấy trong các lớp nếp theo.
2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái), nguyên nhân nào đã khiến
cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ?
Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trươns Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là
do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi
con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia
nữa:
- Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây trong vườn, gãy diều
của cu Tị, ) bởi bây giờ "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời
vợ Trương Ba).
- Trương Ba ngày càng xa lạ hơn với những người thân: vợ muốn bỏ đi để "ông được thảnh
thơi với cô vợ người hàng thịt": cháu gái nội không nhận ông vì "ông nội đời nào thô lỗ phũ
phàng như vậy", mà còn rủa ông và đuổi ông: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!";
ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả, cũng thây bố chồng "mỗi ngày một
đổi khác dần, mất mát dần". Đây chính là điều đau đớn nhất của hồn Trương Ba, là bi kịch lớn, là
mâu thuẫn đã được đẩy tới cao trào.
- Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó.,ông thây không thể sống như thế được nữa,
không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình. Thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ
ràng, dứt khoát, quyết liệt: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất
mình?" "Chẳng còn cách nào khác!" "Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào
khác?
Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!" và ông quyết đi: thắp hương gọi Đế
Thích xuống để bàn chuyện này.
3. Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống
- Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với hàm nghĩa là
không chết: cho nên Đế Thích mới cho nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt để sống và bây
giờ lại giúp Trương Ba lần thứ hai: nhập hồn Trương Ba vào xác cu Tị để sông. Chính vì vậy nên
Trương Ba mới trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho
tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Như thế thì sự sống còn có ý nghĩa gì?
- Lời trách Đế Thích trên đây đã nói lên một quan niệm đúng đắn vẻ ý nghĩa sự sống của
Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống
có ý nghĩa: "sống nhờ vào đồ đạc, cài cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái
thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt", "Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống
thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi
sẽ còn phải khổ vì tôi!" chính thế mà Trương Ba muốn trả thân xác này cho anh hàng thịt để không
còn cái quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa.
4. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập
vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng lúc đôi mặt với cái
chết, trước một sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba
rất thương cu Tị vì đó là một đứa bé ngoan bạn thân của cái Gái, cháu nội yêu quý của ông.
Nhưng ông không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của người khác: "Không thể bên
trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Vì thế ông đi xin cho cu
Tị được sống lại, còn mình thì xin được chết.
Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của hồn Trương Ba là một hành
động đúng đắn, dũng cảm và đạo đức. Từ tư tưởng triết lí ví quan hệ giừa thể xác và linh hồn.
Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đúng đắn về cách sống: sống chân thật, sống vì mọi
người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Trương Ba chết nhưng hồn Trương Ba vẫn
sống, sống trong tình cảm của mọi người, sống trong sự sống mà không cần mượn đến thân xác
của ai.
5. Cảm nghĩ về đoạn kết
Trương Ba chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó, "giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn
xuất hiện" và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa: "Tôi đây bà ạ. Tôi ở
liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo,
trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ, Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong
vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu "
Đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người, tô đậm thêm nhân cách cao
thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm. Đây là một
đoạn kết đầy chất thơ và có dư ba với hình ảnh của sự sống vẫn nảy nở trong "vườn cây rung rinh
ánh sáng", "hai đứa trẻ cùng ăn na ngon lành" và "gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây
mới.
Xem thêm tại: />c30a19461.html#ixzz3jnxoDN54