Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.7 KB, 2 trang )

Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng
IP version 6


Bùi Trung Ninh


Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS. ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Kim Giao
Năm bảo vệ: 2009


Abstract. Tổng quan về công nghệ giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6), các đặc
tính, tiêu đề IP, địa chỉ IPv6, cấu hình IPv6 trên phầm mềm IOS của Cisco. Nghiên
cứu các giao thức sử dụng trong IPv6 cũng như định tuyến trong mạng IPv6. Nghiên
cứu định tuyến tĩnh với giao thức IPv6 cho Windows Server 2003 và Windows XP.
Trình bày sự chuyển đổi giữa giao thức Internet phiên bản 4 (IPv4) và IPv6 qua: kỹ
thuật hai ngăn xếp (Dual-Stack), kỹ thuật đường hầm (Tunneling) và sự thông dịch
địa chỉ mạng và giao thức (NAT-PT). Một số mô hình triển khai thử nghiệm IPv6
trong thực tế như: kích hoạt IPv6 trên Windows và Linux, khảo sát hoạt động của
các nút IPv6, khảo sát hoạt động của NAT-PT, kết nối các miền IPv6 trên mạng
IPv4 và sử dụng các đường hầm, xây dựng mô hình mạng IPv6 thuần túy tại PTN
HTVT, xây dựng mô hình mạng ứng dụng IPv6 phục vụ cho đào tạo hệ thống viễn
thông.

Keywords. Hệ thống viễn thông; Kỹ thuật điện tử; Mô hình mạng; Mạng IP


Content
Năm 1973, TCP/IP được giới thiệu và ứng dụng vào mạng ARPANET. Vào thời


điểm đó, mạng ARPANET chỉ có khoảng 250 Site kết nối với nhau, với khoảng 750 máy
tính. Internet đã và đang phát triển với tốc độ khủng khiếp, đến nay đã có hơn 60 triệu người
dùng trên toàn thế giới. Theo tính toán của giới chuyên môn, mạng internet hiện nay đang kết
nối hàng trăm ngàn Site với nhau, với khoảng hơn 10 triệu máy tính; trong tương lai không
xa, những con số này không chỉ dừng lại ở đó. Sự phát triển nhanh chóng này đòi hỏi phải
kèm theo sự mở rộng, nâng cấp không ngừng của cơ sở hạ tầng mạng và công nghệ sử dụng.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, ứng dụng của Internet phát triển nhằm
cung cấp dịch vụ cho người dùng notebook, cellualar modem và thậm chí nó còn thâm nhập
vào nhiều ứng dụng dân dụng khác như TV, tủ lạnh, máy pha cà phê… Để có thể đưa những
khái niệm mới dựa trên cơ sở TCP/IP này thành hiện thực, TCP/IP phải mở rộng. Nhưng một
thực tế mà không chỉ giới chuyên môn, mà ngay cả các ISP cũng nhận thức được đó là tài
nguyên mạng ngày càng hạn hẹp. Việc phát triển về thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân lực… không
phải là một khó khăn lớn. Vấn đề ở đây là địa chỉ IP, không gian địa chỉ IPv4 ngày càng cạn
kiệt, càng về sau địa chỉ IP (IPv4) không thể đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng đó. Bước tiến
quan trọng mang tính chiến lược đối với kế hoạch mở rộng này là việc nghiên cứu cho ra đời
một thế hệ sau của giao thức IP, đó chính là IP version 6.
IPv6 ra đời không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn IPv4 (công nghệ mà hạ tầng
mạng chúng ta đang dùng rất phổ biến ngày nay). Vì là một phiên bản hoàn toàn mới của
công nghệ IP, việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai vào thực tiễn luôn là một thách thức
rất lớn. Một trong những thách thức đó liên quan đến khả năng tương thích giữa IPv6 và
IPv4, liên quan đến việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, làm thế nào mà người dùng có thể
khai thác những thế mạnh của IPv6 nhưng không nhất thiết phải nâng cấp đồng loạt toàn bộ
mạng (LAN, WAN, Internet…) lên IPv6.
Là một cơ sở đạo tạo đi đầu về công nghệ cao, từng bước đưa ngành Công nghệ
Điện tử Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN trở thành một trong những cơ sở
đào tạo, nghiên cứu và thực hành dẫn đầu trong hệ thống các trường đại học công nghệ trong
cả nước. Bộ môn Hệ thống Viễn thông nhận thấy việc triển khai xây dựng một mô hình mạng
ứng dụng các công nghệ mới là hết sức cần thiết. Điều này giúp cho sinh viên cũng như cán
bộ giảng dạy có điều kiện thực hành công nghệ, nghiên cứu phát triển công nghệ.
Được sự quan tâm, đầu tư của trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội

trong vài năm gần đây, bộ môn Hệ thống Viễn thông đã được trang bị các thiết bị tiên tiến để
xây dựng một hệ thống mạng Viễn thông thu nhỏ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí như một
mạng Viễn thông trong thực tế. Tuy nhiên hệ thống mạng trong PTN được triển khai mới chỉ
dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ dựa trên công nghệ IPv4. Với các yêu cầu cấp thiết như
đã nêu trên thì việc xây dựng triển khai thử nghiệm một mô hình mạng IP thế hệ mới ứng
dụng công nghệ IPv6 là một việc hết sức có ý nghĩa. Với mong muốn đóng góp một phần
công sức vào dự án xây dựng phòng thí nghiệm nên em chọn đề tài luận văn của mình là
“Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6”.
Luận văn gồm 6 chương: Chuơng 1, 2, 3 và 4 trình bày tổng quan về công nghệ
IPv6. Chương 5 chủ yếu thảo luận về các cơ chế chuyển đổi giữa IPv4 và IPv6. Chương 6 là
một số mô hình triển khai thử nghiệm IPv6 trong thực tế.



References
Tiếng Anh:

1. Björn Karlsson (2003), “Cisco Self-Study: Implementing IPv6 Networks (IPV6)”, Cisco
Press. 1
2. Ciprian Popoviciu, Eric Levy-Abegnoli, Patrick Grossetete (2006), “Deploying IPv6
Networks”, Cisco Press.
3. David Malone, Niall Murphy (2005), “IPv6 Network Administration”, O'Reilly.
4. Iljitsch van Beijnum (2005), “Running IPv6”.
5. Joseph Davies (2003), “Understanding IPv6”, Microsoft Corporation.
6. Petr Lapukhov, CCIE #16379, Understanding IPv6 NAT-PT.
7. Silvia Hagen (2006), “IPv6 Essentials” 2
rd
Edition, O'Reilly.

Websites:

8.
9.
10.
11.



×