Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty mẹ tổng công ty giấy việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.76 KB, 41 trang )

Lời mở đầu
Trong thời kỳ hiện nay, công tác Giáo dục – Đào tạo là vấn đề được cả nước
quan tâm chú trọng. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cũng như nâng cao
trình độ chuyên môn giảng dạy, vấn đề vở viết, SGK cho học sinh, sinh viên cũng là
một vấn đề cần quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu đó, Tổng công ty giấy Việt Nam
không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm giấy.
TCT giấy không chỉ cung cấp vở viết mà TCT còn cung cấp giấy cho các nhà in,
nhà sản xuất bản, cơ sở gia công góp phần vào việc sản xuất giấy viết, SGK, giấy
in phục vụ cho sự nghiệp phát triển Giáo dục – Xã hội đất nước.
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân, được các thầy, cô giáo trang bị cho em một vốn kiến thức rất
phong phú cả về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Là một sinh viên chuyên
ngành kế toán tổng hợp em hiểu rằng những kiến thức về công tác hạch toán kế toán
mà các thầy cô dạy dỗ, truyền đạt, đó là cơ sở lý thuyết chắc chắn nhất phục vụ cho
công việc của em sau này.
Trong kỳ học thứ 8 này, chúng em được khoa và trường tạo điều kiện làm
quen và vận dụng những kiến thức của chúng em vào thực tế thông qua đợt đi thực
tập. Nhận thấy, Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà
nước có quy mô lớn và có bề dày truyền thống, do vậy, công tác tổ chức hạch toán
kế toán sẽ là một môi trường tốt để cho em tiếp xúc và học hỏi . Vì thế, em đã xin
thực tập tại Tổng công ty giấy Việt Nam (thuộc thị trấn Phong Châu - huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ).
Sau 8 tuần thực tập tại TCT, em đã tìm hiểu, thu thập được một số thông tin
về tình hình hiện nay của TCT cũng như công tác tổ chức kế toán của Công ty như
sau. Em hi vọng rằng điều này có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về Tổng công
ty Giấy Việt Nam.
Bài viết bao gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
Phần II: Kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt
Nam.
Phần III: Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt


Nam.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là ThS. Lê Kim Ngọc
trường đại học Kinh tế Quốc Dân, lãnh đạo Tổng công ty giấy Việt Nam – Cán bộ
và nhân viên phòng tài chính kế toán của Tổng công ty, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo này. Bài viết của em chắc chắn không
thể tránh khỏi một số sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý bổ sung của
các thầy cô, các bác các cô, các chú và các bạn để báo cáo thực tập của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MẸ - TỔNG
CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
I.Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam
1. Quá trình hình thành
Ở Việt Nam, nghề làm giấy đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Trong
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều nhà máy giấy đã ra đời như nhà máy
Giấy Việt Trì, nhà máy Giấy Tuyên Quang, Nhà máy Giấy Lào Cai,… và hình
thành nên một nền công nghiệp Giấy. Tuy nhiên, do công xuất nhỏ, kỹ thuật công
nghiệp còn lạc hậu nên sản lượng giấy thấp, chất lượng giấy xấu chưa đáp ứng được
nhu cầu của xã hội. Nhu cầu giấy đặc biệt giấy viết và giấy in ấn là một nhu cầu vô
cùng bức xúc. Từ đó đặt ra nhu cầu cấp bách đối với Miền Bắc nước ta là phải xây
dựng một nhà máy giấy có công suất lớn, công nghệ cao. Bước vào thập kỷ 60 – 70
của thế kỷ XX khi cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta đang ở
giai đoạn khốc liệt ở hai miền Nam - Bắc, chúng ta ngày càng nhận được sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, trong đó có
cả các nước có chế độ chính trị khác với nước ta. Và Thụy Điển là một trong những
nước ủng hộ nước ta sớm nhất, mạnh mẽ nhất. Tháng 10 năm 1970 sau chuyến
thăm của phái đoàn viện trợ đầu tiên của chính phủ Vương quốc Thụy Điển do ngài
thứ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu, Việt Nam và Thụy Điển đã bày tỏ ý tưởng về
việc Thụy Điển sẽ giúp Việt Nam xây dựng một cơ sở giấy theo Công nghệ hiện đại
của Thụy Điển.

Từ năm 1971-1972 Nhiều cuộc khảo sát do các chuyên gia Thụy Điển đã
tiến hành nhằm điều tra tiềm năng rừng, nguồn nguyên liệu cung cấp cho Công
nghiệp giấy cũng như xác định phương pháp khai thác vận chuyển. Dựa trên cuộc
khảo sát, Việt Nam và Thụy Điển nhất chí chọn Bãi Bằng - một vùng gần vùng
nguyên liệu Giấy, có nhiều nguyên liệu làm địa điểm đặt nhà máy.
Tháng 10 năm 1972 Tên nhà máy Giấy Bãi Bằng được đề cập trong báo cáo
chi tiết về công trình nhà máy Giấy do Thụy Điển viện trợ. Theo báo cáo này, công
nghệ sản xuất Giấy tại nhà máy Giấy Bãi Bằng là công nghệ tiên tiến của các nước
tư bản vào thời điểm này. Và để có thể vận hành tốt những công nghệ còn hoàn toàn
lạ lẫm đó, mùa xuân năm 1972, 11 cán bộ nước ta phần lớn là những kỹ sư công
nghệ giấy lên đường sang Thụy Điển để học tập và tiếp thu công nghệ sản xuất giấy
tiên tiến của họ.
Đầu năm 1974 những vấn đề cơ bản về công trình Nhà máy Giấy Bãi Bằng
đã được thảo luận và nhất chí. Ngày 20/8/1974 Thứ trưởng bộ ngoại giao nước ta
đồng chí Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Vương quốc Thụy Điển
Lenno – Cơláckenbéc đã chính thức ký hiệp định với tên gọi: “ Thảo luận phát triển
hợp tác về công trình Nhà máy Giấy Bãi Bằng”. Nội dung hiệp định đã quy định rõ
sẽ kết thúc xây dựng một nhà máy có công xuất 55000 tấn giấy/ năm trong đó có
50000 tấn giấy in và giấy viết trắng; 5000 tấn giấy bao gói. Thụy Điển cung cấp
máy móc thiết bị công nghệ, vật liệu xây dựng và chịu trách nhiệm về thiết kế, kế
hoạch xây dựng và lắp máy. Ngoài ra, Thuỵ Điển sẽ giúp đỡ về lâm sinh; phương
tiện vận chuyển tre, nứa, gỗ; thiết kế khai thác vận chuyển và đường xá… Thụy
Điển tài trợ cho Việt Nam 620 triệu SEK cộng với 150 triệu SEK dự phòng cho cả
phần công nghiệp và lâm nghiệp. Việc điều hành và thi công công trình được uỷ
nhiệm cho SIM – cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển, cho Bộ Công nghiệp nhẹ
và Bộ ngoại thương và công ty tư vấn WB được SIDA thuê làm đầu mối xây dựng.
Công trình dự kiến khởi công cuối năm 1974, đến năm 1977 – 1979 nhà máy sẽ
được bàn giao cho Việt Nam tự quản lý, tự điều hành.
Ngày 5/10/1974 Nhà máy giấy Bãi Bằng chính thức được khởi công xây
dựng.

Ngày 1/10/1975 Chuyến tàu biển đầu tiên chở thiết bị đã cập bến Cảng Hải
Phòng.
Trong quá trình xây dựng, do sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về lối sống,
văn hoá và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên quan hệ giữa Việt Nam và Thụy
Điển gặp nhiều khó khăn, thiếu chặt chẽ cởi mở. Mặt khác, thời gian này là lúc mà
Việt Nam vừa bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, khôi phục đất nước
sau chiên tranh nên đất nước ta gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo
nàn lạc hậu, các tuyến đường giao thông bị phá hoại nặng nề; phương tiện vận
chuyển, thông tin liên lạc thiếu thốn, thô sơ… Những khó khăn này gây trở ngại lớn
đến tiến độ công trình. Điều này tất yếu dẫn đến Thụy Điển sẽ phải tăng kinh phí
viện trợ so với kinh phí thoả thuận trong hiệp định năm 1974. Cuối năm 1976 Thụy
Điển tăng kinh phí viện trợ từ 770 triệu SEK lên 1055 Triệu SEK. Đến cuối năm
1978 nhiều công trình phục vụ và phụ trợ của nhà máy được xây dựng:
- Khu trại Thụy Điển đủ chỗ cho 600 người ăn ở, đạt tiêu chuẩn cho người
nước ngoài.
- Đường điện 35 KV.
- Đường nước tạm, đường xe lửa, xe ôtô, cảng, trạm xe…
- Xưởng Axêtylen, trạm sơn, hệ thống kho tàng hoàn chỉnh.
được đưa vào vận hành thử và sử dụng. Song các hạng mục chính của công trình
còn đang còn xây dựng dở dang.
Căn cứ vào tình hình tiến độ thi công trên công trường, cuối năm 1979 SIDA
đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm hoàn thành dự án với tiến độ sửa đổi gọi là MIS
79 với mục tiêu:
- Đưa nhà máy xeo I vào vận hành chính thức ngày 01/02/1980.
- Đưa nhà máy xeo II vào vận hành chính thức ngày 01/09/1980.
- Hoàn thành xây dựng phân xưởng bột và toàn bộ công trình trước ngày
01/04/1981.
Như vậy, MIS 79 chậm mất 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên tiến
độ của MIS 79 cũng không thực hiện được đúng tiến độ. Vì Vậy, một kế hoạch mới
do SM – công ty quản lý Bắc Âu – thay cho công ty WB làm tư vấn cho SIDA được

đưa ra với mục tiêu:
- Đưa nhà máy xeo I vào vận hành chính thức vào tháng 1 năm 1981.
- Đưa nhà máy xeo II vào vận hành chính thức vào tháng 9 năm 1982.
- Vận hành phân xưởng bột và toàn bộ công trình tháng 4/1983.
SM còn đưa ra khẩu hiệu “ hoàn thành bất kỳ giá nào”, đẩy nhanh tiến độ
xây dựng, tăng viện trợ thêm 55 triệu SEK. Song song với việc đẩy nhanh tiến độ,
công tác đào tạo tuyển dụng cũng được xúc tiến để chuẩn bị đầy đủ nhân lực vận
hành nhà máy. Đứng trước những bất cập về chất lượng của đội ngũ cán bộ công
nhân Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của chuyên gia Thụy Điển nên công
tác đào tạo luôn được chú trọng, tiến độ đào tạo luôn đi sát với tiến độ thi công.
Ngày 6/11/1980 Khánh thành lò hơi đốt than.
Ngày 4/11/1980 Khánh thành Tuabin ngưng tụ.
Ngày 20/10/1980 Đại diện hai chính phủ ký kết một hiệp định mới có tên “
Hiệp định về nhà máy”. Kết thúc hiệu lực hiệp định 1974 về nhà máy Giấy Bãi
Bằng mục đích thực hiện những phần còn lại của pha đầu tư, quyết định những điều
khoản cho pha vận hành nhà máy sắp tới. Theo hiệp định này, SM phải chuyển giao
trách nhiệm thao tác và quản lý cho phía Việt Nam càng sớm càng tốt.
11 giờ 30 phút ngày 30/11/1980 Bằng Bột giấy nhập từ Thụy Điển, Máy Xeo
I cho ra cuộn giấy đầu tiên. Sản phẩm là giấy cuộn lô độ trắng trên 80% và cuộn
giấy đầu tiên của máy Xeo II được sản xuất vào ngày 28/2/1982.
Ngày 5/12/1980 Nhà máy Điện của tổ hợp Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã chính
thức sản xuất ra điện.
Ngày 31/8/1982 Nồi bột đầu tiên sản xuất bằng nguyên vật liệu tre, nứa, gỗ
của Việt Nam ra lò.
Ngày 12/10/1982 Khánh thành lò hơi thu hồi.
Ngày 05/11/1982 Khánh thành phân xưởng hoá chất.
Ngày 26/11/1982 Khánh thành nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú, chấm dứt
pha đầu tư mở ra một giai đoạn vận hành nhà máy Giấy Bãi Bằng.
Như vậy, Nhà máy Giấy Bãi Bằng ra đời là sự hợp tác giữa chính phủ Việt
Nam và chính phủ Thụy Điển, được trang bị băng máy móc hiện đại, công nghệ sản

xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, dây truyền sản xuất hoàn chỉnh khép kín từ sử
lý dữ liệu đến sản phẩm cuối cùng với một hệ thống đầy đủ các thiết bị phụ trợ sản
xuất hoá chất, hơi, điện phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều này đòi hỏi nhà máy
phải có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng
như đảm bảo về kỹ thuật quy cách chất lượng của nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất
chuyên dùng.
Để phù hợp với hoàn cảnh từng thời kỳ khác nhau, Nhà máy Giấy Bãi Bằng
đã có nhiều thay đổi cơ bản về tổ chức theo đó tên gọi của nhà máy cũng thay đổi:
Từ 1974 đến 1982 Nhà máy giấy Bãi Bằng( Nhà máy Giấy Vĩnh Phú)
Từ 1982 đến 1987 Nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú( Thường gọi là Nhà máy
giấy Bãi Bằng)
Từ 1987 Đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp giấy Vĩnh Phú.
Ngày 20/9/1993 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 176/TTg Thành
lập công ty giấy Bãi Bằng.
Ngày 29/4/1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 256/ TTg Thành lập
Tổng công ty giấy Việt Nam.
Tháng 11/1997 Sáp nhập thêm công ty gỗ Cầu Đuống thành một xí nghiệp
thành viên của công ty giấy Bãi Bằng. Giúp nhà máy gỗ Cầu Đuống khôi phục, cải
tiến sản xuất, hồi sinh phát triển đi lên.
Tháng 1/1994 Sáp nhập công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú về công ty gồm 2
phòng chức năng, 16 lâm trường và 2 xí nghiệp thành viên.
Ngày 1/7/2005 các đơn vị nhà máy gỗ Cầu Đuống, 3 xí nghiệp vận tải, 16
lâm trường và phòng lâm sinh tách ra khỏi công ty. Công ty Giấy Bãi Bằng trở
thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Ngày1/8/2006 Công ty giấy Bãi Bằng và văn phòng Tổng công ty giấy sáp nhập trở
thành công ty mẹ là Tổng công ty giấy Việt Nam.
2. Quá trình phát triển.
Quá trình phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam được chia thành 2 giai
đoạn chính: Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1990 và giai đoạn từ năm 1990 đến
nay.

Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1990 là giai đoạn có sự hỗ trợ trực tiếp của
các chuyên gia nước ngoài. Trong những năm 1982 đến năm 1986 là những năm mà
nhà Máy Giấy Bãi Bằng vận hành dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của các
chuyên gia Thụy Điển. Mọi quyết định liên quan đến sản xuất của nhà máy đều do
các chuyên gia Thụy Điển quyết định. Người Việt Nam cũng tham gia quá trình sản
xuất xong chỉ đóng vai trò như người học việc. Cũng trong thời gian này, Thụy
Điển tiến hành chương trình chuyển giao kiến thức nhằm mục đích sớm chuyển
giao quyền vận hành nhà máy cho người Việt Nam. Tuy máy móc lúc bấy giờ còn
tốt, nhưng kết quả sản xuất không được như mong đợi do Nhà máy giấy Bãi Bằng
còn tồn tại nhiều hạn chế: cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp; trình độ quản lý
điều hành, trình độ tay nghề kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam còn
non yếu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vận hành một tổ hợp công nghiệp lớn
hoạt động. Mặt khác, Nguyên liệu thường xuyên không được cung cấp đầy đủ, kịp
thời. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế công suất của nhà máy. Những năm cuối
của giai đoạn này (từ năm 1986 đến năm 1990) là những năm đất nước ta tiến hành
sự nghiệp đối mới thay cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp bằng cơ chế thị trường
nhưng do còn có nhiều hạn chế chưa khắc phục được nên kết quả sản xuất không
cao.
Từ năm 1990 trở đi công nhân Việt Nam chính thức quản lý vận hành nhà
máy sau khi chuyên gia Thụy Điển rút khỏi nhà máy và từ đây nhà máy phát triển
không ngừng cả về số lượng và chất lượng.
Ngày 30/6/1990 tất cả các chuyên gia Thụy Điển rút về nước, bàn giao lại
toàn bộ việc quản lý, điều hành nhà máy cho cán bộ, công nhân Việt Nam. Từ đây,
việc quản lý điều hành nhà máy không có sự trợ giúp của chuyên gia cố vấn Thụy
Điển về kỹ thuật, quản lý điều hành cũng như không còn viện trợ để mua sắm thiết
bị, máy móc thay thế. Thực tế trước mắt lúc bấy giờ đặt ra cho cán bộ, công nhân
viên nhà máy phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo vận dụng kiến thức
đã học để giúp nhà máy đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Với bản lĩnh và quyết tâm của cán bộ công nhân viên nhà máy, nhà máy giấy
Bãi Bằng đã từng bước khắc phục được những khó khăn, từng bước hoàn thiện mô

hình quản lý tiên tiến, xây dựng cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường cả
trong nước lẫn quốc tế. Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, công ty giấy Bãi Bằng
liên tục đầu tư, đổi mới nầng cấp dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân vì vậy công ty giấy Bãi Bằng
không ngừng đạt được những thành tựu to lớn luôn dẫn đầu ngành cả về số và chất
lượng.
Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh minh
chứng cho sự thành công của Tổng công ty giấy Việt Nam trong một vài năm gần
đây:
số thứ
tự Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2004 2005
2006
(ước)
1
Sản lượng
giấy sản xuất Tấn 78.876 92.190,982 93.256
2
Sản lượng
giấy tiêu thụ Tấn
65.054 99.546,952 100.612
3 Doanh thu
Nghìn
đồng
861.776.629 1.123.218.271 1.143.318.100
4 Lợi nhuận
Nghìn
đồng
4.626.581 24.326.846 24.762.172

5
Nộp ngân
sách
Nghìn
đồng
45.075.958 52.657.615 59.802.213
6
Thu nhập
bình quân
Nghìn
đồng
1.514 2.685 2.806
7
Đội ngũ cán
bộ CNV Người 3.150 2.537 2.182
Kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Giấy trong 3 năm gần đây
Qua bảng số liệu trên ta thấy cả sản lượng giấy sản xuất và tiêu thụ đều tăng.
Năm 2005 sản lượng sản xuất tăng 13.314,982 tấn (tăng 16,9%) so với năm 2004;
sản lượng sản xuất tăng 34.492 tấn (tăng 53%) so với năm 2004. Điều này nói lên
Tổng công ty giấy (Giấy Bãi Bằng) ngày càng được người tiêu dùng chấp nhận, thị
trường tiêu thụ đang được mở rộng.
Lợi nhuận có xu hướng tăng lên. Năm 2005 tăng 19.610.265(nghìn đồng)
tăng hơn 4 lần năm 2004. Mặt khác, doanh thu tăng 261.441.642( nghìn đồng) tăng
30% nên lợi nhuận tăng không chỉ do doanh thu tăng mà Tổng công ty giấy có biện
pháp giảm chi phí hạ giá thành.
Trong quá trình hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty
luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước bằng việc khoản nộp ngân sách
tăng lên theo hàng năm:
Năm 2004 nộp ngân sách 45.075.958 ( nghìn đồng)
Năm 2005 nộp ngân sách 52.657.615 ( nghìn đồng)

Năm 2006 dự kiến nộp ngân sách 59.802.213 ( nghìn đồng)
Thu nhập bình quân năm 2004 tăng 1171(nghìn đồng) chiếm 77,34% so với
năm 2005. Điều này chứng tỏ đời sống cán bộ công nhân Tổng công ty đã được cải
thiện góp phần khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động và chứng
tỏ TCT ngày càng phát triển.
II. Tổ chức công tác quản lý và sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam.
1. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và tổ chức sản xuất của Tổng công ty
Giấy Việt Nam.
Tổng công ty (TCT) giấy Việt Nam là một đơn vị sản xuất với quy mô lớn.
Với sản phẩm chính là giấy in, giấy viết, và giấy photocopy trong đó phần gia công
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Hàng năm, TCT cung cấp một khối lượng lớn các loại
giấy khác nhau( giấy dưới dạng cuộn )cho các nhà in, nhà xuất bản, các đơn vị gia
công trên cả nước góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục,
kinh tế của đất nước. Không những vậy, sản phẩm giấy của TCT đã có mặt trên thị
trường quốc tế. Điều này chứng tỏ TCT càng ngày càng khẳng định được vị thế của
mình cả trong nước và quốc tế. Do đặc điểm sản xuất của TCT là dựa vào đơn đặt
hàng để sản xuất, mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau nên TCT thường có kế
hoạch sản xuất sản phẩm với khối lượng đặc tính phù hợp với nhu cầu tránh ứ đọng
hàng hoá, tránh ứ đọng vốn trong lưu thông và trong doanh nghiệp.
Để tiện lợi cho công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị, quá trình sản
xuất được chia thành các công đoạn; các phân xưởng, các nhà máy sản xuất theo
quy trình công nghệ nhất định. Có thể khái quát qui trình công nghệ sản xuất giấy
như sau (Sơ đồ 1):
Nguyên liệu thô tre, nứa, gỗ được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thống
máy chặt bao gồm 2 tuyến máy chặt tre, nứa với công suất 25 tấn/ h và 1 tuyến máy
chặt gỗ với công suất 60 tấn/h (riêng đối với gỗ cần bóc vỏ trước khi chặt). Sau khi
qua công đoạn chặt, rửa các mảnh này được đưa qua hệ thống sàng để tách bỏ mùn
cưa đồng thời những mảnh không hợp cách được đưa sang máy chặt lại. Những
mảnh hợp cách được vẩn chuyển vào kho chứa mảnh qua hệ thống băng tải.
Từ kho chứa mảnh, mảnh được đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn tuỳ theo

yêu cầu của sản xuất giấy( hiện tại 60% mảnh gỗ keo, 20% bạch đàn, 10% bồ đề,
10% tre nứa). Mảnh được đưa vào nồi nấu thông qua hệ thống băng tải và khi nấu
bột hoá chất sử dụng là xút và Na
2
SO
4.
Tại TCT có 4 nồi nấu bột với công nghệ nấu
bột theo phương pháp sunfat.
Sau công đoạn nấu bột là công đoạn rửa. Tại đây, ta sẽ thu được bột chín,
phần bột sống sẽ được đưa quay lại công đoạn nấu và dịch đen loãng thu hồi được
trong quá trình rửa bột được đưa vào chưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp cho
nồi hơi thu hồi, các chất hữu cơ được đốt cháy sinh nhiệt năng để phát điện đồng
thời thu được chất vô cơ nóng chảy là Na
2
CO
3
và Na
2
S.
Sơ đồ1:Quy trình công nghệ sản xuất giấy tại
Công ty mẹ-TCT Giấy Việt Nam
H
2
O mua ngoài
Hai chất này được hoà tan thành dịch xanh, sau công đoạn xút hoá thu được
dịch trắng là NaOH và Na
2
S. Dịch trắng lại được đưa vào công đoạn nấu bột tiếp
theo.
Bột sau khi rửa được đưa sang công đoạn sàng chọn để loại bỏ mấu mắt và

tạp chất. Sau khi rửa xong, bột được cô đặc tới nồng độ 12% và đưa sang công đoạn
tẩy trắng. Theo yêu cầu phải tiến hành tẩy trắng bằng hoá chất như xút, Clo, NaClO,
H
2
O. Các hoá chất này được cung cấp từ nhà máy hoá chất và một số mua ngoài.
Công đoạn tẩy gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn Clo hoá, giai đoạn kiềm hoá, giai đoạn
Hypo hoá.
Sau quá trình tẩy trắng, bột giấy được đưa ra phân xưởng xeo để sản xuất
giấy. Trước tiên, bột giấy được bơm tới công đoạn chuẩn bị bột và phụ gia. Tại đây,
bột giấy được nghiền với hệ thống máy nghiền để đưa độ nghiền của bột từ 15
o
SR
lên 35 - 40
o
SR. Do yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm, TCT đã phải
nhập bột ngoại với tỷ lệ dùng từ 15 – 20%, bột ngoại nhập cũng được xử lý tại công
đoạn này. Bột sau khi nghiền được phối chộn với một số phụ gia như keo ADK,
CaCO
3
, Bentonite tinh bột, cataretin… nhằm cải thiện một số tính chất của tờ giấy
sau này.
Để tờ giấy dạt được các tiêu chuẩn mong muốn về biền đẹp, trước khi hình
thành tờ giấy, dung dịch bột được xử lý qua hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp chất, tạo
cho bột không bị vón cục và có nồng độ áp lực ổn định. Sau khi qua hệ thống phụ
trợ, dung dịch bột giấy được đưa lên máy xeo và tờ giấy ướt được hình thành, tờ
giấy ướt tiếp tục qua bộ phận sấy khô, kết thúc công đoạn sấy khô tờ giấy đạt độ
khô từ 93 – 95% và được cuộn lại thành từng cuộn giấy to.
Các cuộn giấy to được chuyển đến máy cắt cuộn để cuộn lại và cắt thành các
cuộn giấy nhỏ có đường kính từ 90 – 100 cm, còn chiều rộng cuộn giấy tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng. Nhờ có băng tải và thang máy, các cuộn giấy này được

chuyển tới bộ phận hoàn thành để gia công, chế biến, bao gói thành các sản phẩm.
Tất cả các sản phẩm này được nhân viên KCS kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói
và nhập kho thành phẩm để bán cho khách hàng.
Nước thải từ các công đoạn được đưa qua hệ thống xử lý nước thải rồi thải ra
sông Hồng.
Như vậy, có thể nói rằng quy trình công nghệ snả xuất giấy là phức tạp, sản xuất
theo trình tự liên tục, khép kín. Với quy trình công nghệ sản xuất giấy như trên thì
tổ chức bộ máy sản xuất được bố chí như sau:
* Nhà máy hoá chất:
Nhà máy hoá chất có chức năng sản xuất các loại hoá chất cấp cho các đơn
vị theo kế hoạch của Tổng công ty( TCT ); xử lý chất thải, vệ sinh công nghiệp
trong phạm vi nhà máy hoá chất.
Nhà máy hoá chất bao gồm 2 phân xưởng:
- Phân xưởng xút( NaOH ) sản xuất xút cho tẩy bột và một phần cho tác dụng
với Clo ở phân xưởng Clo tạo thành NaOH (Hypo) dùng để tẩy bột.
- Phân xưởng Clo: sản xuất Clo để cung cấp cho tẩy bột và một phần còn dư
bán ra ngoài.
* Nhà máy điện:
Nhà máy điện có chức năng quản lý thiết bị, tổ chức sản xuất đảm bảo cung
cấp toàn bộ nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất giấy. Nhà máy điện
đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, có chất lượng các sản phẩm điện, hơi, dịch xi
lanh, khí nén cho công đoạn sản xuất bột giấy, giấy, hoá chất, xử lý chất thải trong
phạm vi quy định đảm bảo chất thải ra theo tiêu chuẩn hiện hành.
Nhà máy điện bao gồm các phân xưởng:
- Phân xưởng nước: nhận nước từ nguồn cấp là sông Lô đưa vào xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép để cung cấp nước cho sản xuất trong toàn TCT và nước sinh
hoạt cho cán bộ công nhân viên.
- Phân xưởng lò hơi: sản xuất hơi để chạy tuabin, cung cấp hơi cho phân
xưởng điện và phân xưởng Clo.
- Phân xưởng nhiên liệu: thực hiện việc tiếp nhận nhiên liệu theo quy định của

TCT, cung cấp nhiên liệu cho sản xuất.
- Phân xưởng điện máy.
* Nhà máy giấy:
Nhà máy giấy có chức năng tổ chức sản xuất bột, các loại giấy và các loại
sản phẩm gia công của giấy theo kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn của
TCT. Thu hồi tái sản xuất xút nấu, xử lý nước thải công nghiệp khu công nghiệp
Bãi Bằng tiếp nhận nguyên liệu thô cho sản xuất bột.
Nhà máy giấy có 3 phân xưởng trực thuộc:
- Phân xưởng nguyên liệu: thực hiện việc tiếp nhận nguyên liệu theo quy định
của TCT, sản xuất mảnh cung cấp cho nấu bột.
- Phân xưởng bột: tổ chức sản xuất bột đạt yêu quy định để đưa sang xeo giấy.
- Phân xưởng giấy: gia công các sản phẩm giấy theo kế hoạch của TCT.
* Xí nghiệp bảo dưỡng:
Gồm 4 phân xưởng:
- Phân xưởng cơ khí: Tổ chức gia công chế tạo phụ tùng, phục hồi thiết bị bị
hỏng, sửa chữa theo định kỳ và đột xuất toàn bộ trang thiết bị cơ khí của
TCT trong khu vực sản xuất.
- Phân xưởng điện: Quản lý kỹ thuật cơ điện, tổ chức thực hiện công tác bảo
dưỡng sửa chữa theo định kỳ và đột xuất toàn bộ trang thiết bị điện của Tổng
công ty trong khu vực sản xuất.
- Phân xưởng xây dựng: Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ công trình kiến
trúc, hệ thống cống rãnh, mặt đường, đường xá của TCT.
- Phân xưởng thông tin đo lường.
Xí nghiệp bảo dưỡng có chức năng: quản lý kỹ thuật thuộc lĩnh vực được
giao, thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị trong dây truyền
sản xuất và hệ thống điện nước thông tin, mạng vi tính, các công trình kiến trúc,
công trình hạ tầng trong khu vực sản xuất và trong phạm vi được phân công.
Mỗi nhà máy xí nghiệp đều có bộ phận văn phòng gồm:
+ Bộ phận thống kê: Theo dõi tiêu hao vật tư cho sản xuất và sản lượng sản
phẩm sản xuất trong tháng.

+ Bộ phận lao động, tiền lương: Theo dõi, chấm công đi làm, tính lương,
thưởng cho đơn vị.
Cơ cấu tổ chức sản xuất như trên đã tạo điều kiện cho dây truyền sản xuất
của TCT hoạt động một cách đồng bộ, liên tục giúp thực hiện tốt mục tiêu sản xuất
kinh doanh của TCT.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Dựa trên cơ sở đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, để đảm bảo
sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Tổng công ty giấy Việt Nam tổ chức
bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý này, các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được phân cấp trách nhiệm
và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được trách được linh hoạt
thông suốt.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của TCT giấy Việt Nam như sau:
( sơ đồ 2 )
Chức năng quản lý của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền đối với các quyết định cũng như
lợi ích của TCT.
- Tổng giám đốc:
Là người đại diện hợp pháp duy nhất của TCT, chỉ đạo chung mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn bộ TCT và các phòng ban tham mưu. Là người chịu
trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Mọi qui
định liên quan đến TCT phải được Tổng giám đốc thông qua và xét duyệt.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh:
Là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về cung cấp nguyên liệu
phục vụ sản xuất theo kế hoạch, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sản phẩm.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất:
Là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh của
TCT, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do các bộ phận làm ra, đảm bảo cao
nhất khả năng vận hành của máy móc thiết bị đồng thời đề ra các nội quy an toàn

lao động trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của nhà nước.
- Phó tổng giám đốc tài chính:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán
của TCT theo quy định của nhà nước.
- Phó tổng giám đốc đầu tư:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về dự án đầu tư, về kế hoạch đầu tư
XDCB phục vụ cho quá trình sản xuất và nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Văn phòng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực: hành chính, quản lý tài sản,
phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong TCT. Thực hiện
chức năng pháp chế, rà soát kiểm tra việc thực hiện các loại văn bản TCT được
phép ban hành.
- Phòng tổ chức lao động:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tổ chức
cán bộ đào tạo, lao động tiền lương, thanh tra, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động của năm kế hoạch, số lượng lao động
cần tuyển dụng mới.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của
TCT.
+ Xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động của TCT.
+ Tổ chức thực hiện nâng lương hàng năm.
+ Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển cán bộ theo biên chế quy
định(được hội đồng quản trị cho phép đối với cán bộ, công nhân viên trong bộ máy
quản lý điều hành TCT)
- Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tài chính
kế toán, tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của TCT. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn công tác kế toán, hạch
toán kinh tế ở các đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc và hạch toán báo sổ; thực

hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của nhà nước.
- Phòng kế hoạch:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực kế hoạch
sản xuất kinh doanh chiến lược phát triển của TCT.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung, dài hạn theo chương
trình mục tiêu lĩnh vực quản lý của TCT, xây dựng kế hoạch giá thành sản xuất các
loại sản phẩm.
+ Tổng hợp tư vấn giúp Tổng giám đốc về công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đánh giá phân tích thị trường, dự báo nhu cầu sử dụng giấy(số lượng,
chủng loại) cả trong nước và đảm bảo nhu cầu xuất khẩu giấy, các loại sản phẩm
khác của ngành giấy.
- Phòng Xây dựng cơ bản:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB), triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm
vi TCT.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm và dài hạn.
+ Xây dựng dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trình
trên cơ sở kế hoạch đầu tư được phê duyệt.
+ Triển khai tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, hạng mục công trình.
+ Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng quyết
toán công trình.
- Phòng kỹ thuật:
Quản lý kỹ thuật công nghệ môi trường, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo
dưỡng, kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất
bột và giấy trong TCT; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo
vệ môi trường.
+ Lập kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất và bảo vệ môi
trường hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của TCT.
+ Xây dựng phương án phát triển TCT, tư vấn Tổng giám đốc lựa chọn
phương án đầu tư chiều sâu.

+ Tham gia xét duyệt các dự án, đầu tư mở rộng sản xuất của TCT và các dự
án liên doanh với nước ngoài.
+ Xây dựng, rà soát, sửa đổi, ban hành giám sát quy trình công nghệ quy
trình an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào đầu ra cho
phù hợp với công nghệ sản xuất tại nhà máy và trình Tổng giám đốc duyệt kết hợp
với cơ quan quản lý của nhà nước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho
ngành.
+ Xây dựng quản lý định mức kinh tế kỹ thuật ở các nhà máy điện, nhà máy
giấy, nhà máy hoá chất làm cơ sở xây dựng giá thành sản phẩm.
- Phòng phụ tùng:
Xuất khẩu các mặt hàng; nhập khẩu mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đáp
ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới; đảm bảo các dây truyền sản xuất của
TCT và các đơn vị thành viên.
- Phòng kinh doanh:
Tư vấn cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực tiêu thụ sản
phẩm cung ứng vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh
ngắn hạn, dài hạn của TCT.
+ Có trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu; xây dựng phương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng trình Tổng
giám đốc duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch mua sắm cung ứng vật tư, nguyên liệu đầy đủ kịp thời
cho nhu cầu sản xuất dự trữ theo định mức quy định.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Kế toán trưởng
P. Tổng giám đốc
kỹ thuật sản xuất
P. Tổng giám đốc

kinh doanh
P. Tổng giám đốc
tài chính
P.Tổng giám đốc
đầu tư
- Văn phòng.
- Phòng tổ chức lao
động.
- Phòng kế hoạch.
- Phòng xuất nhập
khẩu và thiết bị phụ
tùng
- Phòng kỹ thuật
- Nhà máy giấy
- Nhà máy hoá
chất
- Xí nghiệp bảo
dưỡng
- Phòng kinh
doanh
- Tổng kho.
- Các chi nhánh
của Tổng công ty
- Phòng tài
chính kế toán
- Phòng
xây dựng
cơ bản.
III. Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty giấy Việt Nam.
1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty

Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý
tài chính, khối lượng công việc nhiều, Tổng công ty giấy tổ chức bộ máy công tác
kế toán theo hình thức tập trung, tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở phòng
tài vụ. Ở phân xưởng và các tổ sản xuất chỉ tổ chức ghi chép ban đầu như việc tính
ngày công, theo dõi nguyên vật liệu sản xuất. Điều này tạo điều kiện, kiểm tra chỉ
đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất từ kế toán trưởng, phó
kế toán trưởng đến kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán. Đồng thời, hình thức
này còn rất thuận tiện trong việc phân công chuyên môn hoá công việc.
Xuất phát từ quy mô sản xuất lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục
với số lượng lớn, để có thể phản ánh một cách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế
cũng như đảm bảo công tác hạch toán thuận lợi, Tổng công ty vận dụng hình thức
sổ kế toán nhật ký chứng từ bằng việc sử dụng 10 nhật ký chứng từ(được đánh số từ
1 đến 10); 10 bảng kê được đánh số từ 1 đến 11(không có bảng kê số 7) cùng với sổ
cái và các sổ chi tiết tương ứng.
Mặt khác, do đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại vật tư riêng có của
ngành giấy và yêu cầu quản lý, hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê
khai thường xuyên. Nhờ áp dụng phương pháp này, kế toán có thể theo dõi và phản
ánh được một cách thưòng xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho
vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán và giá trị hàng tồn kho tại bất kỳ thời điểm nào
trong kỳ kế toán.
Mọi chế độ kế toán áp dụng tại TCT được áp dụng thống nhất trong niên độ
kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Kỳ kế toán của
TCT là tháng.
2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.
Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng tài vụ của Tổng công
ty(TCT). Phòng tài vụ gồm 38 người được bố chí theo sơ đồ sau(sơ đồ 3)
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
KẾ TOÁN TRƯỞNG
P. Kế toán trưởng
tổ tổng hợp

Tổ
vật
liệu
P. Kế toán trưởng tổ
xây dựng cơ bản
P. Kế toán trưởng
tổ tài chính
Tổ
máy
tính
Kế toán
Thống

tổng
hợp
Kế
toán
TS

Kế
toán
giá
thành
Kế
toán
tổng
hợp
Tổ
XD
CB

Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
tiêu
thụ
Kế
toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế
toán
đời
sống
ăn ca
Kế
toán
TG
NH
Kế
toán
tiền
mặt
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Đứng đầu bộ máy kế toán hiện nay là kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức kế
toán của TCT đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Phụ trách

công tác chung của phòng tài vụ, phản ánh kịp thời chính xác, đảm bảo nguyên tắc
hạch toán kế toán, giúp Tổng giám đốc phát hiện và sử dụng nguồn lực tài chính và
vật tư…
- Phó kế toán trưởng tổ tài chính: phụ trách tổ tài chính bao gồm kế toán đời
sống ăn ca, thủ quỹ, kế toán thanh toán, tiêu thụ, tiền lương. Cung cấp những thông
tin kịp thời về tài chính cho kế toán trưởng.
- Phó kế toán trưởng tổ tổng hợp: Phụ trách tổ máy tính và tổ tồng hợp bao
gồm kế tổng hợp giá thành, kế toán tài sản cố định, thống kê tổng hợp, kế toán tổng
hợp.
- Phó kế toán trưởng về xây dựng cơ bản: Cung cấp kịp thời tình hình xây
dựng cơ bản cho kế toán trưởng, phụ trách tổ xây dựng cơ bản.
- Tổ vật tư: ghi chép tổng hợp số liệu tình hình mua, vận chuyển, bảo quản,
nhập-xuất-tồn kho. Theo dõi công nợ phải trả cho khách hàng về đầu vào. Hàng
tháng lên Nhật ký chứng từ số 5, bảng kê 3, bảng kê 2, bảng phân bổ số 2.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ phân
xưởng, tổ, đội sản xuất gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác để thanh toán
lương, phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên, trích Bảo hiểm xã hội theo quy
định. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ thanh toán lương tính theo doanh thu. Kế toán sử
dụng bảng thanh toán lương, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và trích Bảo
hiểm xã hội.
- Kế toán đời sống ăn ca: có nhiệm vụ theo dõi tiền chi ra cho các bếp ăn của
TCT. Hàng tuần kế toán nhận chứng từ mua hàng phục vụ cán bộ công nhân viên để
vào sổ chi tiết cuối tháng lên nhật ký chứng từ số 10.
- Kế toán thanh toán: theo dõi thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng. Kế
toán sử dụng bảng kê; Nhật ký chứng từ số 1, số 2; sổ chi tiết, sổ quỹ tiền mặt và
theo dõi TK111, TK112, TK141, TK138.
+ Kế toán tiêu thụ: Kế toán tiêu thụ phế liệu thì theo dõi nhập-xuất- tồn kho
của kho phế liệu.
+ Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Hàng ngày lập các hoá đơn bán hàng cho khách
hàng theo hợp đồng mua bán hoặc đại lý. Theo dõi nhập-xuất-tồn kho thành phẩm

trên TK156. Cuối tháng, lên bảng kê số 11, lên nhật ký chứng từ số 8 và các báo
cáo khác theo yêu cầu của TCT.
- Kế toán thống kê tổng hợp: Thống kê sản lượng, tính giá trị sản xuất của
TCT, tính sản lượng sản xuất các loại sản phẩm, lập báo cáo thống kê về tình hình
do nhà nước quy định theo tháng, quý, năm. Nắm bắt thông tin kinh tế hàng ngày về
tình hình sản xuất kinh doanh, để phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất hàng ngày.
- Kế toán tài sản cố định: ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu tình hình tăng
giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ khấu hao cho các hoạt động của TCT. Kế
toán sử dụng sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi TK 211, TK 213, TK 214.
- Kế toán xây dựng cơ bản: Căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ vật liệu, công
cụ dụng cụ và các khoản công nợ khác, chi phí khác để tập hợp chi phí, giá thành
các công trình XDCB phát sinh trong kỳ. Lên bảng kê số 5.
- Kế toán tổng hợp giá thành: Căn cứ các bảng kê, bảng phân bổ của kế toán
chi tiết vật liệu, tiền lương, kho hàng hoá… tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào chi
phí sản xuất để tập hợp tính giá thành chi tiết theo khoản mục, yếu tố và theo định
kỳ.
- Kế toán tiền mặt: Hàng ngày lập các phiếu thu về các khoản tiền của khách
hàng, cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt, hoặc ngân phiếu như tiền bán hàng, bán
phế liệu, nhượng bán vật tư hoặc các dịch vụ khác… và lập phiếu chi cho các khoản
thanh toán như thanh toán với khách hàng, cán bộ công nhân viên, tiền lương, công
tác phí.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Căn cứ vào chứng từ gốc, hoá đơn mua hàng,
hợp đồng kinh tế từ tổ kế toán vật liệu (công nợ) chuyển sang, lập uỷ nhiệm chi trả
tiền hàng cho khách. Theo dõi tiền bán hang (giấy) chuyển qua ngân hàng.
- Thủ quỹ: Hàng ngày dựa vào chứng từ gốc: phiếu thu, phiếu chi để tiến hành
thu hay chi tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của các phần hành kế
toán khác nhằm lập các báo cáo định kỳ.
3. Hình thức tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.
3.1.Đặc điểm tổ chức sổ kế toán

Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Tổng công ty là hình thức sổ Nhật ký
chứng từ. Trong hình thức này, kế toán sử dụng 10 Nhật ký chứng từ dùng phản ánh
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của các tài khoản. Một số Nhật
ký chứng từ còn bố chí thêm các cột phản ánh số phát sinh nợ, số dư đầu kỳ và số
dư cuối kỳ của tài khoản nhằm mụch đích kiểm tra, phân tích. Nhật ký chứng từ
được mở theo từng tháng, cuối mỗi tháng khoá sổ NKCT cũ, mở Nhật ký chứng từ
mới cho tháng sau.
Quy trình ghi sổ hình thức nhật ký chứng từ:


Ghi chú


Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký chứng từ
Trình tự ghi sổ:
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Bảng

Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Ghi đối chiếu
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các nhật ký chứng từ (NKCT) hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

- Với các NKCT được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết, hàng ngày căn cứ
vào chứng từ, kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết; cuối tháng chuyển số liệu của bảng
kê, sổ chi tiết vào NKCT.
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kin doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ sau đó lấy số liệu, kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và Nhật
ký chứng từ có liên quan.
- Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu
trên các NKCT với sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số
liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái.
- Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được
ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán
chi tiết và căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng
tài khản để đối chiếu với sổ cái.
- Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và
các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quá trình ghi sổ lập bảng biểu của kế toán tại TCT được thực hiện trên máy
vi tính. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc và phát sinh thực tế, kế toán viên
tiến hành nhập số liệu vào máy theo từng phần hành cụ thể tương ứng với từng phần
việc của kế toán viên. Từ màn hình nhập liệu, kế toán nhập số liệu vào máy sau đó
với sự ngầm định sẵn, số liệu sẽ được tổng hợp và phân bổ thành các bảng
biểu( Bảng kê, Nhật ký chứng từ ) phục vụ nhanh, kịp thời cho công việc của kế
toán viên.
3.2. Hệ thống chứng từ sử dụng ở Tổng công ty giấy Việt Nam.
Tổng công ty (TCT) giấy Việt Nam vận dụng hệ thống chứng từ theo đúng
chế độ ban hành thống nhất về biểu mẫu chứng từ. Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô
sản xuất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, TCT đã sử dụng một số chứng từ
sau trong hệ thống chứng từ nhà nước ban hành.
* Lao động tiền lương:
- Bảng chấm công.

- Bảng tính lương.
- Bảng thanh toán tiền lương, thưởng.
- Danh sách người lao động được hưởng trợ cấp BHXH.
*Hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Thẻ kho.
- Biển bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá.
* Bán hàng:
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu xuất kho kiêm phiếu vận chuyển nội bộ.
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
- Bảng thanh toán hàng đại lý.
* Tiền tệ:
- Phiếu thu.
- Phiếu chi.
- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Biên lai thu tiền.
- Bảng Kiểm kê quỹ.
*Tài sản cố định:
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ.
Trong hệ thống chứng từ TCT sử dụng, một số chứng từ lập bằng máy sau đó
được in và lưu trữ. Chứng từ còn lại được lập bằng tay sau đó thông qua hệ thống
máy tính được nhập vào máy tính và lưu trữ. Các chứng từ được lưu trữ tại các phần
hành kế toán trong niên độ kế toán. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt các
chứng từ được chuyển vào kho lưu trữ chung của TCT. Nếu phải sử dụng lại chứng
từ sau khi đã lưu trữ phải được sự cho phép của Kế toán trưởng.
3.3. Hệ thống tài khoàn kế toán được sử dụng tại Tổng công ty giấy Việt Nam.

Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng tài TCT tuân theo quyết định số
15/2006/ QĐ – BTC. Các tài khoản kế toán được chi tiết cấp 1, cấp 2 tuân thủ đúng
theo chế độ Bộ tài chính ban hành. Các tài khoản chi tiết từ cấp 3 trở lên được TCT
chi tiết để quản lý, theo dõi chi tiết đến từng đối tượng nhằm đảm bảo cho công tác
hạch toán chính xác, đúng đối tượng. Tuy nhiên, Tổng công ty giấy Việt Nam là
công ty mẹ nên trong hệ thống tài khoản kế toán, TCT sử dụng TK 136 - phải thu

×