Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.7 KB, 45 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Lời cảm ơn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Cao đẳng Công
nghệ Bắc Hà, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích
cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là
bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là cô giáo
Cao Thị Dung – một người cô đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành
Tài chính – Ngân hàng mà em đã lựa chọn. Cảm ơn cô đã tận tình, quan tâm giúp đỡ
em trong những tháng vừa qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập. Nhờ
đó em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội đã tạo cơ
hội giúp em có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một Ngân hàng
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý Thầy Cô
cũng như các anh chị trong Ngân hàng để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn
và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách
hiệu quả trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Lê Xuân Hương
Lê Xuân Hương – BT5NH9
1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Mục lục
MỤC LỤC
Lê Xuân Hương – BT5NH9
2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Tiếng Việt


1 NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
2 NHTM Ngân Hàng Thương Mại
3 NHTMCP Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
4 TCTD Tổ Chức Tín Dụng
5 CNH - HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa
6 VPB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
7 VPB HN Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
8 CNHN Chi nhánh Hà Nội
9 TG Tiền gửi
10 NH Ngân Hàng
11 GDV Giao dịch viên
12 KSV Kiểm soát viên
13 USD Đồng đô la Mỹ
14 EURO Đồng tiền chung Châu Âu
15 VNĐ Việt Nam đồng
Lê Xuân Hương – BT5NH9
5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Danh mục các bảng biểu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của VPB HN 14
Bảng 1.2 Tình hình công tác ngân quỹ của VPB HN 15
Bảng 1.3 Hoạt động cấp tín dụng của VPB HN 16
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi tại VPB HN 25
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại VPB HN 26
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng tại VPB HN 28
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn tại VPB HN 30
Bảng 2.5 Tổng nguồn vốn của VPB HN giai đoạn 2008 – 2012 32
Lê Xuân Hương – BT5NH9

6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Error:
Referen
ce
source
not
found
Lê Xuân Hương – BT5NH9
7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Mở đầu
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước thì vốn là một yếu tố không thể
thiếu, là điều kiện cần thiết để tiến hành mọi hoạt động. Trong doanh nghiệp, vốn là
một yếu tố quyết định tới sự thành công của công ty. Đối với một ngân hàng – một
đơn vị kinh doanh vốn lại càng quan trọng bởi không có vốn, ngân hàng sẽ không thể
tồn tại. Nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là từ các tổ chức kinh tế và
vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Không nằm ngoài quy luật chung đó, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt
Nam Thịnh Vượng nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã và đang đổi mới các
hoạt động của mình, nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh
của mình trên thị trường và trở thành một trong những Ngân Hàng hàng đầu tại Việt
Nam hiện nay. VPB HN luôn giữ vai trò quan trọng và là một trong những đơn vị hàng
đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư và phát triển cho nền kinh tế
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn này em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập
Báo cáo của em được chia làm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Lê Xuân Hương – BT5NH9
8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH
HÀ NỘI
1.1.1 Sự hình thành của Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VP
Bank), tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc
Doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH- GP do Ngân hàng Nhà
nước cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ- UB do Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
10/09/1993.
Những năm từ 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VP Bank.Trong
giai đoạn này VP Bank đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cổ phần đạt 36% / năm trong năm 1995 và 1996, chất lượng tín dụng đảm bảo và
các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên VP Bank đã gặp phải một số
khó khăn nhất định, một phần do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh

tranh với các ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt, một phần do những
sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Vì thế thời gian tiếp theo từ 1997 đến 2001 là giai
đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong giai đoạn này VP
Bank đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan thuộc Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nuớc trong việc khắc phục những khó khắn trong hoạt động kinh
doanh, vì thế tình hình VP Bank đã có nhiều biến chuyển thuận lợi và tạo đà phát triển
bền vững.
Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển
của VP Bank, đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược
của VP Bank trong vòng 10 năm tới là xây dựng VP Bank trở thành Ngân hàng bán lẻ
hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Năm 2002, với định hướng đúng đắn của ban
Tông giám đốc với tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, kết hợp
Lê Xuân Hương – BT5NH9
9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
với các chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và hàng loạt các biện pháp tích cực, hiệu
quả để tháo gỡ khó khăn, VP Bank đã thực sự chuyển mình, khẳng định sự năng động
và nhạy bén trong kinh doanh.
Từ năm 2006 đến 2009 là thời kỳ phát triển thịnh vượng của VP Bank. Năm
2010, VP Bank nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VP
Bank đổi tên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với
việc thay đổi tên gọi, VP Bank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống
nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VP Bank chính thức bước
sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế -
xã hội hiện tại.
• Tên Tiếng Việt : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

• Tên Tiếng Anh : Vietnam Prosperity Joint – Stock Commercial Bank
• Tên viết tắt : VPB
• Trụ sở chính : 72 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội
• Website : www.vpb.com.vn
1.1.2 Sự phát triển của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
Hiện nay Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng là một trong
những Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong phục vụ đầu
tư phát triển có chức năng huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong nước và
ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính tiền tệ, tín
dụng ngân hàng. Mô hình tổ chức của VPB gồm 04 khối: Khối liên doanh, Khối đơn
vị sự nghiệp, Khối ngân hàng và Khối công ty với 03 Ngân hàng liên doanh, 02 công
ty liên doanh, 02 trung tâm và 07 công ty kinh doanh. Tính đến nay, VPB có mạng
lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với 120 chi nhánh và Sở Giao dịch, 483 phòng giao
dịch
VPB HN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/02/2006 và đặt trụ sở tại 72
Trần Hưng Đạo. Hội Sở chính ở Hà Nội gồm có các phòng: phòng Tiếp thị và Quan hệ
khách hàng, phòng Tín dụng tiêu dùng và kinh doanh, phòng Đánh giá tài sản, phòng
Pháp chế thu hồi nợ, phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối, phòng Ngân quỹ và Kho
quỹ, phòng Kế toán, văn phòng VP Bank, phòng Tổng hợp và Quản lý công nghệ,
Lê Xuân Hương – BT5NH9
10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
phòng Giao dịch, Trung tâm tin học, Trung tâm Đào tạo…
1.1.3 Bộ máy hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
1.1.3.a . Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt

Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sau những ngày đầu ổn định tổ chức, Ban Giám đốc chi nhánh đã bắt tay ngay
vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại chi nhánh. Ngoài những chỉ
tiêu cụ thể, chi nhánh đã có những bước đi hợp lý như di chuyển 2 phòng diao dịch
không hợp lý đến vị trí thuận lợi hơn cho khách hàng đến giao dịch, mở thêm các
phòng giao dịch nhằm mở rộng mạng lưới, nâng cao doanh số huy động vốn trong xã
hội Cùng với sự hiện diện ở nhiều nơi trên địa bàn Hà nội, chi nhánh cũng đã quan
tâm đến việc nâng cao các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng như lắp đặt thêm nhiều
máy ATM để khách hàng có thể thực hiện giao dịch từ tài khoản cá nhân bất kỳ lúc
nào trong ngày, tham gia mạng Banknet để khách hàng có thể giao dịch trên máy
ATM của các ngân hàng khác trong mạng, triển khai dịch vụ BSMS để khách hàng có
thể vấn tin, nhận được tin nhắn về các giao dịch qua tài khoản cá nhân, số dư tài
khoản,…
1.1.3.b Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ngân hàng Thương Mại Cổ
Lê Xuân Hương – BT5NH9
Phòng
KT
NQ
Phòng
TD
Phòng
QLCN
Phòng
DVKH
Phòng
HC NS
Phòng
KDNH
Phòng

QHKH
Phòng
QLRR
Phòng
GD Khu
CN HN
BAN GIÁM ĐỐC
11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
Phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
 Phòng Tín dụng
- Thực hiện cho vay thu lãi bằng VNĐ và ngoại tệ
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh, phản ánh kịp thời những vấn đề mới phát sinh để báo cáo
ban giám đốc xem xét và giải quyết
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịp thời chất
lượng các báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo
 Phòng kế toán
- Thực hiện hạch toán chính xác kịp thời mọi biến động về vốn, tài sản của khách
hàng và ngân hàng
- Tiếp nhận xử lý hạch toán, kế toán theo đúng quy định các hồ sơ vay vốn của
khách hàng, phối hợp với phòng kinh doanh để thực hiện nợ kịp thời đúng chế độ
 Phòng hành chính và nhân sự
- Nghiên cứu đề xuất với giám đốc phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của chi
nhánh, đảm bảo đúng quy chế và kinh doanh có hiệu quả
- Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ kinh
doanh, theo dõi quản lý bảo dưỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động

- Phối hợp với phòng kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản và
công cụ lao động hàng quý, năm theo đúng qui định của nhà nước và ngân hàng VPB
 Phòng kinh doanh ngoại hối
- Xây dựng giá mua bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, tổ
chức tín dụng và cá nhân theo quy định
 Phòng quản lý rủi ro
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, lập báo cáo phân tích về tình hình vay
nợ của Chi nhánh.
 Phòng quan hệ khách hàng
- Chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút khách hàng, tiếp xúc khách hàng và
thực hiện marketing…
- Phòng tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu,
Lê Xuân Hương – BT5NH9
12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
khách hàng mục tiêu, đánh giá danh mục sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp,
đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ
của Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả cạnh
tranh.
 Phòng quản lý công nghệ
- Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông
tin
- Thực hiện các công tác phát triển ứng dụng CNTT cho công ty
- Quản trị hế thống mạng của công ty.
 Phòng tiền tệ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và tổ chức xuất nhập, bảo quản
vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá.

- Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
 Phòng giao dịch
- Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng. Giải
đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ. Đồng t
hời
thu thập thông tin, cập nhật, thay đổi, bổ sung thông tin khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm.
Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao kê tài
khoản cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định.
- Thực hiện việc thu đổi ngoại tệ, giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ
quá hạn, … trên tài khoản tiền vay. Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh
toán thư tín dụng, chi trả lệnh chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…
1.2 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.2.1 Tổng quan về các hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Kết thúc năm 2012, dưới sựu chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc cùng với nỗ
Lê Xuân Hương – BT5NH9
13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
lực của toàn thể cán bộ nhân viên, VPB đã thu được kết quả kinh doanh khả quan. Mọi
mặt hoạt động đều tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những
hạn chế tồn đọng cần được Ngân Hàng giải quyết kịp thời.
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của VPB HN
Đơn vị: triệu đồng / %
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng thu nhập 349.968 910.017 977.400
2 Tổng chi phí 344.928 937.497 802.500
3 Tỉ lệ nợ xấu 0% 4% 1.97%
4 Lợi nhuận 5040 -27480 1.749.000
(Nguồn : Báo cáo phòng kế toán ngân quỹ VPB HN 2010 - 2012)
Thông qua bảng tình hình huy động vốn trên ta có thể thấy rõ là năm 2010 tổng
thu nhập chỉ có 349.968 triệu đồng nhưng do chi phí thấp và tỉ lệ nợ xấu là 0% nên lợi
nhuận là 5040. Tuy nhiên so với năm 2011 thì tổng thu nhập năm 2011 cao hơn vượt
bậc là 910.017 triệu đồng nhưng trong năm 2011 do tổng chi phí hoạt động tăng lên
592.569 triệu đồng so với năm 2010 và tỷ lệ nợ xấu là 4% nên ngân hàng đã bị lỗ mất
27.480 triệu đồng. Bước vào năm 2012 VPB HN đã lấy lại được phong độ của mình
cũng như vị trí của mình trên thị trường ngân hàng. Điều đó thể hiện ở việc các chỉ số
đều có kết quả vượt bậc. Cụ thể là ở tổng thu nhập Ngân hàng đã đạt được 977.400 triệu
đồng cao hơn 627.432 triệu đồng so với năm 2010 và cao hơn 67.383 triệu đồng so với
năm 2011. Chi phí hoạt động cũng giảm 134.997 triệu đồng so với năm 2011, chỉ còn
802.500 triệu đồng. Ở tỉ lệ nợ xấu năm 2012 giảm còn 1,97%. Riêng lợi nhuận năm
2012 Ngân hàng đạt được 1.749.000 triệu đồng tăng đáng kể so với năm 2010, 2011
Trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đáng kể nhất là năm 2011,2012. Sở dĩ
như vậy là do khi đó thị trường lãi suất có sự tác động của Chính Phủ nhằm thúc đẩy nguồn vốn
cho nền kinh tế. Việc tác động của chính phủ đã giúp ngân hàng có được nguồn vốn ổn định để
cung cấp cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà trong 2 năm 2011,2012 tốc độ tăng trưởng nguồn
vốn của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
1.2.2 Một số hoạt động cơ bản của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Lê Xuân Hương – BT5NH9
14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội

1.2.2.a Hoạt động ngân quỹ của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Hoạt động ngân quỹ luôn là một trong những hoạt động được Ngân hàng chú ý
trọng. Hoạt động ngân quỹ của ngân hàng giúp kiểm soát lượng tiền mặt trong ngân
hàng từ đó ngân hàng sẽ được kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế cũng
như giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho số tiền của khách hàng tại ngân hàng
Bảng 1.2. Tình hình công tác ngân quỹ của VPB HN
Đơn vị : Tỷ đồng
Tình hình thu chi tiền mặt 2010 2011 2012
Tổng thu tiền mặt 9.042 12.909 13.752
Tổng chi tiền mặt 9.048 12.891 13.728
(Nguồn:Báo cáo phòng kế toán ngân quỹ VPB HN 2010 – 2012)
Năm 2010 tổng thu tiền mặt là 9.042 tỷ đồng. Năm 2011 là 12.909 tỷ đồng tăng
3.867 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 tổng thu tiền mặt là 13.752 tỷ đồng tăng
843 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 4.710 tỷ đồng so với năm 2010. Tổng thu tiền
mặt đã có bước tăng đáng kể từ 9.042 tỷ đồng năm 2010 lên 13.752 tỷ đồng vào năm
2012. Tổng chi tiền mặt năm 2010 là 9.048 tỷ đồng còn năm 2011 là 12.891 tăng
3.843 tỷ đồng. Năm 2012 là 13.728 tỷ đồng tăng 4.680 tỷ đồng so với năm 2010 và
tăng 837 tỷ đồng so với năm 2011.
Hoạt động ngân quỹ của VPB HN luôn đảm bảo theo đúng yêu cầu của Ngân
hàng cũng như đảm bảo an toàn cho tiền gửi của khách hàng. Thực hiện đúng kế
hoạch cũng như chủ trương về hoạt động ngân quỹ mà VPB đã đề ra
1.2.2.b Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.3. Hoạt động cấp tín dụng của VPB HN
Đơn vị: Triệu đồng
Lê Xuân Hương – BT5NH9
15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương

Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
STT Chỉ tiêu
Thực hiện
31/12/2009
Thực hiện
31/12/2010
Thực hiện
31/12/2011
Thực hiện
31/12/2012
I
Tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế
1.697.046 2.453.586 2.936.016 3.240.000
1 Cho vay VNĐ 1.689.333 2.445.744 2.921.922 3.204.651
2
Cho vay ngoại tệ
quy VNĐ
7.713 7.842 14.094 35.349
a Dư nợ ngắn hạn 1.359.582 1.888.542 2.335.779 2.700.000
b
Dư nợ trung, dài
hạn
337.464 565.044 600.237 540.000
(nguồn: Báo cáo phòng kế toán ngân quỹ VPB HN 2009 – 2012)
Thông qua bảng hoạt động cấp tín dụng của VPB HN có thể thấy tổng dư nợ cho
vay tăng đều qua các năm cụ thể như sau:
- Năm 2009 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến ngày 31/12/2009 là
1.697.046 triệu đồng. Nếu tính theo loại tiền thì số tiền ngân hàng đã cho vay theo loại

tiền VNĐ là 1.689.333 triệu đồng. Còn cho vay ngoại tệ quy VNĐ là 7.713 triệu đồng.
Cho vay bằng VNĐ có số lượng lớn hơn hẳn so với cho vay ngoại tệ qua VNĐ. Hoạt
động cho vay tính theo dư nợ ngắn hạn và dài hạn thì ở dư nợ ngắn tổng số ngân hàng
cho vay trong năm 2009 là 1.359.582 triệu đồng. Dư nợ trung, dài hạn ít hơn chỉ có
337.464. Ở dư nợ ngắn hạn số lượng cho vay lớn hơn 1.022.118 triệu đồng so với dư
nợ trung, dài hạn. Điều này cho thấy ngân hàng đang thiên về cho vay trong thời gian
ngắn để đảm bảo thu hồi được vốn về nhanh hơn cũng như đảm bảo an toàn tiền gửi
cho khách hàng.
Năm 2010 tổng số dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.453.586 triệu đồng tăng
756.540 so với năm 2009. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 2.445.744 triệu đồng tăng
756.411 triệu đồng so với năm 2010. Cho vay ngoại tệ tăng nhẹ so với năm 2009 đạt
7.842 triệu đồng. Chia theo dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn thì dư nợ ngắn hạn
đạt 1.888.542 triệu đồng tăng 528.960 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ trung, dài
Lê Xuân Hương – BT5NH9
16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
hạn đạt 565.044 triệu đồng tăng 227.580 triệu đồng so với năm 2009. Đê đạt được kết
quả này là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPB HN.
Tính đến ngày 31/12/2011 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.936.016 triệu
đồng. Trong đó hoạt động cho vay VNĐ đạt 2.921.922 triệu đồng tăng nhẹ so với năm
2010. Riêng cho vay ngoại tệ quy VNĐ tăng lên gấp đôi so với năm 2010 đạt 14.094
triệu đồng. Tính theo thời gian cho vay thì dư nợ ngắn hạn đạt 2.335.779 triệu đồng
trong khi đó dư nợ trung, dài hạn chỉ đạt 600.237 triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến ngày 31/12/2012 đã đạt được là
3.240.000 triệu đồng tăng 1.303.984 triệu đồng trong đó cho vay VNĐ là 3.204.651
triệu đồng còn cho vay ngoại tệ quy VNĐ 35.349 triệu đồng. Tính theo thời gian cho
vay thì dư nợ ngắn hạn đạt 2.700.000 triệu đồng. Còn dư nợ trung, dài hạn đạt 540.000

triệu đồng.
Xét chung trong 4 năm qua thì tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đều có sự tăng
trưởng đều và khá tốt. Vượt kế hoạch đề ra của VPB HN. Đây là một dấu hiệu cũng
như một sự khích lệ cho cán bộ công nhân viên VPB HN cố gắng hơn nữa
1.2.2.c Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng của Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh hà Nội
Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đến cuối tháng 12/2012
là 2.554 tỷ đồng – giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Nguyên nhân nguồn vốn
giảm là do trong 6 tháng cuối năm nguồn vốn huy động từ dân cư của VP Bank tăng
khá mạnh, trong khi dư nợ tín dụng những tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ
tháng 6/2012 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn
của VP Bank tạm thời dư thừa nên VP Bank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn
huy động trên thị trường.
Lê Xuân Hương – BT5NH9
17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1. Tổng quan về hoạt
động của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh Hà Nội
1.2.2.d Công tác quản trị của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
Công tác quản trị điều hành luôn được VPB HN chú trọng đến bởi mỗi phòng
ban đều là một phần rất quan trọng đối với VPB HN, tạo nên một tập thể làm việc hiệu
quả. Ban giám đốc luôn quan tâm đến môi trường làm việc cũng như tạo điều kiện tốt
nhất cho cán bộ, nhân viên làm việc được tốt. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có những
quy định nhằm đảm bảo tính công bằng cũng như trách nhiệm rõ ràng của mỗi nhân
viên trong công việc, trọng trách được giao phó. Những trường hợp làm sai hoặc vi
phạm quy định của ngân hàng đều bị ban giám đốc xử lý nghiêm khắc.
Lê Xuân Hương – BT5NH9
18

Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1.Nhân tố khách quan
2.1.1.a.Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Quyết định của khách hàng luôn gắn liền với từng động thái của nền kinh tế. Trong
điều kiện nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người
dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó đi
gửi tại các ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định với tỷ lệ lạm phát
hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng gửi tiền ở các NHTM tăng
lên là một điều tất yếu.
Nền kinh tế phát triển cũng kéo theo sự phát triển của thị trường tài chính một
mặt sẽ tạo thêm một kênh huy động mới cho ngân hàng thông qua việc phát hành các
loại giấy tờ có giá tuy nhiên cũng tạo thêm cho ngân hàng một đối thủ cạnh tranh mới
đó là việc các doanh nghiệp cũng có thể thông qua đó huy động vốn nhằm phục vụ sản
xuất kinh doanh. Mặt khác, không chỉ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt
trong nội bộ ngành ngân hàng để giành thị phần khi thị trường tài chính phát triển thì
ngày càng xuất hiện nhiều định chế tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính,
công ty chứng khoán,quỹ tiết kiệm… cạnh tranh với ngân hàng trong lĩnh vực huy
động vốn.
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng nhiều song
tự bản thân nó không thể đáp ứng sự tăng lên đó vì vậy các NHTM đóng vai trò cầu
nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, là nơi tập trung tất cả các nguồn tiền nhàn

rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế- xã hội để cung cấp một nguồn vốn lớn cho nền kinh
tế góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã
hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay ở nước ta cũng có những kênh
Lê Xuân Hương – BT5NH9
19
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
huy động vốn khác bắt đầu hoạt động như thị trường chứng khoán, các quỹ tiết kiệm,
… tuy nhiên kênh huy động vốn thông qua hệ thống các NHTM vẫn được coi là kênh
chủ yếu và hiệu quả nhất
2.1.1.b.Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế
Năng lực tài chính của người dân cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng. Khi người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành
cho tiết kiệm có thể càng tăng, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến
một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với
sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do những nhu
cầu thiết yếu lúc này đã được thỏa mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh.
Tuy nhiên, lượng tiền dư ra đó có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào
tâm lý tiêu dùng của dân cư, họ có thể đem gửi ngân hàng, tích trữ dưới dạng tiền mặt,
vàng, ngoại tệ hay mua các tài sản khác.
Bên cạnh đó, nguồn tiết kiệm của các tổ chức kinh tế - xã hội cũng rất quan
trọng. NHTM có thể huy động được nguồn vốn này thông qua nghiệp vụ phát hành trái
phiếu. Như vậy tiết kiệm được coi là quốc sách hàng đầu không chỉ với từng cá nhân
hộ gia đình mà tất cả các tổ chức kinh tế-xã hội.
2.1.1.c.Chính sách của Nhà nước
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn
của các NHTM bởi là một chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các ngân hàng phải hoạt
động theo pháp luật và tuân thủ các chính sách của Nhà nước. Do hoạt động ngân hàng

chịu nhiều rủi ro có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động chung của cả nền kinh tế nên
ngành ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng trung ương, Chính phủ.
Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi
cho ngân hàng trong việc huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước đồng thời nó còn
có tác động làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ, ngược lại khi Ngân hàng Nhà
nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn cho Ngân hàng trong công tác
huy động vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước
Lê Xuân Hương – BT5NH9
20
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
2.1.2. Nhân tố chủ quan
2.1.2.a.Uy tín của ngân hàng
Gửi tiền vào Ngân hàng mục đích của khách hàng bên cạnh việc sinh lời còn
nhằm mục đích an toàn chính vì vậy họ thường phải có sự cân nhắc trước khi lựa chọn
một ngân hàng nào đó đem lại cho họ sự tin tưởng khi đem tài sản của mình gửi vào.
Thông thường người gửi tiền đánh giá uy tín của ngân hàng thông qua các tiêu thức cơ
bản như: hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, cơ sở vật chất,…
Như vậy, bản thân ngân hàng cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao
uy tín của mình sẽ tạo được “niềm tin” nơi công chúng khi họ giao dịch với ngân hàng,
từ đó mới có thể tăng cường công tác huy động vốn.
2.1.2.b.Chính sách lãi suất
Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay. Đây là một chính sách quan trọng của
các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có sự linh hoạt vừa hấp dẫn được người gửi
vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Thông thường khi lãi suất tăng
thì quy mô vốn huy động tăng tuy nhiên có những giai đoạn khi lãi suất giảm nhưng
người gửi vẫn thu được một khoản chênh lệch sau khi đã trừ tỷ lệ trượt giá thì vốn huy
động vẫn có thể tăng lên. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh

nó với tỷ lệ lạm phát sự mất giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu
tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,… từ đó họ sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân
hàng hay không, gửi bao nhiêu với thời gian bao lâu, dưới hình thức nào,…
Đối với các tổ chức kinh tế ít nhạy cảm hơn với lãi suất nhưng họ quan tâm nhiều
tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ cũng như tính thanh khoản của món tiền gửi
vào.
2.1.2.c.Chính sách sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hóa các hình
thức huy động vốn lại càng khó hơn. Tuy nhiên, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản
phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu,…với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng
bước đã thu hút được nhiều khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với
những nhu cầu, mục đích khác nhau. Một sản phẩm phù hợp sẽ làm khách hàng quan
Lê Xuân Hương – BT5NH9
21
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
tâm hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác nhiều rủi ro hơn. Vì vậy đa dạng hóa
sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn trung và dài hạn có thể coi là “ cuộc chạy
đua” giữa các ngân hàng thương mại để giành được thị phần.
2.1.2.d.Chính sách quảng cáo, khuyến mại, mở rộng mạng lưới
Ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến thị trường
đều phải chú trọng đến chính sách quảng cáo để tạo được một hình ảnh đẹp, đáng tin
cậy trong con mắt của khách hàng. Để có được kết quả đó ngân hàng không chỉ cần
quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, inernet,… mà còn cần phải kết hợp với các
chính sách khách hàng, sản phẩm, nghiệp vụ tư vấn, tuyên truyền… một cách đồng bộ.
Với phương châm: “Sự thành công của khách hàng chính là sự thành công của chúng
tôi”, ngân hàng phải làm sao cho người dân biết đến hoạt động của mình, thấy được lợi

ích khi giao dịch với ngân hàng.
Đi liền với hoạt động quảng cáo là những hoạt động khuyến mại, giúp đẩy mạnh
hơn hoạt động quảng cáo thu hút vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mại đa
dạng sẽ tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng.
Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất
nhiều tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Một ngân hàng có mạng lưới chi
nhánh rộng khắp, địa điểm thuận lợi nơi dân cư có thu nhập cao thường có nhiều cơ
hội thu hút được nhiều nguồn vốn hơn so với những ngân hàng có mạng lưới nhỏ hẹp,
địa điểm không thuận lợi.
2.2 KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1 Quy trình lập kế hoạch huy động vốn
Có thể thấy kế hoạch huy động vốn là một phần không thể thiếu của mỗi Ngân
Hàng và Ngân Hàng Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội
cũng không phải là một ngoại lệ. Với mục tiêu trở thành một trong những Ngân Hàng
đi đầu trong hoạt động tín dụng, Ngân Hàng VPB nói chung và Ngân Hàng VPB chi
nhánh Hà Nội nói riêng đã rất chú trọng đến việc lên các kế hoạch huy động vốn phù
hợp với các chiến lược kinh doanh của mình. Một kế hoạch huy động vốn phù hợp với
chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho Ngân Hàng cân bằng được các hoạt động kinh
Lê Xuân Hương – BT5NH9
22
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
doanh của mình cũng như chủ động trong việc ứng phó với các biến động của thị
trường lãi suất
2.2.1.a.Phân cấp lên kế hoạch huy động vốn
Phòng nguồn vốn của ngân hàng sẽ lên kế hoạch cho việc huy động vốn căn cứ
vào kế hoạch sử dụng vốn và sau đó sẽ đối chiếu lại với kế hoạch huy động vốn để có

thể biết được nguồn vốn cần huy động là bao nhiêu. Sau đó trình lên giám đốc để
duyệt kế hoạch huy động vốn, nếu được giám đốc duyệt sẽ được chuyển đến phòng kế
toán để trực tiếp huy động vốn
2.2.1.b Kế hoạch đặt ra về việc huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho kế hoạch kinh doanh sắp tới của VPB Hà Nội ban
giám đốc đã xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2013 như sau:
- Về nguồn vốn: tăng trưởng nguồn vốn năm 2013 đạt 4.770 tỷ đồng
- Về cho vay tín dụng: số dư cuối kỳ hàng năm tăng 20%
- Quan hệ với khách hàng: số lượng khách hàng mở tài khoản tăng lên 20%
- Thanh toán quốc tế: Thanh toán xuất, nhập khẩu tăng bình quân 20%/năm
- Thu chi ngân quỹ: Tăng 40%/năm
- Lợi nhuận bình quân tăng 10%/năm
2.2.2 Thực hiện kế hoạch huy động vốn tại VPB Hà Nội
- Khách hàng có thể nộp tiền vào tà khoản tại bất kỳ Chi nhánh nào trong hệ
thống của Ngân Hàng
- Trình tự tiến hành như sau:
Bước 1: Tiếp nhận chứng từ nộp tiền của khách hàng
Thực hiện: GDV
- Tiếp nhận giấy nộp tiền mặt của khách hàng hoặc các chứng từ khác theo quy
định
Bước 2: Kiểm tra chứng từ nộp tiền của khách hàng
Thực hiện: GDV
- Kiểm tra việc lập chứng từ theo đúng quy định như: Kiểm tra số tiền bằng số,
bằng chữ, tên người hoặc đơn vị thụ hưởng
- Tính phí nộp tiền (nếu có)
- Nếu chứng từ có sai sót thì chuyển lại cho khách hàng đề nghị sửa ngay
- Nếu chứng từ hợp lệ thì tiếp tục làm các thủ tục cho khách hàng
Bước 3: Thu tiền
Thực hiện: GDV
Bước 3a: Thu tiền tại GDV

Lê Xuân Hương – BT5NH9
23
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
- Yêu cầu khách hàng lập bảng kê cho tiền mặt và ký xác nhận lên bản kê
- Trong phạm vi hạn mức được giao, nhận và kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi
trên giấy nộp tiền theo đúng quy định về giao nhận tiền mặt và sang thực hiện bước 4
- Trường hợp các giao dịch thu tiền mặt vượt hạn mức: Chuyển giao dịch sang
bộ phận quỹ để thực hiện Bước 3b
Bước 3b: Thu tiền tại quỹ
Thực hiện: Bộ phận quỹ
- Yêu cầu khách hàng lập bảng kê thu tiền mặt
- Kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi trên giấy nộp tiền theo đúng quy định
- Ký và đóng dấu đã thu tiền lên bảng kê thu tiền
- Chuyển chứng từ đóng dấu Đã thu tiền sang GDV để thực hiện tiếp bước 4
Bước 4: Nhập giao dịch
Thực hiện giao dịch: GDV
Căn cứ vào chứng từ nộp tiền hoặc giấy nộp tiền và bảng kê thu tiền có đầy đủ
chữ ký và dấu đã thu tiền của thủ quỹ nếu trường hợp quỹ thu tiền
- Nhập dữ liệu đúng, đầy đủ và chính xác theo quy định
- Nhập thu phí nếu có
- Nếu vượt hạn mức thì ký và chuyển chứng từ cho KSV duyệt theo bước 5
Bước 5: Kiểm soát và duyệt giao dịch
Thực hiện: KSV
Kiểm soát bộ chứng từ thu tiền mặt và đối chiếu với dữ liệu GDV nhập trên máy
- Nếu chấp thuận thì ký trên chứng từ giấy, duyệt giao dịch và sang bước tiếp
theo
- Nếu không chấp thuận thì từ chối giao dịch và trả lại chứng từ cho GDV kèm

theo lý do không chấp nhận
Bước 6: In và trả chứng từ cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ
Thực hiện: GDV
- In trả 1 liên giấy nộp tiền mặt cho người nộp, 1 liên cho người thụ hưởng, 1
liên lưu chứng từ hoặc chuyển sang bộ phận lưu trữ theo quy định
- In và hoàn chỉnh sổ tiết kiệm trả khách hàng nếu có
2.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
2.3.1.Huy động vốn phân theo loại tiền
Từ lâu ngân hàng VPB HN đã có những chú trọng trong công tác huy động vốn.
Đặc biệt là trong việc huy động vốn bằng loại tiền tệ. Vì đây là hoạt động giúp ngân
Lê Xuân Hương – BT5NH9
24
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
hàng thu hút thêm được nguồn ngoại tệ về để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng cũng như giúp Ngân hàng phục vụ được khách hàng tốt hơn khi khách
hàng có nhu cầu đổi ngoại tệ. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước
VPB HN cũng đã tập trung vào huy động vốn bằng nội tệ đảm bảo tốt cho các hoạt
động của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi tại VPB HN
Đơn vị: triệu đồng / %
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn 1.778.181 100 2.667.120 100 2822.349 100
Nội tệ 1.752.912 92.5 2.205.375 84,7 2.666.958 94.5
Ngoại tệ quy VND 133.269 7.5 407.745 15.3 155.391 5.5
(Nguồn : Báo cáophòng kế toán ngân quỹ VPB HN 2010 – 2012)

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy
động của CN HN. Năm 2010, nguồn vốn nội tệ chiếm 92.5% tổng nguồn đến năm
2012 là 94.5%. Như vậy có thể nói, sự gia tăng về nguồn vốn huy động nội tệ làm dẫn
đến sự gia tăng của tổng nguồn vốn huy động tại CN HN.
Trong khi đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp, 7.5% năm
2010, tới năm 2011 con số này tăng lên 15.3 % .Tuy rằng có sự tăng trưởng nhưng đến
năm 2012 lại giảm xuống 5%. Sở dĩ có điều này là do Nhà Nước thắt chặt lại để quản
lý thị trường tiền tệ. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ tăng nhẹ trong năm 2010 -
2011, không có sự biến động mạnh, năm 2010 là 133.269 triệu đồng, năm 2011 là
407.745 triệu đồng . Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này đồng Đô la Mỹ và
đồng tiền chung Châu Âu (EUR) là hai loại ngoại tệ mà CN HN-VPB huy động có tỷ
giá tương đối ổn định, không có sự biến động lớn. Riêng năm 2012 số ngoại tệ huy
động là 155.391 triệu đồng. Lý do là do Nhà Nước có một số điều chỉnh để kiểm soát
thị trường ngoại tệ nên có sự giảm xuống của huy động vốn bằng đồng ngoại tệ. Căn
cứ vào nhu cầu sử dụng nguồn vốn bằng ngoại tệ trong quá trình hoạt động, CN HN
cũng có những chính sách huy động ngoại tệ phù hợp để đảm bảo cân đối giữa nguồn
Lê Xuân Hương – BT5NH9
25
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
vốn huy động bằng nội tệ và huy động ngoại tệ.
Nhìn chung trong 3 năm 2010 – 2012 Nguồn vốn vẫn có sự tăng trưởng đều đặn
và khá ổn định trong đó chiếm ưu thế vẫn là nội tệ. Ngoại tệ có sự tăng trưởng khá tốt
ở năm 2010 – 2011 nhưng đến năm 2012 do một số chính sách quản lý và thắt chặt lại
thị trường ngoại tệ mà nguồn vốn bằng ngoại tệ có phần sụt giảm so với các năm
trước.
2.3.2 Huy động vốn phân theo kỳ hạn
Trong những năm qua các gói sản phẩm tiền gửi của VPB HN cũng ngày càng đa

dạng hơn và hoàn thiện hơn đem lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng cũng như tạo
được nguồn vốn chất lượng nhất cho ngân hàng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại VPB HN
Đơn vị: triệu đồng\%
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Tăng
trưởng
Năm
2012
Tăng
trưởng
TGKKH 88.908 122.688 138% 169.341 138%
TGCKH từ 1 đến dưới 12 tháng 1.613.661 2.314.020 143,4% 2.547.075 110%
TGCKH từ 12 tháng trở lên 75.612 230.412 304,7% 105.933 -46%
Vốn huy động 1.778.181 2.667.120 150% 2.822.349 105,7%
(Nguồn : Báo cáo phòng kế toán ngân quỹ VPB HN 2010 -2012 )
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thể hiện ở Bảng 2.6 có những biến đổi
theo xu hướng tích cực cùng với sự vận hành của nền kinh tế trong nước nói chung. Từ
năm 2010 đến năm 2012 có thể nhận thấy, cùng với sự tăng trưởng của tổng nguồn
vốn huy động từ năm 2010 là 1.778.181 triệu đồng, đến năm 2011 là 2.667.120 triệu
đồng và năm 2012 là 2.822.349 triệu đồng. Nguồn vốn động ở các kỳ hạn đều có sự
tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên, cơ cấu của nguồn vốn huy động theo kỳ hạn đã
có sự thay đổi theo chiều hướng nguồn vốn huy động TGCKH từ 1 đến dưới 12 tháng
ngày càng tăng trong khi nguồn vốn huy động TGCKH từ 12 tháng trở lên lại có xu
hướng giảm nhẹ.
 Nguồn TGKKH

Trong những năm gần đây nguồn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn tiền gửi có tốc
Lê Xuân Hương – BT5NH9
26
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cao Đẳng Chương 2. Thực trạng huy động
vốn tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Hà Nội
độ tăng trưởng đều và bền vững nhất trong các loại kỳ hạn tiền gửi. Cụ thể là năm
2010 VPB HN đã đạt được 88.908 triệu đồng. Năm 2011 đạt 122.688 triệu đồng tăng
33.780 triệu đồng và tăng 138% so với năm 2010. Năm 2012 VPB HN đã đạt được
169.341 triệu đồng tăng 46.653 triệu đồng và tăng 138% so với năm 2011. Qua các
năm nguồn vốn đều duy trì mức tăng trưởng ổn định từ 30.000 – 45.000 triệu đồng và
tăng 138% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã tạo nên một nguồn vốn tương đối
ổn định và có chất lượng cho ngân hàng, đem lại hiệu quả cao.
 Nguồn TGCKH từ 1 đến dưới 12 tháng
Bao gồm các khoản TG có kỳ hạn dưới 12 tháng, phổ biến là những khoản TG có
kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng. Đây là những khoản TG có kỳ hạn ngắn, vừa đáp
ứng được nhu cầu gửi khoản tiền nhàn rỗi trong khoảng thời gian ngắn để hưởng lãi,
nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người gửi tiền. Tổng số vốn huy
động TGCKH từ 1 đến dưới 12 tháng của VPB HN năm 2010 là 1.613.661 triệu đồng ,
năm 2011 là 2.314.020 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên 2.547.075 triệu đồng.
Bình quân mỗi năm nguồn TG này tăng thêm khoảng từ 200.000 – 700.000 triệu đồng.
Trong 3 năm qua nguồn vốn này có tốc độ phát triển tốt và đều đặn qua các năm. Năm
2010 tăng trưởng 143,4% so với năm 2011, năm 2012 tăng 110% so với năm 2011.
Đây là một nguồn vốn ổn định, chi phí thấp và đem lại hiệu quả cao mà VPB HN đang
tập trung khai thác.
 Nguồn TGCKH từ 12 tháng trở lên
Đây là nguồn TG giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của VPB
CN HN, là nguồn vốn tạo cơ sở ổn định cho bất kỳ một NHTM nào. Huy động
TGCKH từ 12 tháng trở lên chủ yếu ở các kỳ hạn 12, 13, 18, 24 và 36 tháng và tập

trung vào một số khách hàng lớn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty tái bảo hiểm
quốc gia… và một số khách hàng dân cư tham gia vào gửi tiết kiệm 13 tháng với lãi
suất hấp dẫn. Năm 2010, CN HN chỉ huy động được 75.612 triệu đồng, nhưng đến
năm 2011 đã tăng lên 230.412 triệu đồng (tăng 304,7%) tuy nhiên đến năm 2012
nguồn huy động chỉ được 105.933 triệu đồng (giảm 46% so với năm 2011). Như vậy,
nguồn vốn huy động này có xu hướng tăng không ổn định. Nguyên nhân của việc thay
đổi số lượng vốn huy động TGCKH từ 12 tháng trở lên của VPB HN là do chính sách
Lê Xuân Hương – BT5NH9
27

×