Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng hạ đường huyết của cây dây thìa canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 43 trang )

BÔ Y TE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
— C3Ỉ ★ ỈO —
ĐỖ ANH VŨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC v ậ t
VÀ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYET
CỦA cẦ y d â y t h ì a c a n h
(Gymnema sylvestre{ Retz.) R. Br. Ex Schult.)
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2002 - 2jìÔ7f^
L^nii:'\VK N M
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn ơn \ ^ ' j
TS. Trần Văn ơn \ ^
ThS. Phùng Thanh Hươĩĩg
Nơi thực hiện: Bộ môn Thực vật
Một sô tỉnh miền Bắc Việt Nam
Thời gian thực hiện: 03/2007 — 05/2007
HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2007

J . „

I

I I f 1:1 I I I T F :: T

r I I
L è ữ d i m 0 R
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ các thầy cô, bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kình trọng và biết ơn sâu sắc tới:
TS. TRẦN VĂN ƠN
ThS. PHÙNG THANH HƯƠNG


Những người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình
làm thực nghiệm và hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm cfn đặc biệt tới
DS. Phạm Hà Thanh Tùng, ThS. Hoàng Quỳnh Hoa vì những giúp đỡ suốt quá
trình làm thực nghiệm khoa học ở Bộ môn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên trong bộ môn
Thực vật, các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các
thầv cô giáo, cán bộ trong trường đại học Dược Hà nội đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, quan tâm,
siúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Hà nội, tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Đỗ Anh Vũ
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1 .1 .Tổng quan về bệnh Đái tháo đường
2
1.1.1. Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường ỞViệt Nam và trên thế giới 2
7.7.2. Phán ỉ oại Đái tháo đường 3
1.13. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Đái tháo đường

5
ỉ .1.4. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán hệnh Đái tháo đường

6
/.7.5. Biên chứng của bệnh Đái tháo đường 6
1.1.6. Các thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường

6

1.2.Tổng quan về cây Dây thìa canh 8
1 .2 .1 . Về đặc điểm thực vật 9
1 .2 .2 . Thành phần hóa học 11
1.2.3. Tác dụng sinh học

.
13
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ 17
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 17
2.7.7. Nguvên vật liệu
17
2.1.2. Thiết bị 17
2.13. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2. Kết quả 19
2.2.7. Đặc điểm thực vật của cây Dây thìa canh

19
2.2.2. Ảnh hưởng của cao lỏng GI tới đường huyết của chuột bình 23
thường
2.2.3. Anh hưởng của cao lỏng Gỉ tới đường huyết của chuột trên mô
^ 24
hình tăng đường huyết bởi srz (I50mg/kg)

2.2.4. Xác định liều lượng thích hợp có tcic dụng hạ đưlỉng huyết trên mỏ
__________■ ■ 26
hình chuột Đái tháo đường hởi STZ ịISOmgỉkg)

2.3. Bàn luận 26
2.3.1. Về đặc điểm thực vật 26
23.2. Vê tác dụng hạ đường hiiyêt 27

2.3.3. Liều thích hợp có tác dụng hạ đường huyết 28
KẾT LUẬN 29
KHUYẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTĐ
GI
G2
G4
GS
GAD,5
lAAs
ICAs
MODY
STZ
WHO
Đái tháo đường
Cao lỏng 1:1 của cây Dây thìa canh
Cao lỏng 1:2 của cây Dây thìa canh
Cao lỏng 1:4 của cây Dây thìa canh
Gymnema sylvestre
Glutamic Acid Decarboxylase.
Insulin Autoaniibodies - Kháng thể tự kháng insulin
Islet Cell Autoantibodies - Kháng thể tự kháng tế bào tiểu đảo
Maturity Onset Diabetes of the Young - Đưòrng huyết tăng lúc trẻ
tuổi
Streptozotocine
World Health Orgnization - Tổ chức Y tế thế siới
Bảng 1: Danh mục các loài trong chi Gymnema có ở Việt Nam 1 0

Bảng 2: Sự biến đổi đường huyết theo thời gian trên chuột bình thường 23
Bảng 3; So sánh mức độ hạ đường huyết giữa insulin và GI trên chuột
'. 24
bình thường
Bảng 4: Sự biến đổi đường huyết theo thời gian trên mô hình chuột STZ 25
Bảng 5; Tỷ lệ % hạ đường huyết so với thời điểm Oh của 4 lô chuột
(Nước cất, G1,G2,G4)
Hình 1 : Cấu trúc hóa học của acid gymnemic 1 2
Hình 2; Cấu trúc của Gurmarin 13
Hình 3: Đặc điểm hlnh thái cây Dây thìa canh {Gymnema sylvestre) 21
Hình 4: Vi phẫu thân cây Dây thìa canh iGymnema sylvestre) 22
Hình 5: Vi phẫu gân lá cây Dây thìa canh {Gymnema sylvestre) 22
Hình 6 : Biểu đồ biến đổi đường huyết theo thời gian trên chuột bình
24
thường
Hình 7: Sự biến đổi đưòỉng huyết theo thời gian trên mô hình chuột STZ 25
ĐẶT VÂN ĐÊ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh đang có xu hướng phát triển ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO -
World Health Orgnization), trên thế giới hiện nay có khoảng 180 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ. Đến năm 2030, số bệnh nhân ĐTĐ sẽ tăng gấp đôi, trong đó
chủ yếu là typ 2, chiếm từ 90-95% tổng số ca bệnh. Nhu cầu về thuốc điều trị
là rất lófn, giá thuốc điều trị ĐTĐ thưcmg đắt hơn các thuốc khác khoảng 2-5
lần và chiếm 4-5% tổng chi phí thuốc chữa bệnh toàn cầu [44].
Nền y học Ayurveda của Ấn Độ đã sử dụng Cây Dây thìa canh
(Gymnema sylvestre - GS) hơn 2000 năm nay để điều trị ĐTĐ. Một số nghiên
cứu đã chỉ ra tác dụng hạ đường huyết của Dây thìa canh là đáng quan tâm
[1 ]],[ 12],[15],[20],[31],[341,[35],[36],[41],[39]. Gần đây, cây Dây thìa canh
đã được phát hiện tại một số tỉnh miền Bắc nước la. Điều này mở ra một
hướng nghiên cứu triển vọng; nghiên cứu cây Dây thìa canh làm thuốc ở Việt

Nam.
Với những lý do trên, đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng hạ đường huyết của cáy Dây
thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) /?. Br. ex Schult.y’
được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Mô tả và xác định tên khoa học của cây Dây thìa canh ở Việt Nam.
- Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết lá Dây thìa canh trên
chuột nhắt trắng.
- Xác định một liều dùng thích hợp có tác dụng hạ đường huyết trên
chuột nhắt.
PHẨN 1: TỐNG QUAN
1.1.Tổng quan về bệnh Đái tháo đường
Theo WHO, Đái tháo đường là một tình trạng bệnh lý mãn tính gặp
phải khi tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể sử dụng không hiệu
quả insulin do tụy tiết ra. Tinh trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn
chuyển hóa trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn tới sự hủy hoại nghiêm
trọng nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và mạch máu [44].
1.1.1. Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam và trên thê giới
a. Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường trên thế giới
Trên thế giới, rất nhiều người ở các điều kiện xã hội khác nhau đều bị
ĐTĐ. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Tỷ lệ người dân mắc bệnh tăng lên
nhanh chóng, đặc biệt là những năm gần đây. Có khoảng 1,1 triệu bệnh nhân
ĐTĐ đã tử vong trong năm 2005; 80% trong số đó thuộc các nước chậm phát
triển và đang phát triển. Có tới trên 50% ca bệnh tử vong trước tuổi 70 và 55%
trong số đó là phụ nữ. Số ca tử vong sẽ tăng 50% trong 10 năm tới nếu không
có biện pháp ngăn chặn kịp thời [44]. Tại Mỹ, tv lệ mắc bệnh chuna là 6 ,6 %,
ở Châu Âu là 2 -6 %, các nước Mỹ Latinh là 4,5-6,9% [9].
Thống kê của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế: Năm 1999, tỷ lệ ĐTĐ ở
Thái Lan là 6,7% và Hàn Quốc là 4%. Tại Ấn Độ, theo Paturi và cộng sự, tỷ lệ
mắc bệnh là 6 ,1 %, ở đối tượng 40 tuổi trở lên là 13,3%. Tại Nhật Bản, tỷ lệ

ĐTĐ typ I là 10-15 người / 100.000 dân (từ 18 tuổi trở xuống), tỷ lệ ĐTĐ typ
II là 4,12% (từ 40 tuổi trở lên) [6 ].
b. Tình hình mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam
Từ năm 1990-1991, Phan Sĩ Quốc, Lê Huy Liệu, Dominique Simon và
cộng sự đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh của Hà Nội cho thấy tý lệ người
dân từ 15 tuổi trở lên bị ĐTĐ là 1 ,1 % (1,4% đối với nội thành và 0,63% đối
với ngoại thành), tỷ lệ này ở Huế là 0,96% và ở nội thành thành phố Hồ Chí
Minh là 2,52 ± 0,4% [9].
Nãm 1996, Trần Hữu Đàng và cộng sự điều tra trên 4.980 người tại Huế
từ 15 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 0,9%. Năm 2000, Tô Văn
Hải và cộng sự điều tra 2.017 người từ 16 tuổi trở lên sống ở Hà Nội đã xác
định tỷ lệ ĐTĐ chung là 3,62%. Năm 2001, Nguyễn Thị Kim Hưng và cộng
sự điều tra trên 2.932 người từ 15 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 3,7% [4].
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường
Đái tháo đường được chia làm 5 loại [9],[6 ]:
a. Typ 1: Có sự phá hủy tế bào |3, thường dẫn đến thiếu Insulin tuyệt đối.
-M iễn dịch trung gian tế bào: hậu quả của sự phá hủy tế bào p bao eồm
các ICAs (Islet Cell Autoantibodies - Kháng thể tự kháng tế bào tiểu đảo),
lAAs (Insulin Autoantibodies - Kháng thể tự kháng insulin), GAD55
(Glutamic Acid Decarboxylase - Enzym acid glutamic decarboxylase). CÓ tới
85-90% các bệnh nhân mới bị ĐTĐ typ này phát hiện có một hoặc nhiều
kháng thể.
-Không rõ nguyên nhân.
b. Typ 2: Thiếu insulin và kháng insulin, không có sự phá hủy tự miễn các
tế bào Ị3 , tỉ lệ béo phì cao, không có triệu chứng trong nhiều năm, có nguy cơ
tăng các biến chứng mạch máu, nồng độ insulin bình thường hoặc tăng cao,
không cần thiết dùng insulin trong nhiều năm, hiếm khi có toan ceton tự phát,
chưa được xác định về mặt di truyền.
c. Các typ Đái tháo đường đặc hiệu khác:

- Các khuyết tật di truyền của tế bào P: trước đây gọi là MODY
(Maturity Onset Diabetes of the Young - Đưòng huyết tăng lúc trẻ
tuổi). Khuyết tật nàycó tính di truyền.
■ Chromosome 12. q HNF-la (thể MODY 3).
■ Chromosome 7. p glucosekinase (thể MODY 2).
Chromosome 20.HNF-4a (thể MODY 1).
ADN của ty lạp thể (mytochondrial ADN).
Các thể khác.
Thiếu hụt di truyền về tác động của insulin:
Kháng insulin typ A.
Hội chứng Leprechaunism.
Hội chứng Rabson-Mendenhall.
ĐTĐ teo các tổ chức mỡ.
Các thể khác.
Bệnh tuyến tụy ngoại tiết;
Viêm tụy
Chấn thương, cắt tụy toàn
bộ.
ưng thư tụy.
Các bệnh nội tiết:
Bệnh to đầu chi.
Hội chứng Cushing.
ư tế bào tiết glucagon.
u tủy thượng thận.
Thuốc hoặc hóa chất:
Vacor.
Pentamidin.
Acid nicotinic.
Hormon tuyến giáp.
Diazosid.

Xơ nang tụy.
Nhiễm sắc tố sắt.
Xơ sỏi tụy.
Các bệnh khác.
' Cường giáp.
' ư tiết somatostatin.
' u tiết aldosterol.
' Các bệnh khác.
Các chất đồng vận chuyển ß-
adrenergic.
Thiazid.
Dilantin.
Interferon alpha.
Các chất khác:
- Nhiễm khuẩn:
■ Bệnh sởi (rubella) bẩm sinh.
■ Cytomegalovirus.
■ Các loại nhiễm khuẩn khác.
- Những thể ĐTĐ miễn dịch trung gian ít gặp:
■ Hội chứng Stiff-Man.
■ Các kháng thể receptor tiếp nhận insulin.
■ Các thể khác.
- Một sô hội chứng di truyền kết hợp với ĐTĐ:
■ Hội chứng Down.
■ Hội chứng Klinfelter.
■ Hội chứng Turner.
■ Hội chứng Wolfram.
d. Đái tháo đường ở người mang thai: Giảm dung nạp glucose ở mức độ
nào đó vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Cũng có thể có trước khi có thai mà
không phát hiện ra.

e. Rối loạn dung nạp glucose: (IGT: Impaired glucose tolerance) và rối
loạn đưòfng huyết lúc đói (IFG: Impaired fasting glucose).
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán mới của bệnh ĐTĐ theo WHO năm 1998
[8 ],[7],[10]:
- Mẫu đường huyết tương bất kỳ > 200mg/dl kết hợp với các triệu
chứng của tăng đường huyết.
- Đường huyết tương lúc đói >126 mg/dl (sau 8h không ăn).
- Đường huyết tưomg sau 2h uống 75g glucose > 200mg/dl.
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết mất bù chuyển hóa cấp
tính thì phải lặp lại xét nghiệm một lần nữa để xác định chẩn đoán. Tuy nhiên,
nghiệm pháp dung nạp glucose không được chỉ định thường quy trên lâm
sàng.
1.1.4. Các xét nghiêm hóa sinh chẩn đoán bệnh Đái tháo đường
Có 08 xét nghiệm hóa sinh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ
[7],[10]:
a. Gỉucose niệu.
b. Glucose máu ngẫu nhiên.
c. Glucose máu lúc đói.
d. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống.
e. Định lượng insulin.
f. Định lượng peptid c trong máu.
g. Pructosamin trong huvết tương.
h. Xácđịnỉitỷ lêHbAlC.
U .S . Biến chứng của bệnh Đái tháo đường
a. Biến chứng cấp tính:
- Hạ đường huyết.
- Nhiễm toan ceton.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Nhiễm toan acid Lactic.

b. Biến chứng mạn tính:
- Biến chứng ở mạch máu lófn.
- Biến chứng ở mạch máu nhỏ.
- Các biến chứng khác: Da, xương khớp, nhiễm khuẩn.
1.1.6. Các thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường
Theo nguồn gốc, thuốc điều trị ĐTĐ được chia làm 02 nhóm [6 J:
a. Nhóm thuốc hóa dược
Dựa theo cơ chế tác dụng, thuốc hạ glucose máu được chia làm 4 nhóm:
- Insulin: Đây là thuốc không thể thiếu được với các bệnh nhân ĐTĐ
typ I và được dùng phối hợp với các thuốc khác trong một số trường hợp ĐTĐ
typ II.
- Thuốc kích thích bài tiết insulin:
• Các sulfonylure: Thế hệ I gồm có Tolbutamid, Tolazamid,
Acetazolamid, Clopropamid. Thế hệ II (tác dụng mạnh hơn thế hệ I) gồm có:
Glibenclamid, Glipizide, Gliclazid v.v
• Meglitinide: Repaglinide, Nateglinide.
- Thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin: Dẫn xuất
biguanide (Metformin), nhóm thiazolidindion (Pioglitazon, Rosiglitazon).
- Thuốc ức chế a - glucosidase: Acabóse.
b. Nhóm thuốc Đông dược
Một số vị thuốc có tác dụng hạ đường huyết;
- Bạch truật (Atractyìodes macrocephaỉa): Bộ phận dùng là rễ củ đã
chế biến. Cao lỏng Bạch truật với liều lOg/kg đường uống làm giảm 69,5%
đường huyết ở thỏ được tiêm alloxan so với lô chứng.
- Cam thảo đất ịScoparia dulsis): Bộ phận dùng là toàn cây. Cây có
chứa amelin, một chất làm hạ đường huyết đường uống. Chất này làm hạ
đường huyết từ từ và không hạ dưới mức bình thưòtig.
- Câu kỳ tử (Lycium chínense): Bộ phận dùng là quả chín phoi khô.
Trên chuột nhắt trắng, với liều 500mg/kg theo đường tiêm màng bụng, Câu kỳ
tử làm hạ đưòfng huyết tối đa tới 53% so với mức đường huyết ban đầu.

- Mướp đắng (Momordica charantia) Bộ phận dùng là quả đã chế
biến. Mướp đắng làm hạ đường huyết có ý nghĩa trên động vật bị ĐTO. Ngoài
ra cây còn có tác dụng kích thích tế bào ß đảo tụy tiết insulin, ức chế tổng hợp
glucose, tăng hấp thu glucose vào các mô.
- Nhân sâm ịPanax ginseng} Bộ phận dùng là rễ đã chế biến. Được
phối hợp trong một sô bài thuốc chữa ĐTĐ
- Sinh địa (Rhemania glutinosa): Sử dụng rễ củ tươi hay sấy khô.
- Chè xanh {Camellia sinensis): Thành phần có tác dụng chính là
EGCG (Epigallocatechin-3-gallate).
- Thổ phục linh ịSmilax glabra): Bộ phận dùng là thân rễ. Cây có tác
dụng kích thích tế bào Ị3 đảo tụy tiết insulin hoặc làm tăng tính nhạy cảm của
insulin với mô đích.
- Vối rừng (Syzygium cuminUy. Sử dụng lá, vỏ thân, hạt, quả đã chế
biến. Hạt Vối rừng dưới dạng hỗn dịch với nước có tác dụng hạ đường huyết
tốt nhất ở liều 4g/kg với mức hạ đường huyết là 42,6%.
- Thất diệp đởm (Gynostema pentaplìyllum): Bộ phận dùng là rễ củ.
Cao Thất diệp đởm hạ đường huyết tối đa 33% trên chuột nhắt trắng với liều
300mg/kg theo đường tiêm màng bụng.
- Ngoài ra còn có một số vị thuốc khác cũng có tác dụng hạ đường
huyết như: Móng trâu (Angioteris evecta), Tri mẫu ịAnemanhena
asphodeloides) v.v
1.2.Tổng quan về cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)
Cho tới thời điểm hiện tại, tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về
cây Dây thìa canh được công bố. Trên thế giới hiện có trên 400 tài liệu có
nhắc tới GS. Trong đó có trên 70 bài báo nghiên cứu về cây GS. Xu hướng
nghiên cứu về GS trong thời gian gần đây được chia làm hai hướng:
- Hướng thứ nhất: Đi theo xu hướng chiết xuất, phân lập, tiêu chuẩn
hóa các hoạt chất của Dây thìa canh, đồng thời tiếp tục nghiên cứu các tác
dụng sinh học của cây. Đi theo hướng này là hai quốc gia Trung Quốc và Ấi
Độ.

- Hướng thứ hai: Nghiên cứu các công thức phối hợp Dây thìa canh
với các chất khác nhau như chống oxy hóa v.v trong các chế phẩm giúp
kiểm soát đường huyết và mỡ máu. Gần đây, các nghiên cứu đang tập trung
vào nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe. Đi
theo xu hướng này là Mỹ và Nhật.
1.2.1. Về đặc điểm thực vật
Cây Dây thìa canh nằm trong chi Gymnema thuộc họ Thiên lý
(Asclepiưdaceae).
a. Vị trí của họ Ascỉepiadaceae trong hệ thống phân loại của Takhtajan
năm 1997
Họ Thiên lý (Ascỉepiadaceae) thuộc bộ Long đởm {Gentianales), phân
lófp Bạc hà {Lamiỉdae), lớp Ngọc lan {Magỉioliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta).
b. Đặc điểm của chi Gymnema [2],[3],[5]:
Cây bụi hoặc cây bụi thấp mọc leo. Lá mọc đối. Cụm hoa mọc thành
xim dạng tán, gần ở bên hoặc mọc đối, ở nách lá; nụ hoa hình trứng hoặc trụ-
nón, hoa nhỏ, đài chia 5. Tràng gần hình bánh xe, hình chuông hay hình bình,
thùy dày; tràng phụ gắn với tràng, phiến 5, đính vói họng của tràng hoặc có 5
cạnh với hai dãy lông trong ống, xen kẽ với các thùy. Cột hình trụ ngắn. Nhị
có bao phấn ngắn, với các phần phụ của trung đới ngắn, dạng màng; khối phấn
1 trong mỗi ô, hình trứng ngược thuôn, có sáp, có cuống, mọc đứng, chuôi rất
ngắn. Bộ nhụy có vòi với đầu rộng hình nón, hình khối hay hình đầu, vượt quá
bao phấn. Quả đại mảnh hoặc phình, hình trụ nhẵn có mũi. Hạt có mào lông.
Chi Gvmnema gồm 25 loài nhiệt đới Cựu lục địa tới Australia và Nam
Phi. ở Việt Nam hiện có 07 loài (Bảng 1).
Bảng 1: Danh mục các loài trong chi Gymnema có ở Việt Nam [5]
STT
Tên khoa học
Tên thường dùng
1 Gymnema acuminatum (Roxb.) Wall.

Lõa ty nhọn.
2 Gymnema albiflorum Cost.
Lõa ty hoa trắng.
3
Gymnema inodomm (Lour.) Dcne.
Lõa ty không mùi.
4
Gymnema latifolia Wall, ex Wight.
Lõa ty lá rộng.
5
Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.
Dây thìa canh, Dây
muôi, Lõa ty rừng.
6
Gymnema reticulatum (Moon) Alts.
Dây thìa canh gân
mạng,
7
Gvmnema tingens (Roxb.) Sprengel.
Rau mỏ, Dây thìa canh
lá to. Lõa ty nhuộm.
c. Đặc điểm thực vật của cây Dây thìa canh fcòn gọi là Đây muôi, Lõa ty
rừng)
Dây leo cao 6-1 Om. Toàn cây có nhựa mủ màu vàng. Thân có lóng, dài
8-12cm, đường kính 3mm, lỗ có bì thưa. Lá có phiến bầu dục xoan ngược,
thon, dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, có mũi, gân bên 4-6 đôi, rõ ở mặt
dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5-8mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim
dạng tán ở nách lá, cao 8mm, rộng 12-15mm. Đài có lông mịn và rìa lông.
Tràng không lông mặt ngoài, tràng phụ có 5 răng. Quả đại dài 5,5cm, rộng ở
nửa dưới. Hạt dẹp, mào lông dài 3cm.

Phân bố ở Ấì Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, ở nước ta,
có gặp từ Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình đến
Thanh Hóa.
Nơi sống và thu hái: Thường mọc các bờ bụi, hàng rào. Cây ra hoa
tháng 7, có quả tháng 8 .
1.2.2. Thành phần hóa học
Cây chứa một chất glucosid là acid gymnemic, rất gần với acid
chrysophanic nhưng khác về một số tính chất. Lá chứa những hợp chất hữu cơ,
2 hydratcarbon, chlorophyl a và b, phytol, nhựa, acid tartric, inositol, các hợp
chất anthraquinolic và acid gymnemic [2 ].
Ngoài ra, cây còn có 2 resin (một tan trong rượu), saponin, stigmasterol,
quercitol, các dẫn xuất acid amin betain, choline và trimethylamine [2 0 ].
Năm 1996, N. p. Sahu và cộng sự đã xác định 4 saponin triterpenoid
trong lá GS là gymnemasin A: 3-0-[P-D-glucopvranosyl(l->3) -(3-D-
glucuronopyranosyl]-22-0-tigloyl-gymnemanol; gymnemasin B: 3-0-[Ị3-D-
glucopyranosyJ( 1 ^3)-|3-D-glucuronopyranosvl-gymnemanol; gvmne-masin
C: 3-0-P-D-glucopyranosyl-22-0-tigIovl-gymnemanol và gymne-masin D: 3-
0-ị3-D-glucopyranosyl -gymnemanol [ 32].
Năm 2001, Wen-Cai Ye và cộng sự đã xác định được một số saponin
triterpenoid: gymnemagenin; 23-hydroxylongispinogenin; gvmnestrogenin;
gymnemanol; 30-hydroxylupeol; acid oleanolic; longispinogenin (3Ị3, 16p,
28-trihỵdroxy olean-12-ene); sitakisogenin (3p,16|3, 21ị3, 28-
tetrahydroxyolean-1 2 -ene); chichipegenin (3 [3, 16ị3, 2 2 a, 28-
tetrahydroxyolean-12-ene). Hàm lượng các chất đó trong lá GS: acid oleanolic
(0,031%), longispinogenin (0,012%), chichipegenin (0,007%), sitakisogenin
(0,004%), 30-hydroxylupeol (0,001%) [40].
Năm 2004, X. Liu và cộng sự đã xác định được kaempferol 3-0-(3-D-
glucopyranosyl-( 1 ^4)-a-L-rhamnopyranosyl-( 1 ->6)-(3-D-galactopyrano-side
và quercetin 3-0-6”-(3-hydroxyl-3-methylglutaryl)-[3-D-glucopyrano-side
[22].

Thành phần chính của cây có tác dụng làm hạ đường huyết là acid
gymnemic - là những saponin có cấu trúc triterpenoid. Có trên 10 loại và
những chất liên hệ được cô lập. Mỗi acid gymnemic trong lá chiếm khoảng
0,05% -0,12% [20]. Vì thường khó tách rời từng acid gymnemic nên người ta
thường nghiên cứu chung cho toàn thể acid gymnemic.
Cấu trúc hóa học của acid gymnemic được thể hiện ở Hình 1 .
COOH
^ O H ; C
4
H
OH
s.
OH
\J /HOH^C
ÓH
^ C H ,0 R 3
OH
CH3 CH3 ^
^CHCH2CH3
^ CH,
Hình 1: Cấu trúc hóa học của acid gymneiiiic [19]
Gurmarin, một polypeptid có khả năng làm mất đi cảm giác ngọt mà
không ảnh hưỏíng tới các vị giác khác, phân lập được từ lá GS được xác định
cấu trúc như Hình 2.
<EQCVKKDELCIPYYLDCCEPLECKKVNWWDHKCIG
1718
33
J
B c
Hình 2: Cấu trúc của Gurmarin

A- Cấu trúc của Gurmarin [29];
B- Hình ảnh không gian ba chiều của toàn bộ 20 Gurmarin được xếp chồng
lên nhau [14]; C- Cấu trúc khung của Gurmarin [14]
1.2.3. Tác dụng sinh học
Theo Võ Văn Chi, rễ cây có tác dụng gây nôn và long đờm. ở Trung Quốc,
người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch
máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận. Lá
cây và acid gymnemic không có tác dụng kháng khuẩn. Lá thường dùng trị
ĐTĐ, liều 4g lá khô đủ để làm ngimg glucose niệu. Thuốc có tác dụng gián tiếp
lên sự tiết insulin của tụy, làm giảm glucose niệu, làm mất vị ngọt của đường, vị
đắng của thuốc vẫn còn trong một vài giờ. Lá làm kích thích tim và hệ thống
tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các
dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Lá dùng dễ làm thuốc tiêu hóa,
còn dùng tán thành bột để chống độc. ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn
và dùng sắc uống để trị rắn độc cắn [2 ].
a. Tác dụng hạ đường huyết [15]
Tác dụng hạ đường huyết của bột lá khô GS đã được ghi nhận trên thỏ
được gây ĐTĐ thực nghiệm bằng alloxan do làm giảm hoạt tính của enzym
tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai
đoạn tăng đường huyết [33].
Chế độ ăn có chứa bột lá GS với liều 500 mg/chuột trong 10 nsày có tác
dụng bảo vệ đáng kể đối với chuột gây ĐTĐ thực nghiệm bằng beryllium
nitrat và đưa mức đường huyết trở về mức bình thường trong 4 ngày so với 10
ngày ở lô chuột không được dùng GS. Tuy nhiên, ở lồ chuột bình thường được
cho ăn bột lá GS trong 25 ngày lại không thấy hạ đường huyết có ý nghĩa [31].
Dịch chiết nước của lá GS với liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm
cân bằng mức đường huyết ở chuột cống được gây ĐTĐ thực ngiệm bằng STZ
do phục hồi tế bào [3 đảo tụy. Dịch chiết GS đã làm tăng gấp đôi số lượng đảo
tụy và tế bào [3 [35].
Thí nghiệm với dịch chiết nước GS điều trị lặp lại trong 32-35 ngày với

liều Ig/kg ở chuột cống bình thường và chuột được gây ĐTĐ nhẹ bằng STZ
liều 30 mg/kg cho thấy sự giảm có ý nghĩa đường huyết trong OGTT (The
Oral Glucose Tolerance Test - Phép thử dung nạp glucose bằng đường uống)
và không có bất cứ một biến đổi có ý nghĩa nào tới kháng thể kháng insulin
[28].
Tuy nhiên, vào năm 1995, Tominaga và cộng sự đã công bố rằng không
thấy tác dụng kháng insulin nào khi dùng dịch chiết lá GS đường uống với liều
120mg/kg/ngày trong 7 ngày đối với chuột được gây ĐTĐ bằng STZ
(Streptozotocine) [39].
Sử dụng các liều khác nhau (50, 100, 200 và 400 mg/kg) của dịch chiết
nước GS với chuột bình thường và chuột được gây ĐTĐ thực nghiệm bằng
STZ cho thấy sự phụ thuộc có ý nghĩa giữa liều dùng và tác dụng hạ đường
huyết [13].
Các tác nhân hạ đường huyết khác nhau được phân lập từ GS và được
xác định là các gymnemoside và acid gymnemic [24],[41]. Acid gymnemic có
tác dụng ức chế quá trình dephosphoryl hóa của glyceraldehyd-3-phosphate
dehydrogenase (GAPDH) [19].
Các glycoside triterpenoid phân lập được từ GS làm ức chế sử dụng
glucose ở cơ [37]. Acid gymnemic cũng làm ức chế hấp thu glucose ở ruột
[38]. Dịch chiết cồn GS cũng làm tăng tiết insulin từ tiểu đảo Langerhan [30].
Tuy nhiên, các glycosiđe triterpenoid lại không chứng tỏ được hoặc chỉ ức chế
rất ít sự hấp thu glucose khi thử OGTT ở chuột. Acid symnemic I và
gymnema saponin V không có tác dụng hạ đường huyết [41].
Trong một nghiên cứu khác, phần hòa tan trong nước của dịch chiết cồn
GS đã hạ thấp có ý nghĩa glycogen trong san đối với chuột được cho ăn
glucose [1 2 ].
Thử nghiệm lâm sàng trên 22 bệnh nhân ĐTĐ typ II: cho uống cao GS
400mg/ ngày, trong 18-20 tháng kết hợp với thuốc trị tiểu đường. Nhóm được
điều tậ có sự giảm đường huyết và hemoglobin AIC đáng kể và tăng lượng
insulin tiết ra từ tụy. Lượng thuốc uống trị tiểu đường cũng giảm và 5 người có

thể bỏ thuốc [1 1 ].
Thí nghiệm lâm sàng trên 27 bệnh nhân ĐTĐ typ I được cho uống cao
GS 400mg/ngày cùng với điều trị bằng insulin cho thấy đường máu, HbAlC,
protein glycosylate plasma hạ thấp nhanh chóng và giảm lượng insulin cần
dùng. Hơn nữa lipid máu giảm về gần mức bình thường [34].
Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, dịch chiết nước GS được cho 10
người khỏe mạnh sử dụng với liều 2g X 3 lần/ngày trong 10 ngày và 6 bệnh
nhân tiểu đường sử dụng trong 15 ngày. Kết quả thử OGTT cho thấy mức
glucose giảm có ý nghĩa trong tất cả các nhóm trừ nhóm người khỏe mạnh
[21].
b. Tác dụng hạ ỉipid máu
Dịch chiết GS có tác động lên chuyển hóa lipid, làm giảm có ý nghĩa
các chất béo tiêu hóa được, làm tăng bài tiết các Sterol trung tính và Sterol
acid qua phân, ngoài ra còn làm giảm tổng lượng Qiolesterol toàn phần và
mức Triglycerid trong huyết tưomg [36].
Một nghiên cứu của dịch chiết gymnemate từ GS trên mô hình chuột
OLEFT (Otsuka Long-Evans Tokusima Fatty) - một mô hình chuột nhiều
bệnh chứng điển hình với thừa trọng lượng, tăng lipid máu, tăng đường huyết.
Thời gian thử là 2 tuần từ tuần 26-28, kết quả cho thấy ở lô sử dụng dịch chiết
gymnemate, lượng nước và thức ăn đưa vào giảm 1/3 -> 2/3 trong khi trọng
lượng cơ thể giảm 57,2 ± 6,4 tới 75,5 ± 6,3 g. Vào cuối đợt thực nghiệm (3
tuần sau khi dùng dịch chiết gymnemate), tổng lượng cholesterol giảm 1/3,
hoìi thế nữa LDL+VLDL cholesterol giảm 1/2, tỷ lệ HDL cholesterol so với
cholesterol toàn phần cũng tăng lên, triglycerid huyết tưomg cũng giảm 1/4 so
với lô chứng [17].
c. Tác dụng làm mất đi cảm giác ngọt
Tác dụng này do Gurmarin, polypeptid phân lập được từ GS gây ra. Nó
làm ức chế chọn lọc cảm giác ngọt mà không ảnh hưởng đến các vị giác khác
ở chuột cống [18],[23],[16]. Cơ chế của gurmarin được cho là tác dụng trên
thần kinh cảm giác của chuột [25],[27],[26]. Tác dụng mất cảm giác ngọt của

gurmarin kéo dài khá lâu 2-3h, tác dụng này sẽ mất đi nhanh chóng dưới tác
dụng của chất kháng gurmarin trong huyết tương [23] hoặc p-cyclodextrin (|3-
CD) trên chuột nhắt C57BL [25],[26].
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1. Nguyên vật liệu
- Lá cây Dây thìa canh được thu hái vào tháng 04 năm 2007 tại một
số tỉnh miền Bắc. Mẫu được lun tại Phòng tiêu bản của Bộ môn Thực vật
(HNIP), số hiệu HNIP/15222/07 (Phụ lục 1 )
- Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, giống đực, trọng lượng trung bình 25
± 2 g, mua tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chuột được chia thành các lô,
mỗi lô 7-10 con.
- Streptozotocin (Sigma).
- Insulin nhanh (Polfa)
- Các hoá chất khác đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.
2.1.2. Thiết bị
a) Thiết bị xử lý mẫu cây:
- Kẹp tiêu bản gỗ.
- Tủ sấy SHELLAB.
- Máy cắt tiêu bản cầm tay.
- Kính lúp soi nổi.
- Kính hiển vi Leica.
b) Thiết bị dùng để chiết và pha chế dịch chiết:
- Bộ bình chiết ngấm kiệt 250g.
- Máy cất quay BƯCHI ROTAVAPOR R-200.
- Cốc có chân IL.
- Cốc có mỏ 500ml, 250ml, lOOml.
- Bình gạn 250ml.
Đũa thủy tinh, ống nghiệm v.v Ịp Ịri \
c) Thiết bị dùng trong quá trình thử tác dụng sinh học

- Lồng sắt cỡ to và nhỏ.
- Máy đo đường huyết One Touch Basic kèm theo que thử.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật: Đặc điểm hình thái
được mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [1]. Vi phẫu được cắt bằng máy
cắt cầm tay, tẩy và nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép. Tên khoa học được
xác định dựa bằng phương pháp so sánh hình thái [1], tham khảo Thực vật chí
Trung Quốc (Phiên bản điện tử) [45] và đối chiếu với mẫu lưu ở Phòng tiêu
bản quốc gia tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Môi trường (lEBR).
b) Phương pháp chuẩn bị dịch chiết: Lá cây Dâv thìa canh được sấy
khô ở 45°c, tán nhỏ, chiết bằng dung môi Ethanol 90°. Dịch chiết cồn thu
được được lọc qua bông, cất thu hồi dung môi và cô áp suất giảm đến cao lỏng
1:1 (Gl). Trong thí nghiệm, cao lỏng 1:1 được pha loãng bằng nước cất đê
được cao lỏng 1:2 (G2) và 1:4 (G4).
c) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được áp dụng thiết kế nghiên cứu
thực nghiệm có đối chứng. Để đánh giá tác dụng hạ đường huyết của cây
thuốc, kết quả của nhóm nghiên cứu với nhóm chứng được so sánh trong cùng
điều kiện : thời gian, nhiệt độ, thức ăn, thời điểm định lượng đường huyết.
- Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lá Dây thìa
canh trên đường huyết của chuột bình thường.
Chuột nhịn đói 12h được cho uống thuốc. Chia chuột làm các lô. Định
lượng đưòng huyết vào các thời điểm Oh, 2h, 4h. Tiến hành song song với lô
chứng uống nước cất và lô insulin. Insulin được tiêm màng bụng với liều
0,6ƯI/kg. Chuột được cho uống cao lỏng 1:1 lá Dây thìa canh với liều
0,5ml/25g.

×