Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của dược liệu mâm xôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.31 MB, 41 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

fis>ca

NGUYỄN THỊ HẢI YÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐlỂM THựC v ậ t v à
• • •
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA Dược LIỆU
• • •
MÂM XÔI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ược SỸ KHOÁ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền
Bộ môn Thực vật
Thời gian thực hiện: 01/2007-05/2007.
Hà Nội, 5/2007
£ Ờ Z (QcÂM ƠQl
Luận văn này được thực hiện tại Bộ môn Dược học cổ truyền, Bộ môn Thực
vật- Trường Đại học Dược Hà Nội.
Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn :
PGS.TS. Vũ Văn Điền - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới:
- ThS. Nguyễn Quốc Huy - Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- CN.Nguyễn Anh Đức - Khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
-Tập thể cán bộ Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Tập thể cán bộ Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn khuyến khích,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2007.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. VỊ trí phân loại đặc điểm thực vật của họ Hoa hồng và chi Rubus 2
1.1.1 .Vị trí phân loại của chi Rubus
2
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Hoa hồng 2
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Rubus 3
1.1.4. Đặc điểm thực vật loài Rubus alceaefolius Poir

4
1.2. Thành phần hoá học 6
1.3. Tác dụng và công dụng 7
1.4. Một số bài thuốc 7
PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 9
2.1. Nguyên liệu, phương tiện và phương pháp nghiên cứu

9
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 9
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 9
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 9
2.2. Thực nghiệm và kết quả 11
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật 11
2.2.2. Nghiên cứu về hoá học
18
2.3. Bàn luận về kết quả 34
2.3.1. Về thực vật 34
2.3.2. Về hoá học 34

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 35
3.1. Kết luận 35
3.1.1. Về mặt thực vật 35
3.1.2. Về mặt hoá học 35
3.2. Đề xuất 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỂ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất
phong phú và đa dạng. Mặt khác, dân tộc ta cũng như một số nước Đông Nam
Á lại có truyền thống phòng và chữa bệnh bằng thuốc từ dược liệu. Hơn nữa,
hiện nay con người ngày càng có xu hướng thích sử dụng thuốc có nguồn gốc
thiên nhiên hơn là các thuốc có nguồn gốc từ tổng hợp hóa dược. Tuy nhiên,
còn rất nhiều cây thuốc chưa được nghiên cứu và việc sử dụng chủ yếu theo
kinh nghiệm dân gian. Do đó, việc nghiên cứu cây thuốc làm sáng tỏ kinh
nghiệm sử dụng trong dân gian và góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược
liệu là cần thiết.
Mâm xôi là dược liệu có nhiều ở Việt Nam, thường mọc ở ven đường, các
bãi hoang, và rải rác trong rừng thưa. Đến nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên
cứu về loài Mâm xôi tại Việt Nam và việc khai thác, sử dụng dược liệu này
còn rất ít. Vì vậy, để đánh giá đầy đủ khả năng, hiệu quả chữa bệnh của dược
liệu này và trên cơ
sở đó có chiến lược khai thác, sử dụng hợp lý dược liệu
Mâm xôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm thực
vật và thành phần hoá học của vị dược liệu Mâm xôi”. Trong khuôn khổ
khóa luận này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu một số nội dung sau:
1. Về thực vật:
- Mô tả hình thái thực vật và kiểm định tên khoa học.
- Xác định đặc điểm vi phẫu lá, thân, đặc điểm bột lá của dược liệu.
2. Về hoá học
- Định tính các nhóm chất chính trong dược liệu.

- Định lượng flavonoid, saponin toàn phần và phân tích thành phần bằng
SKLM
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐlỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN B ố CỦA
HỌ HOA HỔNG VÀ CHI RUBUS
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Rubus
Theo các tài liệu về phân loại thực vật [3], [13], [21], [22] cây Mâm xôi có
vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Phân giới thực vật bậc cao (Cormobionta)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng(Rosỉdae)
Liên bộ Hoa hồng (Rosanae)
Bộ Hoa hồng (Rosales)
Họ Hoa hồng (.Rosaceae)
Chi Rubus
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Hoa hồng (Rosaceae)
Theo các tài liệu [3], [5], [8], [13], họ Hoa hồng có các đặc điểm sau :
• Cây gỗ, bụi, dây leo hay cây cỏ, thân thường có gai do lông ở biểu bì biến
đổi thành.
• Lá mọc so le, đơn hay kép hình lông chim hay hình chân vịt, mép lá thường
có khía răng cưa, có 2 lá kèm đôi khi dính với gốc cuống lá.
• Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hoặc xim. Hoa đều, lưỡng
tính, mẫu 5. Đế hoa phẳng, lồi hoặc lõm hình chén, miệng chén đính với gốc
lá đài và cánh hoa, đế hoa khi chín có thể ôm lấy quả hay không. Đài gồm 5 lá
đài, dính với nhau ở gốc. Tràng gồm 5 cánh hoa rời, đều nhau, móng ngắn có
khi không có cánh hoa. Bộ nhị thường nhiều nhị, có khi chỉ có 5 hoặc 10 nhị.
2

Bộ nhuỵ có nhiều lá noãn rời nhau hoặc 1-2-5 lá noãn dính liền, mỗi lá noãn
thường có 2 hoặc nhiều noãn. Bầu trên hoặc bầu dưới.
• Quả có thể là một quả hạch, một quả loại lê do đế hoa dính liền với vỏ quả
hoặc nhiều quả bế đựng trong một đế hoa nạc lõm hay lồi, hoặc quả tụ do
nhiều quả hạch con tụ họp lại tạo thành.
• Hạt thường không có nội nhũ.
Họ Hoa hồng là một họ lớn, gồm 4 phân họ [3]:
- Phân họ Thuỷ bia (Spiraecoideae)
- Phân họ Hoa hồng (Rosoideae)
- Phân họ Táo tây (Maloideae)
- Phân họ Mận (Prunoideae)
Có khoảng 115 chi, 3000 loài, phân bố toàn cầu, chủ yếu ở vùng ôn đới,
cận nhiệt đới Bắc bán cầu [3], [5].
Việt Nam có 20 chi, khoảng 130 loài [3], [5], chủ yếu mọc hoang, một số
loài được trồng làm cảnh (Hoa hồng, Đào), ăn quả (Táo, Lê, Mận, Đào) và
một số loài thường dùng làm thuốc (Kim anh, Sơn tra, Mơ, Địa du, Chua chát,
Mộc qua ) [3].
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Rubus
• Cây bụi, mọc dựa vào cây khác nhờ gai cong trên thân.
• Lá đơn hay kép, thường có lá kèm .
• Cụm hoa thành chùy ở ngọn, xim đơn ở nách hoặc có khi là đơn độc.
• Hoa lưỡng tính, rất ít khi đơn tính . Đài hình chuông, loe ra, có 5 lá đài
xếp thành hình nanh sấu. Cánh hoa 5, cánh tròn nhiều hay ít, thường có móng,
ít khi không có móng. Nhị có số lượng không xác định. Lá noãn nhiều, đính
trên một đế lồi hay hình nón. Vòi nhụy ở đỉnh. Bầu có 2 noãn.
• Quả hình cầu, dạng quả hạch con, hạch hóa sụn . Hạt thường không có
nội nhũ [7].
Theo “ Thực vật học” [3] thế giới có 250 loài, Võ Văn Chi [7] có khoảng
3
700 loài, “ Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam ”, [18] có hơn 400

loài phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong các vùng ôn đới và ôn đới nóng [6].
Số loài thuộc chi Rubus có ở Việt Nam theo một số tác giả như sau (Bảng 1):
Bảng 1: Số loài thuộc chi Rubus ở Việt Nam
STT
Tác giả (hoặc NXB)
Số loài có ở Việt Nam
Số loài đã mô tả
1
Võ Văn Chi [7]
51
13
2
Phạm Hoàng Hộ [12] 57
54
3
Bộ môn Thực vật
Trường Đại học Dược
Hà Nội [3].
50
1.1.4. Đặc điểm thực vật loài Rubus alceaefolius Poir.
Đặc điểm thực vật loài Rubus alceaefolius Poir. ở Việt Nam theo mô tả
của một số tác giả được ghi ở bảng 2.
Bảng 2: Đặc điểm thực vật loài Rubus alceaefolius Poir. ở Việt Nam
Tên tác
giả
Mô tả đặc điểm thực vật loài
Rubus alceaefolius Poir.
Phân bố
ĐỖ Tất
Lợi

[16]
- Cây nhỡ, thân leo. Thân, cành, cuống lá và cuống
hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn có cuống dài, hình tim,
đường kính 5- 15 cm, chia 5 thùy theo hình chân vịt,
trên mặt có lông.
- Cụm hoa chùm. Đài 5, có lông, tràng 5 cánh, màu
trắng, nhiều nhị, nhiều lá noãn nhỏ, khi chín thành
quả hạch, tập hợp thành một quả kép trông giống đĩa
xôi.
- Quả chín màu đỏ tươi, có vị chua, ăn được.
Cây mọc
hoang ở
khắp miền
núi rừng
miền Bắc
nước ta
4
Võ Văn
Chi [7]
- Cây nhỡ; thân, cành, cuống lá, cuống hoa đều có gai
nhỏ. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5
thùy không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều
nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có
lông mềm màu xám.
- Cụm hoa thành chùm ở nách lá, dài 18 cm. Hoa rộng
1,5-2 cm. Cuống hoa dài 5-10 mm, có lông màu
hung. Đài có lông màu hung, lông mềm. Cánh hoa
trắng, không lông, có răng. Nhị rất nhiều. Lá noãn 30;
vòi dạng sợi, dài hơn nhị.
- Quả hình cầu, gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như

dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi.
Ra hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 5-7. Quả có vị
chua, thường được dùng ăn.
Cây mọc
ở nhiều
nơi từ Bắc
vào Nam,
trong các
rừng thưa,
ven
đường, bãi
hoang, từ
vùng thấp
lên đến độ
cao 1800
m.
Phạm
Hoàng
Hộ [12]
- Cây bụi leo; thân, cành đầy lông và có gai cong.
Phiến lá dày, chia 5 thùy cạn, mặt trên nhám, mặt
dưới đầy lông màu hoe, lá kèm chẻ thành sợi mịn.
- Cụm hoa chùm hay chùm - tụ tán; hoa rộng 2 cm;
đài có lông màu vàng; cánh hoa màu trắng, lá noãn
30.
- Quả đỏ, vị chua, dùng để ăn.
Cây mọc
ở rừng
thưa, bãi
hoang

khắp các
độ cao.
Viện
Dược
liệu
[18]
- Cây bụi nhỏ, thân có gai to, dẹt. Cành mọc vươn dài,
có nhiều lông. Lá đơn, mọc so le, hình bầu dục, hình
trứng hoặc gần tròn, chia thùy nông không đều, gân
hình chân vịt, mép khía răng, mặt trên màu lục sẫm
phủ lông lởm chởm, mặt dưới có nhiều lông mềm mịn
màu trắng xỉn; cuống lá dài cũng có gai; lá kèm rụng
sớm.
Cây mọc
ở ven
rừng ẩm,
rừng núi
đá vôi,
đồi, các
lùm bụi
5
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay ở đầu cành thành chùm
ngắn; lá bắc giống lá kèm; hoa màu trắng; lá đài 5, có
lông, 2 -Jcai ở phía ngoài chẻ ra ở đầu, các lá khác
nguyên; cánh hoa 5, mỏng, hình tròn; nhị rất nhiều,
thường dài bằng cánh hoa; chỉ nhị dẹt; lá noãn nhiều.
- Quả kép, hình cầu, màu đỏ khi chín, ăn được.
Mùa hoa quả: tháng 4-9.
quanh
làng.

Từ điển
bách
khoa
Hà Nội
[9]
- Cây nhỏ, thân cao có gai. Lá mọc so le, gốc hình
tim, chia 5 thùy không đều, gân chân vịt, mép có răng
cưa nhỏ, mặt dưới có lông mềm màu xám trắng;
cuống lá dài, có gai.
- Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá; cuống hoa
cũng có gai.
- Quả hình cầu gồm nhiều quả hạch tụ họp lại, khi
chín màu đỏ tươi, ăn được.
Mùa hoa quả: Tháng 4 -9
Cây mọc
hoang ở
khắp miền
núi, ven
đường,
ven rừng.
* Nhận xét: Qua mô tả đặc điểm thực vật loài Rubus alceaefolius Poir. ở
Việt Nam của các giả trên, chúng tôi thấy về cơ bản là giống nhau nhưng cũng
có một số ít đặc điểm khác nhau, theo chúng tôi sự khác nhau đó là do sự biến
đổi hình thái của cây tùy từng điều kiện sống.
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Theo tạp chí: “Isolation and identification of triterpenoids from Rubus
alceaefolius Poir.” [20], CÓ 5 hợp chất triterpenoid đã được chiết tách từ loài
Rubus alceaefolius Poir., bằng phân tích quang phổ đã nhận dạng được các
chất: acid corosolic, acid tormentic, niga-inchigoside FI, trachelosperoside E-
1, và suavissimoside Rl.

Việt Nam chưa thấy có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học
6
của dược liệu Mâm xôi.
Theo các tài liệu [6], [9], [16], [18] đều có ghi : Quả có chứa acid hữu cơ
(chủ yếu acid citric, malic, salysilic) và muối của các cid đó, đường, pectin.
Lá chứa tanin.
1.3. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG
Quả mâm xôi có vị ngọt, tính bình thường được dùng ăn; có tác dụng bổ
can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, tăng sức. Quả được dùng thay Phúc
bồn tử chữa thận hư, tinh ít, liệt dương, đái són, hoạt tinh, di tinh [7], [9], [11],
Cành lá và rễ cây Mâm xôi có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng hoạt
huyết, thanh nhiệt, tán huyết ứ, tiêu sưng viêm, kích thích tiêu hoá giúp ăn
ngon miệng. Dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện; chữa viêm gan cấp và mạn,
viêm tuyến vú, viêm loét miệng; làm thông máu, giúp ăn ngon cho phụ nữ sau
khi sinh [6], [7], [9], [11],[18], [19].
Ở Ấn độ, quả dùng làm thuốc chữa bệnh đái dầm cho trẻ em. Lá dùng
làm thuốc điều kinh, gây sảy thai, nước sắc lá và vỏ thân chữa tiêu chảy [6],
[7], [9], [18].
1.4. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ MÂM XÔI
- Chữa thận hư, tinh ít, liệt dương, đái són, hoạt tỉnh, di tinh:
Dùng riêng 20-30g quả Mâm xôi uống hoặc phối hợp với các vị Ba kích,
Kim anh mỗi vị 10-15g [6].
- Chữa viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng:
[18], [19].
Cành lá cây Mâm xôi
Cây Ôrô
30-40g
5-20g
Mộc thông 15-20g.
Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày [6].

7
- Dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống làm thông máu tiêu cơm:
Dùng 10-15g cành lá hãm hoặc sắc nước uống như trà [6].
- Làm dễ tiêu hoá:
Cành lá già phơi khô, thái nhỏ, sao thơm rồi hãm như chè hoặc sắc nước
uống trong ngày [6]. Ngày dùng 15 - 30 g dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc
pha uống trước bữa ăn 15 hay 20 phút để ăn cho ngon cơm, chữa chậm tiêu
[16].
8
PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu.
* Nơi thu hái mẫu : Xã Trung Giáp - Phù Ninh - Phú Thọ.
* Thời gian thu h ái: tháng 7 năm 2006.
* Mẫu nghiên cứu bao gồm : cành cây, hoa, lá.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Tủ sấy SHELLAB
- Cân phân tích Precisa
- Cân kỹ thuật Sartorius (Thụy Sỹ).
- Máy cất quay BUChi ROTAVAPOR R-200
- Máy xác định độ ẩm SATORIUS tại bộ môn Dược học cổ truyền-Trường
đại học Dược Hà Nội.
- Kính hiển vi Leica Wetzlar GmbH, máy ảnh kỹ thuật số Canon Power Shot
S40 tại bộ môn Thực vật - Trường đại học Dược Hà Nội.
- Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 của MERCK (Đức).
2.1.2.2. Hoá chất
- Hoá chất được sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích.
- Hoá chất: Ethanol, Methanol, Chloroform, n-Hexan, Ethyl acetat,Butanol

- Các hóa chất được mua tại thị trường Hà Nội
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.13.1. Nghiên cứu về thực vật
• Mỏ tả hình thái thưc vât và kiểm tra tên khoa hoc:
+ Mô tả hình thái thực vật:
9
- Quan sát, mô tả cây trên thực địa theo phương pháp ghi trong tài liệu [4].
- Thu thập, chụp ảnh và xử lý mẫu dược liệu theo phương pháp ghi trong tài
liệu [2], [4].
- Phân tích hoa trên kính lúp soi nổi và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.
+ Kiểm định tên khoa học:
- Đối chiếu đặc điểm hình thái thực vật của mẫu nghiên cứu với các tài liệu
chuyên sâu về thực vật [7], [9],[11], [12], [16], [18].
- Đối chiếu mẫu nghiên cứu với mẫu tiêu bản lưu tại Phòng tiêu bản khô ở Đại
Học Dược Hà Nội, Viện Dược liệu, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật - Viện
Khoa học và công nghệ Việt Nam và Phòng tiêu bản Khoa Sinh - Trường Đại
học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trên cơ sở đó, dự kiến tên khoa học của mẫu nghiên cứu
• Nghiên cứu về đăc điểm vi hoc:
- Tiến hành cắt, tẩy, nhuộm, soi vi phẫu các bộ phận của dược liệu theo các
phương pháp thường qui ghi trong tài liệu [2], [4].
- Quan sát cấu tạo vi phẫu lá, thân, và đặc điểm bột dược liệu bằng kính hiển
vi theo các phương pháp ghi trong tài liệu [2], [4], [15].
- Chụp ảnh các đặc điểm vi học bằng máy ảnh kỹ thuật số
- Mô tả các đặc điểm vi học theo các tài liệu [2], [4], [14], [15], [17].
2.I.3.2. Nghiên cứu về hoá học
- Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu theo các phương pháp
hóa thực vật thường qui ghi trong tài liệu [1], [2], [10].
- Định tính flavonoid, saponin trong dược liệu bằng SKLM, dùng bản mỏng
tráng sẵn Silicagel GF2 5 4 (Merck) theo phương pháp hóa thường qui ghi trong

tài liệu [1], [2].
- Định lượng flavonoid, saponin trong dược liệu bằng phương pháp cân [2],
[10].
10
Hàm ỉượng toàn phần nhóm chất cần định lượng được tính theo công
thức: A% = — —— xioo
Mxạ-à)
Trong đó: A: hàm ỉượng tính theo dược liệu khô tuyệt đối (%)
m : khối ỉượng cắn khô thu được (g)
M : khối ỉượng dược liệu đem định lượng (g)
a : hàm ẩm của dược liệu (%)
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật.
2.2.1.1. Thu thập và xử lý mẫu.
Tiến hành lấy mẫu tại xã Trung Giáp - Phù Ninh tỉnh Phú Thọ tháng 7
năm 2006, khi cây đang cố hoa và quả. Chụp ảnh cành mang lá, hoa, quả
(Hình 1); lấy mẫu làm tiêu bản khô và lưu tại Phòng tiêu bản - Bộ môn Thực
vật Trường Đại Học Dược Hà Nội, mã số tiêu bản là HNIP/15221/07.
Hình 1: Cành mang hoa và cành mang quả loài Rubus aceaefolius Poỉr.
a. Cành mang hoa b. Cành mang quả
11
2.2.1.2. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học
• Cây nhỡ, thân leo; toàn thân đều có gai nhỏ và có lông tơ.
• Lá đơn, có cuống dài 2 - 8cm, mọc so le, phiến lá hình tim, chia 5 thuỳ
không đều nhau, gân lá hình chân vịt; gốc lá tròn; mép có răng cưa; ngọn lá
nhọn; mặt trên màu lục sẫm có lông nhám lởm chởm, mặt dưới có lông mềm
màu xám; lá kèm có xẻ thuỳ và rụng sớm.
• Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay ở đầu cành thành chùm ngắn.
• Hoa màu trắng, cuống hoa dài 5 - 10mm,cuống có phủ lông màu xám trắng.
Các bộ phận của hoa (Hình 2):

+ Lá bắc giống lá kèm chẻ thành sợi mịn mặt dưới đầy lông màu xám
trắng, dài 0,8 - lcm, rộng 0,3 - 0,5cm.
+ Đài 5, có lông mịn màu trắng, 3 lá đài phía ngoài bị chẻ, 2 lá trong
nguyên; các lá đài dính nhau ở phần gốc của lá đài.
+ Tràng 5, màu trắng, hình hoa hồng, móng ngắn, rời nhau, dài 0,6 -
0,8cm, rộng 0,5 - 0,7 cm; tiền khai hoa 5 điểm.
+ Bộ nhị nhiều, chỉ nhị dài 0,8 - l,2cm, dính sát ngay dưới gốc lá đài tạo
thành vòng; bao phấn 2 ô, đính gốc.
+ Bộ nhuỵ nhiều, lá noãn 30 rời nhau, vòi dạng sợi. Bầu trên, một ô.
• Quả hình cầu, đường kính 1,2 - l,8cm, gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như
dáng mâm xôi, khi chín có màu đỏ tươi, có vị chua ngọt (Hình 3).
Qua mô tả đặc điểm hình thái thực vật và phân tích hình thái cơ quan
sinh sản, đối chiếu với các tài liệu tham khảo [6], [11], [12], [14], [16], và đối
chiếu với mẫu lưu số 784 - Phòng tiêu bản - Viện Dược liệu; mẫu lưu số B.713
- Phòng tiêu bản Khoa Sinh - ĐHKHTN - ĐHQGHN; mẫu lưu số 2876, 3438,
3529 - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học công nghệ Việt
Nam, chúng tôi sơ bộ xác định loài nghiên cứu có tên khoa học là:
Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae)
12
6b 7a 7b
Hình 2: Một số đặc điểm hoa Mâm xôi (Rubus alceae/olius Poir.)
1. Hoa nguyên vẹn 4. Tràng 7a,7b.Bộ nhụy
2. Lá bắc 5. Hoa bổ dọc
3. Đài 6a,6b. Bộ nhị
7 • •
Hình 3: Hoa và quả Mâm xôi
(Rubus alceaefolius Poir.)
l.Hoa 2. Quả
13
2.2.1.3. Đặc điểm vi phẫu của loài Rubus alceaefolius Poir.

♦ Đăc điểm vi phẫu lá:
* Đặc điểm vi phẫu cuống lá (Hình 4)
Mặt cắt ngang hình trứng, phía trên hơi lõm. Từ ngoài vào trong có:
+ Biểu bì (2) là một lớp tế bào hình tròn nhỏ xếp đều đặn, mang lông che chở
đơn bào (1), màng ngoài hóa cutin.
+ Mô dày (3) gồm 2 - 3 lớp tế bào dưới lớp biểu bì, hình tròn, thành dày.
+ Mô mềm (4) cấu tạo bed các tế bào thành mỏng, hình tròn, kích thước
không đều nhau. Trong mô mềm rải rác có các tinh thể calcioxalat hình cầu
gai (5).
+ Mô cứng (6): Cung mô cứng bao lấy phần trên của bó libe-gỗ.
+ Libe - gỗ: Có 7 - 8 bó libe - gỗ nằm trong khối mô mềm. Các bó libe - gỗ
xếp thành hình cung mà mặt lõm quay về phía trên. Trong đó bó libe-gỗ to ở
dưới, các bó nhỏ ở trên. Libe (7) tạo thành cung trên ôm lấy bó gỗ. Phần gỗ
(8) gồm các mạch gỗ nhỏ nối tiếp nhau thành hàng.
* Đặc điểm vi phẫu phiến lá:
- Phần gân lá (Hình 5):
Phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều hơn. Từ ngoài vào trong có:
+ Biểu bì (2): Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi một lớp tế bào hình tròn nhỏ
xếp đều đặn, phía ngoài mang lông che chở đơn bào (1), màng ngoài hóa
cutin.
+ Mô dày (3) gồm 3 - 4 lớp tế bào xếp sát biểu bì trên và dưới, kích thước
lớn hơn tế bào biểu bì, tế bào tròn, thành dày đều ở các cạnh.
+ Mô mềm (4) cấu tạo từ những tế bào hơi tròn hoặc đa giác, thành mỏng,
kích thước không đều, rải rác có các tinh thể calcioxalat hình cầu gai (5).
+ Các bó sợi (6) tạo thành cung ở phía dưới bao lấy bó libe-gỗ gân chính.
14
+ Libe-gỗ: Có 3 cung libe-gỗ trong đó cung lớn nhất ở giữa gân chính, 2
cung nhỏ ở 2 đầu của cung lớn. Libe (7) ở cung lớn bị chia thành các bó libe
tương ứng với các cung sợi. Phần gỗ (8) gồm các mạch gỗ nối tiếp nhau thành
dãy hướng tâm.

- Phần thịt lá :
Biểu bì trên là một hàng tế bào màng ngoài hóa cutin; biểu bì dưới tế bào
nhỏ như phần gân lá và mang nhiều lông che chở đơn bào. Mô giậu là một
hàng tế bào xếp vuông góc với lớp biểu bì. Trong phiến lá có các bó libe - gỗ
của gân phụ.
♦ Đăc điểm vi phẫu thân (Hình 6)
Mặt cắt ngang gần tròn. Từ ngoài vào trong có:
+ Bần (2) là một hàng tế bào xếp đều đặn mang lông che chở đơn bào (1).
+ Mô dày (3) gồm 5 - 6 lớp tế bào thành dày xếp theo hướng tiếp tuyến.
+ Mô mềm vỏ (4) gồm vài lớp tế bào thành mỏng, không đều. Trong mô
mềm vỏ rải rác có các tinh thể calcioxalat hình cầu gai (5) và sát với libe có
vòng mô cứng (6) xếp thành từng cung nối tiếp nhau.
+ Libe - gỗ: Libe (7) cấu tạo từ các tế bào nhỏ tạo thành cung tương ứng
với mỗi cung sợi bao lấy bó gỗ, trong libe có các tinh thể calcioxalat nằm rải
rác. Gỗ (8) có các mạch gỗ to, nhỏ xếp thành hàng. Có nhiều bó libe-gỗ, xen
kẽ giữa 2 bó libe - gỗ to là 1 bó libe - gỗ nhỏ.
+ Mô mềm ruột (9) gồm những tế bào đa giác hoặc tròn xếp sát nhau,
thành mỏng.
2.2.1.4. Đặc điểm bột lá (Hình 7)
Bột có màu nâu, mùi thơm nhẹ, vị nhạt, quan sát dưới kính hiển vi có
các đặc điểm: Mảnh biểu bì mang lông che chở hoặc mang lỗ khí. Lông che
chở đơn bào có thể cong hoặc thẳng. Tinh thể calcioxalat hình cầu gai đứng
riêng hoặc nằm trong mảnh mô mềm. Hạt tinh bột đứng riêng. Mảnh mạch
xoắn nhiều, thường kết thành bó; mảnh mạch mạng ít. Sợi xếp thành từng bó.
15
Chú thích:
1. Lông che chở đơn bào
2. Biểu bì
3. Mô dày
4. Mô mềm

5. Tinh thể calcioxalat
6. Mô cứng
7. Libe
8. GỖ
Hình.4: Vi phẫu cuống lá
Chú thích:
1. Lông che chở đơn bào
2. Biểu bì
3. Mô dày
4. Mô mềm
5. Tinh thể caỉxioxaỉat
6. Sợi
7. Libe
8. Gỗ
9. Mô giậu
Hình.5: Vi phẫu gân lá
16
Hình.6: Một phần vi phẫu thân.
Chú thích:
1. Lông che chở
2. Biểu bì
3. Mô dày
4. Mô mềm vỏ
5. Tinh thể calcioalat
6. Mô cứng
7. Libe
8. Gỗ
9. Mô mềm ruột
m


7 8 9
Hình 7ĩ Một số đặc điểm bột lá Mâm xôi
10
1. Lông che chở đơn bào
2. Biểu bì mang lông che chở
3. Hạt tinh bột
4. Tinh thể caẨsioxalat
5. Mô mềm mang tinh thể calcioxaỉat
17
6. Bó mạch xoắn
7. Mạch xoắn
8. Bó sợi
9. Mảnh mạch mạng
10. Biểu bì mang lỗ khí
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
2.2.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu
> Đinh tính Flavonoid
Lấy 5g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 50ml cồn 90°, đun cách thuỷ
10 phút. Lọc nóng. Bốc hơi hết cồn trên nồi cách thủy. Thêm khoảng 10ml
nước cất đun sôi và đun cách thủy 5 phút. Để nguội, lắc với 10ml n-hexan
trong bình gạn. Lấy phần dịch chiết nước làm các phản ứng sau:
* Phản ứng Cyanidin:
Cho lml vào ống nghiệm, thêm một ít bột Magie kim loại và 5 giọt HC1
đặc, lắc đều rồi đun nóng cách thuỷ thấy xuất hiện màu đỏ đậm (Phản ứng
dương tính).
* Phản ứng với kiềm:
- Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc, sấy nhẹ đến khô. Quan sát dưói ánh sáng
thường thấy có màu vàng nhạt. Hơ lên miệng lọ amoniac đặc đã mở nắp thấy
màu vàng đậm hơn (Phản ứng dương tính).
- Cho vào ống nghiệm lml dịch chiết, thêm vài giọt NaOH 10% thấy xuất

hiện tủa vàng, thêm tiếp lml nước cất tủa tan và màu vàng của dung dịch tăng
lên (Phản ứng dương tính).
* Phản ứng với dung dịch FeCỈ3 5%:
Cho vào ống nghiệm lml dịch chiết, thêm vào đó 2-3 giọt FeCl3 5% thấy
xuất hiện tủa màu xanh đen (Phản ứng dương tính).
* Phản ứng với AlCl3 3% trong cồn:
Cho vào ống nghiệm lml dịch chiết, thêm 2-3 giọt dd A1C13 3% trong cồn
thấy xuất hiện màu vàng ánh xanh (Phản ứng dương tính).
Sơ bộ kết luận: Dược liệu có Flavonoid
> Đinh tính Alcaloid
Cho khoảng 3g bột dược liệu vào cốc thủy tinhlOOml, thấm ẩm dược liệu
bằng dung dịch amoniac đặc, đậy kín 30 phút, để khô tự nhiên rồi cho vào
bình nón dung tích 100ml. Thêm 15ml chloroform vào lắc đều, đậy kín, ngâm
12 giờ, gạn dịch chloroform vào bình gạn. Thêm 10ml dung dịch H2S04 10%,
lắc kỹ. Gạn lấy dịch chiết acid để làm phản ứng với thuốc thử chung của
Alcaloid. Cho vào mỗi ống nghiệm lml dịch chiết rồi thêm vào:
- Ống 1: Thêm 2-3 giọt TT Dragendorff, dung dịch không có tủa vàng cam
(Phản ứng âm tính).
- Ống 2: Thêm 2-3 giọt TT Mayer, dung dịch không có tủa màu trắng đục
(Phản ứng âm tính).
- Ống 3: Thêm 2-3 giọt TT Bouchardat, dung dịch không có tủa nâu (Phản ứng
âm tính).
Sơ bộ kết luận: Dược liệu không có Alcaloid.
> Đinh tính Anthranoid.
* Phản ứng Bontrager.
Cho 3g bột dược liệu vào bình nón dung tích 100ml, thêm 20ml dung dịch
H2S04 10%, đun sôi cách thuỷ trong 15 phút. Lọc nóng vào bình gạn. Để
nguội, lắc với 5ml ether ethylic. Gạn lấy phần ether cho vào 2 ống nghiệm,
mỗi ống lml:
- Ống 1: Thêm lml NH4OH 10%, lắc kỹ thấy lớp dung dịch amoniac không

xuất hiện màu đỏ (Phản ứng âm tính).
- Ống 2: thêm lml NaOH 10% , lắc kỹ thấy lớp dung dịch kiềm khồng xuất
hiện màu đỏ (Phản ứng âm tính).
* Vi thăng hoa:
Đặt lg bột dược liệu trên nắp chai nhôm. Hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn đến
khi bay hơi hết nước trong dược liệu. Đặt lên miệng nắp nhôm một phiến kính,
trên phiến kính có để một miếng bông tẩm nước lạnh. Để nắp nhôm trực tiếp
trên ngọn lửa đèn cồn. Sau 5-10 phút, lấy phiến kính ra, để nguội. Soi dưới
kính hiển vi (lOx), không thấy có tinh thể (Phản ứng âm tính).
19
Sơ bộ kết luận: Dược liệu không có Anthranoid.
> Đinh tính Saponin.
- Hiện tượng tạo bọt'.
Cho vào ống nghiệm to lg dược liệu, thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc
nóng. Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm 10ml nước, lắc mạnh trong 5
phút theo chiều dọc ống nghiệm. Để yên, quan sát thấy cột bọt bền vững sau
15 phút (Phản ứng dương tính).
- Quan sát hiện tượng phá huyết:
Cho 2g bột dược liệu vào cốc có mỏ 100ml, thêmlOml nước, đun sôi cách
thuỷ trong 30 phút, lọc nóng, dịch lọc để làm thí nghiệm sau:
• Ống 1: lml dung dịch máu bò 2% đã loại fibrin + 2ml dịch chiết Saponin.
• Ống 2: lml dung dịch máu bò 2% đã loại fibrin + 2ml dd NaCl 0,9%.
Lắc nhẹ cả 2 ống nghiệm, để yên một lúc rồi quan sát thấy:
- Ống 1: Không thấy có tủa ở đáy ống.
- Ống 2: Có tủa hồng cầu lắng xuống đáy.
(Phản ứng dương tính).
- Phản ứng phân biệt sơ bộ hai loại Saponin:
Cho vào ống nghiệm to 0,5g bột dược liệu, thêm 5ml cồn 90°. Đun cách
thuỷ đến sôi, lọc nóng, lấy dịch lọc làm các thí nghiệm:
- Ống 1: Cho 5ml dd. NaOH 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên.

- Ống 2: Cho 5ml dd. HC1 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên.
Lắc mạnh 2 ống nghiệm trong 1 phút. Để yên, thấy cột bọt ở ống 2 cao
hơn ống 1.
- Phản ứng Salkowski:
Cho vào ống nghiệm to 2g bột dược liệu, thêm 10 ml cồn, đun cách thủy
đến sôi, lọc nóng. Thêm khoảng 2g than hoạt vào dịch lọc, đun sôi 5 phút, lọc
nóng qua giấy lọc gấp nếp. Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm nhỏ cô cách
20
thủy đến cắn. Hòa tan cắn bằng 1 ml CHCI3 rồi thêm vài giọt H2S04 đặc theo
thành ống nghiệm, mặt phân cách xuất hiện màu tím đỏ, lắc đồng nhất (Phản
ứng dương tính).
Sơ bộ kết luận: Dược liệu có Saponin triterpenoid.
> Đinh tính glvcosid tim.
Cho vào bình nón dung tích 100ml khoảng lOg bột dược liệu, thêm 80ml
cồn 25°. Ngâm 24 giờ, gạn lấy dịch chiết. Loại tạp bằng chì acetat 30% dư. Để
lắng, lọc bỏ tủa. Loại chì acetat dư bằng dd. Na2S04 30% đến khi không còn
tủa với Na2S04 nữa, để lắng, gạn. Lọc lấy dịch lọc cho vào bình gạn và lắc kỹ
2 lần bằng chloroform, mỗi lần 20ml. Gạn lấy dịch chloroform vào cốc có mỏ,
bốc hoi cách thuỷ đến khô. cắn được hoà tan bằng 5ml cồn 90° để làm phản
ứng:
- Phản ứng Lieberman:
Cho lml dịch chiết vào ống nghiệm, cô cách thuỷ đến cắn. Thêm lml
anhydrid acetic, lắc đều cho tan hết cắn. Đặt nghiêng ống nghiệm 45°, thêm từ
từ theo thành ống lml dd H2S04 đặc thấy xuất hiện một vòng tím đỏ ở mặt
phân cách giữa hai lớp chất lỏng (Phản ứng dương tính).
- Phản ứng Baljet:
Cho lml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 0,5ml thuốc thử Baljet mới pha
(gồm 1 phần dd Acid picric 1% và 9 phần dd NaOH 10%), không thấy xuất
hiện màu đỏ cam (Phản ứng âm tính).
- Phản ứng Legal:

Cho lml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dd natrinitropusiat 1% và
2 giọt dd NaOH 10%. Lắc đều không thấy xuất hiện màu đỏ (Phản ứng âm
tính)
Sơ bộ kết luận: Dược liệu không có Glycosid tim.
> Đinh tính Tanỉn
Cho vào ống nghiệm to lg bột dược liệu, thêm 10ml nước cất đun sôi trực
21

×