Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của một loài thuộc chi stephania lour ở bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 67 trang )


TRƯ




QUÁCH TH
NGHIÊN C
VÀ THÀNH PH
LOÀI THU
ỘC CHI
BÀ R
KHÓA

BỘ Y TẾ
TRƯ
ỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






QUÁCH TH
Ị THÚY NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT
ỘC CHI
STEPHANIA
LOUR.


BÀ R
ỊA – VŨNG TÀU

KHÓA
LUẬN TỐT NGHIỆP DƯ
ỢC SĨ


HÀ NỘI – 2015

ỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
ẦN HÓA HỌC CỦA MỘT
LOUR.


ỢC SĨ



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

QUÁCH THỊ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT LOÀI
THUỘC CHI STEPHANIA LOUR. Ở BÀ RỊA
– VŨNG TÀU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:

1. TS. Nguyễn Quốc Huy
2. ThS.NCS. Hoàng Văn Thủy
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật



HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Ban Giám Hiệu, phòng Đào Tạo, Trường Đại Học Dược Hà Nội, sự hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở Bộ Môn Thực vật, gia đình và bạn bè.
Em xin được gửi tới lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.Nguyễn Quốc Huy,
ThS.NCSHoàng Văn Thủy, các thầy đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong quá
trình làm khóa luận tốt nghiệp tại bộ môn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Thực Vật,
Trường ĐH Dược Hà Nội đã luôn giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình làm thực nghiệm tại bộ môn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới DS. Nguyễn Thị Thùy Linh, bạn Phạm
Thị Việt Hồng lớp M2K65, Lương Thị Lan lớp M1K65, Tống Xuân Quang lớp
A3K65, em Nguyễn Thị Mai Hạnh lớp M3K66, em Lê Thiên Kim lớp P1K66, những
người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện, và em xin gửi tới gia đình, bạn
bè, những người đã động viên, khích lệ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
luận.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Quách Thị Thúy Nga



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1.ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CHI STEPHANIA LOUR 2
1.1.1.Vị trí phân loại chi Stephania Lour 2
1.1.2.Đặc điểm của chi Stephania Lour 2
1.1.3.Đặc điểm một số loài có dịch màu đỏ trong chi Stephania Lour 3
1.2.PHÂN BỐ CỦA CHI STEPHANIA LOUR 5
1.2.1.Trên thế giới 5
1.2.2.Ở Việt Nam 5
1.3.THÀNH PHẦN HÓA HỌC 8
1.3.1.Những nghiên cứu về alcaloid trong chi Stephania Lour. trên thế giới 8
1.3.2.Những nghiên cứu về oxostephanin trong chi Stephania Lour. 9
1.4.TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO 9
1.4.1.Sắc ký lớp mỏng 9
1.4.2.Đặc điểm chung về HPTLC 10
1.4.3.Ứng dụng của HPTLC trong nghiên cứu dược liệu 11
1.5.CÔNG DỤNG, TÁC DỤNG CỦA OXOSTEPHANIN 12
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1.NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ 13

2.1.1.Nguyên liệu 13
2.1.2.Hóa chất và dụng cụ 13
2.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14


2.2.1.Nghiên cứu về thực vật 14
2.2.2.Nghiên cứu về hóa học 14
2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.3.1.Phương pháp nghiên cứu về thực vật 14
2.3.2.Phương pháp nghiên cứu về hóa học 14
CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20
3.1.THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 20
3.1.1.Kết quả về thực vật 20
3.1.2.Kết quả về thành phần hóa học 24
3.2.BÀN LUẬN 35
3.2.1.Về thực vật 35
3.2.2.Về hóa học 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HPTLC High Performance Thin Layer Chromatigraphy (Sắc ký lớp mỏng hiệu

năng cao)
SKLM Sắc ký lớp mỏng
STT Số thứ tự
S. Stephania
TLC Thin Layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)








DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Phân bố của các loài thuộc chi Stephania Lour.ở Việt Nam 6
Bảng 1.2.Các nhóm chất chính trong chi Stephania Lour. 8
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học 29
Bảng 3.2. Kết quả định lượng alcaloid toàn phần 32
Bảng 3.3. Bảng nồng độ và diện tích pic của các mẫu chuẩn 33
Bảng 3.4. Giá trị R
f
và diện tích pic của các mẫu chuẩn 33
Bảng 3.5. Kết quả định lượng oxostephanin 35
Bảng 3.6. Đặc điểm làm cơ sở giám định tên khoa học 37
Bảng 3.7. So sánh tiêu bản loài nghiên cứu với tiêu bản các phòng tiêu bản nước
ngoài 39
Bảng 3.8. So sánh đặc điểm thực vật giữa 2 loài S.venosa (Bl.) Spreng và
S.dielsiana Y.C.Wu 40
Bảng 3.9. So sánh hàm lượng oxostephanin giữa loài S.venosa (Bl.) Spreng và
S.dielsiana Y.C.Wu 42





DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của oxostephanin 9
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của loài nghiên cứu 21
Hình 3.2. Đặc điểm bột dược liệu 22
Hình 3.3.Vi phẫu thân 22
Hình 3.4.Vi phẫu cuống lá 23
Hình 3.5.Vi phẫu lá 23
Hình 3.6. SKLM dịch chiết tổng 31
Hình 3.7. SKLM của 3 hệ dung môi khác nhau 31
Hình 3.8. Mối liên hệ giữa nồng độ và diện tích pic 33
Hình 3.9. Sác ký đồ của các mẫu chuẩn và thử 34






















1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Bình vôi Stephania Lour.là một chi lớn trong họ Tiết dê
(Menispermaceae). Ở Việt Nam, Ngô Thị Tâm đã nghiên cứu loài Stephania pierrei
Diels.mọc ở Nghĩa Bình [22]. Nguyễn Tiến Vững đã nghiên cứu loài Stephania
glabra (Roxb.)Miers.mọc ở Ninh Bình và loài Stephania kuinanensis H.S.Lo et
M.Yang. mọc ở Lạng Sơn[27]. Nguyễn Quốc Huy đã nghiên cứu 3 loài: Stephania
brachyandra Diels, Stephania dielsiana Y.C.Wu, Stephania sinica Diels [17]….
Tuy nhiên vẫn có nhiều loài chưa được nghiên cứu kỹ về thực vật và hóa học, nhất
là các loài bình vôi thu hái ở các tỉnh phía Nam.
Loài Stephania dielsiana Y.C.Wu thu hái ở Ba Vì có đặc điểm nổi bật là có
dịch màu đỏ và đã phân lập ra được chất oxostephanin – một hoạt chất được nghiên
cứu gần đây là có tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư [17].
Gần đây, một loài Bình vôi thu hái ở Bà Rịa-Vũng Tàu có dịch màu đỏ giống
với loài Stephania dielsiana Y.C.Wu chưa thấy có tài liệu nào ở Việt Nam nghiên
cứu. Để có định hướng phát triển, sử dụng và bảo tồn loài bình vôi này, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của một loài thuộc chi
Stephania Lour.ở Bà Rịa-Vũng Tàu” được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
 Mô tả đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học của loài nghiên cứu; mô tả đặc
điểm vi phẫu và bột dược liệu.
 Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hóa học, định tính alcaloid trong
dược liệu bằng SKLM.

 Định lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu; bán định lượng oxostephanin
bằng phương pháp HPTLC.

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CHI STEPHANIA LOUR.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Stephania Lour.
Theo tài liệu [6], [24], [32], chi Stephania Lour.thuộc:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae)
Liên bộ Hoàng liên (Ranunculanae)
Bộ Hoàng liên (Ranunculales)
Phân bộ Tiết dê (Menispermineae)
Họ Tiết dê (Menispermaceae)
1.1.2. Đặc điểm của chi Stephania Lour.
Theo tài liệu [2], [19], [24], [32], chi Stephania Lour.được mô tả như sau:
Dây leo, sống lâu năm, hầu hết mảnh khảnh. Thân cỏ. Thân non thường
nhẵn, xanh nhạt, xanh bóng hay xanh thẫm. Thân già thường có rãnh dọc, mụn cóc
sần sùi màu nâu xám, nâu đen hoặc màu nâu đất. Rễ dạng sợi hoặc phình to thành rễ
củ.Rễ củ thường có dạng hình cầu, hình trứng, hình trụ hay có hình dạng bất định.
Tùy thuộc vào loài, tuổi cây và điều kiện môi trường sống mà vỏ củ có nhiều thay
đổi (nhẵn, xù xì, màu nâu xám nhạt, xám tro hay đen,…)
Lá mọc so le.Cuống lá thường gấp khúc ở gốc, hai đầu phình lên, đính vào
phiến lá khoảng 1/5-1/3 chiều dài phiến lá. Phiến lá mỏng hoặc dày, nhẵn bóng hoặc
rải rác có lông, hình lọng, thường hình trứng hay gần tròn, có cạnh hoặc tam giác
tròn, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gân lá hình chân vịt, gồm 8-13 gân xuất phát từ
đỉnh cuống lá.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay trên thân cây già không lá, thường có dạng tán

đơn, tán kép, xim tán kép, hình đầu đến tán ngù, có cuống, đơn độc hay xếp theo
kiểu chùm ít nhất ở các nhánh của tán cấp 1, các nhánh cuối cùng đôi khi không
đều, hoặc đôi khi các xim tụ họp thành đầu hình đĩa. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa
đực có 6 - 8 đài rời nhau, xếp thành 2 vòng, bằng nhau hay không bằng nhau, hoặc
3

chỉ 2 - 3 ở loài S. capitata, đài ít nhiều hình trái xoan ngược. Cánh hoa rời nhau, 3
hay 4, hình trứng ngược, mép bên nhiều khi gập vào trong, màu vàng hay trắng
xanh.Nhị 2 - 6, chỉ nhị dính nhau thành ống hình trụ, bao phấn dính nhau thành hình
đĩa với 4 - 8 ô nứt ngang. Hoa cái đối xứng hay bất đối xứng, 1 - 8 lá đài, 2 - 4 cánh
hoa; bầu hình trứng, 2 lá noãn (nhưng chỉ có 1 lá noãn phát triển thành hạt, 1 lá
noãn bị thoái hóa), vòi rất ngắn hoặc không có; núm nhụy có 4 - 6 (-7), thùy ngắn
hoặc rách, hình dùi, choãi ra.
Quả hạch, hai bên dẹt, hình trứng ngược với vết sẹo ở núm gần gốc nhẵn.
Quả chín màu vàng đậm hay đỏ tươi nhẵn bóng. Hạt hình móng ngựa, hai mặt bên
lõm, hình trứng hoặc gần tròn, mang 2 - 4 hàng vân dạng gai.Giá noãn có lỗ thủng
hoặc không.Cây mềm có lá mầm, ít nhiều bằng rễ mầm, bao quanh bởi nội nhũ.
Mùa hoa: tháng 4 - 6. Mùa quả: tháng 8 - 10.
1.1.3. Đặc điểm một số loài có dịch màu đỏ trong chi Stephania Lour.
1.1.3.1. Stephania dentifolia H. S. Lo & M. Yang [32]
Dây leo, thân thảo, nhẵn. Rễ lớn phình thành củ.Thân cây đường khía và có
dịch màu đỏ. Cuống lá dài 2 - 4 cm, phiến lá hình khiên, dẹt, 2 - 4(- 8) x 2,5 - 4,4(-
9)cm, gốc lá cụt hoặc hơi tròn, mép lá có khía hình răng cưa, ngọn lá tù hoặc hơi
nhọn, gồm 8 – 10 gân lá mảnh mọc từ gốc lá. Cụm hoa đực mọc dạng xim tán, mọc
từ nách lá, đơn độc hoặc kết hợp, cuống cụm hoa mảnh, dài 0,8 – 2,5cm; tán gồm 4
– 6 nhánh nhỏ, cuống mỗi nhánh dài 0,3 – 1cm, lá bắc của hoa và của cụm hoa đều
nhọn, dài 2 – 2,5cm, nhẵn hoặc có ít lông. Hoa đực có đài 6 chia 2 vòng, vòng ngoài
hình bầu dục, 1,7×0,9 – 1 mm, trên đài có các đường gân ngắn. Hoa đực có tràng 3,
nạc, 0,8 – 1,4mm với nốt sần ở trong. Cụm hoa cái mọc dạng gần đầu, cuống của cả
cụm mảnh dài 1 - 1,5 cm, lá bắc của cụm dài 1 – 3mm. Hoa cái có đài 1, tràng 2,

nạc. Quả chưa rõ.
1.1.3.2. Stephania yunnanensis H. S. Lo [32]
Dây leo, thân thảo, dài 4 – 5m, nhẵn. Thân và lá đều có dịch màu đỏ. Cuống
lá gần bằng hoặc dài hơn thân lá, lá có hình dạng tam giác rộng đến tam giác nhọn,
5 – 11cm, chiều dài lá gần bằng hoặc dài hơn một ít chiều rộng lá, lá mỏng như
4

màng, cả 2mặt đều nhẵn, gốc lá cụt hoặc hơi nhọn, đỉnh lá tròn hoặc hơi tù, mép
nguyên hoặc hơi lượn sóng; gồm 9 – 10 gân lá mọc từ gốc, tất cả đều màu nâu khi
khô. Cụm hoa mọc dạng xim tán. Hoa đực có cuống cụm hoa dài 2 – 6cm, hoặc dài
hơn, tán gồm 4 – 8 nhánh, có cuống mỗi nhánh dài hơn 2,5cm, lá bắc hình mũi mác
dài 1,5 – 2,5mm. Hoa đực đài 6 chia 2 vòng, mỗi vòng 3 đài, vòng ngoài nhỏ hơn,
hình trứng hơi hẹp ở gốc, dài 1,2 – 1,6 mm, tràng 3, kích thước 1×1,8 mm. Hoa cái
dạng tán, dài 1 – 2,5cm. Cuống quả không dày, dài 5mm. Quả hạch màu đỏ khi
chín, hình hơi tròn, 6-7mm.
1.1.3.3. Stephania longipes H. S. Lo [32]
Dây leo, thân thảo, nhẵn. Thân và lá đều có dịch màu đỏ, màu nâu khi khô,
dọc thân có khía.Cuống lá rất dài, ít nhất là hơn gấp 2 lần chiều dài của lá. Lá hình
tam giác tròn, kích thước 9 -15 × 8 – 14cm, màu xanh đen khi khô, gốc lá cụt, mép
lá có răng cưa, ngọn lá nhọn đôi khi hơi tù, gồm 10 – 11 gân lá. Cụm hoa mọc dạng
xim tán. Cuống cụm hoa đực 3 – 4cm, tán gồm 5 – 7 nhánh, cuống tán dài 1,5cm,
cuống mỗi hoa dài 3 – 5mm rõ khi khô. Hoa đực đài 6 – 8, mép nguyên, màu nâu
khi khô, kích thước 1,2 – 1,5mm, mỏng như màng. Tràng 3 hoặc 4, phẳng, kích
thước 0,8 – 1 mm, gốc hơi rộng. Hoa cái có cuống cụm hoa dài 4 – 11cm, tán có 10
-12 nhánh có cuống dài 8 – 15mm, cuống hoa dài 3mm. Hoa cái có đài 1, tràng 2,
hơi rộng.
1.1.3.4. Stephania dielsiana Y.C.Wu. [17], [32]
Tên thường dùng: Củ dòm. Tên khác: Bình vôi nhựa tím, cà tòm (Tày, Tuyên
Quang), củ gà ấp. Phân bố: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Hòa
Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Dây leo nhỏ, sống

nhiều năm. Rễ củ to. Thân leo cuốn dài khoảng 3m. Thân non màu tím hồng nhạt.
Ngọn non, cuống lá và cuống cụm hoa có màu tím hồng. Hoa đơn tính khác gốc.
Cụm hoa đực 3-5 xim nhỏ hợp thành xim tán kép.Hoa nhỏ, có cuống ngắn; đài 6,
màu tím, xếp 2 vòng, cánh hoa 3, hình quạt tròn, màu vàng cam. Cột nhị ngắn, bao
phấn 6, dính thành đĩa 6 ô. Cụm hoa cái gồm 7-8 đầu nhỏ, cuống rất ngắn, xếp
thành dạng đầu. Hoa nhỏ; đài 1, màu tím hồng; cánh hoa 2, hình quạt tròn, màu
5

vàng cam và có các vân tím; bầu hínhtrứng, đầu nhụy có 4-5 thùy dạng dùi.Quả
hình trứng đảo, hơi dẹt.Hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng
hạt có 4 hàng gai nhọn, cong.
1.1.3.5. Stephania venosa (Bl.) Spreng [16], [17], [30]
Tên đồng nghĩa: Clypea verosa Bl. Tên thường dùng: Bình vôi đỏ. Tên khác:
Lõi tiền đỏ. Phân bố: Các tỉnh phía Nam. Dây leo có củ, mủ đỏ. Rễ củ to trồi lên
mặt đất, đường kính có thể lên tới 40 cm. Thân màu rơm đo đỏ, không lông, nhẵn,
lúc khô màu lục. Lá mọc cách, phiến lá hình trứng rộng tam giác.Gân đỏ, cuống 6 -
8 cm. Phát hoa ở nách lá, mang vài tán dày. Hoa đực: đài 6, cánh hoa 3. Hoa cái có
cuống; đài 1, màu cam; cánh hoa 2.Quả hạch hình gần trứng, dẹp nhỏ.Hạt hình
trứng bầu, dẹt, dọc chiều lưng bụng có 4 hàng gai, mỗi hàng có 12 - 20 gai nhỏ.
1.2. PHÂN BỐ CỦA CHI STEPHANIA LOUR.
1.2.1. Trên thế giới
Chi Stephania Lour. phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, có ở các nước:
Indonesia, Myanmar, Malaysia, Thái lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Ấn Độ,
Banglades, Sri Lanka, Quần đảo Solomon, Trung Quốc, Đài Loan, Papua New
Guinea, Nhật Bản (Châu Á); Australia (Châu Úc); Nigeria, Ethiopia (Châu Phi)
[27].
1.2.2. Ở Việt Nam.
Các loài Bình vôi thường mọc hoang ở một số vùng núi đá vôi, núi đất, núi
đất lẫn đá, ở đồng bằng, ven biển, có loài mọc ngay trên bãi cát hoặc gò cát hoang
vùng ven biển.

Ở nước ta, các loài Bình vôi phân bố rộng khắp cả 3 miền [16], [19], [25]:
 Miền Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Nam
Định, Ninh Bình.
 Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Lắc.
 Miền Nam: An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
6

Bảng 1.1.Phân bố của các loài thuộc chi Stephania Lour.ở Việt Nam
STT Tên loài Tên Việt Nam

Phân bố Tài liệu
1 S. brachyandra Diels.
Bình vôi núi
cao, Bình vôi
nhị ngắn
Lai Châu, Lào Cai.

7, 9, 17
2 S. cambodia Gagnep.
Bình vôi
Campuchia
Đắc Lắc, Lâm
Đồng.
7, 9, 17
3 S. cepharantha Hayata Hán phòng
kỷ, Bình vôi
hoa đầu
Quảng Ninh (Cẩm

Phả, Hòn Gai),
Hòa Bình (Kỳ
Sơn).
7, 9, 17,
25
4 S. dielsiana Y.C.Wu
Củ dòm, củ
gà ấp
Lào Cai, Yên Bái,
Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Sơn La,
Hòa Bình, Phú
Thọ, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Quảng
Ninh.
7, 8, 9, 17,
25
5 S. excentrica H.S.Lo Vùng núi. 9, 17, 25
6 S. glabra (Roxb.) Miers
Ngải tượng,
Dây mối tròn
Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Qang, Hà
Nội, Hòa Bình,
Nam Định, Hà
Nam, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Côn
Đảo.
17, 18, 19

7 S. hainanensis H.S.Lo Bình vôi Vùng núi. 9, 17, 25
8
S.hernandifolia (Willd.) Dây mối, Dây Lào Cai, Hà Nội,
7, 9, 17
7

STT Tên loài Tên Việt Nam

Phân bố Tài liệu
Spreng lõi tiền
Ninh Bình, Quảng
Nam, Đà Nẵng,
Ninh Thuận, Lâm
Đồng, Đồng Nai.
9
S. japonica (Thunb.)
Miers
Thiên kim
đằng, Dây lõi
tiền
Hà Nội, Nam
Định, Nghệ An,
Đồng Nai.
7, 16, 17,
19
10
S. japonica (Thunb.)
Miers var. discolor (Bl)
Forman
Dây mối, Lõi

tiền
Vùng đồng bằng
và núi thấp.
16, 17
11 S. kwangsiensis H.S.Lo
Bình vôi
Quảng Tây
Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Nội, Hà
Nam, Ninh Bình.
7, 9, 17
12
S. kuinanensis H.S.Lo et
M.Yang
Bình vôi Lạng
Sơn
Lạng Sơn. 17, 28
13 S. longa Lour.
Lõi tiền, Dây
lõi tiền rễ dài
Vùng đất thấp từ
Cao Bằng, Lạng
Sơn tới Thừa
Thiên Huế.
7, 9, 17,
19
14 S. pierrei Diels
Bình vôi
trắng, Dây
đồng tiền,

Bình vôi lá
nhỏ, Ngải
tượng trắng
Ninh Bình, Bình
Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Bình
Thuận, Ninh
Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu.
7, 9, 16,
25
15 S. sinica Diels
Bình vôi tán
ngắn
Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Nội, Hòa
Bình, Hà Nam,
9, 16, 25
8

STT Tên loài Tên Việt Nam

Phân bố Tài liệu
Ninh Bình tới Bà
Rịa – Vũng Tàu.
16 S. tetrandra S. Moore
Phấn phòng
kỷ
Lào Cai, Yên Bái,
Hà Bắc, Hà Giang,

Quảng Ninh, Hà
Nội.
7, 17, 19
17 S. venosa (Bl.) Spreng. Lõi tiền đỏ
Các tỉnh phía
Nam.
16, 17
18 S. viridiflavens H.S.Lo et
M.Yang
Bình vôi( Sơn
La)
Sơn La. 10, 13, 17
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Cùng với việc nghiên cứu về đặc điểm thực vật của chi Stephania Lour., các
nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài trong chi
này.Alcaloid là thành phần hóa học chính và được nghiên cứu nhiều nhất.
1.3.1. Những nghiên cứu về alcaloid trong chi Stephania Lour. trên thế giới.
Các alcaloid đã phân lập được từ các loài trong chi Stephania Lour.có thể
xếp vào 9 nhóm [17].
Bảng 1.2.Các nhóm chất chính trong chi Stephania Lour.
STT Nhóm chất Số lượng alcaloid
1
Benzylisoquinolin Gồm 6 chất được phân lập từ 6 loài khác
nhau, trong đó có chất Papaverin
(C
20
H
21
NO
4)

2
Bis benzyl isoquinolin Gồm 47 chất được phân lập từ 14 loài,
trong đó có chất Cepharanthin
(C
37
H
38
N
2
O
6
)
3
Aporphin Gồm 75 chất được phân lập từ 33 loài,
trong đó có chất Roemerin (C
18
H
19
NO
3
)
4 Proaporphin Gồm 8 chất được phân lập từ 9 loài, trong
9

đó có chất Stepharin (C
18
H
19
NO
3

)
5
Protoberberin Gồm 24 chất được phân lập từ 22 loài,
trong đó có L-tetrahydropalmatin
(C
21
H
25
NO
4
) và Palmatin (C
20
H
25
N
+
O
4
)
6
Morphinan Gồm 21 chất được phân lập từ 17 loài,
trong đó có chất Sinoacutin (C
19
H
21
NO
4
)
7
Hasubanan Gồm 49 chất được phân lập từ 11 loài,

trong đó có chất Cephanramin (C
19
H
23
NO
4
)
8 Eribidin Có 1 chất la Protostephanin (C
21
H
27
NO
4
)
9
Stephaoxocan Gồm 2 chất, trong đó có chất
Stephaoxocanin (C
18
H
21
NO
4
)
1.3.2. Những nghiên cứu về oxostephanin trong chi Stephania Lour.
 Oxostephanin là một alcaloid mới đã được phân lập từ loài có dịch màu đỏ
S.dielsiana Y. C. Wu ở Việt Nam [17].
 Trên thế giới, oxostephanin là alcaloid đã được phân lập từ 3 loài: S. zippeliana,
S. japonica, S. suberosa [34], [35].
 Oxostephanin thuộc nhóm aporphin, có công thức phân tử là C
18

H
11
NO
4
(Hình
1.1), tồn tại ở dạng tinh thể hình kim, màu vàng, nóng chảy ở 160-162˚C. Phổ
UV có 3 cực đại hấp thụ tại các bước sóng (nm): 217, 249, 270, 358, 421 [21].
N
O
O
O
OCH
3
5
43
2
1
7
8
9
10
11
3a
6
6a
6b
7a
11a
11b


Hình 1.1.Cấu trúc hóa học của oxostephanin
1.4. TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO
1.4.1. Sắc kí lớp mỏng
 Tách bằng sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất được tiến hành trên một
lớp mỏng bao gồm các hạt có kích thước đồng nhất, được kết dính trên một giá
10

đỡ bằng thủy tinh, nhôm hoặc chất dẻo. Lớp mỏng kết dính là pha tĩnh. Các hạt
trong pha tĩnh làm nhiệm vụ tách có thể theo cơ chế: phân bố, hấp phụ, trao đổi
ion… Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một dung
môi thích hợp và được hút lên bản sắc ký bởi lực mao dẫn, tách dung dịch thí
nghiệm dựa trên tính phân cực của các thành phần trong dung dịch [1].
 R
f
là đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số
lưu giữ R
f
. Trị số này được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất
phân tích và khoảng cách dịch chuyển của pha động:
R
f
= d
R
/ d
M
Trong đó:d
R
: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm).
d
M

: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động (đo
trên cùng đường đi của vết, tính bằng cm).R
f
có giá trị dao động từ 0 đến 1.
1.4.2. Đặc điểm chung về HPTLC
Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) là hình thức phát triển nhất của kĩ thuật
SKLM. Thuật ngữ HPTLC bao gồm hệ thống triển khai sắc kí bán tự động như:
máy chấm mẫu tự động (Linomat 5, Nanomat 4, ATS 4), thiết bị triển khai sắc kí
(ADC2), thiết bị soi và chụp ảnh bản mỏng (TLC Visualizer), máy quét vết (TLC
Scanner 3,4) và bản mỏng hiệu năng cao HPTLC [36]
Ưu điểm của phương pháp này so với SKLM thông thường là [11]:
- Khả năng phân tách tốt hơn. Ưu điểm này chủ yếu nhờ bản mỏng hiệu năng cao
có kích thước hạt nhỏ hơn, hạt đồng đều hơn, do đó khả năng hấp phụ của bản
mỏng cũng tốt hơn.
- Lượng chất đưa lên bản mỏng ít hơn: với thiết bị tiêm mẫu chính xác và bản
mỏng có khả năng hấp phụ tốt, lượng chất cần cho phân tích là nhỏ hơn.
- Thời gian triển khai ngắn hơn.
- Độ lặp lại tốt hơn do gắn với hệ thống máy chấm sắc kí tự động, buồng triển
khai sắc kí, máy quét, chụp ảnh, phần mềm xử lý hình ảnh, số liệu. Các yếu tố
về môi trường, nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới kết quả phân tích được kiểm
soát và hạn chế tối đa các thay đổi.
11

HPTLC ngày càng được ứng dụng nhiều trong định tính, định lượng.
1.4.3. Ứng dụng của HPTLC trong nghiên cứu dược liệu.
1.4.3.1. Định tính
- Chứng thực độ tinh khiết của một hợp chất phân lập được: Chấm tương đối đậm
mẫu thử trên ít nhất 3 bản mỏng khác nhau, khai triển với ít nhất 3 hệ dung môi
khác nhau. Nếu cả 3 sắc ký đồ đều cho một vết gọn trong vùng R
f

= 0,3 – 0,75
thì có thể sơ bộ kết luận rằng mẫu thử là một chất tinh khiết[4].
- So sánh với một chất chuẩn: Thực hiện ít nhất trên 3 bản mỏng khác nhau, khai
triển với ít nhất 3 hệ dung môi khác nhau. Trên mỗi bản mỏng chấm ít nhất 3
vết: vết I (mẫu thử), vết II (mẫu thử + mẫu chuẩn), vết III (mẫu chuẩn). Nếu
trên cả 3 sắc kí đồ mẫu thử và mẫu chuẩn đều đồng nhất (về trị số R
f
, về hình
dạng vết, về màu sắc vết trước và sau khi hiện màu)thì có thể sơ bộ kết luận
mẫu thử và mẫu chuẩn là đồng nhất [4].
- Kiểm nghiệm dược liệu: Cùng với một qui trình chiết xuất như nhau, dịch chiết
của mẫu thử dược liệu được chấm song song với dịch chiết của mẫu dược liệu
chuẩn (thực hiện trên 3 bản mỏng khác nhau, không cần chấm trùng). Sau đó so
sánh các vết cùng trên 1 bản mỏng về số vết, R
f
của các vết, hình dạng các vết,
màu sắc các vết, tỉ lệ tương đối giữa các vết… của mẫu dược liệu thử và dược
liệu chuẩn [4].
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu: Bằng một chiết xuất nhất định,
trong các điều kiện sắc ký nhất định, sắc ký đồ của dịch chiết dược liệu là
không đổi về số vết, về trị số R
f
của các vết, hình dạng các vết, màu sắc các vết,
tỉ lệ tương đối giữa các vết…Sắc ký đồ được coi là tài liệu không thể thiếu
trong công tác xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm các dược liệu [4].
- Theo kết quả thống kê trong tài liệu [15], SKLM là một trong các tiêu chuẩn
định tính có mặt trong hầu hết các chuyên luận dược liệu trong Dược điển.
Dược điển thảo dược Hoa Kì có 31 chuyên luận, Dược điển Trung Quốc (2010)
có 873 chuyên luận và con số này trong Dược điển Việt NamIV là 168. Hình
ảnh sắc kí đồ SKLM cho các vết đặc trưng của dược liệu. Ứng dụng này giúp

12

xây dựng “dấu vân tay” hóa học của từng dược liệu và từ đó xác định tính đúng
của dược liệu, phát hiện sự nhầm lẫn, giả mạo, đánh giá chất lượng dược liệu.
1.4.3.2. Bán định lượng
 Dựa trên diện tích hoặc dựa trên cường độ màu (khi phun thuốc thử hoặc khi soi
UV) của các vết xuất hiện trên bản mỏng (đặc biệt là bản mỏng hiệu năng cao),
nếu có mẫu chuẩn tương ứng, có thể bán định lượng một chất (hay một nhóm
chất) có trong mẫu thử. HPTLC được ứng dụng trong bán định lượng bằng
phương pháp so sánh. Một số dung dịch chuẩn đối chiếu có nồng độ khác nhau
được pha sẵn. Dựa vào mối liên hệ giữa nồng độ chất chuẩn đã biết và diện tích
pic đáp ứng của chất đó trên sắc ký đồ để từ đó xây dựng đường chuẩn định
lượng. Đo tín hiệu đáp ứng diện tích pic của chất cần phân tích trong mẫu thử
và nội suy nồng độ từ đường chuẩn đã xây dựng ở trên [4].
 Trên thế giới, nhiều lĩnh vực đã ứng dụng HPTLC trong bán định lượng như:
nghiên cứu lâm sàng, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp, pháp y,
môi trường [11]. Năm 2010, nghiên cứu định lượng berberin bằng HPTLC được
tiến hành ở Ấn Độ. Kết quả hàm lượng berberin là khoảng 4.0%. Thẩm định độ
chính xác và độ lặp lại của phương pháp cho RSD lần lượt là 3.0% và 2.7%
[31].
1.5. CÔNG DỤNG, TÁC DỤNG CỦA OXOSTEPHANIN
Nghiên cứu trên thế giới cho kết quả oxostephanin có tác dụng gây độc trên
2 dòng tế bào là ung thư da (Epidermoid carcinoma-KB) và ung thư vú (Breast
cancer-BC). Ngoài ra, oxostephanin còn có tác dụng gây độc trên dòng tế bào ung
thư gan (Hep-2), ung thư phổi (LU) và ung thư cơ vân (RD) [20].



13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ.
2.1.1. Nguyên liệu
 Mẫu nghiên cứu được thu hái tại Bà Rịa-Vũng Tàu, được phân tích và mô tả
đặc điểm thực vật,sau đó được đem về trồng tại vườn thực vật trường Đại học
Dược Hà Nội và vườn nghiên cứu ở Ba Vì để theo dõi sự phát triển của cây, thu
các cơ quan sinh trưởng và sinh sản trong 2 năm 2013 và 2014 để giám định tên
khoa học. Mẫu được lưu tại Phòng tiêu bản Trường Đại học Dược Hà Nội với
mã số tiêu bản là: HNIP/18073/14.
 Mẫu nghiên cứu để xây dựng quy trình bán định lượng bằng HPTLC: Mẫu củ
và lá cây loài nghiên cứu.
 Mẫu củ được rửa sạch, thái lát, sấy khô và xay thành bột dược liệu.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
2.1.2.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
 Kính hiển vi Leica.
 Kính lúp soi nổi Nikon của Nhật.
 Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Camag bao gồm máy Linomat 5,
ADC2, TLC Visualizer, phần mềm winCATS, phần mềm VideoScan.
 Bình chiết Soxhlet 250ml.
 Bình triển khai sắc ký.
 Bản mỏng HPTLC Silica gel 60 F
254
(Merck) dành cho HPTLC và TLC.
 Các dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ 100 và 200 ml; bình định mức 100 ml; pipet 1
ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml; đũa thủy tinh; phễu thủy tinh.
 Tủ sấy WiseVen (R) WOF.
 Máy đo hàm ẩm Precisa HA60.
2.1.2.2. Hóa chất
 Chloroform, Methanol, n-Butanol, Dichloromethan, Nước cất, Ammoniac đặc,
Ethylacetat, n – hexan.

 Chất chuẩn oxostephanin ( độ tinh khiết 99.90%) [21].
14

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
 Mô tả đặc điểm hình thái thực vật.
 Mô tả đặc điểm bột dược liệu.
 Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, vi phẫu cuống lá, vi phẫu lá.
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
 Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hóa học.
 Định tính alcaloid trong dược liệu bằng SKLM.
 Định lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu.
 Bán định lượng oxostephanin bằng phương pháp HPTLC.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực vật
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật: Quan sát bằng mắt thường, kính lúp soi nổi,
chụp ảnh và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [3].
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu: Sử dụng phương pháp nhuộm kép, quan sát trên
kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [3].
- Nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu: Quan sát bằng mắt thường, kính hiển vi,
chụp ảnh và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [3].
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu về hóa học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hóa học
Định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng phương pháp hóa học theo tài
liệu “Thực tập dược liệu” [4], [23].
2.3.2.2. Định tính alcaloid trong dược liệu bằng SKLM
- Chuẩn bị bản mỏng Silicagel GF 254 đã tráng sẵn của Merck, hoạt hóa ở
110
0
C/1h, để nguội và bảo quản trong bình hút ẩm.

- Chuẩn bị dịch chấm sắc kí:
+ Mẫu thử:lấy 10g bột dược liệu, chiết như phần định tính bằng các phản ứng
hóa học rồi cô cách thủy đến khô, cắn còn lại để nguội, hòa tan trong methanol.
Dịch chiết dùng để chấm sắc kí.
15

+Mẫu chuẩn: Chất chuẩn oxostephanin (độ tinh khiết 99.90%) [21].
- Dung môi khai triển [12], [20]:
+ Hệ 1: Chloroform/methanol = 9/1.
+ Hệ 2: Chloroform/methanol/ammoniac = 50/9/1.
+ Hệ 3: Toluen/aceton/cồn/ammoniac = 45/45/7/3.
 Tiến hành:
+ Chấm lên bản mỏng dung dịch mẫu thử trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy
bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun hiện màu bằng thuốc thử
Dragendorff.
+ Chấm song song mẫu thử và mẫu oxostephanin chuẩn trên cùng một bản
mỏng, triển khai ở 3 hệ dung môi trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng
ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Soi dưới ánh sáng có bước sóng 366 nm.
2.3.2.3. Định lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu
Định lượng alcaloid toàn phần theo phương pháp được ghi trong Dược điển
Việt Nam III [5]:
Cân chính xác 10,00 g bột dược liệu đã sấy khô. Thấm ẩm bằng ammoniac
6N trong 2 giờ.Sau đó cho vào túi lọc, đặt vào bình Sohxlet, chiết bằng chloroform
cho đến hết alcaloid (kiểm tra bằng thuốc thử Dragendorff). Cất thu hồi chloroform,
hòa tan cắn trong dung dịch HCl 5% (5-7 lần, mỗi lần 5 ml). Rửa dịch chiết acid
bằng ether dầu hỏa (3 lần, mỗi lần 10ml); kiềm hóa bằng amoniac 6N đến pH = 10-
11. Chiết bằng chloroform 5 lần, mỗi lần 10ml để lấy hết alcaloid. Tập trung dịch
chiết, rửa bằng nước cất đến pH trung tính.Bốc hơi dịch chiết tới khô. Hòa tan cắn
với một lượng chính xác 20 ml dung dịch H
2

SO
4
0,1 N. Định lượng acid dư bằng
dung dịch NaOH 0,1 N với chỉ thị đỏ methyl.
1ml H
2
SO
4
0,1 N tương đương với 71 mg alcaloid toàn phần tính theo rotundin
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu tính theo công thức:
% =
(20 − V) × 0,071 × 100
m

Trong đó: V: số ml NaOH 0,1N dùng để trung hòa H
2
SO
4
0,1 N dư.
m: Số gam dược liệu dùng định lượng đã trừ độ ẩm.
16

Tiến hành định lượng 3 lần.
2.3.2.4. Bán định lượng oxostephanin bằng phương pháp HPTLC
 Xây dựng phương pháp định lượng
- Xử lý mẫu thử:
+ Qui trình chiết xuất dược liệu [5]: Cân chính xác khoảng 10g bột dược liệu.
Thấm ẩm bằng ammoniac trong 2h. Sau đó chuyển toàn bộ dược liệu vào bình
Soxhlet, chiết bằng CH
2

Cl
2
cho đến hết alcaloid.
+ Lựa chọn độ pha loãng: Dịch chiết cô đến cắn. Hòa tan cắn trong chính xác 25,
50, 100, 200 ml MeOH để được các dung dịch chấm mẫu. Tiến hành triển khai
sắc ký mẫu thử với các độ pha loãng khác nhau để lựa chọn độ pha loãng phù
hợp.
- Lựa chọn khoảng nồng độ của dãy dung dịch oxostephanin chuẩn: Triển khai
SKLMcác mẫu thử và mẫu chuẩn trên cùng một bản mỏng. Xây dựng đường
chuẩn định lượng dựa trên mối liên hệ giữa nồng độ oxostephanin và diện tích
pic đáp ứng. Từ đường chuẩn định lượng, khảo sát khoảng nồng độ
oxostephanin trong các mẫu thử, từ đó lựa chọn được nồng độ của dãy dung dịch
oxostephanin chuẩn.
- Lựa chọn các điều kiện triển khai HPTLC [29], [36]:
+ Bản mỏng:Bản mỏng HPTLC silica gel 60 F
254
(Merck) hoạt hóa ở 110˚C
trong 30 phút. Kích thước bản mỏng 20 × 10 cm.
+ Đưa mẫu lên bản mỏng: Mẫu được phun lên bản mỏng bằng máy chấm mẫu
Linomat 5. Vị trí chấm mẫu cách mép dưới bản mỏng là 1,5 cm, cách mép dung
môi từ 0,8 – 1 cm. Khoảng cách giữa vết ngoài cùng và mép ngoài bản mỏng là
1,5 cm. Độ dài băng chấm 6 mm và thể tích chấm mỗi vết là 2 µl. Mỗi bản mỏng
kích thước 20 × 10 cm chấm tối đa 15 vết.
+ Hệ dung môi khai triển: Khai triển một số hệ dung môi sau [12], [20]
Chloroform: methanol: ammoniac (50:9:1).
Chloroform: methanol (9:1).
Toluen: aceton : cồn : ammoniac (45:45:7:3).
17

Lựa chọn hệ dung môi có độ phân cực phù hợp, cho hiệu năng tách tốt, đồng

thời vết tách lên gọn, tròn, không bị kéo, không bị lẫn vết phụ.
- Xây dựng đường chuẩn định lượng dựa trên diện tích pic và nồng độ
oxostephanin của các mẫu chuẩn. Xác định nồng độ oxostephnin trong các mẫu
thử. Từ đó tính hàm lượng oxostephanin trong dược liệu theo công thức sau :
% oxostephanin =
 × 
(×())/
× 100
Trong đó : C là nồng độ dung dịch thử (g/ml)
V là độ pha loãng (ml)
m là khối lượng bột dược liệu (g)
a là độ ẩm của bột dược liệu (%)
 Thẩm định phương pháp
- Độ đặc hiệu:
Khái niệm: Độ đặc hiệu của một quy trình phân tích là khả năng cho phép xác định
chính xác và đặc hiệu chất cần phân tích mà không bị ảnh hưởng bởi các chất khác
có trong mẫu thử [15].
Cách tiến hành: Chuẩn bị 3 mẫu sau:
Mẫu trắng: dung dịch MeOH.
Mẫu thử: dịch chiết MeOH của mẫu củ.
Mẫu chuẩn oxostephanin hòa tan trong MeOH.
Triển khai sắc ký với mẫu bằng hệ dung môi khai triển được lựa chọn ở trên. Soi và
chụp ảnh bản mỏng tại bước sóng 366 nm, quan sát số lượng vết, hình dáng các vết
và so sánh giá trị RSD của R
f
[26].
Đánh giá kết quả: Đánh giá dựa trên giá trị RSD của R
f
. Công thức tính RSD:


Phương pháp HPTLC được coi là có tính đặc hiệu hay chọn lọc đối với chất cần
phân tích nếu: (i) Sắc ký đồ của mẫu thử cho các vết chính có cùng hình dạng, màu
sắc, giá trị R
f
với các vết chính trong sắc ký đồ của mẫu chuẩn; (ii) Sắc ký đồ các

×