Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phát triển phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20062010.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.99 KB, 10 trang )

Phát triển phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc Lào
Cai giai đoạn 2006-2010.

Đề án gồm 2 dự án thành phần:
Dự án 1: Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2006-2010,
trọng tâm là vận động nhân dân các dân tộc vùng cao cải tạo tập quán lạc hậu.
Dự án 2: Bảo tồn, khai thác, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc Lào
Cai giai đoạn 2006-2010.
I. Mục tiêu của Đề án:
1. Mục tiêu tổng quát.
Tăng cường đẩy mạnh cuộc vận động “ Phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”; tập trung cải tạo tập quán lạc hậu, nhất là đối với
các dân tộc vùng cao, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
Sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nghiên cứu khai thác, phát
huy có hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc phục vụ công cuộc xóa đói giảm
nghèo phát triển kinh tế bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể.
Phấn đấu đến năm 2010 có:
+ 45% thôn, bản, 75% tổ dân phố, 90% cơ quan đơn vị, trường học
đạt chuẩn văn hoá; 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 33% thôn, bản, tổ dân
phố có nhà văn hoá và các thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá cơ sở, trong đó
vùng 135 và biên giới có 20% thôn, bản.
+ 70% số hộ thực hiện tốt quy định “ Thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa
bàn tỉnh Lào Cai” đã được ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2002/NQ-HĐND
ngày 02/7/2002 của HĐND tỉnh Lào Cai; 50% thôn, bản không thả rông gia súc;
60% hộ gia đình đồng bào các dân tộc làm chuồng trại gia súc, gia cầm xa nhà,
30% hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
+ Hoàn thành tổng kiểm kê, phân loại di sản văn hóa các dân tộc tỉnh
Lào Cai.
+ Sưu tầm trên 100 lễ hội, các phong tục tập quán tiêu biểu liên quan đến


chu kỳ đời người, làm nhà, đám cưới, tang lễ, bảo vệ rừng, nguồn nước, phong
tục liên quan đến cây trồng, vật nuôi chủ yếu; 3000 bài dân ca của từng nhóm,
ngành dân tộc; 2000 hiện vật thể khối (công cụ sản xuất, trang phục, nhạc cụ)
+ Bảo tồn 10 nghề thủ công truyền thống; 12 lễ hội truyền thống; bảo
tồn và xây dựng 9 làng tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà thành làng văn văn
hóa du lịch; trùng tu, tôn tạo 7 di tích.
+ Khai thác và nghiên cứu các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể,
biến các di sản thành nguồn lực vật chất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội ở địa phương, trước hết là phát triển du lịch văn hoá.
II. Nội dung của Đề án.
1. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá giai đoạn 2006-2010, trọng
tâm là vận động nhân dân các dân tộc cải tạo tập quán lạc hậu.
1.1. Tăng cường đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” với các hoạt động trọng tâm bao gồm:
a. Xây dựng gia đình văn hoá phấn đấu đến năm 2010 có 80% hộ gia đình
đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
b. Xây dựng làng văn hóa phấn đấu đến năm 2010 có 40% thôn bản; 75%
tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá.
c. Xây dựng đội văn nghệ - thể thao thôn bản, phấn đấu đến năm 2010 có
600 đội văn nghệ thể thao.
d. Xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá phấn đấu đến năm
2010 có 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hoá
e. Xây dựng khu dân cư tiên tiến, phấn đấu đến năm 2010 có 80% khu
dân cư tiên tiến.
f. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thôn bản, phấn đấu đến năm 2010
có 30% số thôn bản, tổ dân phố có nhà văn hoá.
g. Đầu tư điểm thu phát truyền hình qua vệ tinh (DTH) cho thôn, bản phấn
đấu đến năm 2010 có khoảng 515 điểm thu phát truyền hình.
h. Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ cơ sở, phấn đấu đến năm 2010
mở được khoảng 310 lớp tập huấn với 11.200 lượt cán bộ cơ sở.

1. 2. Cải tạo các tập quán lạc hậu của nhân dân các dân tộc vùng cao.
Các tập quán lạc hậu là những ứng xử của cá nhân và cộng đồng với môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội mang tính kìm hãm sự phát triển của xã hội
như: Mê tín dị đoan, chi tiêu thiếu kế hoạch, sống không đảm bảo vệ sinh, tập
quán thả rông gia súc, cưới tảo hôn, người chết để lâu ngày
a. Cải tạo tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang.
* Các tập quán lạc hậu cần cải tạo.
+ Trong việc cưới: Tình trạng tảo hôn; ăn uống dài ngày; lấy vợ (chồng)
cùng hoặc cận huyết thống.
+ Trong việc tang: Tình trạng người chết để lâu ngày, không cho người
chết vào áo quan; ăn uống dài ngày trong việc làm đám ma.
Trước mắt, giai đoạn 2006 – 2008 lựa chọn địa bàn làm điểm, giai đoạn
2008 – 2010 thực hiện nhân rộng mô hình.
* Địa bàn làm điểm:
- 01 thôn thuộc xã Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát.
- 01 Thôn thuộc xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, trong việc lấy vợ (chồng)
cùng hoặc cận huyết thống.
- 01Thôn Móng Sến I, xã Trung Chải, huyện Sa Pa.
- 01Thôn xã Sử Pán, huyện Sa Pa.
b. Hướng dẫn từng bước chi tiêu có kế hoạch
* Tập quán cần cải tạo: - Việc chi tiêu thiếu kế hoạch trong gia đình đồng
bào nhất là sau khi thu hoạch mùa hoặc trong làm nhà, đám cưới, đám tang chi
tiêu lãng phí vào việc ăn uống, tiệc rượu dẫn đến tình trạng đói cục bộ.
* Địa bàn thực hiện điểm.
- Thông Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa.
- Thôn Cô Đông, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát.
c. Cải tạo tập quán thả rông gia súc
* Tập quán cải tạo: Cải tạo tập quán thả rông gia súc trong đồng bào
Mông.
Giai đoạn 2006 – 2008 lựa chọn địa bàn làm điểm, giai đoạn 2008 – 2010 thực

hiện nhân rộng mô hình thông qua tuyên truyền, tập huấn.
* Địa bàn làm điểm:
- Thôn Sín Chải, xã ý Tý, huyện Bát Xát
- Thôn Phìn Chải, xã Ngải Thầu, huyện Bát Xát
d. Đẩy lùi tình trạng mê tín dị đoan.
* Hoạt động cần đẩy lùi:Tình trạng cúng chữa bệnh cho người ốm trong
đồng bào các dân tộc. Giai đoạn 2006 – 2008 lựa chọn địa bàn làm điểm, giai
đoạn 2008 – 2010 thực hiện nhân rộng mô hình.
* Địa bàn thực hiện điểm:
- 1 Thôn thuộc xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên;
- 1Thôn thuộc xã Sơn Hà huyện Bảo Thắng;
- 1 Thôn xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng
e. Phát huy tính tích cực trong đồng bào để khắc phục tính ỷ lại, trông
chờ vào Nhà nước.
* Tập quán cần cải tạo: Tính trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước,
không có tinh thần vươn lên trong cuộc sống.
* Địa bàn thực hiện điểm:
- 01 Thôn xã Nậm Sài, huyện Sa Pa.
- Thôn Nậm Khánh, xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà.
f. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, di chuyển chuồng trại gia súc và vận động
đồng bào thực hiện ăn ở hợp vệ sinh.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 sẽ hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, hỗ trợ xây
dựng và di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà ở đối với đồng bào các dân tộc
vùng cao, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
2. Bảo tồn, khai thác, phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai,
giai đoạn 2006-2010.
2.1/ Tổng kiểm kê, khảo sát, phân loại các di sản văn hoá:
a. Tổng kiểm kê, khảo sát di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn
Lào Cai.
b. Tiến hành lập danh sách và hoàn thành phân loại các di tích.

2.2/ Sưu tầm các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc ở
Lào Cai:
a. Về phi vật thể:
Sưu tầm, bảo quản dưới dạng băng hình, ảnh kỹ thuật số trên 100 lễ hội,
phong tục tập quán tiêu biểu liên quan đến: sinh đẻ, nuôi con, làm nhà mới, cưới
xin, ma chay, bảo vệ rừng, nguồn nước, các phong tục liên quan đến cây trồng,
vật nuôi chủ yếu Trong đó ưu tiên đầu tư sưu tầm, bảo quản phong tục tập quán
của các nhóm ngành dân tộc có nguy cơ mai một cao như: Pa Dí, Tu Dí, La Chí,
Phù Lá, Xá Phó, Hà Nhì.
Sưu tầm bảo quản dưới dạng ghi âm, ghi hình kỹ thuật số 3000 bài dân
ca, điệu múa của từng ngành, nhóm dân tộc.
b. Về vật thể:
Sưu tầm, phục chế nguyên dạng 2000 hiện vật thể khối của từng ngành,
nhóm dân tộc theo từng chuyên đề: công cụ sản xuất, trang phục, nhạc cụ, tôn
giáo tín ngưỡng, nghệ thuật
2.3/ Bảo tồn, trùng tu, phục dựng một số di sản văn hoá tiêu biểu có giá
trị phục vụ phát triển du lịch văn hoá.
a. Bảo tồn theo phương pháp trao truyền 12 lễ hội đặc sắc, có giá trị của
7 dân tộc tiêu biểu ở Lào Cai là: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì:
- Dân tộc Dao gồm: Tết nhảy người Dao Đỏ ở Tả Phìn - SaPa, hội hát đầu
xuân của người Dao Tuyển - Bảo Thắng, Hội rước hồn lúa của người Dao quần
Chẹt - Bảo Yên.
- Dân tộc Mông gồm: Hội “Sải Sán” ở Pha Long, lễ “Nào Sồng” - lễ ăn ước
bảo vệ rừng.
- Dân tộc Tày: Hội rước nước ở Bắc Hà, Hội chơi hang ở Văn Bàn, Hội
cốm ở Sa Pa.
- Dân tộc Hà Nhì gồm: Lễ mở cửa rừng, Hội Khu zà zà.
- Dân tộc Nùng: Lễ cúng rừng.
- Người La Chí : Lễ hội trâu.
b. Bảo tồn và phục dựng 10 nghề thủ công của 5 dân tộc tiêu biểu của

Lào Cai là:Mông, Dao, Nùng, Xá Phó, Hà Nhì.
- Dân tộc Mông gồm: nghề rèn, đúc và nghề dệt vải lanh.
- Dân tộc Dao là: Nghề chạm khắc bạc, nghề làm thuốc nam, thêu thổ
cẩm.
- Dân tộc Nùng: làm ngói máng và tranh cắt giấy.
- Dân tộc Xá Phó và Hà Nhì: Nghề đan lát các vật dụng hàng ngày.
c. Bảo tồn và xây dựng 9 thôn bản trong toàn tỉnh ở Sa Pa, Bắc Hà, Bát
Xát thành làng văn hoá du lịch. Cụ thể: Làng Xả Xéng xã Tả Phìn, Làng Tả Van
Giáy xã Tả Van, Làng Nậm Toóng xã Bản Hồ, Làng Nậm Sang xã Nậm Sài, Làng
Mường Bo xã Thanh Phú, Làng Sín Chải xã San Sả Hồ huyện Sa Pa ; Làng Bản
Phố 2 xã Bản Phố, Làng Trung Đô xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà; Làng Sín Chải xã
ý Tý huyện Bát Xát
d. Trùng tu, tôn tạo 6 di tích thành các điểm thăm quan du lịch tạo nguồn
thu cho tỉnh. Di tích đền Trung Đô (Bắc Hà), trùng tu mở rộng các đền ở Sa Pa,
Thành cổ Nghị Lang, mở rộng Đền Bảo Hà giai đoạn II, nhà Hoàng A Tưởng,
quần thể di tích bãi đá cổ Sa Pa gắn với thung lũng Mường Hoa và vườn quốc
gia Hoàng Liên.
2.4/ Triển khai chương trình nghiên cứu, tư vấn và thực nghiệm “mỗi cộng đồng,
mỗi dân tộc, mỗi vùng có một loại đặc sản văn hoá trở thành hàng hoá”.
Các loại đặc sản gồm: Tương ớt, gạo Sén Cù, cây nhuộm Xôi 7 màu,
rượu ngô nếp (Mường Khương), rượu San Lùng, thảo quả (Bát Xát), thổ cẩm, lá
thuốc tắm (Sa Pa).
2.5/ Phát huy giá trị các di sản văn hoá mang tính bản địa. Xây dựng
chương trình “biến di sản thành tài sản” tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế - xã
hội, nhất là phát triển du lịch:
- Nghiên cứu ứng dụng quỹ hoa văn truyền thống vào sản xuất đồ lưu
niệm.
- Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ
nguồn nước cho cộng đồng.
- Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng

đồng.
- Tri thức bản địa về sản xuất hàng hoá chủ lực cho vùng cao nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa xây dựng điểm, tuyến du lịch ở Sa
Pa, Bắc Hà.
- Nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng mô hình “Văn hoá thuốc chữa bệnh
với du lịch” áp dụng tại thôn Nậm Toóng - Bản Hồ - SaPa và thôn Xả Xéng - Tả
Phìn - Sa Pa.
- Sưu tầm, nghiên cứu di sản múa các dân tộc Lào Cai, xây dựng các đội
văn nghệ mang bản sắc văn hoá phục vụ du khách tại Sa Pa, Bắc Hà.
2.6/ Xây dựng một số thiết chế vừa bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc vừa
đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu của khách du lịch.
- Xây dựng Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai.
- Xây dựng phòng trưng bày văn hoá các dân tộc tại Sa Pa, Bắc Hà.
- Xây dựng các phòng trưng bày, góc trưng bày dân tộc học tại một số
nhà văn hoá cộng đồng ở các làng là điểm du lịch quan trọng.
III. Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư.
1. Tổng nhu cầu vốn của Đề án khoảng: 112,470 tỷ đồng,
Trong đó: Vốn Ngân sách do tỉnh trực tiếp quản lý: 71,027 tỷ đồng; vốn
nhân dân đóng góp: 9,05 tỷ đồng; vốn khác: 32,393 tỷ đồng
2. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2006: 5,3889 tỷ đồng. - Năm 2009: 30,195 tỷ đồng.
- Năm 2007: 17,685 tỷ đồng. - Năm 2010: 29,150 tỷ đồng
- Năm 2008: 30,051 tỷ đồng.
IV. Giải pháp chủ yếu.
1. Giải pháp về công tác chỉ đạo:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, sự quản lý điều hành kịp thời,
chặt chẽ của UBND các cấp; Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên
quan.
Rà soát lại tiêu chí gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, các quy ước,

hương ước, khảo sát lấy ý kiến cơ sở để điều chỉnh tiêu chí phù hợp.
2. Giải pháp về tuyên truyền.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: Trực quan, qua hệ
thống đài phát thanh truyền hình, qua các buổi sinh hoạt chuyên đề các đội
TTLĐ, CBLĐ, các ấn phẩm văn hoá Đối tượng cần tuyên truyền: Lãnh đạo các
cấp, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; đồng bào vùng sâu vùng xa
- Công tác vận động là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành trong
hệ thống chính trị, trong đó cần chú trọng đến vai trò của những người có uy tín
tại cộng đồng dân cư: Già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, thầy mo, thầy
cúng Tổ chức tuyên truyền, vận động, tập huấn những đối tượng này thành hạt
nhân tuyên truyền tại cơ sở.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa vận động thường xuyên, liên tục bằng
nhiều hình thức với quản lý Nhà nước một cách chặt chẽ.
- Nâng cao năng lực hoạt động của các đội Thông tin Lưu động, Chiếu
bóng lưu động, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, kết hợp với các đội văn
nghệ không chuyên của các cơ quan đơn vị trong tỉnh trong việc phục vụ đồng
bào các dân tộc. Trong đó, vai trò của các đội văn nghệ không chuyên thuộc các
cơ quan ban ngành là phục vụ các địa bàn do cơ quan đó đỡ đầu. Một năm phục
vụ từ 2 đến 3 buổi.
- Đưa nội dung bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc vào chương
trình đào tạo của các trường chính trị, các lớp tập huấn cán bộ, chương trình
ngoại khoá của các trường chuyên nghiệp, phổ thông trung học của tỉnh.
- Xây dựng và hoàn thiện trang Web giới thiệu di sản văn hoá các dân tộc
Lào Cai trên hệ thống INTERNET. Trong đó ngoài các di sản đã được bảo tồn
tốt, có danh mục các di sản cần kêu gọi hỗ trợ, đầu tư cho việc bảo tồn.
- In sao băng đĩa, xuất bản sách báo về nội dung di sản văn hoá cung cấp
cho cơ sở nhằm nâng cao mức hưởng thụ giá trị văn hoá, tái tạo giá trị văn hoá
mới cho nhân dân kích thích người dân tự nguyện tham gia sưu tầm, bảo tồn di
sản phục vụ cộng đồng và bản thân.
3. Giải pháp về đầu tư nguồn nhân lực.

- Kiện toàn đội đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, công tác mặt trận,
ban vận đông khu dân cư thông qua việc tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ; tăng cường các cán bộ có năng lực xuống cơ sở hướng dẫn cán bộ cơ sở.
- Nghiên cứu thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hoá các dân
tộc tỉnh Lào Cai thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai. Biên chế của trung
tâm từ 5 đến 7 người, còn chủ yếu hợp đồng trả lương khoán theo khối lượng
công việc, theo đề tài. Nhiệm vụ của trung tâm là: nghiên cứu, sưu tầm đề xuất
biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá; tổ chức thực hiện dự án “Bảo
tồn, khai thác, phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2006 -
2010”, nghiên cứu sưu tầm di sản văn hoá dân gian tham mưu cho UBND tỉnh
các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến tài nguyên
nhân văn của tỉnh.
- Liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, các hội chuyên ngành
Trung ương nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn khai thác, phát huy các di sản văn hoá
ở Lào Cai.
- Củng cố và phát triển các chi hội Văn nghệ dân gian, chi hội Văn học
Nghệ thuật dân tộc thiểu số, Chi hội Dân tộc học, các ban quản lý di tích ở địa
phương nhằm tập hợp lực lượng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ
biến di sản văn hoá các dân tộc .
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng hệ thống các cán bộ nghiệp vụ
và quản lý ở cấp huyện và cơ sở về kiến thức văn hoá các dân tộc.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về phương pháp nghiên cứu, sưu
tầm phổ biến, quản lý di sản văn hoá dân tộc cho đội ngũ cán bộ văn hoá , đội
ngũ các nghệ nhân, cộng tác viên ở các cơ sở.
- Có chiến lược đào tạo các cán bộ chuyên môn người dân tộc, xây dựng
đội ngũ cán bộ chuyên sâu, một số người trở thành chuyên gia.
4. Giải pháp về huy động nguồn lực.
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước trên cơ sở lồng ghép, kết hợp nhiều
chương trình, dự án để tăng hiệu quả đầu tư cho các thôn bản: Chương trình
mục tiêu quốc gia về văn hoá, các dự án nghiên cứu bảo tồn vốn văn hoá: Dự án

bảo tồn các điệu múa đồng bào dân tộc, dự án bảo tồn chữ nôm Dao, chương
trình 135 giai đoạn II.
- Huy động sức dân trong việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở trong
đó có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nhà văn hoá thôn, bản đối với khu vực
đô thị, thị trấn và vùng đời sống dân cư tương đối ổn định.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hỗ trợ đầu
tư vào lĩnh vực văn hóa và các hoạt động văn hóa.
5. Giải pháp về phát triển nghiên cứu khoa học.
- Tiến hành xây dựng các đề tài nghiên cứu điểm về cải tạo tập quán lạc
hậu đối với đồng bào các dân tộc vùng cao: Nghiên cứu về nguyên nhân phát
triển kinh tế xã hội chậm đối với vung đồng bào Xa Phó, La Chí; nghiên cứu về
việc cưới, việc tang trong đồng bào Mông để từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả
nhất nhằm cải tạo tập quán lạc hậu
6. Giải pháp về cơ chế chính sách.
- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước và UBND tỉnh
đã ban hành về xây dựng đời sống văn hóa.
- Nghiên cứu và xây dựng một số chính sách mới về xây dựng đời
sống văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, trước
mắt nghiên cứu xây dựng chính sách về tôn vinh nghệ nhân và cơ chế xã hội hóa
trong lĩnh vực văn hóa.
V. Tổ chức thực hiện
- Sở Văn hóa –Thông tin chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính cụ thể thể hóa mục tiêu nhiệm vụ của Đề án, Dự án thành các kế
hoạch hàng năm trình UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thành phố tổ chức
thực hiện. Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo 6 tháng, 1 năm về tình hình triển
khai thực hiện Đề án.
- Sở KH&ĐT; Sở Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối
hợp với Sở văn hóa thông tin cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án, dự
án thành kế hoạch hàng năm và huy động nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện
Đề án.

- Sở Thương Mại-Du lịch: phối hợp với Sở Văn hoá-Thông tin xây dựng
các điểm tuyến du lịch văn hoá, bảo tồn làng văn hoá du lịch, bảo tồn một số di
sản văn hoá phi vật thể và di tích phục vụ du lịch.
- Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất phương án thành lập Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng văn hoá các dân tộc tỉnh Lào Cai trực thuộc Sở Văn hoá-Thông tin
báo cáo UBND tỉnh.
- Uỷ ban MTTQVN tỉnh Lào Cai:
+ Chủ trì phối hợp với các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến Binh, Tỉnh đoàn tổ chức tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham
gia thực hiện và đóng góp nguồn lực cho thực hiện Đề án .
+ Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện
dự án do UBMTTQVN tỉnh chủ trì
- UBND các huyện, Thành phố phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức thực
hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn. Giao cho Phòng Văn hóa Thông tin –
Thể thao các huyện là cơ quan thường trực Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa “ cấp huyện.
- Các cơ quan truyền thông: báo Lào Cai; Đài PT – TH đẩy mạnh công tác
tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện để Đề án đạt hiệu quả cao.
- Các Sở, ban ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao
có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan chủ trì thực hiện Đề án tổ
chức thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án.TÓM TẮT ĐỀ ÁN 16

×