1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Ỹ THUẬT CÔNG NGHIỆP
TRẦN THỊ NINH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỐC
ĐỘ ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU BA PHA SỬ DỤNG GIẢI PHÁP
INSTASPIN
Chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Mã số: 60 52 02 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG
- 2014
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Động cơ không đồng bộ có nhiều ưu điểm hơn so với động cơ một chiều: hệ số
công suất cao, vận hành tin cậy, giá thành chế tạo và chi phí vận hành thấp. Tuy
nhiên do cấu trúc phi tuyến với đa thông số nên điều khiển động cơ không đồng bộ là
rất khó khăn.
Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật bán dẫn
công suất lớn, nhiều phương pháp điều khiển hiệu quả đã được đề xuất cho điều
khiển động cơ không đồng bộ. Vì lý do này, động cơ không đồng bộ được sử dụng
rộng rãi trong hệ thống điều chỉnh tốc độ của các máy sản xuất, thay thế dần cho
động cơ một chiều.
Điều khiển điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là một phương pháp đơn giản
và kinh tế, nhưng chất lượng điều chỉnh tĩnh và động không cao.
Phương pháp điều khiển hiệu quả là thay đổi tần số điện áp nguồn cung cấp cho
động cơ. Do tốc độ động cơ xấp xỉ bằng tốc độ đồng bộ, nên động cơ làm việc với độ
trượt và tổn hao công suất trượt mạch rotor nhỏ. Tuy nhiên phương pháp này phức
tạp và đắt tiền. Trong hệ thống truyền động điện điều khiển tần số phương pháp điều
khiển theo từ thông có thể tạo cho động cơ đặc tính tĩnh và động tốt. Với phương
pháp điều khiển gián tiếp, các hệ thống điều khiển điện áp/ tần số và dòng điện/ tần
số trượt đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Ở hệ thống điều khiển điện áp tần số, sức điện động khe hở động cơ được điều
chỉnh tỷ lệ với tần số. Động cơ có khả năng sinh momen như nhau ở mọi tần số dưới
định mức. Có khả năng điều khiển hai vùng, vùng dưới tốc độ cơ bản điều chỉnh từ
thông không đổi, điều khiển giữ tỉ số sức điện động khe hở tần số là hằng số, vùng
trên tốc độ cơ bản điện áp được duy trì không đổi, từ thông động cơ được giảm theo
tốc độ đảm bảo công suất động cơ không đổi.
Phương pháp trên có thể tạo ra đặc tính tĩnh tốt nhưng không đáp ứng được chất
lượng điều chỉnh trong quá trình quá độ. Hệ thống điều chỉnh định hướng theo từ
trường còn gọi là điều khiển vector có thể đáp ứng được các yêu cầu điều chỉnh trong
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
chế độ tĩnh và động. Nó cho phép điều chỉnh chế độ momen và từ thông động cơ
bằng điều chỉnh hai thành phần dòng điện stator tương ứng. Hệ thống điều chỉnh gồm
hai kênh điều khiển độc lập: điều khiển momen và điều khiển từ thông rotor, kênh
điều khiển momen gồm một mạch vòng điều chỉnh thành phần dòng điện sinh từ
thông. Như vậy hệ thống truyền động điện động cơ không đồng bộ có thể tạo ra được
đặc tính tĩnh và động cao so sánh được với động cơ một chiều.
Gói giải pháp InstaSpin là các thuật toán và phần mềm sử dụng cho các ứng
dụng điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều (biến tần) trên nền tảng các vi điều khiển
sản xuất gần đây. Các phần mềm nói trên được tích hợp ngay bên trong của vi điều
khiển nên sẽ rất dễ dàng trong việc phát triển ứng dụng.
Bộ DRV8312-69M là một thiết bị dựa trên công nghệ của hãng InstaSpin để
điều khiển đánh giá động cơ. Bằng cách sử dụng công nghệ mới InstaSpin,
DRV8312-69M cho phép nhận dạng nhanh chóng, tự động điều chỉnh và điều khiển
động cơ theo yêu cầu công nghệ. Cùng với công nghệ InstaSpin, DRV8312-69M
cung cấp một hệ thống làm việc với hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, khi
sử dụng thiết bị này trong sơ đồ mạch, động cơ được nối trực tiếp với DRV8312-69M
mà không cần phải qua các thiết bị hỗ trợ khác.
Vì vậy với yêu cầu cấp thiết trên, tôi xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học:
“Nghiên cứu phát triển hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều ba pha
sử dụng giải pháp InstaSpin.”
Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu chính là thiết kế được bộ điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều ba pha
sử dụng giải pháp InstaSpin. Qua đó nghiên cứu về các bộ điều khiển tốc độ động cơ
xoay chiều, ưu nhược điểm của từng bộ điều khiển. Mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích các hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều.
- Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều ba pha sử dụng giải pháp
InstaSpin.
- Tiến hành thí nghiệm để phân tích đánh giá chất lượng thực của hệ thống nhằm
tiếp tục phát triển, hoàn thiện và hiện thực hóa đề tài.
Nội dung luận văn:
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Với mục tiêu đặt ra, nội dung luận văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về các bộ điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều ba pha
Chương 2: Mô hình hóa động cơ xoay chiều ba pha
Chương 3: Nghiên cứu giải pháp InstaSpin.
Chương 4: Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều ba pha sử dụng
giải pháp InstaSpin.
Kết luận và kiến nghị
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG
CƠ XOAY CHIỀU BA PHA
1.1. Tổng quan về động cơ xoay chiều ba pha
Động cơ xoay chiều ba pha bao gồm động cơ đồng bộ (ĐCĐB) và động cơ
không đồng bộ (ĐCKĐB). ĐCKĐB được sử dụng rộng rãi hơn ĐCĐB do có cấu tạo
đơn giản, vận hành không phức tạp, giá thành rẻ và làm việc tin cậy. ĐCKĐB có
ĐCKĐB ba pha rotor lồng sóc và ĐCKĐB ba pha rotor dây quấn. Tuy nhiên hiện nay
loại rotor lồng sóc đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường do dễ chế tạo, không cần
bảo dưỡng và kích thước nhỏ gọn. Mặt khác các ưu thế dễ điều khiển, điều chỉnh của
loại ĐCKĐB rotor dây quấn không còn tồn tại nữa do sự phát triển mạnh mẽ của kỹ
thuật vi điều khiển đã cho phép thực hiện thành công các yêu cầu điều khiển phức tạp
đối với loại ĐCKĐB rotor lồng sóc. Vì những lý do trên, trong đề tài này tác giả chỉ
đề cập đến ĐCKĐB rotor lồng sóc.
Động cơ không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều hai dây quấn mà chỉ có
một dây (sơ cấp) nhận điện từ lưới Nguyên lý làm việc chung của động cơ không
đồng bộ dựa trên hiện tượng từ tính quay mà F.D. Arago phát hiện ra năm 1824 và
được M.Faraday giải thích vào năm 1931. Nhưng trong những thí nghiệm của Arago
đĩa bằng đồng đã chuyển động được nhờ nam châm quay chứ không phải từ trường
quay tạo nên bằng thiết bị đứng yên là stator như các máy điện hiện nay. Chỉ đến năm
1979, U. Beli mới phát hiện ra một dụng cụ trong đó việc dịch chuyển trong không
gian của từ trường nhờ một thiết bị đứng yên gồm 4 nam châm điện được đặt trên
khoảng cách như nhau so với trụ quay của đĩa bằng đồng.
Để tạo nên từ trường quay người ta sử dụng một thiết bị chuyển mạch đặc biệt
cung cấp cho nam châm điện những xung điện một chiều có biên độ và chiều tương
ứng. Nhà bác học người Ý G.Fecrarix và nhà bác học người Nam Tư Ntecla, sống và
làm việc chủ yếu ở Mỹ đã phát hiện ra hiện tượng từ trường quay như nhận thức hiện
nay vào năm 1888 một cách độc lập nhau. Họ đã chứng minh thành công hai cuộn
dây đặ vuông góc với nhau và được cung cấp các dòng điện hình sin lệch nhau 90
o
sẽ
tạo ra được từ trường quay, vectơ cảm ứng của từ trường này đặt ở điểm giao nhau
của trục, các cuộn dây sẽ quay đều không thay đổi biên độ. Nhưng động cơ hai pha
của Fecrarix có mạch từ hở còn rotor là một hình trụ bằng đồng sinh ra công suất tất
cả khoảng 3W và gần giống với động cơ không đồng bộ hiện nay.
Các động cơ không đồng bộ do Ntesla thiết kế đã được hãng westing hoax
nhận chế tạo. Nhược điểm của động cơ này là việc dùng dây quấn tập trung ở stator
và rootor của máy. Điều đó làm cho việc mở máy xấu đi và mômen phụ thuộc vào vị
trí ban đầu của rotor.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Việc phát minh ra động cơ không đồng bộ ba pha và những đặc điểm và kết
cấu có tính nguyên lý vẫn được giữ đến ngày nay gắn liền với tên tuổi của M.D.
Dalivo Dabrovolxki sau khi tìm hiểu những kết luận của Fecrarix về tính không triển
vọng của động cơ không đồng bộ. Trong thời gian ngắn ông đã hoàn thành nghiên
cứu động cơ không đồng bộ được cung cấp từ hệ ba pha và hoàn thành phát minh có
ý quan trọng là động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc, stator có kiểu dây quấn
trải hình trống, còn loại rotor có dây quấn bap ha được lấy ra từ các vành trượt, biến
trở mở máy được đưa vào rotor khi mở máy động cơ.
Vậy nguyên lý được phát hiện năm 1824 và 1890, động cơ không đồng bộ
ngày càng được xây dựng và phát triển về kết cấu, công suất, công nghệ và ngày càng
phát huy được tác dụng và càng hoàn thiện hơn đến ngày hôm nay.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật
vi xử lý tín hiệu đã cho phép giải quyết các thuật toán phức tạp điều khiển động cơ
xoay chiều bap ha với chất lượng điều khiển cao trong thời gian thực. Điều đó dẫn
đến xu hướng thay thế triệt để động điện một chiều bơi vì truyền động điện ba pha có
mọi ưu điểm của truyền động một chiều và ít phải bảo dưỡng để chế tạo cùng mọi ưu
điểm khác.
1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều ba pha
Từ phương trình cân bằng momen của động cơ:
(1)
Trong đó:
U
1
là trị số hiệu dụng điện áp pha stato
R
’
2
là điện trở của mạch roto đã quy đổi về stato
ω
1
là tốc độ góc của từ trường quay
f
1
là tần số điện áp nguồn đặt vào stato
p là số đôi cực của động cơ
R
1
là điện trở cuộn dây stato
X
nm
= (X
1
+ X
’
2
) là điện kháng ngắn mạch của roto
X
1
, X
’
2
là điện kháng stato và điện kháng roto đã quy đổi về stato
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Ta có thể dựa vào đó để điều khiển tốc độ động cơ bằng cách thay đổi các
thông số như điện áp nguồn cung cấp, điện trở phụ mạch roto, công suất trượt và tần
số nguồn cung cấp.
1.2.1. Điều chỉnh điện áp Stato
Do momen động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp mạch stato, do vậy ta có thể
điều chỉnh momen và tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách điều chỉnh điện áp
stato và giữ nguyên tần số nguồn cung cấp. Đây là phương pháp đơn giản nhất chỉ sử
dụng một bộ biến đổi điện năng (biến áp, tiristor) để điều chỉnh điện áp đặt vào các
cuộn stator. Phương pháp này kinh tế nhưng họ đặc tính cơ thu được không tốt.
1.2.2. Điều chỉnh điện trở Rotor
Ta có thể điều khiển tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh điện trở mạch roto
bằng cách điều khiển tiếp điểm hoặc tiristor làm ngắn mạch hoặc hở mạch điện trở
phụ. Phương pháp này có ưu điểm mạch điện an toàn, giá thành rẻ nhưng đặc tính
điều chỉnh không tốt, hiệu suất thấp và vùng điều chỉnh hẹp.
1.2.3. Điều chỉnh công suất trƣợt
Để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng cách làm mềm đặc tính và
giữ nguyên tốc độ không tải lý tưởng thì công suất trượt được tiêu tán
trên điện trở mạch roto. Ở các hệ thống truyền động công suất lớn thì tổn hao này là
đáng kể. Vì thể để điều chỉnh được tốc độ hệ thống truyền động vừa tận dụng được
công suất trượt người ta sử dụng các sơ đồ công suất trượt.
(1-s)+s = const
Nếu lấy P
s
trả lại lưới thì tiết kiệm được năng lượng.
Khi điều chỉnh với gọi là điều chỉnh nối cấp dưới đồng bộ (lấy năng
lượng P
s
phát lên lưới).
Khi điều chỉnh với gọi là điều chỉnh công suất trượt trên đồng
bộ (nhận năng lượng P
s
từ lưới) hay còn gọi là điều chỉnh nối cấp trên đồng bộ hoặc
truyền động động cơ hai nguồn cấp.
Nếu tái sử dụng năng lượng P
s
để tạo P
cơ
gọi lại truyền động nối cấp cơ.
Phương pháp này không có ý nghĩa nhiều vì khi giảm còn thì tức là
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
công suất động cơ một chiều dùng để tận dụng P
s
phải gần bằng động cơ chính (động
cơ xoay chiều), nếu không thì lại không nên điều chỉnh sâu xuống. Trong thực tế,
người ta không sử dụng phương pháp này.
1.2.4. Điều chỉnh tần số nguồn cung cấp stator
Khi điều chỉnh tần số động cơ không đồng bộ thường phải điều chỉnh cả điện
áp, dòng điện hoặc từ thông trong mạch stator do trở kháng, từ thông, dòng điện, …
của động cơ bị thay đổi.
1.2.4.1. Luật điều chỉnh tần số- điện áp
Ở hệ thống điều khiển điện áp/ tần số, sức điện động stator động cơ được điều chỉnh
tỉ lệ với tần số đảm bảo duy trì từ thông khe hở không đổi. Động cơ có khả năng sinh
momen như nhau ở mọi tần số định mức. Có thể điều chỉnh tốc độ ở hai vùng:
- Vùng dưới tốc độ cơ bản: giữ từ thông không đổi thông qua điều khiển tỷ số
sức điện động khe hở/ tần số là hằng số.
- Vùng trên tốc độ cơ bản: giữ công suất động cơ không đổi, điện áp được duy
trì không đổi, từ thông động cơ giảm theo tốc độ.
+ Theo khả năng quá tải: Để đảm bảo một số chỉ tiêu điều chỉnh mà không làm động
cơ bị quá dòng thì cần phải điều chỉnh cả điện áp. Đối với biến tần nguồn áp thường
có yêu cầu giữ cho khả năng quá tải về momen là không đổi trong suốt dải điều chỉnh
tốc độ. Luật điều chỉnh là với x thuộc phụ tải. Khi x=0 (M
c
không đổi)
thì luật điều chỉnh là u
s
/f
s
là hằng số.
+ Điều chỉnh từ thông: Trong chế độ định mức, từ thông là định mức và mạch từ có
công suất tối đa. Luật điều chỉnh tần số- điện áp là luật giữ gần đúng từ thông không
đổi trên toàn dải điều chỉnh. Tuy nhiên từ thông động cơ trên mỗi đặc tính còn phụ
thuộc rất nhiều vào độ trượt s, tức là phụ thuộc momen tải trên trục động cơ. Vì thế
trong các hệ điều chinh yêu cầu chất lượng cao cần tìm cách bù từ thông.
Do nên nếu muốn giữ từ thông ψ
r
không đổi thì dòng điện phải
được điều chỉnh theo tốc độ trượt. Phương pháp này có nhược điểm là mỗi động cơ
phải cài đặt một sensor đo từ thông, không thích hợp cho sản xuất hàng loạt và cơ cấu
đo gắn trong đó bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và nhiễu.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Nếu điều chỉnh cả biên độ và pha của dòng điện thì có thể điều chỉnh được từ thông
rotor mà không cần cảm biến tốc độ.
1.2.4.2 Điều chỉnh tần số nguồn dòng điện
Phương pháp điều chỉnh này sử dụng biến tần nguồn dòng. Biến tần nguồn dòng
có ưu điểm là tăng được công suất đơn vị máy, mạch lực đơn giản mà vẫn thực hiện
hãm tái sinh động cơ. Nguồn điện một chiều cấp cho nghịch lưu phải là nguồn dòng
điện, tức là dòng điện không phụ thuộc vào tải mà chỉ phụ thuộc vào tín hiệu điều
khiển. Để tạo nguồn điện một chiều thường dùng chỉnh lưu điều khiển hoặc băm
xung áp một chiều có bộ điều chỉnh dòng điện có cấu trúc tỷ lệ- tích phân (khâu PI),
mạch lọc là điện kháng tuyến tính có trị số điện cảm đủ lớn.
- Điều chỉnh tần số- dòng điện: Việc điều chỉnh từ thông trong hệ thống biến tần
nguồn dòng được thực hiện tương tự như hệ thống biến tần nguồn áp.
- Điều chỉnh vector dòng điện: Tương tự như hệ thống biến tần nguồn áp, ở hệ
thống biến tần nguồn dòng cũng có thể thực hiện điều chỉnh từ thông bằng cách điều
chỉnh vị trí vector dòng điện không gian. Điều khác biệt là trong hệ thống biến tần
nguồn dòng thì dòng điện là liên tục và việc chuyển mạch của các van phụ thuộc lẫn
nhau.
- Điều khiển trực tiếp momen: Phương pháp này ra đời từ năm 1997, thực hiện
được đáp ứng nhanh. Vì ψ
r
có quán tính cơ nên không biến đổi nhanh được, do đó ta
chú trọng thay đổi ψ
s
không thay đổi ψ
r
. Phương pháp này không điều khiển theo quá
trình mà theo điểm làm việc. Nó khắc phục nhược điểm của điều khiển định hướng
trường vector rotor ψ
r
cấu trúc phức tạp, đắt tiền, độ tin cậy thấp (hiện nay đã có vi
mạch tích hợp cao, độ chính xác cao), việc đo dòng điện qua cảm biển gây chậm trễ,
đáp ứng momen của hệ điều khiển vector chậm và ảnh hưởng của bão hòa mạch từ
tới R
s
lớn.
Trong hệ thống truyền động điện điều khiển tần số, phương pháp điều khiển
theo từ thông rotor có thể tạo ra cho động cơ các đặc tính tĩnh và động tốt. Các hệ
thống điều khiển điện áp/ tần số và dòng điện/ tần số trượt đã được ứng dụng rộng rãi
trong công nghiệp.
Ngày nay có rất nhiều các nghiên cứu của nhiều tác giả trong lĩnh vực điều
chỉnh tự động truyền động điện động cơ xoay chiều ba pha. Mỗi đề tài nghiên cứu
đều đã đưa ra được những ưu và nhược điểm của từng hệ thống. Kế thừa và tiếp tục
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
phát huy những ưu điểm của những nghiên cứu trước đó, tác giả nghiên cứu phát
triển hệ thống điều khiển tự động động cơ xoay chiều ba pha sử dụng giải pháp
InstaSpin.
1.3. Kết luận chƣơng 1
Chương 1 đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Tổng quan được những nét cơ bản nhất về động cơ xoay chiều ba pha.
- Lựa chọn được động cơ để nghiên cứu là động cơ không đồng bộ.
- Giới thiệu được các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều ba
pha.
Trên cơ sở các nghiên cứu bước đầu về động cơ xoay chiều ba pha, trong chương 2 sẽ
đi nghiên cứu mô hình hóa động cơ xoay chiều ba pha.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH HÓA ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU BA PHA
Sau đây ta đi xây dựng mô hình toán học của hệ thống [3].
2.1. Mô hình liên tục của động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) ba pha rotor lồng
sóc.
2.1.1. Hệ phƣơng trình cơ bản của động cơ
Để xây dựng, thiết kế bộ điều chỉnh cần phải có mô hình mô tả chính xác đến
mức tối đa đối tượng điều chỉnh. Để xây dựng mô hình toán học cho ĐCKĐB ta dựa
vào mô hình đơn giản của động cơ.
Hình 2.1: Mô hình đơn giản của động cơ xoay chiều ba pha rotor lồng sóc
Về phương diện động, ĐCKĐB được mô tả bởi một hệ phương trình vi phân bậc
cao. Do cấu trúc phân bố các cuộn dây phức tạp về mặt không gian và các mạch từ
móc vòng ta phải chấp nhận các điều kiện sau khi tiến hành mô hình hóa động cơ:
- Các cuộn dây stator được bố trí một cách đối xứng về mặt không gian
- Các tổn hao sắt từ và sự bão hòa từ có thể bỏ qua
- Dòng từ hóa và từ trường được phân bố hình sin trên bề mặt khe từ
- Các giá trị điện trở và điện cảm được coi là không đổi
Trục chuẩn của mọi quan sát được quy ước là trục đi qua tâm trục cuộn dây pha u
(hình 2.1). Ta sẽ sử dụng mô hình trong không gian trạng thái để mô tả động cơ.
Phương trình điện áp cho 3 cuộn dây stator như sau:
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Trong đó: lần lượt là điện áp stator của cuộn dây pha u,v và w
là điện trở của cuộn dây pha stator
là từ thông stator của cuộn dây pha u,v và w
Chuyển sang hệ tọa độ phức ta được:
(2.2)
Thay các điện áp pha trong (2.1 a,b,c) vào (2.2) ta có phương trình điện áp stator dưới
dạng vector như sau:
(2.3)
Ta thấy rằng phương trình (2.3) thu được do các quan sát từ hệ thống ba cuộn dây
stator cũng chính là thu được trên hệ tọa độ , do đó phương trình (2.3) được viết
như sau:
(2.4)
Tương tự, ta có phương trình điện áp của mạch rotor do các quan sát trên hệ thống
rotor lồng sóc:
(2.5)
Trong đó: R
r
là điện trở rotor đã quy đổi về stator
Phương trình (2.5) được biểu diễn trong hệ tọa độ cố định trên rotor và có trục thực đi
qua tâm trục rotor.
Các cuộn dây của động cơ có các điện cảm:
- L
m
hỗ cảm giữa rotor và stator
- L
σs
điện cảm tiêu tán trên cuộn dây stator
- L
σr
điện cảm tiêu tán trên cuộn dây rotor đã quy đổi về stator
Ta có các tham số sau:
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
- Điện cảm stator: L
s
= L
m
+ L
σs
- Điện cảm rotor: L
r
= L
m
+ L
σr
- Hằng số thời gian stator: T
s
=L
s
/ R
s
- Hằng số thời gian rotor: T
r
=L
r
/ R
r
- Hệ số tiêu tán tổng: /(
Ta có các phương trình của từ thông stator và từ thông rotor như sau:
Do các cuộn dây stator và rotor có cấu tạo đối xứng về mặt cơ học nên tất cả các giá
trị điện cảm là bất biến với mọi hệ tọa độ quan sát.
Phương trình momen:
Phương trình chuyển động: (2.8)
Trong đó: m
T
là momen tải, momen cản
J là momen quán tính cơ
ω là tốc độ góc của rotor
Ta hình dung ra một hệ tọa độ vuông góc quay tròn quanh điểm gốc tọa độ chung với
tốc độ góc ω
k
bất kỳ và chuyển các phương trình vừa thu được sang hệ tọa độ k đó.
2.1.1.1. Phương trình điện áp stator
Sử dụng công thức chuyển hệ tọa độ ta có:
Đạo hàm bậc nhất (2.9c) ta có:
Trong đó là góc giữa trục thực của hệ tọa độ bất kỳ k và trục α của hệ tọa độ stator
thỏa mãn điều kiện: ω
k
= . Thay (2.9 a, b, d) vào phương trình 2.4 ta có phương
trình tổng quát điện áp stator:
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Phương trình tổng quát (2.10) có thể áp dụng cho mọi hệ tọa độ vuông góc. Ta sẽ mô
tả trên hai hệ tọa độ, đó là hệ tọa độ cố định trên stator (hệ tọa độ αβ) và hệ tọa độ tựa
theo từ thông rotor (hệ tọa độ dq).
* Hệ tọa độ cố định trên stator (hệ tọa độ αβ)
Trường hợp này xảy ra khi ω
k
=0. Phương trình điện áp stator giữ nguyên dạng ban
đầu của nó như (2.4)
* Hệ tọa độ tựa theo từ thông rotor (hệ tọa độ dq)
Trường hợp này xảy ra khi ω
k
= ω
s
. Thay vào (2.10) ta có phương trình điện áp stator
trên hệ tọa độ dq:
2.1.1.2. Phương trình điện áp rotor
Áp dụng công thức chuyển hệ tọa độ ta có:
Lấy đạo hàm bậc nhất của (2.12b) ta có:
Thay (2.12a, c) vào (2.5) ta có phương trình tổng quát cho điện áp rotor trên hệ tọa độ
k bất kỳ, quay quanh điểm gốc với tốc độ góc ω
k
so với rotor:
* Hệ tọa độ cố định trên stator (hệ tọa độ αβ)
Ta thấy rằng rotor đang quay với tốc độ góc ω so với stator, nếu ta quan sát từ
rotor thì đó chính là chuyển động quay của stator với tốc độ góc –ω, ngược với chiều
quay của rotor. Thay ω
k
=- ω vào phương trình (2.13) ta có:
* Hệ tọa độ tựa theo từ thông rotor (hệ tọa độ dq)
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Ta xét trường hợp ω
k
= ω
s
–ω=ω
r
. Hệ tọa độ chuyển động vượt trước so với
rotor bởi tốc độ góc ω
r
=2 chính là hệ tọa độ có trục thực trùng với trục từ thông
rotor, hệ tọa độ dq. Thay vào phương trình (2.13) ta có phương trình điện áp rotor
trên hệ tọa độ tựa theo từ thông rotor:
2.1.2 Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ tọa độ stator
Các phương trình (2.4), (2.14) và (2.6 a, b) được tập hợp lại trong một hệ
phương trình mô tả đầy đủ ĐCKĐB. Với các vector thu được trên hệ tọa độ αβ ta có:
Từ hai phương trình (2.16 c, d) ta có:
(2.17a)
(2.17b)
Thay (2.17a, b) vào (2.16a, b) ta có:
Đặt và thay vào (2.18a, b), chuyển sang dạng các phần tử của
vector ta có hệ phương trình mô tả đầy đủ phần hệ thống điện của ĐCKĐB như sau:
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Từ phương trình momen của động cơ, thay từ (2.6b) vào (2.7) ta có:
(2.20)
Hay
Hệ phương trình (2.19a, b, c, d) và (2.21) là mô hình cơ điện đầy đủ của
ĐCKĐB trên hệ tọa độ αβ.
Thay trong phương trình (2.17a) vào (2.14) ta thu được phương trình sau đây:
Chia cả hai vế của (2.22) cho L
m
và viết lại dưới dạng các phần tử hệ tọa độ αβ.
Phương trình (2.21) và hệ phương trình (2.23a, b) tạo thành mô hình đầy đủ
của ĐCKĐB nuôi bằng biến tần nguồn dòng.
Hệ phương trình (2.19a, b, c, d) có thể được viết lại dưới dạng sau:
Phương trình (2.24) là phương trình trạng thái của ĐCKĐB, với:
là vector đại lượng đầu vào với các phần tử là số thực
là vector trạng thái với các phần tử là số thực
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
là ma trận hệ thống và là ma trận đầu vào
Các vector mới định nghĩa có dạng:
Các ma trận có thể được viết lại dưới dạng ma trận con và có công thức cụ thể
như sau:
(2.25)
;
;
; ;
Mô hình trạng thái (2.24) được minh họa như sau:
Hình 2.2: Mô hình tổng quan của ĐCKĐB trong không gian trạng thái
∫
(t)
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Mô hình biểu diễn dưới dạng các ma trận con như sau:
Hình 2.3: Mô hình trạng thái của ĐCKĐB minh họa bởi các ma trận con
2.1.3 Mô hình trạng thái của động cơ trên hệ tọa độ từ thông rotor
Các phương trình (2.11), (2.15), 2.6a, b) được tập hợp lại trong hệ phương
trình mô tả ĐCKĐB trên hệ tọa độ dq.
Từ hai phương trình (2.27c, d) ta có:
Nửa mô hình dưới
Nửa mô hình trên
∫
∫
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Thay (2.28a, b) vào (2.27a, b) ta có hệ phương trình:
Ta có phương trình momen cho hệ tọa độ dq như sau:
Thay (2.11b) và (2.14c) vào (2.30) ta có phương trình tính momen trên cơ sở
dòng stator và từ thông rotor như sau:
Hệ phương trình (2.29 a, b, c, d) và (2.31) là mô hình cơ điện đầy đủ của
ĐCKĐB trong trường hợp động cơ được nuôi bởi biến tần nguồn áp.
Hệ phương trình (2.29a, b, c, d) có thể được viết lại dưới dạng mô hình trạng
thái phi tuyến như sau:
Trong đó:
là vector đại lượng đầu vào (vector điện áp stator) với các phần tử là số thực
là vector trạng thái với các phần tử là số thực
là ma trận hệ thống, là ma trận đầu vào, là ma trận ghép phi tuyến
là đại lượng đầu vào thứ ba.
Từ hệ phương trình (2.29 a, b, c, d) ta có các ma trận sau:
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
(2.33)
(2.34); (2.35)
Ta có mô hình tổng quan của ĐCKĐB trong không gian trạng thái trên cơ sở
hệ tọa độ dq
Hình 2.4: Mô hình tổng quan của ĐCKĐB trong không gian trạng thái trên cơ sở hệ tọa độ dq
2.2. Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB
2.2.1. Mô hình gián đoạn của động cơ trên hệ tọa độ stator
Lấy tích phân phương trình (2.24) trong phạm vi giữa hai thời điểm lấy mẫu, ta có mô
hình gián đoạn tương ứng như sau:
(2.36)
Trong đó:
(2.37a)
(2.37b)
∫
(t)
Phần phi
tuyến
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Với k = 0,1,2, , ; T là chu kỳ trích mẫu
là ma trận quá độ trạng thái phụ thuộc vào chu kỳ trích mẫu T và tốc độ góc
giống như ma trận đầu vào .
Mô hình gần đúng bậc nhất của và có dạng:
(2.38a)
(2.38b)
Hai ma trận trên có thể biểu diễn dưới dạng các ma trận con như sau:
(2.39a) ; (2.39b)
Từ (2.38b) và (2.39b) ta thấy là ma trận rỗng với các phần tử có giá trị bằng
không. Do vậy, phương trình (2.36) có thể viết lại như sau:
Từ hệ phương trình (2.40a, b) ta có mô hình gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ tọa độ αβ
như sau:
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Hình 2.5: Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ tọa độ αβ
2.2.2. Mô hình gián đoạn của động cơ trên hệ tọa độ từ thông rotor
Để xây dựng mô hình gián đoạn của hệ phi tuyến yếu một cách đơn giản nếu thỏa
mãn điều kiện các đại lượng đầu vào được coi là không đổi trong phạm vi một chu kỳ
trích mẫu. Lấy tích phân phương trình (2.32) ta có:
(2.41)
Trong đó:
(2.42a)
(2.42b)
Với: k=0, 1,2, …, ; T là chu kỳ trích mẫu
Mô hình gần đúng bậc nhất của và có dạng:
Nửa mô hình trên
Nửa mô hình dưới
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
(2.43a)
(2.43b)
Biểu diễn hai ma trận trên dưới dạng ma trận con như sau:
(2.44a); (2.44b)
Tương tự như hệ tọa độ αβ, mô hình (2.41) có thể được biểu diễn như sau:
Các phương trình trên được minh họa như sau:
Nửa mô hình
trên
Nửa mô hình dưới
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Hình 2.6: Mô hình gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ tọa độ dq
2.3. Cấu trúc cơ bản của một hệ truyền động dùng động cơ không đồng bộ điều
khiển tựa theo từ thông rotor
Trên cơ sở của động cơ đã xây dựng ta đi xây dựng cấu trúc cơ bản động cơ
dựa trên nguyên lý tựa theo từ thông rotor [3]. Để xây dựng sơ đồ cấu trúc ta xuất
phát từ các quan điểm sau:
Động cơ được nuôi bằng biến tần nguồn áp, có nghĩa là đại lượng điều khiển
phải là nguồn áp, điện áp đó sẽ thông qua khâu điều chế vector không gian ĐCVTKG
và biến tần để đặt lên stator động cơ. Khâu ĐCVTKG được coi là khâu truyền đạt
trung thành về pha. Nếu điện áp cho trước dưới dạng và thì không cần khâu
chuyển hệ tọa độ điện áp CĐTu nữa, nếu điện áp cho trước dưới dạng , và
ta cần sử dụng khâu CĐTu để tính chuyển sang và .
Ta sử dụng một khâu điều chỉnh nào đó nhằm áp đặt nhanh 2 dòng i
sd
và i
sq
thực sự biến chúng thành hai đại lượng điều khiển từ thông rotor và momen. Để làm
được việc này ta sử dụng riêng rẽ hai bộ điều chỉnh dòng điện ĐCid và ĐCiq kiểu PI
để giải quyết vấn đề đặt ra. Nhưng ta chưa được biết nếu như các đại lượng đầu ra
ĐCid và ĐCiq là yd và yq thì kích cỡ và đơn vị như các đại lượng đầu vào, như dòng
điện và ghép chúng vào chuyển tạo độ điện áp như thế nào và ở đầu vào ngoài giá trị
phản hồi còn có một giá trị cần nhận biết và được cung cấp từ đâu. Để giải
quyết vấn đề trên thì ta phải:
- Dùng một mạng tính các giá trị u
sd
và u
sq
từ yd và yq. Đó gọi là mạng tính áp
MTu.
- Dùng một mạng tính dòng MTi để tính và từ từ thông rotor và
momen quay
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Xuất phát từ quan điểm xây dựng hệ thống cấu trúc như vậy ta có thể ghép các khâu
đó thành một khối hoàn chỉnh như sau:
Hình 2.7: Cấu trúc kinh điển của một hệ truyền động dùng động cơ không đồng bộ
nuôi bởi biến tần nguồn áp và điều chỉnh tựa theo từ thông rotor.
Trong thực tế cấu trúc kinh điển trên chỉ làm việc tốt trong chế độ tĩnh, chế độ
xác lập, trong chế độ động hay quá trình quá độ còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Hiện
nay người ta sử dụng cấu trúc khác với hai đại lượng i
sd
và i
sq
là hai đại lượng phụ
thuộc lẫn nhau thông qua phần phi tuyến. Vì vậy khâu điều chỉnh dòng ĐCD phải
được thiết kế dưới góc độ coi động cơ không đồng bộ là đối tượng điều chỉnh đa
thông số và khâu ĐCD lúc đó sẽ là khâu điều chỉnh đa thông số. Khâu này có nhiệm
vụ áp cho từng thành phần dòng các đặc tính truyền đạt cho trước thông qua hai cụm
điều chỉnh nội tại nhánh dọc- đồng thời có nhiệm vụ cách ly và thông qua hai cụm
điều chỉnh nội tại nhánh ngang- hai đại lượng khỏi tác động nội tại lẫn nhau.