Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo trình thực tập sinh lý 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.48 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y
BỘ MÔN SINH LÝ
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP
SINH LÝ HỌC
(Dành cho Sinh viên chính quy 6 năm)
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2015
MỤC LỤC
Mở đầu
Buổi 1 - Sinh lý hồng cầu và nhóm máu
- Số lượng hồng cầu
- Nhóm máu hệ ABO và Rhesus
- Sức bền màng hồng cầu
- Thể tích hồng cầu lắng đọng
- Tốc độ máu lắng
Buổi 2 - Sinh lý bạch cầu, tiểu cầu và cầm máu
- Số lượng bạch cầu
- Công thức bạch cầu phổ thông
- Số lượng tiểu cầu
- Thời gian máu chảy
- Thời gian máu đông
Buổi 3 - Sinh lý tim mạch
- Huyết áp trực tiếp
- Tâm động ký
Buổi 4 - Sinh lý tim mạch và hô hấp
- Kỹ thuật ghi điện tâm đồ
- Kỹ thuật ghi hô hấp ký
- Vai trò của cơ hoành và áp suất âm trong hô hấp
Buổi 5 - Sinh lý tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục-sinh sản
- Nhu động ruột


- Bài tiết nước tiểu
- Ảnh hưởng của một số hormon lên tử cung và buồng trứng
- Áp lực vật thể hang
Buổi 6 - Sinh lý thần kinh-cơ và kiểm tra
- Mô hình thần kinh – cơ
- Điều hòa trương lực cơ
- Kiểm tra thực tập
MỞ ĐẦU
Thực tập sinh lý học có hai phần chính với yêu cầu thực tập khác nhau,
sinh viên cần nắm được để có thể học tốt. Sinh viên cũng cần đọc trước bài thực
tập, ôn tập để nắm vững các kiến thức lý thuyết có liên quan trước khi thực tập
và tuân thủ đúng nội qui thực tập khi đi thực tập.
1. Phần thăm dò chức năng
Đây là các xét nghiệm được dùng để đánh giá hoạt động chức năng của
một bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Những thăm dò này được gọi là các cận lâm sàng làm trên đối tượng
người bệnh, sinh viên cần nắm rõ nguyên tắc/nguyên lý của từng xét nghiệm. Ví
dụ như các thăm dò chức năng về huyết học (nhóm máu, thời gian máu chảy,
thời gian máu đông…), về điện sinh lý (điện tim, điện não, điện dẫn truyền thần
kinh, điện cơ), về hô hấp (hô hấp ký, khí máu động mạch…)… Trong chương
trình thực tập sinh lý này, sinh viên chủ yếu học các thăm dò chức năng về huyết
học, kỹ thuật ghi điện tim và hô hấp ký; những thăm dò khác sẽ được học trong
phần thực tập của học phần thăm dò chức năng.
Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo 3 yêu cầu:
- Nắm được chỉ định và chống chỉ định: biết cách cho y lệnh đúng.
- Làm được thuần thục các thao tác kỹ thuật: chuẩn bị phương tiện, dụng
cụ, chuẩn bị bệnh nhân, tiến hành các thao tác theo đúng trình tự và chính xác.
- Đọc, nhận định và biện luận được kết quả: xác định đúng kết quả xét
nghiệm, đánh giá bình thường hay bất thường bằng cách so sánh với hằng số,
biện luận các sai số có thể xảy ra và bước đầu suy luận các cơ chế hoặc nguyên

nhân gây ra các bất thường.
2. Phần thực nghiệm
Đây là các thí nghiệm được tiến hành để chứng minh cơ chế hoạt động
chức năng của một bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần làm sáng tỏ hơn các
bài học lý thuyết.
Những thực nghiệm này được làm trên động vật thí nghiệm nên sinh viên
cũng cần chú ý đến đặc điểm sinh học của từng động vật. Ví dụ như thực
nghiệm gây duỗi cứng mất não trên thỏ, thực nghiệm ghi huyết áp trực tiếp trên
chó, thực nghiệm tâm động ký, nút buộc stanius trên ếch, thực nghiệm hủy một
bên tiểu não trên ếch…
Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo 3 yêu cầu:
- Quan sát và mô tả các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm:
cần quan sát kỹ và ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu theo các chỉ tiêu được nêu ra.
- Rút ra nhận xét về các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm:
nhận xét cần ngắn gọn, chính xác và đây cũng chính là yêu cầu hay câu hỏi “tại
sao?” đặt ra mà sinh viên cần giải quyết.
- Giải thích các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: suy luận
và vận dụng các kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi “tại sao?” đã đặt ra ở
trên.
* Sinh viên lưu ý:
- Hai buổi học đầu về máu, các thao tác kỹ thuật và kết quả thực hành của
sinh viên sẽ được cán bộ kỹ thuật chấm điểm. Trong hai buổi học này sinh viên
chia thành các tổ nhỏ, mỗi tổ khoảng 3 sinh viên, cùng thực tập và cuối buổi
phải hoàn thành bài phúc trình nêu rõ nguyên tắc, các bước thực hành thực tế,
kết quả và biện luận kết quả thu được.
- Kiểm tra thực tập được thực hiện theo hình thức chạy trạm vào buổi cuối
cùng đợt thực tập. Điểm kiểm tra thực tập được tính là một phần của cột điểm
kiểm tra thường xuyên khi đánh giá điểm học phần.
SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU
Mục tiêu:

1. Xác định được số lượng hồng cầu bình thường và các yếu tố ảnh hưởng
số lượng hồng cầu.
2. Trình bày được nguyên tắc xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu.
3. Thực hiện được kỹ thuật đếm số lượng hồng cầu.
4. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm đếm số lượng hồng
cầu.
1. ĐẠI CƯƠNG
Hồng cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển khí (O
2
,
CO
2
).
- Số lượng hồng cầu bình thường ở người Việt Nam là:
+ Người lớn: Nữ : 4.600.000 ± 250.000/mm
3
máu.
Nam : 5.110.000 ± 300.000/mm
3
máu.
+ Trẻ sơ sinh: 5.000.000 - 7.000.000/mm
3
máu.
- Số lượng hồng cầu phụ thuộc vào:
+ Lượng oxy.
+ Mức độ hoạt động.
+ Lứa tuổi, giới.
+ Lượng erythropoietin
- Thay đổi bệnh lý về số lượng hồng cầu:
+ Giảm hồng cầu gây thiếu máu do nhiều nguyên nhân như: xuất huyết,

tán huyết, thiếu sắt, suy tủy
+ Tăng hồng cầu gặp trong trường hợp mất nước, thiếu oxy, bệnh Vaquez,
ung thư hồng cầu
2. NGUYÊN TẮC
Lấy máu và pha loãng theo một tỉ lệ nhất định bằng dung dịch phù hợp rồi
cho vào buồng đếm đã biết trước kích thước. Đếm số lượng hồng cầu dưới kính
hiển vi từ đó tính ra số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
3.1. Phương tiện dụng cụ
- Ống Potain pha loãng máu đếm hồng cầu: bầu trộn lớn, mao quản nhỏ,
hạt thủy tinh để trộn máu màu xanh hoặc đỏ, trên ống có khắc các vạch số 0,5; 1
và 101.
- Huyết cầu kế: có nhiều loại huyết cầu kế (Goriaev, Agasse-Lafont,
Fiessinger, Thomas, Levy, Neubauer, Malasser ). Trong bày này, sử dụng buồng
đếm của huyết cầu kế Neubauer cải tiến: trên huyết cầu kế có 2 buồng đếm
giống nhau ở 2 bên. Mỗi buồng đếm có chiều cao là 1/10mm, được chia thành 9
ô vuông lớn, mỗi ô vuông có diện tích 1mm
2
. Như vậy, thể tích của 1 ô vuông
lớn: 1mm
2
x 1/10mm = 1/10mm
3
.
+ 4 ô vuông lớn ở 4 góc là khu vực dùng để đếm bạch cầu, mỗi ô vuông
này được chia thành 16 ô vuông trung bình. Thể tích của 4 ô vuông lớn này là
4/10mm
3

. Khi đếm bạch cầu sẽ đếm trong tất cả 64 ô vuông trung bình của 4 ô
vuông lớn này.
+ Ô vuông lớn ở giữa là khu vực dùng để đếm hồng cầu và tiểu cầu. Ô
này được chia thành 25 ô vuông trung bình, mỗi ô vuông trung bình lại chia
thành 16 ô vuông nhỏ. Vậy thể tích của một ô vuông nhỏ là 1/4.000mm
3
.
Khi đếm hồng cầu sẽ đếm trong 5 ô vuông trung bình (gồm 80 ô vuông
nhỏ) ở 5 vị trí: A (ô vuông trung bình góc trái trên), B (ô vuông trung bình góc
phải trên), C (ô vuông trung bình góc phải dưới), D (ô vuông trung bình góc trái
dưới), E (ô vuông trung bình ở trung tâm).
Hình 1. Buồng đếm Neubauer cải tiến
- Lamen.
- Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích máu, bông, cồn sát trùng.
- Găng tay, khay hạt đậu, hộp hủy kim.
- Kính hiển vi.
- Máy đếm tay.
3.2. Dung dịch và hóa chất
- Nước cất, HCl 0,1N, cồn 90
0
, ether, dung dịch sinh lý.
A B
E
D
C
BCBC
BC BC
- Dung dịch pha loãng máu đếm hồng cầu: có thể dùng một trong các dung
dịch sau:
+ Dung dịch nước muối sinh lý: NaCl 0,9%.

+ Dung dịch Hayem: Na
2
SO
4
(5g), NaCl(1g), HgCl
2
(0,5g), nước cất vừa
đủ 100mL.
+ Dung dịch Marcano gồm: Na
2
SO
4
(5g), formol (1mL), nước cất vừa đủ
100Ml (sử dụng trong thực tập này).
+ Dung dịch Gowers gồm: Na
2
SO
4
, acid acetic, nước cất.
4. KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, hóa chất. Đảm bảo buồng đếm và
ống hút khô, sạch.
- Chuẩn bị buồng đếm: dán chặt lamen, đúng vị trí trên buồng đếm. Đặt
buồng đếm lên bàn kính hiển vi, tìm được toàn cảnh vi trường buồng đếm và xác
định đúng vị trí các ô đếm hồng cầu.
- Chuẩn bị bệnh nhân: thường lấy vào buổi sáng lúc đói, tuy nhiên có thể
lấy máu bất cứ lúc nào trong trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân đúng chỉ định, tay
sạch, giải thích để bệnh nhân yên tâm hợp tác với người làm xét nghiệm.
4.2. Lấy máu

- Lấy máu mao mạch (có thể lấy máu tĩnh mạch): vị trí thường lấy máu ở
cạnh bên đầu ngón 4 bàn tay không thuận (đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón
chân cái hoặc gót chân). Sát khuẩn vị trí lấy máu.
- Lấy kim chích máu: xé bao kim đúng vị trí để cầm vào đuôi kim.
- Tạo vết thương: dùng kim chích máu đâm nhanh, dứt khoát vào vị trí
ngón tay đã chọn, để máu chảy ra tự nhiên không nặn.
- Lau bỏ giọt máu đầu bằng bông khô.
4.3. Pha loãng máu
- Khi máu đọng thành giọt trên đầu ngón tay, người làm thí nghiệm cầm
ống Potain , đặt đầu ống chạm vào giọt máu nhưng không tỳ lên da và để máu tự
mao dẫn (hoặc hút nhẹ) đến vạch 0.5 (chú ý không để có bọt khí lẫn vào).
- Lau máu dính quanh đầu ống, giữ cho cột máu không bị tụt xuống.
- Hút dung dịch pha loãng lên đến vạch 101. Như vậy, tỷ lệ pha loãng sẽ
là 1/200.
- Bịt đầu ống bằng đầu ngón tay trỏ trái và tháo ống cao su.
- Bịt hai đầu ống bằng ngón 1 và 2, lắc trộn đều trong 3 phút.
4.4 Cho hỗn dịch vào buồng đếm
- Nhỏ bỏ 3-4 giọt đầu.
- Nghiêng ống Potain 45
0
, đặt đầu ống vào sát cạnh lamen ngay khe giữa
lamen và huyết cầu kế để cho hỗn dịch mao dẫn lan tỏa vào buồng đếm bên dưới
lamen.
- Để yên 5 phút.
Hình 2. Cách cho hỗn dịch máu vào buồng đếm
4.5. Đếm hồng cầu
- Chỉnh vi trường với vật kính 10, sau đó chuyển sang vật kính 40.
- Đếm số lượng hồng cầu (N) có trong 5 ô quy định: A, B, C, D, E.

Hình 3. Cách đếm số hồng cầu trong một ô trung bình

*

Nguyên tắc đếm:
- Đếm các ô quy định theo hình chữ Z, bắt đầu từ ô trái trên đi dần sang
phải cho đến hết các ô hàng ngang. Sau đó xuống 1 ô phía bìa bên phải và đi
dần ngược lại về bên trái cho hết các ô hàng ngang rồi lại xuống 1 ô Tiếp tục
như thế cho đến ô cuối cùng là ô phải dưới.
- Đếm 2 cạnh liên tiếp: đếm tất cả các tế bào nằm trong lòng ô, đối với
các tế bào nằm trên cạnh của ô thì chỉ đếm những tế bào nằm trên 2 cạnh liên
tiếp (tuỳ chọn, thường là cạnh trên và cạnh trái) và bỏ những tế bào nằm trên 2
cạnh còn lại.
4.6. Tính kết quả và biện luận
- Tính số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu theo công thức: N x 10.000
- Ghi nhận, biện luận kết quả và kết luận.
4.7. Rửa, dọn dụng cụ
- Rửa ống Potain bằng nước cất rồi tráng lại bằng HCl 0,1N, cồn 90
0
,
ether (2 lần)
- Rửa huyết cầu kế bằng nước cất, tốt nhất rửa dưới vòi nước chảy rồi lau
nhẹ bằng gạc mềm.
- Sấy ống Potain và huyết cầu kế.
- Chuyển kính hiển vi về trạng thái nghỉ và bảo quản.
5. ỨNG DỤNG
Đếm số lượng hồng cầu là một xét nghiệm máu thường quy được sử dụng
rộng rãi trên lâm sàng.
NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ RHESUS
Mục tiêu:

1. Trình bày được các thành phần của nhóm máu hệ ABO và hệ Rhesus.
2. Trình bày được các nguyên tắc xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO
và Rhesus.
3. Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO và
Rhesus.
4. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm xác định nhóm máu
hệ ABO và Rhesus.
5. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định nhóm máu ABO và
Rhesus.
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhóm máu là sự hiện diện của kháng nguyên trên màng hồng cầu. Bản
chất của các kháng nguyên là những glycoprotein. Trên màng hồng cầu có rất
nhiều loại glycoprotein nên có nhiều loại kháng nguyên tạo thành những hệ
nhóm máu khác nhau, trong đó có hai hệ nhóm máu quan trọng là hệ nhóm máu
ABO và Rhesus.
Mỗi kháng nguyên sẽ có kháng thể tương ứng, khi kháng nguyên và
kháng thể tương ứng gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết. Kháng thể tồn tại
trong huyết thanh và được chia thành 2 loại: kháng thể tự nhiên (ví dụ kháng thể
của hệ nhóm máu ABO) và kháng thể miễn dịch (ví dụ kháng thể của hệ nhóm
máu Rhesus).
Bảng 1. Thành phần của hệ nhóm máu ABO
Thứ
tự
Nhóm máu Kháng nguyên
trên màng hồng cầu
Kháng thể
trong huyết thanh
1 A A Anti B
2 B B Anti B
3 AB A và B -

4 O - Anti A và anti B
Bảng 2. Thành phần của hệ nhóm máu Rhesus
Thứ
tự
Nhóm máu Kháng nguyên
trên màng hồng cầu
Kháng thể
trong huyết thanh
1 Rhesus (+) D -
2 Rhesus (-) - -
Ghi chú: kháng thể anti D của hệ Rhesus là kháng thể miễn dịch chỉ xuất
hiện khi người có Rhesus (-) tiếp xúc với kháng nguyên D.
2. NGUYÊN TẮC
Có hai phương pháp được dùng để xác định nhóm máu, phương pháp trực
tiếp (xuôi) dùng huyết thanh mẫu để tìm kháng nguyên trên màng hồng cầu và
phương pháp gián tiếp (ngược) dùng hồng cầu mẫu để tìm kháng thể trong huyết
thanh. Nhóm máu Rhesus không xác định được bằng phương pháp gián tiếp.
Trong bài thực tập này sẽ dùng phương pháp xuôi.
2.1. Nguyên tắc xác định nhóm máu bằng phương pháp trực tiếp
Lấy máu của người thử trộn với từng giọt huyết thanh mẫu khác nhau,
dựa vào hiện tượng ngưng kết chứng tỏ có phản ứng kháng nguyên – kháng thể
tương ứng suy ra nhóm máu của người cần thử.
2.2. Nguyên tắc xác định nhóm máu bằng phương pháp gián tiếp
Lấy máu của người thử tách huyết thanh sau đó trộn với từng giọt hồng
cầu mẫu khác nhau, dựa vào hiện tượng ngưng kết chứng tỏ có phản ứng kháng
nguyên – kháng thể tương ứng tìm được kháng thể có trong huyết thanh, từ đó
suy ra nhóm máu của người cần thử.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Miếng gạch men trắng.
- Que thủy tinh đầu tròn để trộn máu.

- Bút chì sáp (hay bút lông).
- Huyết thanh mẫu Anti A, Anti B, Anti AB và Anti D.
- Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích máu, bông, cồn sát trùng.
- Găng tay, khay hạt đậu, hộp hủy kim.
4. KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, hóa chất.
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân tay sạch, giải thích để bệnh nhân yên
tâm hợp tác với người làm xét nghiệm.
4.2. Nhỏ huyết thanh mẫu lên lam
- Dùng bút chì sáp viết tên bệnh nhân và tên các loại huyết thanh mẫu lên
miếng gạch men.
- Nhỏ dưới tên mỗi loại huyết thanh 1 giọt huyết thanh mẫu tương tứng.
4.3. Lấy máu và nhỏ lên lam kính
- Lấy máu mao mạch (có thể lấy máu tĩnh mạch): vị trí thường lấy máu ở
cạnh bên đầu ngón 4 bàn tay không thuận (đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón
chân cái hoặc gót chân). Sát khuẩn vị trí lấy máu.
- Lấy kim chích máu: xé bao kim đúng vị trí để cầm vào đuôi kim.
- Tạo vết thương: vuốt dọc ngón tay từ trong ra ngoài 2-3 lần, rồi ấn chặt
phía ngoài cho máu dồn căng ở đầu ngón. Dùng kim chích máu đâm nhanh, dứt
khoát vào vị trí lấy máu đã chọn.
- Nặn 4 giọt máu đường kính khoảng 3mm nhỏ lên bên cạnh các giọt anti.
- Dùng bông sạch lau phần máu còn lại trên ngón tay BN.
Hình 1. Nhỏ huyết thanh mẫu và máu lên lam
4.4. Trộn máu với từng giọt huyết thanh mẫu và xác định hiện tượng ngưng
kết
- Dùng que thủy tinh để kéo từng giọt máu vào giọt huyết thanh tương
ứng và trộn chúng với nhau. Chú ý trước khi chuyển từ giọt này sang giọt khác
phải rửa và lau sạch đầu que thủy tinh.
- Quan sát để xác định có biểu hiện ngưng kết hay không. Nếu có ngưng

kết ta thấy hồng cầu bị dính thành từng đám trên nền huyết thanh. Xác định
chính xác mẫu huyết thanh nào có hiện tượng ngưng kết.
Chú ý: Khi trộn Anti D với máu, phản ứng ngưng kết xảy ra chậm hơn so
với máu hệ ABO, vì vậy sau khi trộn máu xong, ta cầm miếng gạch men lắc nhẹ
nếu có ngưng kết hồng cầu sẽ từ từ vón lại.
4.5. Biện luận kết quả và kết luận
Dựa trên kiến thức về thành phần nhóm máu để giải thích và kết luận
nhóm máu A, B, AB hay O và Rh (+) hay Rh (-).
3 giọt huyết thanh khác nhau
Giọt máu
Hình 2. Kết quả nhóm máu hệ ABO
4.6. Rửa, dọn dụng cụ
5. ỨNG DỤNG
- Xác định nhóm máu là một việc vô cùng quan trọng ở các ngân hàng
máu và trước khi truyền máu. Sơ đồ truyền máu hệ nhóm máu ABO:
Hình 3. Sơ đồ truyền máu
- Xác định nhóm máu để đánh giá bất đồng nhóm nhóm máu mẹ con đối
với nhóm máu Rhesus.
- Xác định nhóm máu trong y pháp.
AntiA AntiB AntiAB
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
SỨC BỀN MÀNG HỒNG CẦU
Mục tiêu:
1. Trình bày được hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào hồng cầu.
2. Trình bày được nguyên tắc của xét nghiệm sức bền màng hồng cầu.
3. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm xác định sức bền
màng hồng cầu.

4. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định sức bền màng hồng
cầu.
1. ĐẠI CƯƠNG
Màng hồng cầu là một màng bán thấm nên sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu
khi đặt vào trong các dung dịch khác nhau. Khi cho hồng cầu vào trong dung
dịch đẳng trương so với tế bào chất hồng cầu như dung dịch NaCl 9‰ thì lượng
dung môi ra vào hồng cầu bằng nhau, hồng cầu không thay đổi thể tích. Khi đặt
hồng cầu vào dung dịch ưu trương, nước từ tế bào hồng cầu sẽ đi ra ngoài dung
dịch, hồng cầu teo lại. Ngược lại, khi đặt hồng cầu vào các dung dịch nhược
trương, dung môi sẽ đi vào hồng cầu, hồng cầu phình ra. Nếu dung dịch càng
nhược trương thì đến một lúc nào đó các hồng cầu sẽ vỡ. Dựa trên mức độ vỡ để
đánh giá sức bền màng hồng cầu.
Trị số sức bền màng hồng cầu bình thường của máu người là:
Hồng cầu bắt đầu vỡ Hồng cầu vỡ hoàn toàn
(sức bền tối thiểu) (sức bền tối đa)
Máu toàn phần NaCl 4,6
o
/
oo
NaCl 3,4
o
/
oo
Hồng cầu rửa NaCl 4,8
o
/
oo
NaCl 3,6
o
/

oo
2. NGUYÊN TẮC
Lấy và trộn máu vào các dung dịch NaCl có nồng độ giảm dần rồi đem ly
tâm, quan sát màu sắc, độ trong, tình trạng lắng của dung dịch để xác định sức
bền màng hồng cầu.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
- 18 ống nghiệm loại lớn để trên giá.
- Ống hút 10mL.
- Ống nhỏ giọt.
- Dung dịch NaCl 10‰.
- Nước cất.
- Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: dây garô, bơm kim, bông, cồn sát trùng.
- Găng tay, khay hạt đậu, hộp hủy kim.
4. KỸ THUẬT
- Đánh số thứ tự các ống nghiệm từ 1 đến 18. Pha vào trong các ống
nghiệm từ dung dịch mẹ NaCl 10‰ thành các dung dịch có nồng độ 1‰, 2‰,
2,5‰, 2,75‰… 6‰, 7‰. Từ dung dịch có nồng độ 2,75‰ đến 6‰ cứ mỗi
nồng độ cách nhau 0,25‰.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2 giọt máu. Dùng ngón tay bịt kín miệng ống,
lật ngược nhẹ nhàng 2 lần để hòa lẫn máu vào dung dịch (không được lắc
mạnh).
- Để yên một thời gian rồi quan sát ống nghiệm về màu sắc và độ trong để
xác định ống tiêu huyết giới hạn: nồng độ NaCl mà ở đó số hồng cầu chưa vỡ
bằng với số hồng cầu vỡ. Ta sẽ nhận ra ống này nhờ độ trong suốt nằm ở giới
hạn giữa hai dãy ống trong và đục. Độ trong suốt được xác định bằng cách để
một tờ giấy phía sau ống vẫn đọc rõ chữ.
- Đem các ống nghiệm ly tâm rồi quan sát màu sắc và sự lắng cặn để xác
định:
+ Ống tiêu huyết tối thiểu (sức bền tối thiểu): nồng độ NaCl mà ở đó hồng
cầu bắt đầu vỡ. Ống này được nhận biết là ống mà dung dịch bắt đầu chuyển

màu đỏ trong nằm cạnh ống trắng trong và dưới đáy có lớp hồng cầu lắng đọng.
+ Xác định ống tiêu huyết tối đa (sức bền tối đa): nồng độ NaCl mà ở đó
hồng cầu vỡ hoàn toàn. Ống này được nhận biết là ống mà dung dịch có màu đỏ
đậm hơn, trong và dưới đáy không còn hồng cầu lắng đọng nằm cạnh ống vẫn
còn hồng cầu lắng đọng.
- Rửa, dọn dụng cụ.
5. ỨNG DỤNG
Xác định sức bền màng hồng cầu là một xét nghiệm sàng lọc cho một số
bệnh lý về máu:
- Sức bền màng hồng cầu giảm thường gặp trong thiếu máu huyết tán.
- Sức bền màng hồng cầu tăng thường gặp trong các bệnh về huyết sắc tố
nói chung, ngoài ra còn tăng sau cắt lách, một số bệnh về gan.
THỂ TÍCH HỒNG CẦU LẮNG ĐỌNG
Hematocrit (Hct)
Mục tiêu:
1. Trình bày được các thành phần của máu.
2. Trình bày được nguyên tắc của xét nghiệm xác định thể tích hồng cầu
lắng đọng.
3. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm xác định thể tích hồng
cầu lắng đọng.
4. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định thể tích hồng cầu
lắng đọng.
1. ĐẠI CƯƠNG
Thể tích hồng cầu lắng đọng là tỷ lệ bách phân hồng cầu lắng đọng trong
1 thể tích máu toàn phần. Trị số bình thường của Hct:
- Trẻ sơ sinh : 44-64% trung bình 54%
- Người lớn: Nam : 42-52% trung bình 47%
Nữ : 37-47% trung bình 42%
Cơ sở của xét nghiệm này là máu gồm hai thành phần: huyết tương và
huyết cầu có tỷ trọng khác nhau. Huyết cầu có tỷ trọng lớn hơn huyết tương nên

huyết cầu sẽ lắng xuống.
Có 2 phương pháp thường sử dụng để xác định thể tích hồng cầu lắng
đọng là phương pháp Wintrobe (Macrohematocrit) và phương pháp
Microhematocrit Wintrobe. Bài thực hành này chỉ đề cặp đến phương pháp
Microhematocrit Wintrobe.
2. NGUYÊN TẮC
Lấy máu cho vào ống microhematocrit có sẵn chất chống đông cô đem
quay ly tâm để hồng cầu lắng xuống và đọc kết quả chiều cao cột hồng cầu tính
bằng % với chiều cao của cột máu toàn phần.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích máu, bông, cồn sát trùng.
- Ống microhematocrit (có sẵn chất chống đông cô).
- Chất plastic (đất nặn).
- Máy quay ly tâm microhematocrit.
- Bảng đọc kết quả.
- Găng tay, khay hạt đậu, hộp hủy kim.
4. KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, hóa chất.
- Chuẩn bị bệnh nhân: thường lấy vào buổi sáng lúc đói, tuy nhiên có thể
lấy máu bất cứ lúc nào trong trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân đúng chỉ định, tay
sạch, giải thích để bệnh nhân yên tâm hợp tác với người làm xét nghiệm.
4.2. Lấy máu
- Lấy máu mao mạch (có thể lấy máu tĩnh mạch): vị trí thường lấy máu ở
cạnh bên đầu ngón 4 bàn tay không thuận (đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón
chân cái hoặc gót chân). Sát khuẩn vị trí lấy máu.
- Lấy kim chích máu: xé bao kim đúng vị trí để cầm vào đuôi kim.
- Tạo vết thương: dùng kim chích máu đâm nhanh, dứt khoát vào vị trí
ngón tay đã chọn, sâu khoảng 2mm. Để máu chảy ra tự nhiên không nặn.
4.3. Hút máu vào ống microhematocrit

- Khi máu đã đọng thành giọt trên đầu ngón tay, cầm ống microhematocrit
nằm ngang, đặt đầu ống vào giọt máu và để máu tự mao dẫn vào ống đến cách
đầu trên của ống khoảng 2cm (chú ý không để có bọt khí lẫn vào)
- Dùng ngón tay bít chặt đầu ống để giữ không cho máu tụt ra.
- Đặt ống microhematocrit thẳng đứng vào bề mặt chất dẻo và ấn xuống
cho chất dẻo vào ống một đọan khoảng 7-8mm, sao cho mặt tiếp xúc giữa máu
và chất dẻo không được vát xéo.
- Dùng bông sạch lau phần máu còn lại trên ngón tay bệnh nhân.
4.4. Ly tâm
- Đặt ống microhematocrit vào mâm của máy quay ly tâm sao cho đầu có
chất dẻo hướng ra ngoài, các ống được để đối xứng lên các rảnh có đánh số của
mâm.
- Điều chỉnh đúng thời gian và vận tốc của máy (10.000 vòng/1 phút trong
5 phút).
- Đậy nắp, vặn ốc chặt lại và cái khóa an toàn.
- Cho máy chạy, khi đủ thời gian máy tự động dừng lại.
4.5. Đọc và biện luận kết quả
- Lấy ống microhematocrit đặt lên bảng đọc kết quả để xác định tỉ lệ cột
hồng cầu trên cột máu toàn phần.
- Ghi nhận, giải thích kết quả và kết luận.
Hình 1. Kết quả đo Hct
(a): bình thường, (b): giảm, (c): tăng
Lưu ý: nếu không thể đọc ngay kết quả phải đặt các ống microhematocrit
ở thế thẳng đứng, nếu để ống này nằm ngang quá 30 phút lớp huyết cầu sẽ bị
nghiêng xéo đi. Tốt nhất là luôn thực hiện 2 ống cho mỗi bệnh nhân để phòng
ngừa 1 ống bị vỡ khi ly tâm.
4.6. Rửa, dọn dụng cụ
5. ỨNG DỤNG
Hct phản ánh đặc tính của hai thành phần là huyết cầu và huyết tương do
đó Hct được chỉ định trong đánh giá các bệnh có liên quan đến:

- Hồng cầu:
+ Số lượng: số lượng hồng cầu giảm (ví dụ trong thiếu máu) hoặc tăng (ví
dụ trong suy tim).
+ Thể tích: thể tích hồng cầu tăng hoặc giảm (ví dụ trong một số bệnh về
máu).
- Huyết tương: thể tích huyết tương tăng hoặc giảm (ví dụ máu bị cô đặc
do mất nước trong tiêu chảy, sốt xuất huyết).
(a) (b) (c)
Huyết
Tương
Máu
Huyết
cầu
TỐC ĐỘ LẮNG CỦA MÁU
Vitessed Sedimentation (VS)
Mục tiêu:
1. Trình bày được tỷ trọng và độ nhớt của máu và các thành phần của
máu.
2. Trình bày được nguyên tắc xét nghiệm xác định tốc độ lắng huyết cầu.
3. Nhận định và biện luận được kết quả xét nghiệm xác định tốc độ lắng
huyết cầu.
4. Trình bày được các ứng dụng xét nghiệm xác định tốc độ lắng huyết
cầu.
1. ĐẠI CƯƠNG
VS là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được kháng đông. Trị số
bình thường của VS:
Nam Nữ
Sau 1 giờ: 3 - 5mm 4 - 7mm
Sau 2 giờ: 7 - 10mm 12 - 16mm
Bình thường: sau 1 giờ nam ≤15mm, nữ ≤20mm

Cơ sở của xét nghiệm này là máu gồm hai thành phần: huyết tương và
huyết cầu có tỷ trọng khác nhau. Tỷ trọng của máu toàn phần là 1,050-1,060,
của huyết tương là 1,030, của huyết cầu là 1,100, huyết cầu có tỷ trọng lớn hơn
huyết tương nên huyết cầu sẽ lắng xuống. Hiện tượng lắng còn phụ thuộc vào độ
nhớt của máu do nồng độ protein và số lượng huyết cầu quyết định. Độ nhớt của
máu toàn phần so với nước là 3,8-4,5/1, của huyết tương là 1,6-1,7/1.
Có nhiều phương pháp xác định VS nhưng thông thường sử dụng phương
pháp Westergreen.
2. NGUYÊN TẮC
Lấy máu trộn với một tỉ lệ chất chống đông nhất định, cho vào ống lắng
Westergreen, để yên và đặt thẳng đứng, hồng cầu sẽ lắng xuống đáy ống, đọc
kết quả chiều cao cột huyết tương tính bằng mm sau 1 và sau 2 giờ.
3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: dây garô, bơm kim, bông, cồn sát trùng.
- Ống nghiệm thủy tinh.
- Ống lắng Westergreen và giá cố định.
- Dung dịch chống đông natricitrat 3,8%.
- Đồng hồ bấm giờ.
- Găng tay, khay hạt đậu, hộp hủy kim.
4. KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ, hóa chất.
- Chuẩn bị ống chống đông: cho vào ống nghiệm 0,4mL dung dịch chống
đông.
- Chuẩn bị bệnh nhân: thường lấy vào buổi sáng lúc đói, tuy nhiên có thể
lấy máu bất cứ lúc nào trong trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân đúng chỉ định, tay
sạch, giải thích để bệnh nhân yên tâm hợp tác với người làm xét nghiệm.
4.2. Lấy máu
- Lấy máu tĩnh mạch, sát khuẩn vị trí lấy máu.
- Đặt garo vùng cánh tay.

- Xé bao kim đúng vị trí để cầm vào ống tiêm, xoay vát kim hướng lên
trên. Xuyên kim vào tĩnh mạch rút khoảng 2mL máu.
- Tháo mũi kim ra khỏi ống tiêm.
4.3. Trộn máu với dung dịch chống đông
- Cho máu vào ống nghiệm đã có sẵn 0,4mL dung dịch chống đông để
hoàn thành 2mL hỗn dịch chống đông và máu (tỉ số 1:4)
- Trộn hỗn dịch máu bằng cách lắc nhẹ nhàng cho đều, tránh làm vỡ hồng
cầu.
4.4. Cho máu đã chống đông vào ống Westergreen
- Dùng ống Westergreen hút hỗn dịch máu đến vạch 0.
- Dùng tay bịt một đầu ống tránh cho máu tụt ra bên ngoài. Lau máu dính
xung quanh ống.
- Đặt ống Westergreen thẳng đứng lên giá, xoay mặt ống có chữ số hướng
về phía người làm xét nghiệm rồi chờ đọc kết quả.
4.5. Đọc và biện luận kết quả
- Đọc chiều cao cột huyết tương sau 1 giờ và 2 giờ theo các vạch có sẵn
trên ống Westergreen
- Ghi nhận kết quả và giải thích.
Hình 1. Kết quả đo VS
4.7. Rửa, dọn dụng cụ
5. ỨNG DỤNG
VS phản ánh đặc tính vật lý của máu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc
độ lắng của huyết cầu nên xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán quyết định
(VS không đặc hiệu cho bệnh nào). VS thường gia tăng khi lượng protein trong
máu tăng nên thường được chỉ định trong các bệnh lý về viêm nhiễm như viêm
khớp, nhiễm khuẩn lao.
Huyết tương
Bạch cầu
Hồng cầu
0

×