Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà máy đường nước trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học
Tôn Đức Thắng, Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô thuộc bộ môn Quá trình & thiết
bị đã phối hợp với Công ty cổ phần đường Nước Trong Tây Ninh thực thuộc Công ty
TNHH MTV Mía Đường Tây Ninh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ cho em
hoàn thành đợt thực tập này. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị kỹ sư, công nhân viên
đang làm việc tại quý công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt khoảng
thời gian thực tập.
Mặc dù thời gian thực tập tại nhà máy đường Nước Trong khá ngắn, chỉ vỏn vẹn
hai tuần (01/06/2015 – 14/06/2015) nhưng đã mang đến cho em nhiều kiến thức, kinh
nghiệm bổ ích về cơ cấu tổ chức, nguyên lý hoạt động cũng như quy trình sản xuất
đường trắng RS của công ty nói riêng và ngành đường mía nói chung. Nhờ đó em đã
hiểu rõ hơn và có thể áp dụng các cơ sở lý thuyết được học từ phía nhà trường vào một
quy trình, một thiết bị, máy móc cụ thể trong một dây chuyền xuyên suốt. Ngoài ra
đây cũng là một cơ hội tốt cho em được tiếp xúc với phong cách làm việc chuyên
nghiệp từ các cô chú, anh chị trong quý công ty. Chính sự va chạm thực tế và những
kinh nghiệm quý giá được tích luỹ này sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong công việc ở
tương lai.
Sau khoảng thời gian thực tập tại nhà máy, em đã cố gắng hết sức để hoàn thành
tốt bài báo cáo này. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn hẹp và thiếu đi kinh
nghiệm thực tế, em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm trong bài. Em
rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô cũng như quý công ty
để em có thể khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ từ phía quý thầy cô và quý công
ty. Kính chúc quý công ty ngày càng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, phạm vi
kinh doanh và đạt được nhiều thành công cả trong và ngoài nước. Kính chúc quý thầy
cô và các cô chú, anh chị trong quý công ty luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống.
Sinh viên thực tập.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1


MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY  6
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 6
1.2.Những thuận lợi và khó khăn 7
1.3.Cơ cấu tổ chức 7
1.4.Sản phẩm của công ty 11
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT  12
2.1.Tổng quan về cây mía 12
2.2.Điều kiện sinh thái 15
2.3.Phân loại (3 loại) 16
2.4.Yêu cầu kỹ thuật 16
2.5.Nguồn cung cấp 16
2.6.Nguyên liệu phụ 17
2.7.Tình hình hoạt động trong 3 vụ: vụ 2012 – 2013, vụ 2013 – 2014 và vụ 2014
– 2015 17
PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT 22
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  22
3.1.Sơ đồ quy trình công nghệ 22
3.2.Thuyết minh quy trình công nghệ 22
PHẦN 3: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH – PHỤ 38
CHƯƠNG IV: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH  38
4.1.Che ép 38
4.2.Thiết bị sulfite hóa 39
4.3.Thiết bị gia nhiệt 40
4.4.Thiết bị lắng trong 40
4.5.Thiết bị lắng nổi 41
4.6.Thiết bị bốc hơi 42
4.7.Thiết bị nấu đường non 43

4.8.Thiết bị trợ tinh 45
2
4.9.Thiết bị ly tâm 45
4.10.Thiết bị sấy 47
4.11.Thiết bị đóng bao 47
CHƯƠNG 5: THIẾT BỊ LY TÂM GIÁN ĐOẠN  49
5.1.Cơ sở lý thuyết 49
5.2.Quy trình cụm thiết bị ly tâm 50
5.3.Các thiết bị chính của cụm ly tâm 51
5.4.Thiết bị ly tâm gián đoạn 53
PHẦN 3: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 58
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG CẤP THOÁT NƯỚC . 58
6.1.Hệ thống năng lượng 58
6.2.Hệ thống cấp thoát nước 58
6.3.Hệ thống xử lý nước thải 58
KẾT LUẬN 63
PHỤ LỤC 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
3
DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC HÌNH
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành công nghiệp
mía đường là một phần quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế. Cùng với sự
phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật, đời sống con người ngày càng được
cải thiện theo đó là nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đường mía ngày càng gia tăng
nhanh chóng. Chính vì vậy việc cải thiện quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản
phẩm mía đường luôn là vấn đề được chú trọng, quan tâm đặc biệt.
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi, từ những năm 1990, ngành
trồng mía để sản xuất đường của Việt Nam bắt đầu hình thành. Năm 1994, cả nước

mới chỉ có 9 nhà máy đường mía và 2 nhà máy tinh luyện công suất nhỏ, các trang
thiết bị và công nghệ trong nhà máy lạc hậu nên hằng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu
một lượng lớn các sản phẩm đường mía. Năm 1995, ở những vùng tập trung nguồn
nguyên liệu lớn thì các nhà máy có các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn. Sau 5
năm (1995 – 2000) ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam đã có sự đột phá lớn,
quy mô sản xuất mở rộng từ 9 nhà máy cũ lên đến 46 nhà máy mới trong đó có 2 nhà
máy luyện đường.
Tóm lại trong hơn một thập kỉ qua, tuy thời gian không nhiều nhưng nhờ sự tác
động có hiệu quả bởi các chính sách của chính phủ, ngành đường mía non trẻ ở Việt
Nam đã phát triển vượt bậc, có vai trò quan trọng trong đời sống, góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế quốc dân và quan trọng hơn là về mặt xã hội. Ngành đường mía đã giải
quyết được vấn đề ổn định việc làm cho hàng triệu người nông dân trồng mía và các
công nhân trong nhà máy. Vì vậy đã giúp cơ cấu kinh tế ổn định tạo nên các vùng sản
xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nông thôn các vùng trồng mía được đổi mới.
5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐƯỜNG NƯỚC TRONG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy đường Nước Trong được xây dựng ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh. Địa điểm này cách thị xã Tây Ninh 44km về hướng tây bắc. Nhà máy được
khởi công xây dựng năm 1988 với thiết kế của chuyên gia nhà máy đường Cuba, các
thiết bị được mua từ các nước Tây Ban Nha, Đức, Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ và một
số máy móc được chế tạo trong nước. Nhà máy chính thức hoạt động và cho ra sản
phẩm vào đầu tháng 4/1992 và làm lễ khánh thành vào ngày 30/4/1992.
Nhà máy đường Nước Trong sản xuất đường trực tiếp từ mía theo phương pháp
sulfite hoá acid với công suất 500 tấn/ngày. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên
gia Cuba và đội ngũ công nhân được đào tạo có kỹ thuật chuyên môn cùng với sự lãnh
đạo của ban giám đốc nhà máy nên nhà máy hoạt động hiệu quả và ổn định ngay từ

ban đầu. Để giải quyết phần nào sản lượng mía trong tỉnh nên tháng 5/1995 nhà máy
bắt đầu nâng cao công suất từ 500 tấn mía/ngày lên 900 tấn mía/ngày. Qua 6 tháng làm
việc kiên trì, vượt khó của tập thể kỹ sư, công nhân viên nhà máy, đến tháng 11/1995
nhà máy hoạt động với năng suất 1000 tấn mía/ngày. Đến tháng 3/1996, nhà máy
đường Nước Trong sát nhập với nông trường mía Nước Trong thành xí nghiệp đường
Nước Trong và trực thuộc công ty mía đường Tây Ninh do đó chủ động được phần
nào nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sau này. Từ tháng 10/2005 đến nay, công
ty chuyển thành công ty cổ phần đường Nước Trong với công suất sản xuất là 1000 tấn
mía/ngày.

6
1.2. Những thuận lợi và khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
− Nhà máy nằm trong vùng nguyên liệu lớn.
− Địa điểm có sông thiên nhiên rộng lớn cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất.
− Có đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn.
− Có sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của ngành
đường trong nước và thế giới.
1.2.2. Khó khăn
− Thiết bị mua từ nhiều quốc gia nên khó đồng bộ và gặp khó khăn trong sản xuất
cũng như bảo dưỡng trang thiết bị.
− Nhà máy nằm ở vùng sâu vùng xa nên việc vận chuyển vật tư, sản phẩm tốn
nhiều chi phí.
− Phần lớn các thiết bị được vận hành bằng tay chưa có nhiều hệ thống tự động
hoá.

1.3. Cơ cấu tổ chức
1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty
7
8

1.3.2. Chức năng cơ cấu tổ chức
a. Hội đồng cổ đông
− Là những người năm giữ cổ phần của công ty, người có cổ phần cao sẽ chịu ảnh
hưởng lớn đến công ty. Họ có quyền đưa ra ý kiến nếu có lợi cho công ty.
− Hội đồng cổ đông sẽ xem xét những báo cáo về tài chính, lợi nhuận của công ty
mà đưa ra ý kiến của mình. Từ đó, hội đồng quản trị sẽ thông báo và đưa ra quyết
định đúng đắn.
− Hội đồng cổ đông là những người nắm quyền trong hội đồng quản trị, những
người cấp cao, đứng đầu trong công ty.
b. Hội đồng quản trị
− Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty.
− Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần.
− Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định hoặc điều lệ của công ty.
− Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp
đồng mua bán, cho vay.
− Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám
đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ của công ty quy định; quyết
định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện
theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty
khác; quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
− Quan sát chỉ đạo giám đốc hoặc người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty.
− Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, và việc góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp khác.
− Kiến nghị mức lương được trả, quyết định thời hạn và thủ tục, xử lý lỗ phát sinh
trong quá trình kinh doanh.
− Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.

c. Ban giám sát
− Giám sát, kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của
công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác, kế toán,
thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo tài chính theo các quy định của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý
của hội đồng quản trị lên đại hội cổ đông tại cuộc họp thường niên.
− Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều
hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc cho quyết
định của đại hội cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
− Kiểm tra bất thường:
o Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, ban kiểm soát, giám sát
sẽ thực hiện kiểm tra trong thời hạn bày ngày làm việc kể từ ngày nhận
được yêu cầu.
o Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, ban kiểm soát phải
báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến hội đồng
quản trị, cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu.
− Can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần:
o Kiến nghị hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông các biện pháp sửa đổi,
bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty.
o Khi phát hiện có thành viên hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông, giám
đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay
bằng văn bản với hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm
phải chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
d. Giám đốc
− Là người trực tiếp điều hành công việc của công ty, do hội đồng quản trị bổ
nhiệm.
− Là người đại diện công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, mọi trường hợp khởi
kiện, khiếu nại, giải quyết tranh chấp tại tòa. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của công ty.
e. Phó giám đốc nông nghiệp
− Giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động trong công tác nguyên liệu đầy đủ, kịp thời,
đúng tiến độ về số lượng, chất lượng của cây mía.
− Xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh.
9
f. Phòng kỹ thuật – vật tư – chất lượng
− Xây dựng và quản lý vận hành các quy trình máy móc, thiết bị chế biến đường và
các sản phẩm khác.
− Quản lý chất lượng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008, xây dựng kế
hoạch bảo dưỡng, định mức kỹ thuật đảm bảo về chất lượng và số lượng vật tư
hàng hóa phục vụ cho sản xuất và sửa chữa.
g. Xưởng sản xuất
− Quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng mọi tài sản được giao; áp dụng những quy
trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý.
h. Phòng kinh tế - tài vụ
− Tham mưu cho giám đốc về tổ chức tài chính - kế toán đạt hiệu quả, kiểm tra
việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn.
− Tham mưu cho giám đốc về công tác kinh doanh.
i. Phòng tổ chức – hành chính
− Giúp giám đốc tổ chức bộ máy khoa học hợp lí xây dựng nội dung và thực hiện
đầy đủ các chính sách của nhà nước ban hành về tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội.
j. Ban khuyến nông
− Giúp giám đốc việc thực hiện hợp đồng do phòng nguyên liệu ký kết, kết hợp với
phòng nguyên liệu áp dụng các vấn đề cơ giới hóa phục vụ sản xuất, tăng năng
suất mía cho công ty.
k. Phòng nguyên liệu
− Đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng mía cao kịp thời phục vụ cho chế biến của

nhà máy, nghiên cứu các ứng dụng về khoa học kỹ thuật canh tác mía.
10
1.4. Sản phẩm của công ty
1.4.2. Sản phẩm chính
Sản phẩm chính của công ty là đường cát trắng RS. Năng suất sản xuất của công
ty là 1000 tấn mía/ngày. Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm có tiêu chuẩn sau:
− Độ pol: 99,7%
− Đường khử: 0,08 – 0,15%
− Độ ẩm: 0,05%
− Tro: 0,01 – 0,05%
− Độ màu: ≤ 160 IU (Icumsa)
1.4.3. Sản phẩm phụ
Trong quá trình sản xuất nhà máy cho ra sản phẩm phụ là mật rỉ có thông số:
AP = 28 – 35% và oBx = 78 – 82%.
Mật rỉ dùng để lên men, chưng cất cồn, rượu và dùng để lên men làm bột ngọt
(mì chính). Nhưng hiện tại ở nhà máy được bán đi nơi khác.
Phế phẩm:
− Bã mía dư trong quá trình sản xuất được dùng làm chất đốt, ván ép,….
− Bã bùn có thể làm chất đốt (than bùn); làm phân vi sinh; thức ăn gia súc (sau chế
biến). Nhưng ở nhà máy bã bùn được bán cho các hộ nông dân làm phân bón.
11
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường saccharose của Việt Nam và nhiều
nước vùng nhiệt đới. Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ. Mía thuộc họ hòa thảo
(Poaceae), giống Saccharum L
2.1. Tổng quan về cây mía
2.1.1. Hình thái của cây mía
Thân mía: hình trụ, có chiều dài từ 2 – 3m, phân làm nhiều lóng nối với nhau
bằng mắt mía, xung quanh mắt mía có một rãnh lõm có chứa mầm. Mía được trồng

bằng ngọn có chứa hai mắt mía. Lá mía dài, thuôn, dẹp và bén. Rễ mía là rễ chùm, hút
nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Phần gốc mía chứa nhiều đường hơn phần ngọn.
2.1.2. Thành phần của cây mía
− Đường: saccharose, glucose, fructose chiếm 12%.
− Nước: các hợp chất không đường, chất béo, hợp chất chứa Nitơ,…
− Tạp chất không tan: rễ, lá, cát, đất.
Bảng 2.1: Thành phần của nước mía trong cây mía
Thành phần Tên hợp chất Tỷ lệ (%)
Đường
Saccharose
Glucose
Fructose
12,00
0,90
0,50
Chất xơ
Cellulose
Pentosan
Araban
Ligin
5,50
2,00
0,50
2,00
12
Chất chứa Nitơ
Albumin
Acid amin
Acid citric
NH

3
Xanthine
0,12
0.07
0.21
Có vết
Có vết
Chất vô cơ
SiO
2
K
2
O
Na
2
O
CaO
MgO
Fe
2
O
3
P
2
O
5
SO
3
Cl
0,25

0,12
0,01
0,02
0,01
Có vết
0,07
0,02
Có vết
Nước 74,00
Tổng cộng 100
a. Đường saccharose
Là thành phần quan trọng nhất của mía đối với công nghiệp sản xuất đường.
Saccharose được cấu tạo từ 2 đường đơn là α, d – glucose và β, d – fructose. Công
thức phân tử là C
12
H
22
O
11
và khối lượng phân tử là 342.
Hình 1.1: Công thức phân tử của saccharose
13
i. Tính chất vật lý
− Đường saccharose là đường đơn, trong suốt, không màu, tỷ trọng 1,5879g/cm
3
.
Nhiệt độ nóng chảy là 186 – 188
o
C.
− Đường dễ tan trong nước, khó tan trong dung môi như dầu hỏa, benzene…

− Độ nhớt dung dịch tăng khi nồng độ dung dịch tăng, độ nhớt dung dịch giảm khi
nhiệt độ dung dịch giảm.
− Nhiệt dung riêng: phụ thuộc vào nồng độ.
ii. Tính chất hóa học
− Tác dụng của acid: bị thủy phân thành glucose và fructose.
C
12
H
22
O
11
+ H
2
O C
6
H
11
O
6
+ C
6
H
11
O
6
Saccharose Glucose Fructose
− Tác dụng của kiềm: bị phân hủy thành chất màu và acid hữu cơ. Môi trường
kiềm có mặt Ca
2+
tạo thành các muối calcium saccharate.

C
12
H
22
O
11
+ Ca(OH)
2
C
12
H
22
O
11
.CaO + H
2
O
− Tác dụng của enzyme invertase: đường bị thủy phân thành glucose và fructose.
b. Chất không đường của mía
Thông thường trong ngành đường người ta gọi tất cả những chất có trong mía trừ
saccharose, là chất không đường, trong đó bao gồm cả đường glucose, fructose và
rafinose. Chất không đường của nước mía có thể chia như sau: chất không đường
không chứa nitơ, chất không đường chứa nitơ, chất màu và chất không đường vô cơ.
c. Chất không đường không chứa nitơ
Gồm có glucose và fructose còn được gọi là đường khử. Khi mía còn non hàm
lượng glucose và fructose trong mía tương đối cao, nhưng khi mía chín hàm lượng đó
giảm đến mức thấp nhất.
14
d. Chất không đường chứa nitơ
Theo Spences và Meade hàm lượng chất không đường chứa nitơ khoảng 0,4%.

Phần lớn chất không đường chứa nitơ sẽ từ cây mía chuyển vào nước mía hỗn hợp.
Đứng về quan điểm kỹ thuật, việc chuyển đó có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản
phẩm và giảm hiệu suất thu hồi.
2.1.3. Chất màu
Trong cây mía cũng chứa các chất màu như trong tất cả các loại cây khác. Khi ép
mía, chất màu đi vào nước mía gây khó khăn cho sản xuất đường. Chất màu có thể
chia làm hai loại: chất màu có trong bản thân cây mía và chất màu sinh ra trong quá
trình sản xuất đường.
Chất màu có trong bản thân cây mía phần lớn là chất màu thực vật là diệp lục tố
a (C
55
H
72
O
5
N
4
Mg) và diệp lục tố b (C
55
H
70
O
4
N
4
Mg). Diệp lục tố không tan trong nước
và dung dịch đường nhưng tan trong ancol và kiềm do đó dễ loại ra khi làm sạch nước
mía. Ngoải ra còn có xanthophyll, carotene và anthocyan.
2.1.4. Chất không đường vô cơ
Các chất vô cơ chủ yếu có trong nước mía hỗn hợp là K

2
O, Na
2
O, SiO
2
, P
2
O
5
, Ca,
Mg; trong đó K
2
O chiếm lượng khá lớn. Trong quá trình làm sạch, P
2
O
5
có tác dụng
tốt. Những chất con lại đều là những chất có hại trong sản xuất đường. Kali và Natri là
nguyên nhân tạo mật cuối. Các chất khác như Ca, Mg, SiO
2
là thành phần chủ yếu
đóng cặn trong thiết bị bốc hơi và truyền nhiệt.
2.2. Điều kiện sinh thái
Ở nước ta cây mía được trồng suốt từ Bắc đến Nam. Ở miền Bắc, mía được trồng
tập trung ven các con sông chính như hạ lưu sông Hồng, sông Châu Giang, sông Đáy,
sông Thái Bình…Ở miền Trung mía trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa,
Tây Nguyên. Ở miền Nam, mía tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bến Tre, Long An, Hậu Giang, An Giang…Các giống mía cần có năng suất cao, hàm
lượng đường cao, chịu thâm canh, chịu phèn, kháng sâu bệnh và khả năng tái sinh tốt.
15

2.3. Phân loại (3 loại)
− Giống chín sớm và chịu hạn trung bình: VN 84 – 4137, KK2, LK 92 – 11, K93 –
219, …
− Giống chín trung bình chịu hạn kém: K84 – 200, K95 – 156, K95 – 84, …
− Giống chín muộn chịu hạn khá tốt: K88 – 65, K88 – 2000, …
2.4. Yêu cầu kỹ thuật
Mía chín là lúc hàm lượng đường trong thân mía đạt tối đa và hàm lượng đường
khử còn lại ít nhất.Khi mía chín, thời tiết càng khô thì hàm lượng đường càng cao. Do
đó, người ta có thể ngưng tưới nước để thúc mía chín. Thông thường mía chín sau khi
trồng khoảng 12 – 15 tháng.
Khi hàm lượng đường đạt tối đa thì tùy giống mía và điều kiện thời tiết mà lượng
đường này duy trì khoảng từ 15 ngày đến 2 tháng. Sau đó lượng đường bắt đầu giảm.
Có một số giống mía, khi quá chín chưa thu hoạch kịp thì bị trổ cờ. Vấn đề trổ cờ của
mía là một hiện tượng thay đổi sinh lý, làm giảm hàm lượng đường trong mía.
Thu hoạch mía tốt nhất khi cây mía đạt độ chín kỹ thuật, có hám lượng đường đo
ở phần gốc và phần ngọn là gần tương đương và đảm bảo các chỉ tiêu độ Brix lớn hơn
20%, độ Pol lớn hơn 19%, đường khử (RS) phải thấp hơn 0,5%, tinh độ (AP) phải lớn
hơn 87% và chữ đường (CCS) lớn hơn 11.
Không thu hoạch mía trong những ngày rét đậm, trời mưa to và đất còn ẩm ướt.
Thu hoạch mía theo đặc tính giống, giống chín sớm phải thu hoạch trước, giống chín
muộn thì thu hoạch sau.
Mía có thể thu hoạch bằng thủ công chặt tay hay chặt bằng máy. Sau khi chặt,
hàm lượng đường trong mía giảm nhanh, do đó mía cần được vận chuyển nhanh về
nhà máy và ép càng sớm càng tốt.
2.5. Nguồn cung cấp
Nguyên liệu chính mà công ty dùng đó là mía của nông dân đã kí hợp đồng với
công ty. Nguồn nguyên liệu mía nhập về công ty là theo ngày, mỗi ngày công ty nhập
16
mía về năm trong khoảng 1000 – 3000 tấn mía. Nguyên liệu mía nhập mía vào cần
phải có chữ đường đạt yêu cầu kỹ thuật cũng như các tạp chất bám trên cây mía. Đối

với những cây mía cháy sau khi thu hoạch từ cánh đồng thì không được để ngoài trời
quá hai giờ, còn đối với những going mía khác thì thời gian lưu kho là từ 24 – 48 giờ
nhằm mục đích tránh hiện tượng chuyển hóa đường hay trong quá trình kết tinh đường
sẽ găp khó khăn. Vì vậy nguyên liệu mía khi tiếp nhận về công ty thì việc lưu trữ phải
thường xuyên đảo mía dự trữ. Nơi cung cấp nguyên liệu là nông dân tại huyện Tân
Châu, tỉnh Tây Ninh.
2.6. Nguyên liệu phụ
Để đảm bảo sản phẩm đường cát trắng sau khi đưa ra thị trường được tốt và đạt
chất lượng thì công ty đã sử dụng một số loại phụ gia trong quá trình sản xuất. Công ty
đã sử dụng các loại phụ gia như:
− Acofloc A120: 4kg/ngày, A100:1,6kg/ngày: đây là hợp chất cao phân tử nhằm
mục đích trợ lắng trong và lắng nổi trong quá trình sản xuất.
− Apuatreat DNM – 30R: 18kg/ngày: làm chất diệt khuẩn tại bộ phận che ép
− Lưu huỳnh: 1250kg/ngày: thực hiện nhiệm vụ sulfit I và sulfit II
− Vôi công nghiệp (CaO) 75% min: 3 tấn/ngày: thực hiện tại khâu gia vôi trong
quá trình sản xuất.
− Defospum FK, hoặc Bupan: 90kg/ngày: giảm độ nhớt của đường non.
− Thuốc tẩy Na
2
S
2
O
4
90% min: 9kg/ngày: tẩy màu của đường.
− Đường giống RE: 36kg/ngày: làm giống tinh thể 600.
− Hợp chất acid phosphoric thực phẩm H
3
PO
4
85%: 255kg/ngày: bổ sung P

2
O
5
vào
hỗn hợp.
− Drimax 1234, Defospum He: 5kg/ngày: chất phá bọt.
2.7. Tình hình hoạt động trong 3 vụ: vụ 2012 – 2013, vụ 2013 –
2014 và vụ 2014 – 2015
2.7.1. Tình hình hoạt động
Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình hoạt động
17
STT Hạng mục ĐVT
Vụ 2012 –
2013
Vụ 2013 –
2014
Vụ 2014 –
2015
1 NGUYÊN LIỆU
Trọng lượng mía thuần nhập Tấn
196877,93
0
201389,00
0
202673,880
Trọng lượng mía cháy Tấn 5697,690 4817,050 7050,350
Trọng lượng tạp chất Tấn 891,029 1383,282 1806,252
Tỷ lệ tạp chất % 2,950 2,920 2,900
Trọng lượng mía sạch Tấn
195986,90

1
199550,718 200867,628
Trọng lượng mía sạch (tinh) Tấn
191067,36
3
195511,38
6
196799,450
2 SẢN PHẨM
a
TL đường thành phẩm nhập
kho
Tấn 17656,70 18957,35 19433,80
Đường có độ màu < 160 IU Tấn 17262,25 17034,20 18524,30
Đường có độ màu > 160 IU Tấn 0,00 82,80 147,10
Đường có ít tạp chất Tấn 394,45 1840,35 772,40
b Trọng lượng bã bùn Tấn 10113,54 10928,51 11294,66
c Trọng lượng mật rỉ Tấn 8236,94 8291,66 8030,00
18
3 THỜI GIAN
a Thời gian phân bố trong vụ Ngày 195,01 198,82 208,12
b Số ngày hoạt động thực tế Ngày 183,33 188,60 192,42
c Số ngày dừng ép Ngày 11,68 10,23 15,70
d Số giờ dừng ép Giờ 280,25 245,25 374,10
4 CÔNG SUẤT ÉP
Công suất ép bình quân Tấn/ngày 1012,82 1033,41 1000,43
Công suất ép thực tế Tấn/ngày 1054,29 1065,48 1053,23
Hệ số an toàn sản xuất % 96,23 97,26 98,62
5 TỶ LỆ THU HỒI
a Tính theo tạp chất thật

Thu hồi mía (CCS
thật)/đường
M/Đ 10,90 10,31 10,11
Thu hồi mía (quy về 10 CCS
thật)/đường
M/Đ 9,55 9,35 9,22
b Tính theo tạp chất thu mua
Thu hồi mía (CCS
thật)/đường
M/Đ 11,18 10,52 10,33
Thu hồi mía (quy về 10 CCS
thật)/đường
M/Đ 9,80 9,54 9,43
c Hiệu suất thu hồi hiệu chỉnh % 83,01 79,96 81,43
6 Pol bã % 2,74 3,03 2,75
7 Ẩm bã % 52,19 52,39 51,75
8 Khối lượng nước thẩm thấu Tấn 49,82 39,93 40,65
9 Tỷ lệ thẩm thấu so với mía % 25,30 20,42 20,65
10 Hiệu suất ép hiệu chỉnh % 93,50 93,03 93,95
19
2.7.2. Nhận xét chung
Về nguyên liếu sản xuất: từ năm 2012 – 2015, Công ty cổ phần đường Nước
Trong có số lượng mía nhập về tang dần nhằm bảo đảm đường xuất bán tốt đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở giống mía thuần nhập về thì bảng thống kê của nhà máy lượng tạp
chất trong mía tang lên rất nhiều, nhờ qua hệ thống kiểm tra và xử lý, sản phẩm đầu ra
luôn đảm bảo chất lượng phù hợp với người tiêu dùng. Theo thống kê dưới đây, sản
phẩm đầu ra trong 3 vụ từ năm 2012 – 2015 thì sản phẩm vụ 2012 – 2013 đường xuất
ra có ít tạp chất nhất (394,45 tấn) so với 2 vụ còn lại.
Tổng lượng đường thành phẩm nhập kho đạt cao nhất ở vụ 2014 – 2015 trong

tổng số 3 vụ cho thấy rõ ràng năng suất hoạt động của nhà máy có sự phát triển tốt so
với hoạt động của những năm trước. Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm chính là đường RS,
nguồn mật rỉ nhà máy sản xuất ra cũng đưuọc dùng kinh doanh thu lợi nhuận. bảng
thống kê trong 3 vụ thì trọng lượng mật rỉ tạo ra có xu hướng giảm để đảm bảo thành
phẩm đường cát trắng ngày tốt hơn.
Về thời gian sản xuất, trong những năm gần đây (2012 – 2015), năng suất hoạt
động của nhà máy tăng mạnh trong số ngày hoạt động thực tế tăng từ 183,33 ngày (vụ
2012 – 2013) lên 192,42 ngày (vụ 2014 – 2015) do nhà máy có sự đầu tư cải thiện
trang thiết bị nên số giờ hoạt động như số giờ dừng ép, thời gian phân bố có xu hướng
giảm trong sô năm gần đây.
Do trong quá trình sản xuất khong thể tránh khỏi thất thoát, tỷ lệ thu hồi mía vụ
2014 – 2015 (9,22%) giảm nhiều so với 2 vụ trước nếu tính theo tạp chất thật kèm theo
đó, khả năng thu hồi mía tính theo tạp chất thu mua cũng giảm tương tự.
Các thông số Pol bã, ẩm bã, khối lượng nước thẩm thấu… nhìn chung có sự ổn
định qua các vụ.
Các thông số thực hiện vụ 2014 – 2015 có một số điểm đáng chú ý như sau:

o
Bx (%) của đường non A cao nhất (91,20%) so với các sản phẩm như mật B,
mật A nguyên, mật A rửa nhưng lại thấp hơn so với đường non B và C.
− Pol (%) của magma B cao nhất (82,84%).
20
− AP (%) của magma B cao nhất (90,89%) so với đường non A, mật A nguyên, A
rửa, đường non B và non C.
Vì vậy có thể kết luận rằng trong 3 vụ sản xuất gần đây với sự cải tiến cũng như
nâng cao chất lượng, số lượng đồng thời nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên,
sản lượng và chất lượng đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở miền Nam và trong cả
nước.
21
PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ KỸ

THUẬT SẢN XUẤT
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
22
3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ
3.2.1. Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu
a. Tiếp nhận và xử lý sơ bộ mía trước khi ép
Khi mía được 10 – 12 tháng thì thu hoạch và chở về nhà máy bằng xe tải hoặc
máy cày kéo rơ-moóc (mỗi xe chở từ 8 – 12 tấn mía).
Mía về nhà máy được xác định trọng lượng bằng cân móng hầm nổi (đầu tiên cân
xe mía sau đó cân trừ khối lượng xe), có 2 bàn cân hoạt động loại 60 tấn và loại 80 tấn,
ở đây có bộ phận kiểm nghiệm lấy mẫu: đo chữ đường, đánh giá tạp chất, kết hợp với
trọng lượng mía để làm cơ sở thanh toán với khách hàng và tính hiệu quả của sản xuất.
Sau đó mía được cẩu qua bàn lùa hoặc sân bãi. Bàn lùa là loại băng tải tấm có
chiều rộng 9,912m và quay với vận tốc 0,025m/s, trên bàn lùa có máy san bằng I có 24
cánh và hở với mặt bàn lùa I khoảng 0,36m, máy san bằng I quay 70 vòng/phút ngược
chiều với chuyển động của băng tải bàn lùa.
Bàn lùa có nhiệm vụ tiếp mía đều và ổn định lớp mía xuống băng tải nâng, đầu
băng tải nâng có máy san bằng II rộng 1m và quay 50 vòng/ phút ngược chiều với
quay của băng tải, và hở với mặt băng tải I khoảng 0.85m sau đó mía qua dao băm I,
khoảng cách từ mũi dao đến mặt băng tải là 0,1m, quay 480 vòng/ phút cùng chiều với
băng tải; mía sau khi qua dao băm I đi vào dao băm II, khoảng cách từ mũi dao đến
mặt băng tải là 0,05m, quay 480 vòng/phút cùng chiều với băng tải nâng; dao băm I
cách dao băm II là 3m (băng tải nâng có chiều rộng 1m, chiều dài 37m ; đọan nằm
ngang 15m; đoạn nằm nghiêng dài 22m và góc nghiêng là 170), vận tốc của băng tải
nâng thay đổi được để đảm bảo tiếp mía theo yêu cầu che ép.
Mía sau khi qua dao băm II thì kết cấu thân vỏ tế bào mía bị phá vỡ và lớp mía
ổn định ở mật độ khoảng 250 – 320 kg/m
3

, mía đi hết băng tải nâng thì được đổ vào
máng xuống mía vào che ép, trên máng xuống mía có lắp nam châm điện để lấy sắt
thép bám trên mía ra nhằm mục đích là bảo vệ che ép.
b. Ép mía
Nhiệm vụ của ép mía là lấy tối đa lượng nước mía có trong cây mía. Nhà máy sử
dụng phương pháp ép thẩm thấu với năm bộ máy ép, một trục máy ép gồm bốn trục
như sau:
− Trục tiếp liệu: có nhiệm vụ tiếp mía vào máy ép khắc phục hiện tượng trượt
nghẹn.
− Trục đỉnh: nhận và truyền động cho ba trục còn lại và nhận lực nén của bộ thủy
lực nén lên lớp mía và các trục còn lại để lấy nước mía.
− Trục trước: tiếp mía vào ép (ép mía).
− Trục sau: ép mía và thoát bã mía.
Trên vỏ trục có tiện răng suốt chu vi vỏ trục để tăng diện tích ép mía, suốt chiều
dài trục có phai răng chữ V để tăng khả năng lôi kéo mía vào máy ép. Trục tiếp liệu có
kích thước (vỏ trục) ø = 650mm, L = 1016mm, ba trục còn lại có kích thước (vỏ trục):
ø= 520mm, L = 1020mm bốn trục quay cùng tốc độ vòng v = 7 vòng/phút.
Trục trước có rãnh thoát nước mía, dao xĩa, lược mặt. Giữa trục trước và trục sau
là lược đáy có nhiệm vụ hướng bã mía qua máy ép.
Trục đỉnh và trục sau có lược đỉnh, lượt mặt để chảy bã mía ở răng trục. Khe hở
của trục đỉnh và trục trước, trục sau, trục cấp liệu có thể thay đổi được tùy theo độ dày
mỏng của lớp mía vào máy vì trục đỉnh có thể nâng lên hạ xuống nhờ bộ phận áp lực
nén trục đỉnh ( áp này thay đổi từ 170 – 210kg/cm
2
).
Mía chuyển từ máy ép trước qua máy ép sau nhờ băng tải trung gian bã mía sau
máy ép 5 được băng tải đưa sang đốt lò hơi.
Trong quá trình ép nhà máy sử dụng phương pháp thẩm thấu kép lặp lại 3 lần
như sau: dùng nước nóng và các loại nước mía loãng để làm nước phun vào bã của
máy ép trước dựa theo nguyên tắc: “Nước nhiều đường phun vào bã chứa nhiều

đường, nước ít đường phun vào bã còn chứa ít đường”.

×