Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo bệnh viện Q3 phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.82 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh viện là đơn vị y tế trong đó nhiệm vụ khám chữa bệnh giữ vị trí hết sức quan trọng.
Để làm tốt nhiệm vụ đó, không thể thiếu vai trò của khoa dược bệnh viện. Mỗi bệnh viện có
một khoa dược trực thuộc giám đốc bệnh viện, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh
viện, là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, không chỉ có tính chất thuần tuý
của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu về
toàn bộ công tác dược nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh
nhất là trong sử dụng thuốc.
Để hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng, vai trò chức năng của khoa dược, cũng như vận dụng
những lý thuyết học trên lớp vào thực tế và củng cố những kiến thức đã học, trường Đại học
Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập tại bệnh viện. Được nhà trường
giới thiệu thực tập tại bệnh viện quận 3 là niềm vinh dự với bản thân em.
Sau đây là bản thu hoạch của các khâu mà em đã tham gia gồm: kho chẵn, kho lẻ và hành
chính.
1
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Tên bệnh viện: Bệnh viện Quận 3
Địa chỉ: 114 – 116 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Căn cứ quyết định số 92/2007/QĐ-UBND ngày 12/07/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về việc thành lập bệnh viện Quận 3 trực thuộc UBND Quận 3. Bệnh viện
Quận 3 chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Quận 3 và hướng dẫn về
chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng
chức năng và 16 khoa, với chức năng cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh, đào tạo cán bộ y
tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh,
hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế.
- Phòng Tổ chức – Hành chính quản trị;
- Phòng Kế hoạch tổng hợp;
- Phòng Tài chính kế toán;
- Phòng Điều dưỡng;
- Khoa Dược & TTBYT;


- Khoa Mắt;
- Khoa Tai mũi họng;
- Khoa Răng hàm mặt;
- Khoa Ngoại;
- Khoa Sản;
- Khoa Nhi;
- Khoa Dinh dưỡng;
- Khoa Gây mê hồi sức;
- Khoa Xét nghiệm;
2
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa Nội tổng hợp;
- Khoa Khám bệnh;
- Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực & chống độc;
- Khoa Đông y – Vật lý trị liệu;
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
1.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
- Nghiệp vụ dược;
- Kho và cấp phát;
- Thống kê dược;
- Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
BỆNH VIỆN QUẬN 3
Phó Khoa
Thống kê dược
DS: Phùng Mạnh Cường
Nghiệp vụ dược
DLS – Thông tin thuốc

DS: Huỳnh Thị Hồng Diễm
DS: Hồ Thị Quỳnh Loan
DTr: Phan Ngọc Phụng
Trang thiết bị
KTV: Ngô Thị Trinh
Trưởng Khoa
DS: Bùi Khắc Huy
Nhà thuốc
DS: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Phó Giám Đốc
3
Kho HC,VTTH
Y dụng cụ
DTr: Lê Thị Kim Phượng
Kho chẵn (thuốc)
DTr: Phạm Thị Lành
Kho cấp phát 1
DT: Hoàng Thị Tuyết Phương
DTr: Nguyễn Thị Minh Hoàng
DTr: Phan Thị Thúy Kiều
DTr: Huỳnh Minh Lộc
DTr: Phạm Thị Ngoan
Kho cấp phát 2
DTr: Huỳnh Thị Phượng
DTr: Phạm Thị Nhỏ
DTr: Vũ Công Khôi Nguyên
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC & TTBYT
4
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.

Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Nhiệm vụ của khoa Dược:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định về dược tại các khoa.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc).
1.3. Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược
1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng khoa Dược.
b) Tổ chức hoạt động của khoa.
c) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công
tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
d) Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong
bệnh viện.
đ) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc,

hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
e) Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; thanh quyết toán,
theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
g) Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản, nhập, xuất thuốc, hóa chất.
h) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
i) Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham gia
hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
k) Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
l) Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng
nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
1.3.2. Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược:
a) Kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà
thuốc trong bệnh viện.
b) Cập nhật các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng
khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện.
c) Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
d) Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
đ) Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao, và chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ được giao.
1.3.3. Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc:
a) Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
b) Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho.
c) Kiểm tra, giám sát việc xuất, nhập thuốc và báo cáo cho Trưởng khoa Dược.
d) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và học viên khác.
đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao, và chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ được giao.
1.3.4. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược:

a) Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp
phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
b) Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc
Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được
phân công.
c) Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư
y tế tiêu hao trong bệnh viện định kỳ hàng năm.
d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
1.3.5. Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng:
a) Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo
dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác
dược.
b) Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y
tế và người bệnh.
c) Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú.
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện.
đ) Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu và chịu
trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược
2.1.1. Qui trình sắp xếp thuốc :
Nguyên tắc sắp xếp :
- 3 dễ (dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra)
- Xếp theo nguyên tắc FIFO ( nhập trước xuất trước) và FEFO (hết hạn trước
xuất trước)
- Nhãn luôn quay ra phía ngoài.
Xác định vị trí thuốc sắp xếp tại khu vực “Bảo quản”
• Theo nhóm điều trị (TT40/BYT), mỗi nhóm phân chia theo thứ tự a, b, c.

• Các dạng thuốc lỏng để tầng dưới giá kệ.
• Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần để khu vực riêng theo TT 19/BYT.
• Thuốc hết hạn sử dụng, hư hỏng sắp xếp ở khu biệt trữ.
• Thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh cần để vào tủ lạnh nhiệt độ 2
o
-8
o
C.
• Thuốc có hạn dùng dài xếp phía trong, hàng có hạn dùng ngắn sắp bên ngoài
để cấp phát trước. Lưu ý: hàng nhập sau không có nghĩa là có hạn dùng dài
hơn.
2.1.2. Qui trình bảo quản thuốc :
Theo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc.
-Có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần trong ngày. Điều kiện bảo quản ≤25
o
C ≤70%
-Bảo quản đúng yêu cầu do nhà sản xuất ghi trên nhãn.
-Theo dõi hạn dùng, nếu phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiện nứt,
vỡ, biến màu, vẩn đục để khu vực riêng.
-Kiểm tra sức khoẻ thủ kho 6 tháng/lần.
2.2. Kho thuốc bệnh viện theo hướng dẫn GSP
2.2.1. Ý nghĩa, yêu cầu
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt: GSP)
là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu,
sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân
phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
2.2.2. Nội dung hoạt động
a. Nhân sự:
Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với
công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên

được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải
được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản.
- Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực,
có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ
thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo
quản.
- Thủ kho bệnh viện phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.
- Thủ kho thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các
qui định của pháp luật có liên quan.
- Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà
nước.
b. Nhà kho và trang thiết bị:
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ
thống.
+ Địa điểm:
- Kho phải được xây dựng nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát
nước để tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt
- Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận
chuyển, bảo vệ.
+ Thiết kế, xây dựng:
- Kho đủ rộng, có sự phân cách giữa các khu vực bảo đảm việc bảo quản cách ly
từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu.
- Tùy theo mục đích, qui mô kho (khu vực tiếp nhận, biệt trữ, bảo quản thuốc chờ
nhập kho,…) của khoa dược bệnh viện cần phải có những khu vực xác định, được
xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp.
- Nhà kho được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại,
đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng,
vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết.

- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để
chống ẩm, chống thấm. Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy là nơi tích
lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.
+ Trang thiết bị:
- Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí,
nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo các điều kiện bảo quản.
- Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hóa. Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa
giá kệ với nền kho phải đủ rộng.
- Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống
cháy nổ.
- Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào
của người không được phép.
- Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu
bọ, loài gặm nhấm
+ Các điều kiện bảo quản trong kho:
• Nhiệt độ:
- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25
0
C, trong từng khoảng thời gian
nhiệt độ có thể lên đến 30
0
C.
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15
0
C.
- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8
0
C.
- Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8

0
C.
- Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 10
0
C.
• Độ ẩm: độ ẩm tương đối không quá 70%.
+ Kho bảo quản thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt:
- Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với các chất lỏng, chất rắn cháy nổ,
các khí nén, các thuốc gây nghiện và các chất tương tự, các thuốc và hóa chất có
độc tính cao.
- Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo quản ở các
khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp.
- Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: phải được bảo quản tại khu vực
kho đáp ứng qui định tại các qui chế liên quan.
- Các thuốc, hóa chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc cần được
bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng.
- Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi và bảo đảm duy trì liên tục.
- Các thiết bị được sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế, ẩm kế phải
được kiểm tra định kỳ, hiệu chỉnh khi cần, và kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh này phải
được ghi lại và lưu trữ.
c. Vệ sinh:
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng
sâu bọ. Phải có văn bản qui định chương trình vệ sinh, xác định rõ tần số và phương
pháp vệ sinh nhà xưởng, kho.
- Tất cả thủ kho, nhân viên làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khoẻ
định kỳ.
- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp.
- Nhân viên làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
d. Các quy trình bảo quản:

+ Yêu cầu chung:
- Thuốc cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo được chất lượng. Thuốc
cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem
sử dụng trước theo nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn trước -
xuất trước (FEFO).
- Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ.
- Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo
quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.
+ Tiếp nhận thuốc:
- Khu vực này phải có các điều kiện bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh
hưởng xấu của thời tiết trong suốt thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc.
- Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ
liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng,
nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng
- Các lô hàng phải được kiểm tra về độ đồng nhất.
- Tất cả các thuốc có bao bì bị hư hại, mất dấu niêm phong hoặc bị nghi ngờ có tạp
nhiễm thì phải được bảo quản ở khu vực biệt trữ để chờ xử lý.
- Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện, thuốc độc,
các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh ) phải nhanh chóng được kiểm tra, phân
loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các qui định của pháp luật.
- Phải có và lưu các hồ sơ ghi chép cho từng lần nhập hàng, với từng lô hàng.
+ Cấp phát - quay vòng kho:
- Chỉ được cấp phát các thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng.
Không được cấp phát thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, hoặc có nghi ngờ về chất
lượng.
- Phải có và lưu các bản ghi chép (phiếu theo dõi xuất-nhập thuốc,…) thể hiện tất cả
các lần nhập kho, xuất kho của thuốc, phù hợp với số lô sản xuất.
- Việc cấp phát cần phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước-xuất
trước hoặc hết hạn trước - xuất trước).
- Các thùng, bao thuốc bị hư hỏng, không còn nguyên niêm phong, mất nhãn hoặc

nhãn bị rách, không rõ ràng thì không được bán, cấp phát, và phải thông báo ngay
với bộ phận kiểm tra chất lượng.
+ Bảo quản thuốc:
- Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không
dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo đúng các qui
định tại qui chế liên quan.
- Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện
còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc.
- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn
lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.
- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho.
e. Thuốc trả về
- Tất cả các thuốc đã xuất ra khỏi kho, bị trả về phải được bảo quản tại khu biệt trữ,
chờ đánh giá chất lượng để đưa trở lại kho phân phối sử dụng hoặc hủy bỏ theo quy
định của pháp luật.
- Thuốc do bệnh nhân trả lại phải được để ở khu vực riêng, chờ hủy bỏ.
2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và
điều trị
2.3.1. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc
Đơn vị “Thông tin thuốc” như là cầu nối giữa người thầy thuốc và bệnh nhân:
- Cung cấp các thông tin đầy đủ cho các hoạt động kê đơn, sử dụng thuốc.
- Giúp bệnh nhân hiểu biết nắm bắt các thông tin về thuốc, sử dụng thuốc đúng liều,
đúng lúc, đúng cách.
a. Mục tiêu hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả.
- Liên hệ các hoạt động điều trị giữa y và dược.
- Giáo dục bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc và tự chữa bệnh bằng thuốc thiếu khoa
học.

b. Tổ chức
Đơn vị thông tin thuốc là một bộ phận gắn liền với Khoa Dược.
Người phụ trách thông tin thuốc ở bệnh viện: dược sĩ đại học (hoặc bác sĩ nếu bệnh
viện chưa có dược sĩ đại học) và một số bác sĩ lâm sàng trong “Hội đồng thuốc và
điều trị” tham gia kiêm nhiệm.
c. Chức năng - Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
- Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc.
- Cung cấp thông tin về thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” của bệnh viện.
- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và ngoại
trú.
- Theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng thuốc.
- Quản lý thông tin về thuốc và thông tin đánh giá hiệu quả của thuốc.
- Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Báo cáo phản hồi thông tin thuốc lên tuyến trên.
d. Nội dung các thông tin thuốc
- Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc.
- Các khuyến cáo về liều dùng (dưới liều, quá liều điều trị), dược động học và sinh
khả dụng so sánh giữa các thuốc dưới các tên biệt dược khác nhau.
- Các thông tin:
+ Điều trị: cách xử lý, điều trị trong các trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ độc
do dùng thuốc.
+ Tương tác thuốc: thông tin cho bác sĩ những tương tác thuốc có lợi để tăng hiệu
lực của thuốc, giảm độc tính hoặc giải độc, tránh tương tác bất lợi của thuốc.
+ Chống chỉ định của thuốc, đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ mang thai, cho
con bú, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận, người cao tuổi. …
+ Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các “Hội đồng thuốc và điều trị”
tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.
+ Các báo cáo thẩm định về thuốc.
- Các thông báo :
+ Những thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam.

+ Những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và ở các nước khác.
e. Đối tượng của thông tin thuốc
- Thông tin thuốc cho thầy thuốc kê đơn
- Thông tin thuốc cho bệnh nhân
f. Vai trò của dược sĩ trong thông tin thuốc tại bệnh viện
- Sắp xếp từng loại thông tin, cập nhật thông tin.
- Tư vấn dùng thuốc cho thầy thuốc.
- Đưa thông tin thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” lựa chọn thuốc.
- Tư vấn dùng thuốc cho người bệnh: chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn. Đối
với thuốc kê đơn cần có sự đồng ý của thầy thuốc điều trị.
- Tham gia giáo dục, đào tạo, huấn luyện kiến thức thông tin thuốc trong bệnh viện
và các bệnh viện tuyến dưới.
2.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị
a. Chức năng, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến
thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về
thuốc trong bệnh viện.
Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
- Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây
dựng danh mục thuốc;
- Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh
viện;
- Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
- Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc được
sử dụng đúng, an toàn;
- Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong trường
hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
- Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an

toàn;
- Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
- Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
- Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược và
các tài liệu quảng cáo thuốc.
Tổ chức của Hội đồng:
Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết
định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên
môn;
- Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;
- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược
hoặc cả hai thành viên này;
- Ủy viên gồm:
+ Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng
trưởng bệnh viện;
+ Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.
Hoạt động của Hội đồng:
- Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu
tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp
định kỳ của Hội đồng.
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ
trong 1 năm.
- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài
liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước
cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc
bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12.

b. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
Nguyên tắc xây dựng danh mục:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại
bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban
hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Tiêu chí lựa chọn thuốc:
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất
lượng.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì phải lựa chọn
trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá
và khả năng cung ứng;
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế
tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc, so sánh tổng
chi phí liên quan đến quá trình điều trị.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Các bước xây dựng danh mục thuốc:
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử
dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách

khách quan;
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều
trị và theo phân loại VEN;
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục.
Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
c. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu quốc
gia do Bộ Y tế ban hành.
- Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn vị.
- Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời.
- Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.
Triển khai thực hiện
- Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn;
- Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn;
- Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị;
- Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng.
d. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo
quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:
- Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống cung
ứng yếu kém;
- Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản không
đúng và không đầy đủ;
- Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh; người
kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị,
không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;
- Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc, đúng
người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách);

- Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng
thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các phản ứng có
hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc không có tác dụng.
Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử
dụng thuốc tại đơn vị:
- Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Phân tích nhóm điều trị;
- Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban
hành kèm theo Thông tư này;
- Phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD.
- Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc.
Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa
chọn các giải pháp can thiệp phù hợp.
e. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót trong
chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn, cấp phát
thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc và sự tuân thủ điều trị của người bệnh.
Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.
Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi Bộ Y
tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc về ADR.
Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:
+ Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một sản
phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnh viện:
- Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng và báo
cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo
dõi phản ứng có hại của thuốc;
- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánh giá ADR
và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược.

+ Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp và gửi
báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR.
Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và các
qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.
f. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động, các
quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hội
đồng.
Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện:
- Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc, cung
cấp thông tin về thuốc.
- Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa Dược,
Đơn vị Thông tin thuốc.
- Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về hoạt
động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện.
2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện
Qui trình cấp phát thuốc nội viện :
-Nhận phiếu lãnh từ các khoa phòng đã ký duyệt
-Nhập phiếu lãnh trên phần mềm
-In phiếu xuất hàng có giá thuốc cho khoa phòng trên phần mềm
-Soạn, kiểm tra và giao thuốc cho các khoa phòng
-Ký giao nhận vào sổ ký nhận của các khoa phòng
Qui trình cấp phát thuốc ngoại trú kho cấp phát 1,2:
- Nhận toa của bệnh nhận.
- Giám định toa: kiểm tra toa thuốc bệnh nhân theo quy định
o Kho còn thuốc biệt dược: lấy thuốc theo toa.
o Kho hết thuốc biệt dược: đề nghị bệnh nhân quay lại ô số 8 đề nghị

hủy đơn, sau đó gặp bác sĩ đổi biệt dược khác.
- Sau khi lấy thuốc, kiểm thuốc đã lấy theo đơn.
- Nhập mã số bệnh nhân vào phần mềm quản lý -> click đã xuất thuốc.
- Gọi tên bệnh nhân, đưa đơn lưu cho bệnh nhân ký ( đơn giữ lại để bảo hiểm
kiểm kê thanh toán cho bệnh viện).
- Phát thuốc kèm sổ và toa thuốc tận tay bệnh nhân.
*Kho 1: Đối tượng bình thường.
Kho 2: Ưu tiên người già và trẻ em.
*Chú ý:
- Cắt thuốc phải chừa date hạn dùng.
- Sau khi lấy thuốc xong phải kiểm tra đơn lại một lần nữa.
QUI TRÌNH DỰ TRÙ CUNG ỨNG THUỐC
a. Cơ sở lập kế hoạch cung ứng thuốc
- Dự toán chi ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của Bệnh viện.
- Tình hình thực tế mua và sử dụng thuốc của năm trước.
- Dự kiến nhu cầu thuốc năm kế hoạch.
- Mô hình bệnh tật của Bệnh viện.
- Phát đồ điều trị của Bệnh viện.
- Danh mục thuốc được BHYT thanh toán theo TT 40/2014/TT-BYT (tân dược) và
TT 05/2015/TT-BYT (thuốc đông y).
- Phân tích ABC-VEN danh mục thuốc cần sử dụng cho cả năm qua Hội đồng thuốc
và điều trị.
Phân tích ABC
Nhóm A: chiếm 75-80% tổng giá trị tiền.
Nhóm B: chiếm 15-20% tổng giá trị tiền.
Nhóm C: chiếm 5-10% tổng giá trị tiền.
Phân tích VEN
+ Thuốc V: là thuốc dùng trong các TH cấp cứu hoặc nguy hiểm tính mạng.
+ Thuốc E: thuốc thiết yếu trong điều trị theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.
+ Thuốc N: Không thiết yếu.

b. Trình duyệt kế hoạch cung ứng thuốc
Trình duyệt kế hoạch cung ứng thuốc, mua thuốc nộp SYT để chuẩn bị đấu thầu tập
trung bao gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc và tổng giá trị các gói thầu
trong kế hoạch đấu thầu.
- Quyết định phê duyệt danh mục, số lượng và giá kế hoạch từng mặt hàng thuốc
trong từng gói thầu của Giám đốc Bệnh viện.
- Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị của đơn vị về kế hoạch đấu thầu mua
thuốc biệt dược (đối với Gói thầu thuốc theo tên biệt dược).
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU THUỐC CỦA BỆNH VIỆN:
- Khoa dược kết hợp với bác sĩ lập Danh mục thuốc dựa theo TT40/2014/TT-
BYT, TT05/2015/TT-BYT, Ngân sách bệnh viện, Mô hình bệnh và các phác
đồ điều trị tại bệnh viện.
- Trình lên Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện xem xét thống nhất trình
lên Ban giám đốc bệnh viện.
- Ban giám đốc xem xét ký duyệt Danh mục thuốc nội dung bao gồm: hoạt
chất, số lượng, tổng giá trị. Sau đó trình lên Sở y tế.
- Sở y tế hợp lại danh mục thuốc của tất cả các bệnh viện thuộc sở y tế quản lý
trên địa bàn thành phố để xây dựng danh mục chung.
- Sở y tế tổ chức đấu thầu:
o Lập hội đồng chấm thầu: xét duyệt dựa vào các tiêu chí: năng lực,
chất lượng thuốc, các giấy tờ hoạt động hợp pháp, nguồn đầu vào…
o Hội đồng chuyên môn bao gồm: dược sĩ tại các bệnh viện chuyên
khoa, cán bộ phòng quản lý dược và cán bộ Bảo hiểm y tế.
 Hoàn thành danh mục thuốc cung ứng.
- Phê duyệt kết quả đấu thầu : Chủ tịch UBND TP. HCM
- Thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa SYT và Công ty
Dược trúng thầu.
- Các bệnh viên ký kết hợp đồng mua bán với các công ty trúng thầu dựa trên
hợp đồng nguyên tắc bao gồm các giấy tờ sau:

TT TÊN HỒ SƠ
1 HĐ nguyên tắc - Kết quả trúng thầu (Ký kết giữa SYT & Công ty Dược)
2 Quyết định v/v phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của SYT
3 HĐ cung cấp hàng hóa thuốc y tế (Ký kết giữa BVQ3 & Công ty Dược)
2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện
2.5.1. Các văn bản hiện hành
- Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh
viện.
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.
- Thông tư 23/2014/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh.
- Thông tư 19/2014/TT-BYT quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc.
- Thông tư 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2014 hướng dẫn thực hiện
danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư 05/2015/TT-BYT về Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị
thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 37/2014/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và
chuyển tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ngày 17 tháng 11 năm 2014.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 02/02/2008 Về việc ban hành Quy chế kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
- Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn mua
thuốc đấu thầu trong các cơ sở y tế.
- Thông tư số: 31/2014/TT- BYT ngày 26/9/2014 Quy định Bảng tiêu chuẩn đánh
giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc.
- Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.

- Quyết định 37/2008/QĐ-BYT ban hành danh mục thuốc hiếm theo yêu cầu điều
trị.
2.5.2. Phần mềm quản lý
- Quản lý danh mục thuốc, trang bị thiết bị y tế đang sử dụng tại từng các khoa
phòng trong bệnh viện.
- Quản lý kho:
Kiểm tra cấp phát thuốc
Theo dõi dự trù thuốc
Theo dõi thuốc xuất hằng ngày.
Theo dõi sắp xếp hạn sử dụng.
Báo cáo sử dụng kháng sinh, corticoid, vitamin, dịch truyền.
2.5.3. Quy trình thao tác chuẩn:
Các quy trình thao tác chuẩn của khoa Dược Bệnh viện:
1. Soạn thảo quy trình thao tác chuẩn.
2. Kiểm nhập.
3. Sắp xếp thuốc.
4. Kiểm soát côn trùng và chuột.
5. Cấp phát.
6. Kiểm kê.
7. Thu hồi, xử lý thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc hư hỏng.
8. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.

×