Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm traphaco giai đoạn 2004 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
LÊ THỊ THẮM
PHÂN TÍCH Cơ CẤU GIÁ THÀNH THUỐC NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Dược PHẨM TRAPHACO
GIAI ĐOẠN 2004-2006
(Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 2002-2007)
Người hướng dẫn : NGUYỄN THANH BÌNH
Nơi thực hiện : -Trường Đại Học Dược Hà Nội
- Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco
Thời gian thực hiện: 02/2007 - 05/2007
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
M ởi eảrn ăễi
Bằng tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gỉri lời
cảm ơn chân thành nhất tới:
T.s Nguyễn Thanh Bình, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong
bộ môn Quản lý - Kinh tế dược đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Dược Hà Nội, đã truyền lại
cho tôi những tâm huyết và kiến thức trong suốt 5 năm học qua.
DS Nguyễn Xuân Ánh và DS Bùi Khánh Tùng, cùng các cô chú, anh
chị tại các phòng ban của công ty cổ phần dược phẩm Traphaco đã nhiệt tình
chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi, trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Lê Thị Thắm
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN Đ Ể 1
Phần I. TỔNG QUAN 3
1.1. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ c ơ CÂU GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU 3
1.1.1 Giá thành sản phẩm
.
3
1.1.2 Cơ cấu giá hàng nhập khẩu
3
1.1.2.1 Giá nhập khẩu- Giá đầu vào
5
1.1.2.2 Các chi phí cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu

6
1.1.2.3 Các khoản thuế 10
1.1.2.4 Lợi nhuận 11
1.2 THỰC TRẠNG VIỆC TẢNG GIÁ THUỐC VÀ NHŨNG YÊU Tố ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Sự BIẾN ĐỘNG GIÁ THUỐC NHẬP KHẨU 12
1.2.1 Thực trạng việc tăng giá thuốc
12
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưỏfng tới giá thuốc nhập ngoại 15
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ THUỐC ở N ước TA HIỆN NAY

20
1.3.1 Sự cần thiết phải có chính sách quản lý giá thuốc

20
1.3.2 Quản lý giá thuốc ở Việt Nam hiện nay

21
1.4 Cơ CẤU GIÁ THUỐC NHẬP KHẨU củ a m ột s ố N ước TRÊN THÊ

GIỚI
22
1.5 VÀI NÉT VỂ CÔNG TY c ổ PHẦN Dược PHẨM TRAPHACO 24
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 24
1.5.2 Chức năng hoạt động của công ty theo giấy phép kinh doanh

24
1.5.3 Một số thành tựu nổi bật 25
Phần II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u

26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
.
26
2.1.2 Nội dung nghiên cứu 26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u VÀ x ử LÝ s ố LIỆU

27
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu hồi cứu 27
2.2.2 Phưoỉng pháp nghiên cứu phân tích
27
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 27
Phần III. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 28
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 28
3.1.1 Các chi phí và các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu

28
3.1.1.1 Giá trị nhập khẩu - Giá đầu vào
28

3.1.1.2 Doanh thu thuốc thành phẩm nhập khẩu

33
3.1.1.3 Các chi phí 35
3.1.1.4 Lợi nhuận thuần thu được từ thuốc thành phẩm nhập khẩu

39
3.1.2 Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty


40
3.1.2.1 Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu ủy thác 40
3.1.2.2 Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu kinh doanh trực tiếp

42
3.2 BÀN LUẬN 46
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT


54
4.1 KẾT LUẬN 54
4.2 ĐỂ XUẤT 55
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
BH : Bán hàng
CFS : (Container Freight Station Cost) - Phí gia hàng lẻ
CIF : (Cost, Insurance, Freight) - Giá giao hàng đến cảng người mua
D/0 • (Deliver Order) - Lệnh giao hàng
DX • Doanh thu
KH : Khấu hao
NK : Nhập khẩu

QL : Quản lý
R&D : Chi phí nghiên cứu và phát triển
OTC : Over The Counter
TL : Tỷ lệ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
XTY : Thuốc thiết yếu
TSCĐ • Tài sản cố định
VAT • Thuế giá trị gia tăng
WHO : Tổ chức y tế thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ĐẶT VÂN ĐỂ
Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, giá cả là một yếu tố cơ bản
đóng vai trò quyết định trong việc tiêu thụ hàng hóa. Đối với các ngành sản
xuất, giá cả chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất hàng
hóa, đó là khâu cuối cùng và thể hiện toàn bộ kết quả aủa quá trình sản xuất.
Trong công tác kinh doanh, giá cả thể hiện sự tranh giành lợi ích kinh tế và
độc quyền giữa các tổ chức kinh doanh. Chính vì vậy giá cả là phuofng tiện để
thực hiện lọi ích kinh tế của các nhà sản xuất, kinh doanh.
Cũng như các loại hàng hóa khác, thuốc được trao đổi mua bán trên thị
trường, do vậy nó cũng chịu sự tác động của các yếu tố: thị trường, giá cả
Tuy nhiên thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưỏfng trực tiếp đến tính
mạng và sức khỏe của con ngưòd, do vậy việc định giá cho sản phẩm ngoài
mục tiêu lọi nhuận,cần phải quan tâm đến các vấn đề liên quan như: tình hình
sức khỏe, Cơ cấu bệnh tật, khả năng chi trả của bệnh nhân, các yếu tố xã hội
và phải đảm bảo công bằng trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi chúng ta đã là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng khốc liệt, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà với cả
doanh nghiệp nước ngoài. Để chiếm được ưu thế trên thị trường, các doanh
nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng và tìm mọi cách để hạ giá thành sản

phẩm. Tuy nhiên trong mấy năm vừa qua, giá thuốc có sự biến động phức tạp
theo xu hướng ngày càng tăng lên, đặc biệt là các loại thuốc nhập ngoại, do
nước ta phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu và 60% thuốc thành phẩm phục
vụ cho sản xuất và cung ứng thuốc trong nước. Điều đó tác động đáng kể đến
đời sống nhân dân, đặc biệt là những ngưòi nghèo. Trước tình hình đó Bộ y tế
và các cơ quan hữu quan đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bình ổn giá thuốc, tuy
nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả. Đã có rất nhiều giả thuyết đề ra để minh
chứng cho hiện tượng tăng giá thuốc ngoại trong thời gian qua như: Sự tăng
giá nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu tăng, các chi phí tăng Để có cái
nhìn tổng quan về giá thuốc nhập khẩu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
‘Thân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần
dược phẩm Traphaco giai đoạn 2004 -2006’* với mục tiêu sau:
- Phân tích các chi phí và các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu của
công ty từ năm 2004-2006
- Phân tích cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty Traphaco trong giai
đoạn trên.
PHẦN 1 TỔNG QUAN
1.1 GIÁ THÀNH
S Ả N
PHẨM VÀ c ơ CÂU GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU
1.1.1 Giá thành sản phẩm
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lao động sống và lao động
vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành.
Giá là một trong các công cụ cạnh tranh trên thị trường, là sự đối thoại
trực tiếp giữa sản phẩm và khách hàng nên giá phải thoả mãn 3 yêu cầu sau:
-Bù đắp đủ chi phí
-Có lãi
- Được khách hàng chấp nhận [6].
1.1.2 Cơ cấu giá hàng nhập khẩu
Thuốc sau khi được sản xuất hoàn thiện ở nước bạn, để được xuất khẩu

và tới cửa hàng người nhập khẩu phải trải qua rất nhiều thủ tục cũng như rất
nhiều chi phí. Việc xác định giá thành sản phẩm nhập khẩu thường được xác
định theo phưomg pháp định giá theo giá thành[l 1].
Giá thành sản phẩm nhập khẩu = Giá nhập khẩu (Giá CIP/Giá FOB)+
+Tổng các chi phí + Lợi nhuận của người phân phối.
Cơ cấu giá hàng nhập khẩu kể từ khi là sản phẩm hoàn chỉnh, đến
khâu bán lẻ cuối cùng được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu
1.1.2.1 Giá nhập khẩu - Giá đầu vào
Theo INCOTERM 2000 việc xác định giá nhập khẩu căn cứ vào điều
kiện cơ sở giao hàng. Đây là điều kiện cơ bản trong hợp đồng thuofng mại
quốc tế, nó phản ánh mối quan hệ hàng hoá vói điều kiện giao hàng. Điều
kiện giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận
hàng hoá giữa bên bán và bên mua. Những cơ sở đó là[13]:
• Sự phân chia trách nhiệm giữa hai bên bán và mua trong việc giao
nhận hàng như trách nhiệm: thuê mướn phương tiện vận tải, bảo hiểm, thuế
xuất khẩu
• Sự phân chia giữa hai bên về phí trong việc giao hàng: Phí chuyên chở,
phí bốc hàng, dỡ hàng, chi phí lưu kho
• Sự di chuyển từ người bán sang ngưòi mua, những rủi ro, tổn thất về hàng
hoá
Dựa trên các cơ sở đó chia giá nhập khẩu thành 5 loại khác nhau tùy
vào trách nhiệm mà nhà sản xuất thực hiện, quy định theo địa điểm giao hàng.
-Giá bán hàng tại nhà máy (Ex- Factory, Ex-Work)
-Giá giao dọc mạn tàu (Free Along Sideship)
-Giá giao hàng tại cảng ngưòi bán (Free on board -FOB)
-Giá giao hàng đến cảng ngưòi mua (Cost, Insurance, Freight - CIF)
-Giá bao gồm cả thuế hải quan (Delivered Duty Paid)
Thông thường ở Việt Nam thường sử dụng hai loại giá: CIF và FOB
Giá giao hàng tại cảng người bán ( Free on board -FOB)

Theo Incoterm 2000 thì điều kiện FOB có nghĩa là người bán hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng hoá đã vượt qua lan can tàu tại
cảng bốc hàng quy định. Người mua hàng phải chịu mọi phí tổn, rủi ro, mất
mát về hàng hoá kể từ thòi điểm đó. Điều kiện FOB đòi hỏi người bán phải
thông quan hàng hoá để xuất khẩu.
Giá giao hàng đến cảng người mua (Cost, insurance, Freight- CIF)
Theo điều kiện CIF, ngưòi bán phải trả cước và các chi phí cần thiết để
đưa hàng đến cảng quy định. Đồng thời người bán phải mua bảo hiểm cho
hàng hoá để phân tán rủi ro cho ngưòi mua. Nếu trong hợp đồng ngoại thương
không quy định về bảo hiểm thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối
thiểu theo điều kiện FPA hoặc ICC, bảo hiểm 110% trị giá hàng hoá giao
dịch. Những mất mát, rủi ro về hàng hoá chuyển ngay sang cho người mua sau
khi hàng hoá vượt qua lan can tàu ở cảng bốc hàng. Ngưòi bán hoàn thành
nghĩa vụ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng quy định này. Điều kiện CIF
cũng đòi hỏi ngưòd bán thông quan hàng xuất khẩu[8,10].
1.1.2.2 Các chi phí cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu
a. Các chi phí làm thủ tục và nhận hàng nhập khẩu
Tại cảng giao nhận quy định, để lấy hàng nhập khẩu từ phương tiện
chuyên chở của bên bán, bên nhận hàng phải thực hiện các thủ tục và phải
chịu các khoản chi phí sau:
<♦ Phí hải quan: Theo quy định các mặt hàng nhập khẩu phải làm các thủ
tục hải quan tại cảng, ngưòd nhận hàng sẽ mất một khoản chi phí nhỏ để làm
giấy tờ thủ tục.
♦♦♦ Phí chứng từ: Là khoản chi phí phải trả cho các chứng từ liên quan đến
hàng hoá.
❖ Phí nâng hạ Container; Trong vận tải ngoại thương, dược phẩm được
đánh giá là hàng hoá hoàn toàn phù hợp vói phương tiện vận chuyển nhanh
gọn và kinh tế nhất hiện nay là vận chuyển bằng Container. Theo quy định khi
hàng về tới cảng quy định, người mua sẽ chịu chi phí nâng hạ Container. Chi
phí này để thuê cần cẩu chuyển Container lên để xếp dỡ hàng hoá và hạ

Container trở lại phương tiện vận tải.
❖Phí khai thác hàng lẻ (CFS): Thông thường nếu lượng hàng đủ để xếp
vào một Container thì khi nhận hàng ngưcã nhận chỉ cần tháo dỡ hàng hoá
khỏi Container. Nếu lượng hàng không đủ để xếp đầy Container, thì sẽ được
xếp chung vói các hàng hoá khác, khi đó về đến cảng giao nhận, người nhận
hàng phải trả một khoản phí cho việc phân loại, gia hàng lẻ tại trạm trả hàng (
CFS -Container Freight Station) và chi phí này thường được gọi là phí CFS.
❖ Chi phí liên quan đến hãng tàu để cấp lệnh giao hàng ( Phí D/0 -
Deliver order)
❖ Chi phí bốc xếp hàng hoá: là khoản chi phí phải trả cho công nhân bốc
xếp hàng hoá lên xuống phưofng tiện chuyên chở.
❖ Phí luu kho tại cảng: Trong trường hợp bên nhận hàng chưa thể chở
hàng thẳng về kho công ty sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng tại cảng,
khi đó hàng hoá sẽ gửi tại kho trên cảng. Do vậy cần chi phí để đưa hàng vào
lưu kho, lưu bãi, làm hàng trong khi chờ gửi hàng.
Ngoài ra còn có các chi phi khác như: Phí làm vệ sinh Container, phí
lull Container tại bãi khi chờ giao hàng cho bên nhận [10,20].
b. Lăỉ vay ngân hàng
Để nhập khẩu thuốc, các doanh nghiệp phải huy động một phần vốn từ
lãi vay ngân hàng vói một tỷ lệ lãi suất quy định của ngân hàng. Do đó hàng
tháng, doanh nghiệp phải trích ra một khoản để trả lãi vay vốn ngân hàng.
c. Phí ủy thác nhập khẩu
Các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp và một số
doanh nghiệp khác đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế mới được nhập
khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Do vậy các công ty khác muốn
bán hàng nhập khẩu phải thông qua công ty nhận nhập khẩu ủy thác, và phải
trả cho công ty này một khoản phí gọi là phí ủy thác. Tùy theo giá trị hàng
nhập khẩu mà mức phí này là khác nhau, thông thưòỉng từ 1,5-3% trị giá hàng
nhập khẩu [14].
d.Chi phí bán hàng

❖ Chi phí vận chuyển
Trong kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, chi phí vận tải là một bộ
phận cấu thành nên giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu, bỏ qua các yếu tố khác
tác động tói giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới thì chi phí vận tải là yếu tố
được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hết sức quan tâm, do vậy điều kiện
vận tải nằm trong chính hợp đồng mua bán ngoại thưoỉng. Trong một chừng
mực nhất định, người kinh doanh xuất nhập khẩu có thể bán hoặc mua ở thị
trưcmg nào còn phải phụ thuộc vào chi phí vận tải. Đối vói các nhà nhập khẩu
hàng bằng giá CIF, chi phí vận tải phải trả bao gồm:
-Phí vận chuyển từ cảng về kho công ty
- Phí vận chuyển từ kho tói các địa điểm phân phối.
Chi phí quảng cáo tiếp thị và hỗ trợ bán hàng
Đây là hoạt động rất quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh
nghiệp, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Để ngưòd tiêu
dùng biết đến tính chất cũng như lợi ích của sản phẩm, không còn cách nào
khác, các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quảng cáo và giới thiệu
sản phẩm của mình. Việc tiếp thị - bán hàng của doanh nghiệp phải căn cứ vào
sự thay đổi nhu cầu của ngưòi tiêu dùng để có chính sách chiến lược tiếp thị
hợp lý. Tuy nhiên thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng và sức khoẻ của con người, do vậy việc quảng cáo, giới thiệu nhằm
tăng cường việc kê đơn, cung ứng, mua bán, tiêu thụ đều phải dựa trên cơ sở
sử dụng thuốc họfp lý, an toàn, hiệu quả.
ở nước ta, chi phí này bị giới hạn mức dưới 10% tổng chi phí hợp lý,
hợp lệ (Quy định tại điều 5 nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/03 của
chính phủ) mà giá thuốc ở trong nước thấp nên 10% trên tổng chi phí là không
nhiều. Do vậy thuốc của nước ta không thể vào bệnh viện do chi phí dành cho
bác sỹ kê đơn quá nhỏ so với thuốc ngoại.
Còn ở một số hãng dược phẩm lớn trên thế giới, chi phí cho hoạt động
này chiếm một tỷ lệ lớn trên tổng doanh thu (khoảng 15-50%), có thể gấp 2
lần chi phí R&D [22].

Bảng 1.1: Chi phí quảng cáo tiếp thị của mật sô' hãng dược phẩm lớn trên
thế giới năm 2003.
Hãng dược phẩm
Tổng doanh thu
Chi phí quảng cáo tiếp thị
(triệu USD)
Giá trị
TT/DT(%)
Merck & Co., Inc
47.716
6.203
13
Pfizer, Inc
32.259
11.290
35
Bristol- Myers Squibb
19.423 5.244
27
Abbott Laboratorie 16.285
3.746 23
Wyeth
14.129
5.228 37
Pharmacia Corporation
13.837 6.088 44
Eli Lillys& Co 11.543 3.373 30
Schering-Plough
Corporation
9.802

3.529
36
Allergan, Inc 1.685 708 42
Tổng (Triệu USD)
166.678 45.200
( Nguồn: Seourities & Exchange Commission, 2003)
❖ Lương nhân viên bán hàng
Gồm các khoản chi phí trả lương cho ngưòi bán hàng, phụ cấp cho
nhân viên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
<♦ Các chi phí khác
Ngoài các chi phí kể trên, còn có một số chi phí khác: Chi phí công cụ,
dụng cụ đồ dùng văn phòng, điện thoại, điện báo, phí bưu điện, tiền điện nước,
in và dán tem hàng hóa
e. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, chi phí có liên quan đến
hoạt động chung của doanh nghiệp như: Khấu hao tài sản cố định phục vụ cho
bộ máy quản lý, chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm
vi toàn doanh nghiệp như tiền lưofng và phụ cấp trả cho ban giám đốc, nhân
viên các phòng ban quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, lệ phí, bảo
hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp. Các khoản
chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi, công tác phí,
các chi phí giao dịch đối ngoại [6].
1.1.2.3 Các khoản thuế
a. Thuế nhập khẩu
Cũng như các ngành công nghiệp khác, công nghiệp dược phải chịu
hầu hết các khoản thuế mà nhà nước quy định: Thuế VAT, thuế suất thuế nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp
Với các mặt hàng thuốc nhập vào Việt Nam, tuỳ theo từng mặt hàng
có thể bị đánh thuế nhập khẩu hoặc không bị đánh thuế nhập khẩu. Mức thuế
nhập khẩu được quy định cụ thể trong “ Danh mục và thuế suất đối vói hàng

hoá xuất nhập khẩu” do Bộ tài chính ban hành. Thuốc thành phẩm thường có
mức thuế suất thuế nhập khẩu là 5% hoặc 10%. Trong thời gian tói khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, thuế suất thuế nhập khẩu
giảm xuống chỉ còn 0 -5% và mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ
ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO [24].
Thuế nhập khẩu = Số lượng từng mặt hàng X Trị giá tính thuếxThuế suất
Trong đó trị giá tính thuế là giá CIF ( Bao gồm cả phí vận tải F, phí
bảo hiểm I đi từ cửa khẩu đi tói cửa khẩu đến).
Với một số thuốc thuộc diện áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế
nhập khẩu sẽ được tính theo “Danh mục sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu một
số mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu mi đãi” cho một số mặt hàng thuốc
thuộc nhóm 3004 do Bộ y tế ban hành kèm theo quyết định 48/2005/QĐ-BTC
ngày 14/7/2005. [22]
b. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Tất cả các mặt hàng bán trên thị trường là đối tượng chịu thuế giá trị
gia tăng (VAT) thì giá bán cho khách hàng phải tính thêm phần thuế VAT vói
mức tỷ suất được bộ tài chính quy định cụ thể cho từng mặt hàng.
Đối vói các nhà kinh doanh thuế VAT không tính vào giá thành sản phẩm vì
sau đó doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng mức quy định
VAT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán lẻ tói người tiêu dùng.
1.1.2.4 Lợi nhuận
a. Khái niệm
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh và là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt
động của doanh nghiệp đưa lại. [6]
b. Cách tính lợi nhuận
• Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

• Lợi nhuận thuần (SXKD) = Lợi nhuận gộp - (Chi phí bán hàng + Chi
phí quản lý)
• Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần - ^ Chi phí (hợp lý, hợp lệ) + các
lợi nhuận khác.
• Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận - Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2 THỰC TRẠNG VIỆC TẢNG GIÁ THUỐC VÀ NHỮNG YẾU Tố ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Sự BIẾN ĐỘNG GIÁ THUỐC NHẬP KHẨU
1.2.1Thực trạng việc tăng giá thuốc
Trong mấy năm vừa qua giá thuốc nhập ngoại có sự biến động phức
tạp theo xu hướng ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong thời gian từ tháng 3 năm
2003 đến những tháng đầu năm 2004. Mức tăng giá trung bình trong khoảng
thòi gian này là 30% đáng chú ý một số biệt dược có mức độ tăng giá
cao%[16,18]. Theo báo cáo của Sở y tế thành phố Hà Nội, năm 2003 số lượng
thuốc tăng giá lên đến 797 loại. Quý I năm 2004: 98,2% thuốc nhập khẩu tăng
giá. Cồng ty có thuốc tăng giá 20% phải kể đến hãng thuốc Merck. Đa số các
thuốc ở các công ty nước ngoài tăng giá dưói 5% (chiếm 56,6%) và tăng từ 5-
10% chiếm 33,9%, còn lại tăng trên 20%. (Theo báo cáo thanh tra số
520/SYT-QLD ngày 7/4/2004) [19].
Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2004, thị trường thuốc Việt Nam
tương đối ổn định, có một số mặt hàng tăng giá, đồng thời cũng có một số mặt
hàng giảm giá. Tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm thấp hơn so vói tỷ lệ
tăng giá của nhóm hàng khác như: Lương thực, thực phẩm và tương đương vód
chỉ số biến thiên của chỉ số giá tiêu dùng (Theo báo cáo của cục Quản lý
dược- Bộ y tế)[9,15].
Có được điều này là do Bộ y tế đã có nhiều biện pháp nhằm bình ổn
giá thuốc như: Tăng cưòfng thanh tra về giá thuốc nhập khẩu, yêu cầu đơn vị
nhập khẩu kê khai giá nhập khẩu và giá bán lẻ dự kiến, điều đó đã phần nào
hạn chế được tình trạng độc quyền bán ra. Tuy vậy đối với người bán buôn,
tình trạng ôm hàng khi biết thông tin sắp hết hàng nhập khẩu để chủ động
tung ra bán với giá rất cao vẫn chưa quản lý được, đặc biệt đối với các thuốc

chuyên khoa sâu.
Trong 6 tháng cuối năm 2005 qua khảo sát 1801 mặt hàng kinh doanh
của 237 nhà sản xuất cho thấy (Thông qua 3 công ty nước ngoài phân phối tại
Việt Nam) [1]:
- Số mặt hàng tăng giá nhập khẩu (Giá CIF) là 42, tỷ lệ tăng giá trung
bình là 11,9%.
- Số mặt hàng tăng giá bán buôn là 50, tỷ lệ tăng giá trung bình là
9,4%. Sang đến năm 2006, tình hình giá thuốc về cơ bản ổn định, không xảy
ra các biến động lớn về giá thuốc trên thị trường gây ảnh hưcmg tód công tác
điều trị. Đó là kết quả của việc triển khai các giải pháp bình ổn thị trường
thuốc, được thể hiện qua diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2006 [17]:
- Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 của cả nước là 6,6%, trong đó chỉ số
nhóm hàng dược phẩm y tế là 4,3%, đứng thứ 7 trong 10 mặt hàng chủ yếu
xếp từ cao xuống thấp.
- Tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng chung là 0,55%/tháng, trong đó tỷ lệ
tăng chỉ số giá tiêu dùng nhóm dược phẩm y tế là 0,36%.
- So với năm 2005, tỷ lệ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng
dược phẩm, y tế giảm 12%.
Hình 1.2:Biểu đồ Biến thiên chỉ số giá của một số nhóm hàng so với chỉ số
tiêu dùng năm 2006.
Tuy nhiên trong mấy tháng đầu năm 2007, giá thuốc nhập khẩu lại tiếp
tục tăng. Ngày 30/3/2007, Cục quản lý Dược Việt Nam đã nhận được đơn của
7 đơn vị đề nghị tăng giá thuốc của Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc Vói tổng số
56/12439 mặt hàng, tăng trung bình từ 3-5%. Đặc biệt kết quả khảo sát giá do
hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược tiến hành trong tháng 3 vód 1000 mặt
hàng thuốc tân dược ở 3 khu vực Bắc - Trung - Nam cho thấy: Nhiều loại
thuốc nhập khẩu tăng giá, tăng nhiều nhất là thuốc của Mỹ, Ấn Độ, Hungari
mức tăng khoảng từ 5-10% (Tardyferon B9, Postinon, Arginin), thậm chí có 3
mặt hàng, Speccin tăng 17,8%, Tyffi tăng 18,2%, Acular 5 ml tăng 21,8%
[23], Như vậy giá thuốc hiện nay có sự biến động rất phức tạp, đòi hỏi Bộ Y

Tế và các cơ quan hữu quan cần đề ra biện pháp hợp lý để khắc phục hiện
tượng tăng giá này. Có rất nhiều giả thuyết đề ra để minh chứng cho hiện
tượng tăng giá thuốc trong thòi gian qua, tuy nhiên cần xem xét thực trạng
việc tăng giá thuốc có phải xuất phát từ các doanh nghiệp dược có chức năng
nhập khẩu trực tiếp thuốc của nước ta, bán thuốc ngoại vói giá quá cao so với
giá nhập khẩu hay không, hay còn do những nguyên nhân khác, để từ đó đưa
ra giải pháp giải quyết tận gốc của vấn đề, có như vậy các giải pháp mới có
tính khả thi và bền vững.
Qua một số kết quả nghiên cứu về chênh lệch giữa giá nhập khẩu và
giá bán buôn thuốc của các doanh nghiệp dược nước ta cho thấy: ở Hầu hết
các doanh nghiệp dược này mức chênh lệch nằm trong khoảng từ 5-10% như
công ty Vimedimex 2 từ 7-8%, công ty cổ phần dược liệu trung ương 2 và
Mediplatex là 5-10%, công ty dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh là 3-8%,
công ty dược phẩm TWI trung bình từ 6-8% [22]. Mà theo hướng dẫn của tổ
chức y tế thế giới - WHO, chỉ số ST39 về chênh lệch giữa giá bán lẻ và bán
buôn thuốc không nên vượt quá tỷ lệ 35% so với giá nhập khẩu thuốc. So với
chỉ số này giá bán buôn và bán lẻ của các công ty trên đều nằm trong giới hạn
cho phép, vì khi phân phối ra thị trường các cơ sở bán lẻ đẩy khoảng chênh
lệch từ 10-20%.
Từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của
công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, một trong các doanh nghiệp lớn nhất ở
miền Bắc nước ta, để đánh giá xem giá thuốc nhập khẩu của công ty bán ra có
nằm trong giới hạn cho phép của WHO hay không, có quá cao so với các
doanh nghiệp dược khác ở nước ta cũng có chức năng nhập khẩu thuốc như
Traphaco. Từ đó phản ánh khả năng cạnh tranh của công ty so với các doanh
nghiệp khác.
1.2.2 Các yếu tô ảnh hưởng tóỉ giá thuốc nhập ngoại
ở nước ta hiện nay công nghiệp dược còn kém phát triển, phụ thuộc
nhiều vào thị trường thế giới, phải nhập khẩu đến 60% thuốc thành phẩm và
90% nguyên liệu làm thuốc [5]. Do vậy những biến động giá thuốc trong thời

gian qua theo xu hưófng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến ngành dược trong
nước nói riêng và đòi sống cộng đổng nói chung, đặc biệt là những bệnh nhân
nghèo phải chịu sự leo thang giá thuốc này. Do đó Bộ y tế và các cơ quan hữu
quan cần phải có biện pháp thích hợp nhằm bình ổn giá thuốc nhập ngoại. Bên
cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh, phân
phối, sử dụng thuốc, cần thiết lập hệ thống kiểm soát giá thuốc và ban hành
khung giá thuốc mà trước hết tập trung vào thuốc thiết yếu như một số nước
đã làm, là rất cần thiết để góp phần bình ổn giá thuốc đảm bảo quyền lợi chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là những ngưòi nghèo.
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự
biến động giá thuốc trong những năm qua. Những nguyên nhân đó có thể là:
• Sự biến động của tỷ giá đồng USD và đồng EURO
Để nhập khẩu thuốc, các công ty trong nước phải sử dụng ngoại tệ để
thanh toán, chủ yếu sử dụng đồng USD và EURO, nên khi quy đổi ra đổng
tiền Việt Nam thì giá thuốc hay nguyên liệu cũng tăng theo tốc độ tăng tỷ giá
đồng EURO và USD. Mà trong thòi gian qua, tỷ giá quy đổi ra đồng tiền Việt
Nam của đồng EURO biến động theo xu hướng tăng lên, khi đó làm cho giá
thuốc nhập khẩu và thuốc thành phẩm sản xuất ra tăng lên. Còn đối với các
thuốc thanh toán bằng đồng USD, mặc dù sự biến động của đồng USD không
lớn, nhưng lọi dụng cơ hội tăng giá của các loại thuốc trên nên cũng tăng theo
[2,3].
STT Thời Điểm
Giá EURO
(VNĐ/EURO)
1
2/2002 14.291
2 3/2003 16.980
3 5/2003
18.173
4

11/2003 19.221
5
3/2004 19.606
6
12/2004 21.120
7 1/2005
21.604
8
3/2005 21.300
• Sự tăng giá của các nhiên liệu dùng cho sản xuất.
Một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: Điện, xăng, dầu tăng
trên cả thị trường thế giới và Việt Nam dẫn đến sự tăng giá thuốc sản xuất
trong nước và cả giá thuốc nhập khẩu.
• Việc quản lý giá thuốc của nhà nước còn nhiều bất cập
Hiện nay nhà nước chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể
về việc quản lý giá thuốc chữa bệnh. Việc định giá thuốc và tỷ lệ lãi là do mỗi
khâu phân phối tự quy định. Hcm nữa chưa có sự phối hợp giữa Bộ y tế và Bộ
tài chính trong việc xây dựng bảng giá tính thuế thuốc nhập khẩu, làm cơ sở
để hải quan áp giá tính thuế nhập khẩu. Nhiều thuốc không có trong danh mục
biểu thuế, việc áp mã thuế vừa không rõ ràng vừa thay đổi liên tục làm doanh
nghiệp rất lúng túng khi tính giá hàng bán.
Mặt khác, do các quy định về nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký như
hiện nay chưa được chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp đã lọi dụng các cơ quan
chức năng khó kiểm tra nguồn gốc và chất lượng thuốc chưa có số đăng ký,
/■ ¿ í'"’- V-
l y
nên khi nhập khẩu đã nhập những loại thuốc vói giá rẻ, rồi đánh đồng giữa
thuốc chưa có số đăng ký vói thuốc hiếm để nâng giá thuốc lên gấp nhiều lần.
Ngoài ra, tình trạng độc quyền của một số công ty nước ngoài và công
ty TNHH phân phối thuốc tại Việt Nam. Điển hình là công ty Zuellig Pharma

VN đã chi phối hầu như toàn bộ thị trường thuốc Việt Nam. Mặc dù đã có quy
định, chỉ cho các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu trực tiếp thuốc, nhưng
trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước chỉ đứng ra làm trung gian nhập khẩu
ủy thác và hưởng phí ủy thác, việc phân phối thuốc, quyết định giá cả, hạch
toán lỗ, lãi đều do các công ty này đảm nhận trách nhiệm.
Nhà nước cũng đã quy định thặng số bán buôn dựa vào giá vốn hàng
nhập khẩu, thặng số bán lẻ dựa vào giá bán buôn để hạn chế sự tăng giá do
thặng số qua mỗi khâu phân phối quá cao. Tuy nhiên, đây mód chỉ giải quyết
được phần ngọn của vấn đề. Bởi nhà nước chưa kiểm soát được giá cả nguồn
hàng nhập khẩu, một số công ty nước ngoài vẫn định giá thuốc tại thị trường
Việt Nam cao hơn giá thuốc ở một số nước khác trong khu vực [15,19].
• Việc cung ứng thuốc ở bệnh viện chưa hợp lý, còn nhiều tồn tại bất cập
Theo quy định của nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới
được đấu thầu cung cấp thuốc vào bệnh viện. Bản thân doanh nghiệp trúng
thầu không có đủ thuốc, do vậy họ phải mua lại thuốc của các công ty khác,
dẫn đến tình trạng mua bán lòng vòng thuốc giữa các doanh nghiệp nhà nước,
các công ty TNHH Mỗi khi qua một khâu trung gian thì giá thuốc lại bị đẩy
lên cao một lần nữa do phải cộng thêm các chi phí. Bên cạnh đó, một số bệnh
viện không quản lý nhà thuốc của bệnh viện mà tổ chức đấu thầu cho tư nhân
quản lý, như vậy giá thuốc do tư nhân định ra và thường cao hơn quy định của
bệnh viện. Hơn nữa vấn đề kinh phí cho các bệnh viện cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hiện tượng giá thuốc tăng cao, vì phần lớn các bệnh viện, không đủ kinh
phí để đấu thầu cung ứng thuốc trong một thòd gian dài, dẫn đến hiện tượng
các bệnh viện phụ thuộc vào các công ty dược phẩm cung ứng thuốc. Ngoài
ra, do chưa có quy định đồng bộ về nguyên tắc đấu thầu, nên còn có nhiều nơi
cơ quan dự thầu bắt tay với bệnh viện đẩy giá thuốc lên cao. Như vậy tính
trung bình, thuốc sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối, từ lúc
nhập khẩu đến lúc vào tói bệnh viện, giá thuốc tăng khoảng 20-25% so với giá
nhập khẩu ban đầu. Nếu thuốc nhập khẩu lại được ủy thác qua các công ty
TNHH, độc quyền phân phối thì lại phải chi cho các khâu tiếp thị, quảng cáo,

khi đó giá thuốc sẽ bị đẩy lên cao nữa. Như vậy thuốc khi đến được tay bệnh
nhân thì giá thuốc đã tăng lên rất nhiều [2,3]-
• Sự bất họp lý trong hoạt động cung ứng thuốc của trình dược viên
Sau khi nhập thuốc về kho, muốn cho thuốc bán được trên thị trường,
các nhà phân phối phải “ giới thiệu bề mặt” qua các cuộc giao ban hoặc hội
thảo khoa học ở các khoa phòng trong bệnh viện. Sau đó nhà phân phối tổ
chức “giới thiệu bề sâu” thông qua hệ thống trình dược viên. Để thúc đẩy việc
kê đofn của bác sỹ, đặc biệt cho các biệt dược chuyên khoa của các hãng dược
phẩm nước ngoài, các trình dược viên phải trích cho bác sỹ một khoản lợi
nhuận nhất định tính theo tỷ lệ các thuốc đã kê, ngoài ra còn có các khoản
khuyến mại dành cho bác sỹ như: Kê toa đạt chỉ tiêu tham quan du lịch dưới
hình thức hội thảo khoa học nước ngoài, tặng các vật phẩm đắt tiền cho bác
sỹ Như vậy chi phí giới thiệu cộng vói hoa hồng cho các trình dược viên đã
làm cho giá thuốc có thể tăng lên 50% so với giá vốn ban đầu [2,3].
• Vấn đề kỹ thuật công nghệ
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dược phẩm nước ta cũng
có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đã từng bước được hiện
đại hóa, công nghệ mới đã được áp dụng để sản xuất được hầu hết các biệt
dược của các nước trong khu vực.'Tuy nhiên ngành dược Việt Nam vẫn còn
thiếu các doanh nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp dược.
Đầu tư trang thiết bị còn hạn chế, không đồng bộ, ít chủng loại, hư hỏng
không có phụ tùng thay thế, năng lực cạnh tranh dựa trên công nghệ còn yếu,
tỷ lệ máy móc hiện đại thay thế còn thấp, phải nhập khẩu 70-90% công nghệ,
chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp từ phần lớn các nước công nghiệp mới ở
Châu Á. Điều này ảnh hưỏfng trực tiếp tới giá thuốc, vì các thuốc đắt tiền là
các thuốc biệt dược, thuốc còn bảo hộ độc quyền sáng chế của nước ngoài
nhập khẩu vào Việt Nam mà Việt Nam chưa sản xuất ra được, thị trường dược
phẩm Việt Nam thiếu thuốc thay thế dẫn đến tình trạng độc quyền, giá cao.
• Các nguyên nhân khác như: Tâm lý thích kê thuốc ngoại hơn thuốc nội
của một số bác sỹ, tâm lý dùng thuốc của người dân, yếu tố chính tri - pháp

luật, chính sách tăng giá thuốc hàng năm của các hãng dược phẩm nước ngoài
từ 5-10% nhằm đảm bảo tái sản xuất kinh doanh
1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ THUỐC ở Nước TA HIỆN NAY
1.3.1 Sự cần thiết phải có chính sách quản lý giá thuốc
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính
mạng và sức khỏe của con ngưòi. Nhu cầu về thuốc không phải do ngưòd bệnh
tự quyết định mà được quyết định bỏi thầy thuốc và phụ thuộc nhiều yếu tố
như: Mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị, trình độ nhân viên y tế, khả năng chi
trả của bệnh nhân Trong mấy chục năm qua, giá trị thuốc sử dụng trên thế
giới ngày càng tăng mạnh mẽ, vói tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 9-10%. Tuy
nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất chênh lệch giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển. Năm 1985, các nước phát triển chỉ
chiếm 25% dân số thế giới đã sử dụng 79% lượng thuốc được sản xuất. Đến
năm 2002, 18% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng 85%
lượng thuốc [5]. Một điều đáng nói nữa là ở các nước đang phát triển, vấn đề
quản lý giá thuốc dường như chưa được chính phủ các nước này quan tâm
đúng mức. Giá thuốc trên thị trường bị thay đổi một cách tùy tiện, không có sự
kiểm soát của nhà nước, và thường cao hơn rất nhiều so với giá của các loại
thuốc cùng loại ở các nước phát triển. Ví dụ như ở các quốc gia thuộc khu vực

×