Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG SINH HỌC 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.15 KB, 24 trang )

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: SINH HỌC LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT
Câu 1 : (3 điểm)
- Tại sao nói AND là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?
- Tính đặc trưng và đa dạng của AND được thể hiện ở những điểm nào ?
Câu 2 : (4,5 điểm)
- Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ?
- Ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến hóa ?
Câu 3 : (4 điểm)
a/ AIDS là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và các con đường lây nhiễm HIV/ AIDS ?
b/ Phòng tránh bị lây nhiễm HIV bằng cách nào ? Có nên cách li người bệnh để khỏi bị nhiễm
không?
c/ Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào ? Nêu mối quan hệ
về sự trao đổi chất ở hai cấp độ ?
Câu 4 : (2 điểm)
Có 15 noãn bào bậc I của một loài giảm phân và sau quá trình này người ta tính được có tổng số
855 NST đã bị tiêu biến cùng các thể định hướng. Xác định :
a/ Bộ NST 2n của loài ? Loài đó tên gì ?
b/ Số NST có trong các noãn bào bậc I nói trên ?
c/ Số NST có trong các trứng được tạo ra ?
Câu 5 : (2,5 điểm)
Gen có chiều dài 0,306 micromet. Phân tử do gen tổng hợp gồm một chuỗi polypeptit. Hãy xác
định :
a/ Số bộ ba mã gốc của gen.
b/ Số axit amin môi trường cung cấp.
c/ Số axit amin trong cấu trúc phân tử protêin.
d/ Số liên kết peptit của phân tử protêin. ( Biết 1 micromet = 10
4
ăngstron )
Câu 6 : (4 điểm )


Ở người màu mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với màu mắt xanh là tính trạng lặn.Ở một
gia đình cha mẹ đều mắt nâu.Trong số các con sinh ra có người con gái mắt xanh.
a/ Hãy giải quyết thắc mắc của gia đình này.
b/ Người con gái mắt xanh này lớn lên muốn có con mắt nâu sau khi lấy chồng thì kiểu gen của
người chồng sau này phải như thế nào ?
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1 :(3 điểm)
 AND là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử : mỗi ý 0,25 điểm
- AND là thành phần chính của NST mà NST là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ
tế bào. Vì vậy AND là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ phân tử.
- AND chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài bởi số lượng, thành phần và trình tự
phân bố các nucleotit.
- AND có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân,
giảm phân xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào
và cấp độ phân tử.
- AND chứa các gen, mỗi gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế
phiên mã và dịch mã.
- AND có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí nucleotit tạo nên
những alen mới.
- Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nucleotit.
+ Khả năng hấp thụ tia tử ngoại cực đại ở bước sóng 260 nm.
+ Thí nghiệm biến nạp của Fraenket- Conrat, Singer (1957)… đã chứng minh được axit
nucleic là vật chất mang thông tin di truyền.
 Tính đặc trưng và đa dạng của AND : mỗi ý 0,5 điểm
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nucleotit. Vì vậy từ 4 loại
nucleotit đã tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của AND.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ
A T
G X

+
+
cho mỗi loài.
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên mỗi phân tử AND.
Câu 2 : 4,5 điểm
 Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân.Mỗi ý 0,25 điểm.
- Có sự nhân đôi của NST mà thực chất là sự nhân đôi của AND ở kì trung gian.
- Trải qua các kì phân bào tương tự nhau.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân
đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
- Ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân.
- Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
 Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân. Mỗi ý 0,125 điểm.
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra một lần phân bào gồm 5 kì.
- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 2
NST kép, mỗi NST gồm 2 crômatit.
- Ở kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa 2
crômatit cùng nguồn gốc.
- Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp. Lần phân
bào I là phân bào giảm phân, Lần phân bào II
là phân bào nguyên phân.
- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 1
cặp NST tương đồng 4 crômatit tạo thành một
thể thống nhất.
- Ở kì đầu I tại một số cặp NST có xảy ra hiện
tượng tiếp hợp và xảy trao đổi đoạn giữa 2
crômatit khác nguồn gốc, tạo ra nhóm gen
liên kết mới.
- Tại kì giữa các NST tập trung thành từng

NST kép.
- Ở kì sau của nguyên phân: có sự phân li các
crômatit trong từng NST kép về 2 cực tế bào.
- Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào con
có bộ NST lưỡng bội ổn định.
- Xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào
sinh dục sơ khai.
- Tại kì giữa I các NST tập trung thành từng
NST tương đồng kép.
- Ở kì sau I của giảm phân: có sự phân li các
NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST
tương đồng kép để tạo ra các tế bào con có bộ
NST đơn ở trạng thái kép khác nhau về nguồn
gốc NST.
- Kết quả qua 2 lần phân bào tạo ra các tế bào
giao tử có bộ NST giảm đi một nửa khác biệt
nhau về nguồn gốc và chất lượng NST.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi các tế bào
đó kết thúc giai đoạn sinh trưởng.
 Ý nghĩa của nguyên phân : Mỗi ý 0,25 điểm
- Ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể.
- Tăng nhanh sinh khối tế báo, đảm bảo sự phân hóa mô, cơ quan tạo lập nên cơ thể hoàn
chỉnh.
- Tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡng có thể nhân lên qua các thế hệ tế bào,
tạo nên thể khảm.
 Ý nghĩa của giảm phân : Mỗi ý 0,25 điểm
- Giảm bộ NST trong giao tử,nhờ vậy khi thụ tinh khôi phục được trạng thái lưỡng bội của
loài đã bị mất đi trong quá trình tạo giao tử.
- Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, sự trao đổi
đoạn tại kì đầu I của giảm phân đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và

chất lượng.Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên, tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
- Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong quần thể, trong loài để biểu hiện
thành kiểu hình đột biến.
Câu 3 : 4 điểm
a/ AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là “ Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải” .
Nguyên nhân :Mỗi ý 0, 25 điểm
- Là do một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người gọi tắt là HIV.
- Khi đột nhập vào cơ thể chúng xâm nhập tấn công vào tế bào limpho T trong hệ miễn
dịch và phá hủy dần hệ thống miễn dịch làm cơ thể mất khả năng chống bệnh.
- Lúc này người bị AIDS có thể chết vì những bệnh thông thường mà bình thường cơ thể
có khả năng chống lại nên gọi chung là “ bệnh cơ hội “.
Triệu chứng :Mỗi ý 0, 25 điểm
Thời kì nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2- 10 năm trong thời kì này người bệnh không có triệu
chứng rõ rệt. Một số biểu hiện chính của bệnh :
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Đi phân lỏng kéo dài không rõ nguyên nhân, không thuốc nào có tác dụng.
- Sút cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn .
- Ngoài ra còn một số triệu chứng phụ khác như nổi hạch, đau họng ho khan, đổ mồ hôi
trộm về đêm, mệt mỏi vô cớ…
 Các con đường lây nhiễm : Mỗi ý 0,125 điểm
- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
- Lây qua tiêm, truyền máu,và trích ma túy.
- Mẹ nhiễm HIV khi mang thai có thể truyền HIV sang thai qua nhau thai.
b/ Cách phòng tránh lây nhiễm HIV : Mỗi ý 0,125 điểm
- Phòng tránh trong quan hệ tình dục : quan hệ chung thủy một vợ một chồng, dùng bao
cao su để đảm bảo an toàn…
- Phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu: Không tiêm trích ma túy, máu đem truyền phải
kiểm tra cẩn thận…

- Phòng tránh cho trẻ sơ sinh nhiễm HIV: Mẹ bị nhiễm HIV không nên có thai, nếu nghi
ngờ mẹ bị nhiễm HIV phải xét nghiệm máu để có những quyết định đúng đắn…
Không nên cách li người bệnh để khỏi bị nhiễm .( 0,125 điểm ) HS giải thích ( 0,125 điểm )
c/ Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào : Mỗi ý 0,5
điểm
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa , hô hấp, bài tiết với
môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, oxi, từ môi trường, thải ra khí
cacbonic và chất thải.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu
cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản
phẩm bài tiết.
Mối quan hệ : 0,5 điểm
Trao đổi chất cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài
tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho
các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất…Như vậy, hoạt động trao đổi
chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
Câu 4 : 2 điểm
a/ Bộ NST 2n của loài :
Số thể định hướng tạo ra : 3. 15 = 45 0,25 đ
Số NST có trong các thể định hướng : 45.n = 855

n =
855
45
= 19 0,25 đ
Vậy 2n = 38 0,25 đ
Loài đó là lợn 0,25 đ
b/ Số NST có trong các noãn bào bậc I :
Noãn bào bậc I là tế bào lưỡng bội :
Vậy số NST có trong các noãn bào bậc I là : 15.2n = 15.38 = 570 (NST) 0,5 đ

c/ Số NST có trong các trứng :
Số trứng được tạo ra = số noãn bào bậc I = 15 0,25 đ
Số NST có trong các trứng : 15 . n = 15 . 19 = 285 (NST) 0,25 đ
Câu 5 : 2,5 điểm
a/ Số bộ ba mã gốc của gen :
- Số nucleotit trên mạch gốc :
2
N
=
4
0,306.10
3,4
= 900 ( Nu) 0,5 đ
- Ba nucleotit kế tiếp làm thành 1 bộ ba mã gốc.


Số bộ ba mã gốc của gen là : 9000 : 3 = 300 bộ 0,5 đ
b/ Số axit amin môi trường cung cấp :
Do mã kết thúc không mã hóa axit amin .


Số axit amin lấy của môi trường là : 300 – 1 = 299 axit amin 0,5 đ
c/ Số axit amin trong phân tử protêin:
Do axit amin tương ứng với mã mở đầu không tham gia cấu trúc protein .


Số axit amin trong phân tử protêin : 299 – 1 = 298 axit amin 0,5 đ
d/ Số liên kết peptit của phân tử protêin :
298 – 1 = 297 liên kết 0,5 đ
Câu 6 : 4 điểm

a/ Giải thích : Bố mẹ mắt nâu sinh ra con gái mắt xanh.
- Quy ước : Gen A : mắt nâu 0,25 đ
Gen a : mắt xanh 0, 25 đ
- Con gái mắt xanh (kiểu hình lặn)

kiểu gen : aa 0,25 đ
Kiểu gen này được tổ hợp từ một giao tử a của bố và một giao tử a của mẹ 0,25 đ


Bố mẹ đều chứa gen a 0,25 đ
- Nhưng kiểu hình bố mẹ đều là mắt nâu.


Kiểu gen của bố mẹ là : Aa 0,25 đ
P : Aa x Aa 0,25đ
Gp: A , a A , a 0,25 đ
F1 : 1AA : 2Aa : 1aa 0,25 đ
Kiểu hình: 3 mắt nâu : 1 mắt xanh 0,25 đ
Vậy số con sinh ra có con mắt xanh.
b/ Kiểu gen của người chồng sau này :
- Người con gái mắt xanh(aa) sau này khi sinh con thì các con đều chứa gen a của mẹ. 0,25 đ
- Nếu muốn có con mang kiểu hình mắt nâu thì người chồng phải luôn tạo một loại giao tử A để
lấn át a trong kiểu gen của con.


Người chồng phải có kiểu gen : AA 0,25 đ
Sơ đồ lai :
P : (vợ) aa x AA (chồng) 0,25 đ
Gp: a A 0,25 đ
F1: Aa 0,25 đ

Kiểu hình : đều mắt nâu 0,25 đ

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: Sinh học - lớp 9 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
a/ Trình bày những cống hiến cơ bản của Menđen trong nghiên cứu di truyền.
b/ Những hạn chế cơ bản của Menđen đã được sinh học hiện đại bổ sung như thế nào?
Câu 2: (4,5 điểm)
a/ Điểm giống và khác nhau về chức năng giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới
tính.
b/ Gen là gì? Thế nào là cặp gen đồng hợp tử? Muốn tạo ra cơ thể đồng hợp tử người ta làm
thế nào? Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống.
Câu 3: ( 3 điểm)
- Trình bày những tác hại của không khí ô nhiễm và khói thuốc lá đối với cơ quan hô hấp?
- Hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để giữ gìn vệ sinh hô hấp.
Câu 4: ( 2,5 điểm)
Có một mạch trên đoạn gen có trật tự các nuclêôtit như sau:
- A – X – T – G – A – T – A – X – G – G – T – A -
a/ Xác định trình tự các nuclêôtit của mạch còn lại và cả đoạn gen.
b/ Nếu đoạn gen này tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định :
- Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp.
- Số nuclêôtit có trong các gen con.
- Viết trật tự các cặp nuclêôtit trong một đoạn gen con.
c/ Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Câu 5 : ( 6,5 điểm)
Ở người bệnh mù màu do gen lặn m quy định, gen trội M tạo ra kiểu hình bình thường. Cả
hai gen trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Tìm kết quả kiểu hình của đời con trong các
gia đình sau :

a/ Mẹ bình thường không mang gen gây bệnh, bố biểu hiện bệnh.
b/ Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố bình thường.
c/ Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố biểu hiện bệnh.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1 : 3,5 điểm
a/ Những cống hiến cơ bản của Menđen: mỗi ý 0,25 điểm
Đề xuất được phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng di truyền gồm 2 vấn đề cơ bản.
- Chọn đối tượng nghiên cứu có 3 đặc điểm ưu việt cơ bản: thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, là cây
tự thụ phấn cao độ, có nhiều tính trạng đối lập, trội lấn át hoàn toàn lặn.
- Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản.
+ Tạo dòng thuần chủng trước khi thực hiện các phép lai để phát hiện các quy luật di truyền.
+ Lai và phân tích kết quả lai của từng cặp tính trạng, trên cơ sở đó tìm quy luật di truyền của nhiều
tính trạng.
+ Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kiểu di tryền của các cây mang tính trạng trội. Sự phân
tích này cho phép xác định được bản chất của sự phân li kiểu hình là do sự phân li các nhân tố di truyền
trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
+ Sử dụng toán thống kê và lí thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng.
- Phát hiện ra 3 định luật di truyền đơn giản nhưng rất cơ bản của các hiện tượng di truyền.
- Giả định nhân tố di truyền chi phối tính trạng, trong tế bào cơ thể nhân tố di truyền tồn tại thành cặp,
mỗi cặp có 2 thành viên (một thành viên có nguồn gốc từ bố, một thành viên có nguồn gốc từ mẹ). Khi
giảm phân tạo giao tử, mỗi thành viên chỉ đi về 1 giao tử. Nhờ đó lúc thụ tinh các cặp nhân tố di truyền
được phục hồi, tính trạng được biểu hiện. Đây là cơ sở đặt nền móng để phát hiện ra cơ chế giảm phân,
tạo giao tử và thụ tinh.
- Các định luật di truyền của Menđen là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo để hình thành các
giống mới. Các định luật di truyền của ông còn cho phép giải thích được tính nguồn gốc và sự đa dạng
của sinh giới.
b/ Những hạn chế của Menđen đã được sinh học hiện đại bổ sung: mỗi ý 0,25 điểm
- Về nhận thức tính trội: Menđen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung
thêm ngoài hiện tượng trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn, trong đó trội không hoàn

toàn là phổ biến hơn.
- Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng. Sinh học hiện đại bổ sung thêm
hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và một gen chi phối nhiều tính trạng.
- Với quan điểm di truyền độc lập của Menđen, mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên một cặp NST.
Qua công trình nghiên cứu của Moocgan đã khẳng định trên một NST tồn tại nhiều gen, các gen trên
một NST tạo thành một nhóm liên kết, tính trạng di truyền theo từng nhóm tính trạng liên kết.
- Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng, nay đã được sinh học hiện đại xác
minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng.
- Chính Menđen không hiểu được mối quan hệ giữa gen môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã
làm rõ mối quan hệ đó. Trong quá trình di truyền, gen quy định mức phản ứng, môi trường xác định sự
hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng. Còn tính trạng biểu hiện chỉ là kết quả tác
dụng qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 2: 4,5 điểm
a/ Điểm giống nhau về chức năng giữa NST thường và NST giới tính : mỗi ý 0,25 điểm
- Đều góp phần quy định tính đặc trưng bộ NST của loài.
- Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do, trao đổi đoạn trong nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh đảm bảo sự di truyền ổn định tương đối qua các thế hệ.
- Các gen trên NST có khả năng điều hòa, tổ hợp ARN, chỉ huy tổng hợp prôtêin, để hình thành tính
trạng đặc trưng cho loài.
- Các đột biến số lượng, cấu trúc NST đều có thể hình thành các tính trạng không bình thường, ảnh
hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
* Điểm khác nhau về chức năng của NST thường và NST giới tính : mỗi ý 0,25 điểm
- NST thường mang gen xác định việc hình thành các tính trạng thường, NST giới tính quy định hình
thành tính trạng đực, cái ở sinh vật, các tính trạng sinh dục phụ và mang gen xác định việc hình thành
một số tính trạng liên quan tới giới tính, tuân theo quy luật di truyền chéo (gen nằm trên X), tuân theo
quy luật (gen nằm trên Y).
- Các đột biến gen lặn xuất hiện trên NST thường, biểu hiện tính trạng chậm hơn.
- Còn gen đột biến lặn trên NST X và trên NST Y có thể biểu hiện kiểu hình ngay trong đời cá thể và di
truyền cho thế hệ sau theo quy luật di truyền chéo hay quy luật di truyền thẳng.
b/ Mỗi ý 0,5 điểm

- Gen là một đoạn phân tử axit đêôxiribônuclêic (AND) mang thông tin di truyền về một phân tử prôtêin
nào đó hoặc giữ chức năng điều hòa.
- Gen đồng hợp tử là: Hai alen của một cặp gen tương ứng giống nhau về số lượng, thành phần, trình tự
phân bố các nuclêôtit tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng.
* Muốn tạo ra cơ thể đồng hợp tử ta làm như sau: mỗi ý 0,25 điểm
Ở thực vật:
- Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ vì sau mỗi thế hệ tự thụ phấn tính dị hợp tử giảm, đồng hợp tử
tăng.
- Lưỡng bội hóa các thể đơn bội bằng tác động của chất gây đột biến cônsixin.
- Gây đột biến thuận nghịch từ các dạng dị hợp.
- Ở động vật: Giao phối thân thuộc liên tục qua nhiều thế hệ.
* Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống là: mỗi ý 0,25 điểm.
- Ổn định các đặc điểm di truyền có lợi, tránh sự phân li qua các thế hệ.
- Tạo ra các dòng thuần chủng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới.
- Dòng thuần đồng hợp lặn được sử dụng làm vật liệu để kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi
đưa vào sản xuất.
Câu 3: 3 điểm
* Tác hại của không khí ô nhiễm: mỗi ý 0,25 điểm
- Không khí ô nhiễm chứa nhiều bụi, các khí độc ( lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, cacbonic ) vi sinh vật…
gây những ảnh hưởng như:
+ Gây ngột ngạt, khó chịu và làm giảm năng suất lao động.
+ Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí làm giảm hiệu quả của hô hấp…có thể gây chết
ở liếu cao.
+ Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp.
* Tác hại của thuốc lá: mỗi ý 0,25 điểm
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại nhất là nicôtin, nitrôzamin…
- Làm tê liệt và mất khả năng hoạt động của lông rung và màng nhày của xoang m‡i, khí quản gây giảm
súc khả năng chống bụi, vi khuẩn qua đường hô hấp, cơ thể dễ nhiễm bệnh.
- Gây khả năng viêm phế quản mãn tính và nhiều bệnh khác như tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sẩy thai,
ung thư phổi…

* Những biện pháp vệ sinh hô hấp: mỗi ý 0,25 điểm
- Trồng nhiều cây xanh ở trường học, nơi ở, bệnh viện, hai bên đường phố…
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và nơi có bụi, đảm bảo nơi ở, học tập…đủ nắng gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
Câu 4: 2,5 điểm
a/ Trật tự của mạch còn lại và của cả đoạn gen :
Theo nguyên tắc bổ sung A mạch này liên kết với T mạch kia và G mạch này liên kết với X mạch
kia, nên trật tự các nuclêôtit của mạch còn lại :
- T-G-A-X-T-A-T-G-X-X-A-T- 0,25 điểm
* Và trật tự các cặp nuclêôtit của cả đoạn gen là :
- A - X - T - G - A - T - A - X - G - G - T - A- 0,25 điểm
- T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T-
b/ Nếu đoạn gen tự nhân đôi 3 lần :
Đoạn gen có 12 cặp nucleotit = 24 nucleotit 0,25 điểm
* Số lượng nucleotit môi trường cung cấp:
(2
x
– 1) . N = (2
3
– 1) . 24 = 168 (Nu.) 0,5 điểm
* Số nucleotit có trong các gen con:
2
x
. N = 2
3
. 24 = 192 (Nu.) 0,5 điểm
* Trật tự các cặp nucleotit có trong mỗi đoạn gen con:
Mỗi đoạn gen con đều giống hệt đoạn gen mẹ ban đầu:

- A - X - T - G - A - T - A - X - G - G - T - A- 0,25 điểm
- T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T-
c/ Trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Mạch 2 : - T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T- 0,25 điểm
- U - X - T - G - U - T - U - X - G - G - T - U- 0,25 điểm
Câu 5: 6,5 điểm
a/ Quy ước:
Mẹ bình thường: kiểu gen
M M
X X
0,5 điểm
Bố biểu hiện bệnh: kiểu gen
m
X Y
0,5 điểm
Sơ đồ lai:
P :
M M
X X
x
m
X Y
0,25 điểm
Gp:
M
X

,
m
X Y

0,25 điểm
F1 :
M m
X X
:
M
X Y
0,25 điểm
50% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
50% con trai bình thường. 0,125 điểm
b/
Mẹ có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh:
M m
X X
0,5 điểm
Bố bình thường:
M
X Y
0,5 điểm
Sơ đồ lai:
P :
M m
X X
x
M
X Y
0,25 điểm
Gp:
,
M m

X X

,
M
X Y
0,25 điểm
F1 :
M M
X X
:
M
X Y
:
M m
X X
:
m
X Y
0,25 điểm
25% con gái bình thường 0,125 điểm
25% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
25% con trai bình thường 0,125 điểm
25% biểu hiện bệnh 0,125 điểm
c/
Mẹ có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh:
M m
X X
0,5 điểm
Bố biểu hiện bệnh:
m

X Y
0,5 điểm
Sơ đồ lai:
P :
M m
X X
x
m
X Y
0,25 điểm
Gp:
,
M m
X X

,
m
X Y
0,25 điểm
F1 :
: : :
M m M m m m
X X X Y X X X Y
0,25 điểm
25% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
25% con gái biểu hiện bệnh bệnh 0,125 điểm
25% con trai bình thường 0,125 điểm
25% con trai biểu hiện bệnh 0,125 điểm
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012

Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3 điểm):
Hãy nêu cấu trúc và chức năng của ADN (gen), ARN và Prôtêin theo bảng dưới đây :
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN (gen)
ARN
Prôtêin
Câu 2 (5 điểm):
a/ Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F
1
trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền
liên kết của 2 cặp tính trạng.
b/ Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định
việc sinh con trai hay gái đúng hay sai ?
Câu 3 (4 điểm):
a/ Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
b/ Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện chức năng đó ?
Câu 4 (3,5 điểm):
Có bốn gen, mỗi gen đều có 60 vòng xoắn. Các gen này đều nhân đôi một số lần bằng nhau và
đã sử dụng của môi trường 33600 nuclêôtit. Xác định :
a/ Tổng số gen con đã được tạo ra sau quá trình nhân đôi nói trên và số lần nhân đôi của mỗi
gen.
b/ Chiều dài của mỗi gen.
c/ Số lượng nuclêôtit có trong mỗi phân tử ARN do mỗi gen trên tổng hợp.
Câu 5 (4,5 điểm):
Ở cừu xét tính trạng màu lông gồm lông đen và lông trắng, tính trạng kích thước lông gồm
lông dài và lông ngắn. Cho cừu F
1

mang hai tính trạng trên lai với nhau, F
2
thu được kết quả
sau :
94 Cừu lông đen, ngắn.
32 Cừu lông đen, dài.
31 Cừu lông trắng, ngắn.
11 Cừu lông trắng, dài.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
a/ Phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ?
b/ Xác định kiểu gen, kiểu hình của F
1
và viết sơ đồ lai.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN SINH HỌC LỚP 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
Câu 1 : (3 điểm)
Cấu trúc và chức năng của ADN (gen), ARN và Prôtêin theo bảng dưới đây :
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng Điểm
ADN (gen) - Chuỗi xoắn kép
- Gồm 4 loại nuclêôtit :
A,T,G,X
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền 1 điểm
ARN - Chuỗn xoắn đơn
- Gồm 4 loại nuclêôtit :
A,G,X,U.
- Truyền đạt thông tin.
- Vận chuyển axit amin.
- Tham gia cấu trúc ribôxôm.

1 điểm
Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn.
- Gồm 20 loại axit amin
- Thành phần cấu trúc của tế bào.
- Xúc tác và điều hoà các quá
trình trao đổi chất. Bảo vệ cơ thể
(kháng thể).
- Vận chuyển cung cấp năng
lượng.
1 điểm
Câu 2 (5 điểm):
a. Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F
1
trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền
liên kết của 2 cặp tính trạng.
Di truyền độc lập Di truyền liên kết Điểm
P
B
: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb x aabb
G : AB, Ab, aB, ab ab
F
B
: 1AaBb : 1Aabb : aaBb : aabb
- Kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng,
nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng nhăn
và xanh trơn.
P
B

: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh
cụt.
BV/ bv x bv/bv
G: BV , bv bv
F
B
: 1BV/bv : 1bv/bv
- Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài :1 thân
đen, cánh cụt.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b.Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc
sinh con trai hay gái đúng hay sai?

Nội dung Điểm
- Ở nam: qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y.
- Ở nữ : qua giảm phân chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X
Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng qua quá trình thụ tinh:
- Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY,
phát triển thành con trai.
- Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX,
phát triển thành con gái.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
* Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông. Quan niệm cho rằng sinh con trai
hay con gái là do phụ nữ hoàn toàn không đúng. 0,5 điểm
Câu 3 (4 điểm):
a. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
Nội dung Điểm
- Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào.
- Màng sinh chất: Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
trong cơ thể.
- Chất tế bào: Là nơi xảy ra các hoạt động sống của tế bào, do có các bào quan
thực hiện các chức năng sống khác nhau như:
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Ribôxôm: Là nơi tổng hợp prôtêin.
+ Bộ máy gôngi: Có vai trò thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm.
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia và sinh sản tế bào.
+ Lưới nội chất: Tổng hợp vận chuyển các chất.
- Nhân tế bào: Là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào
+ NST: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin có vai trò quyết định trong
sự di truyền.
+ Nhân con : Chứa rARN cấu tạo nên ribôxôm
Tất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên
và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của
môi trường sống.
Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. Da có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da thực hiện chức năng đó ?
Nội dung Điểm
- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm
nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các
sợi của mô kiên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết
ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co
chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ có cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của nguời.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4 (3,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Số gen con và số lần nhân đôi của mỗi gen :
- Số lượng nuclêôtit của mỗi gen :
N = C . 20 = 60 . 20 = 1200 (N) 0,5 điểm
- Gọi x là số lần nhân đôi của mỗi gen. Ta có số lượng nuclêôtit môi trường cung
cấp cho các gen nhân đôi :
(2
x
- 1) . a . N = 33600

33600 33600
2 1 1 8
. 4.1200
x
a N
⇒ = + = + =
2
x
= 8 = 2
3


x = 3
- Vậy mỗi gen nhân đôi 3 lần.
- Số gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi:
a . 2
x
= 4 . 8 = 32 (gen)
b. Chiều dài của mỗi gen:
L = C . 34 A
o
= 60 . 34 A
o
= 2040 (A
o
)
c. số lượng ribônuclêôtit có trong mỗi phân tử ARN:

1200
600

2 2
N
= =
(ribônuclêôtit)
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 (4,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai :
* Xét F
2
ta có :
- Tính trạng màu lông: :
94 32 3
31 11 1
+
= =
+

Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen.

Tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông trắng.
Quy ước gen: A: lông đen, a: lông trắng.
- Tính trạng kích thước lông:

94 31 3
32 11 1
+
= =
+


Đây là kết quả phép lai phân li của Menđen.

Tính trạng lông ngắn là trội so với tính trạng lông dài.
Quy ước gen: B: lông ngắn, b: lông dài.
- Từ kết quả trên ta có:
(3:1) . (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1

Tính trạng màu lông:

3
1
=


F
1
x F
1
: Aa x Aa

Tính trạng kích thước lông:

3

1
=


F
1
x F
1
: Bb x Bb
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Đen
Trắng
Ngắn
Dài
Đen
Trắng
Ngắn
Dài
b. Tổ hợp hai cặp tính trạng trên ta có:
* Kiểu gen của F

1
: AaBb ; Kiểu hình là lông Đen, Ngắn
* Sơ đồ lai:
F
1
x F
1
: AaBb x AaBb
Đen, Ngắn Đen, Ngắn
G F
1
: AB, Ab, aB, ab ; AB, Ab, aB, ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
* Tỷ lệ kiểu gen

Tỷ lệ kiểu hình:
1AABB
2AABb 9/16 Lông đen – ngắn
2AaBB
4AaBb
1 Aabb 3/16 Lông đen - dài
2Aabb
1aaBB 3/16 Lông trắng – ngắn

2aaBb
1aabb 1/16 Lông trắng – ngắn

* Lưu ý:
- Câu 2 ý b : Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người.
Học sinh trình bày bằng sơ đồ lai vẫn cho trọn điểm.
- Câu 5 ý b: Xác định kiểu gen ở F
2
nếu có từ 1 kiểu gen viết sai là không cho
điểm.
Xác định kiểu hình ở F
2
nếu có từ 1 kiểu hình xác định sai là không cho điểm.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013
Khóa ngày 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3,5 điểm):
So sánh hai quy luật phân li độc lập với liên kết gen, trường hợp xét hai cặp gen, mỗi gen
quy định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn.
Câu 2 (4 điểm):
a. Em hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn ? Hãy phân tích
để chứng minh điều đó.
b. Nêu nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch ? Hậu quả và cách đề phòng.

Câu 3 (4,5 điểm):
a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
b. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Nêu bản chất của mối quan hệ theo
sơ đồ gen → ARN.
c. Cho ba mạch có nuclêôtit chưa hoàn chỉnh trong đó có hai mạch của gen, mạch còn lại của
phân tử ARN được tổng hợp từ gen đó. Hãy gọi tên và viết hoàn chỉnh các nuclêôtit của các
mạch.
Mạch 1 : - X – ? – ? – G – ? – A – ? – ? –

Mạch 2 : - ? – G – ? – ? – X – ? – ? – T –

Mạch 3 : - ? – ? – T – ? – ? – A– X – ? –
Câu 4 (4 điểm):
Ở lúa nước, 2n = 24. Hãy chỉ rõ :
a. Số tâm động ở kì sau của nguyên phân.
b. Số tâm động ở kì sau của giảm phân 1.
c. Số crômatit ở kì giữa của nguyên phân
d. Số crômatit ở kì sau của nguyên phân
e. Số NST ở kì sau của nguyên phân.
f. Số NST ở kì giữa của giảm phân 1.
g. Số NST ở kì cuối của giảm phân 1.
h. Số NST ở kì cuối của giảm phân 2.
Nếu cho rằng sự phân chia chất tế bào xảy ra ở kì cuối
Câu 5 (4 điểm):
Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái.
a. Nếu cả bố và mẹ đều thuận tay phải thì các con sinh ra sẽ như thế nào ?
b. Bố thuận tay trái, mẹ thuận tay trái thì con có thể thuận tay phải được không ?
c. Nếu bố thuận tay phải mang kiểu gen dị hợp tử, mẹ thuận tay trái thì các con sinh ra sẽ
như thế nào ?
d. Nếu người thanh niên thuận tay trái, muốn chắc chắn có con thuận tay phải thì phải chọn

người vợ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
Viết sơ đồ lai minh hoạ cho tất cả các trường hợp trên.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013)

Câu 1 : (3,5 điểm)
So sánh hai quy luật phân li độc lập với liên kết gen, trường hợp xét hai cặp gen, mỗi gen quy
định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn.
Nội dung Điểm
* Giống nhau :
- Đều xét sự di truyền của nhiều tính trạng. Mỗi tính trạng do một gen quy định.
- Tính trạng đều tuân theo quy luật trội lặn.
- Nếu P đều thuần chủng khác hai cặp gen, F
1
đều dị hợp hai cặp gen và đồng loạt
xuất hiện một kiểu hình, F
2
đều có sự phân li kiểu hình.
- Cơ chế di truyền đều dựa vào sự phân li và tổ hợp các cặp NST tương đồng
trong quá trình giảm phân và thụ tinh dẫn đến phân li và tổ hợp các gen nằm trên
NST đó.
* Khác nhau :
Phân li độc lập Liên kết gen
- Hai cặp gen trên hai cặp NST tương
đồng khác nhau
- Hai cặp gen phân li độc lập, tổ hợp
tự do
- F
1

dị hợp hai cặp gen, tạo bốn kiểu
giao tử tỉ lệ bằng nhau, F
2
xuất hiện 16
kiểu tổ hợp giao tử, có 9 kiểu gen với
tỉ lệ (1 : 2 : 1)
2
, có bốn kiểu hình với tỉ
lệ (3 + 1)
2
.
- Kết quả lai phân tích F
1
dị hợp hai
cặp gen cho tỉ lệ kiểu hình 1 :1 :1 :1.
- Là cơ chế làm tăng xuất hiện biến dị
tổ hợp, có ý nghĩa quan trọng trong
chọn giống và tiến hóa.
- Hai cặp gen trên cùng một cặp NST
tương đồng.
- Hai cặp gen di truyền phụ thuộc
nhau.
- F
1
dị hợp hai cặp gen, tạo hai kiểu
giao tử tỉ lệ bằng nhau, F
2
xuất hiện 4
kiểu tổ hợp giao tử, có 3 kiểu gen với
tỉ lệ 1 : 2 : 1, có kiểu hình tỉ lệ 3 :1hay

1 :2 :1.
- Kết quả lai phân tích F
1
dị hợp hai
cặp gen cho tỉ lệ kiểu hình 1 :1.
- Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp,
có ý nghĩa duy trì từng nhóm tính
trạng tốt của P sang các thế hệ sau.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 (4 điểm):
a. Ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn. Phân tích
Nội dung Điểm
* Trong hai hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày, thì sự biến đổi lí học mạnh hơn
sự biến đổi hóa học.
* Phân tích :
- Ở dạ dày biến đổi lí học thức ăn mạnh hơn : liên quan đến cấu tạo và hoạt động
của dạ dày.Thành dạ dày có cấu tạo bốn lớp từ ngoài vào trong lần lượt là lớp
màng bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng. Cấu
tạo của lớp cơ rất dày và chắc gồm ba loại cơ là cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết
chằng chịt. Do vậy cơ dạ dày co rút tạo lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn với dịch
vị, làm nhuyễn và mềm thức ăn.
- Ở dạ dày biến đổi hóa học thức ăn yếu : Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực

hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị. Enzim tiêu hóa duy nhất của dịch vị là
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
pepsin được sự hỗ trợ của axit HCl chỉ tác dụng biến đổi loại thức ăn là prôtêin,
chuyển từ prôtêin có mạch dài được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm
3-10 axit amin. Các loại thức ăn khác không được biến đổi hóa học ở dạ dày.
b. Nêu nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch ? Hâu quả và cách đề phòng.

Nội dung Điểm
- Nguyên nhân : Tăng nồng độ cholestorol và chất béo trong máu, người bị huyết
áp cao, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, ít hoạt động thể chất
- Hậu quả : Thành mạch máu trở nên xơ cứng, các mảng vữa có thể làm giảm lưu
lượng máu chảy qua động mạch, làm tắc nghẽn dòng máu, tắc nghẽn mạch máu
sẽ gây cơn đau tim. Nếu gây tắc nghẽn mạch máu nuôi não sẽ gây đột quỵ.
- Biện pháp phòng tránh :
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu, hạn chế các loại
thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật
+ Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức. Cần kiểm tra sức khỏe
định kỳ, phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3 (4,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra qua các giai đoạn theo thứ tự sau :
- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách
nhau dần dần nhờ các enzim.

- Sau khi được tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các
nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) để
tạo mạch mới
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN con được tạo thành rồi
đóng xoắn, chúng có cấu tạo giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
b. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Nêu bản chất của
mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN.
- ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu.
- Bản chất : trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các
nuclêôtit trên mạch ARN.
c. Gọi tên và viết hoàn chỉnh các nuclêôtit của các mạch.
- Gọi tên :
+ Mạch 2 và 3 có loại nuclêôtit là T → mạch 2 và 3 là hai mạch của gen, mạch 1
là ARN.
- Hoàn chỉnh các nuclêôtit :
Mạch 1 : - X – X – U– G – G – A – X – A –

Mạch 2 : - G – G – A – X – X – T – G – T –

Mạch 3 : - X– X– T – G – G – A– X – A –
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Câu 4 (4 điểm):
Ở lúa nước, 2n = 24.
Nội dung Điểm
a. Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn, mỗi NST
đơn có 1 tâm động

số tâm động ở kì sau : 24 x 2 = 48
b. Ở kì sau của giảm phân 1, từng NST kép trong cặp tương đồng phân li về mỗi
cực

số tâm động vẫn là 24.
c. Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép nằm thành 1 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào, mỗi NST kép gồm 2 crômatit đính nhau ở tâm động

số crômatit : 24 x 2 = 48
d. Ở kì sau của nguyên phân, 2 crômatit của 1 NST kép tách nhau trở thành 2
NST đơn nên kì sau không còn crômatit.
e. Số NST ở kì sau của nguyên phân : 24 x 2 = 48
f. Số NST ở kì giữa của giảm phân 1 là 24 NST kép.
g. Ở kì cuối của giảm phân 1 đã hình thành 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi
tế bào giảm đi một nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép

12 NST kép.
h. Ở kì cuối của giảm phân 2, mỗi tế bào chỉ chứa 12 NST đơn.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 (4 điểm):
Nội dung Điểm
* Quy ước: A là gen quy định tính trạng thuận tay phải
a là gen quy định tính trạng thuận tay trái
a. P: Bố thuận tay phải x Mẹ thuận tay phải
F
1
: ?
Nếu cả bố và mẹ đều thuận tay phải thì kiểu gen của họ có thể là AA hoặc Aa.
Như vậy có 3 trường hợp xảy ra.
- Trường hợp 1: AA x AA → 100% AA (tất cả các con đều thuận tay phải)
- Trường hợp 2: AA x Aa → 50% AA : 50% Aa (tất cả các con đều thuận tay
phải)
- Trường hợp 3: Aa x Aa → 25%AA : 50%Aa : 25%aa (75% con thuận tay
phải 25% con thuận tay trái)
b. Nếu cả bố và mẹ đều thuận tay trái thì kiểu gen của họ là đồng hợp lặn aa, chỉ
cho ra 1 loại giao tử là a nên tổ hợp gen ở đời con c‡ng chỉ là aa (thuận tay trái).
Do đó con của họ không thể nào thuận tay phải được.
P: (Bố) aa x aa (Mẹ)
G
P
: a a
F
1
: 100%aa (thuận tay trái)
c. Bố thuận tay phải mang kiểu gen dị hợp Aa, mẹ thuận tay trái aa thì các con
sinh ra có thể thuận tay phải hoặc thuận tay trái.
P: (Bố) Aa x aa (Mẹ)

G
P
: A, a a
F
1
: 50%Aa : 50%aa
(50% thuận tay phải : 50% thuận tay trái)
e. P: Bố thuận tay trái x Mẹ thuận tay phải ?
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
F
1
: Thuận tay phải ?
Con thuận tay phải có kiểu gen là AA hoặc Aa, nhưng vì bố thuận tay trái có
kiểu gen aa chỉ cho 1 loại giao tử là a nên con chỉ có kiểu gen là Aa.

Gen A của con là do mẹ truyền, nên giả sử kiểu gen của mẹ là AA hoặc Aa
(thuận tay phải) nhưng vì đời con muốn chắc chắn thuận tay phải thì kiểu gen
của mẹ chỉ là AA.
Vậy nếu người thanh niên thuận tay trái muốn chắc chắn có đứa con thuận tay

phải thì phải chọn người vợ có kiểu gen AA kiểu hình thuận tay phải.
P: (Bố) aa x (Mẹ ) AA
G
P
: a A
F
1
: 100% Aa (thuận tay phải)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014
Khóa ngày 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 2 (4,5 điểm):
c. Thế nào là di truyền liên kết ? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết.
d. Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền.
e. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN ? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù ?
Câu 1 (2,5 điểm):
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử
cái ở động vật ?
Câu 3 (4 điểm):
d. Kể tên các tuyến nội tiết đã học, tuyến nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
e. Sau khi học xong chương XI (Sinh sản) là một học sinh theo em cần phải làm gì để tránh
mang thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ? Em có suy nghĩ như thế
nào khi học sinh THCS được học vấn đề này ?
Câu 4 (4,5 điểm):

Một gen có số liên kết hidro 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số nuclêotit của gen.
a. Tính số nuclêotit mỗi loại của gen.
b. Tính chiều dài gen.
c. Tính số liên kết hiđro trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần ?
Câu 5 ( 4,5 điểm):
Ở người hệ nhóm máu A, B, AB, O được quy định như sau :
- Máu A có kiểu gen I
A
I
A
hoặc I
A
I
O
- Máu B có kiểu gen I
B
I
B
hoặc I
B
I
O
- Máu AB có kiểu gen I
A
I
B
- Máu O có kiểu gen I
O
I
O

f. Lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau đây :
- Trường hợp 1: bố máu A, mẹ máu O
- Trường hợp 2: bố máu B, mẹ máu AB
g. Mẹ có máu B sinh được con máu O. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ và
con
HẾT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1 (4,5 điểm):
a. Thế nào là di truyền liên kết ? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết.
b. Vì sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền.
c. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN ? Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù ?
Nội dung Điểm
a. Di truyền liên kết.
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau,
được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
* Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết :
Do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương
đồng, nói cách khác, ở mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên một
NST cùng phân li, cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân tạo giao tử và trong thụ
tinh tạo hợp tử.
b. Ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong sự nghiên cứu di truyền vì :
- Dễ nuôi trong ống nghiệm
- Đẻ nhiều
- Vòng đời ngắn (10-14 ngày đã cho ra một thế hệ)
- Số lượng NST ít (2n = 8)
- Có nhiều biến dị dễ quan sát.
- Nghiên cứu trên loài ruồi giấm, Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng di truyền
liên kết.
c. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN :

- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân
là nuclêotit, gồm bốn loại : A, T, G, X.
* ADN có tính đa dạng và đặc thù :
- Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêotit (A, T, G, X).
- Bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêotit.
1 điểm
1 điểm
1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2 : (2,5 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử
cái ở động vật ?
Nội dung Điểm
* Giống nhau :
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân
liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
* Khác nhau :
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho
thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và
noãn bào bậc hai có kích thước lớn.
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho
1 thể cực thứ hai có kích thước bé và 1
tế bào trứng có kích thước lớn.
- Từ mỗi noãn bào bậc 1, qua giảm

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho
2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II
cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển
thành tinh trùng.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng,
trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này
đều tham gia thụ tinh.
Câu 3 (4 điểm):
a. Kể tên các tuyến nội tiết đã học, tuyến nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
b. Sau khi học xong chương XI (Sinh sản) là một học sinh theo em cần phải làm gì để tránh
mang thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ? Em có suy nghĩ như thế nào
khi học sinh THCS được học vấn đề này ?
Nội dung Điểm
a. Kể tên các tuyến nội tiết đã học và tuyến quan trọng nhất.
- Các tuyến nội tiết đã học : tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến
sinh dục.
- Tuyến yên là quan trọng nhất vì tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu
hết các tuyến nội tiết khác.
b. Tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần :
- Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản thân
- Phải nắm vững điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ thai để tránh mang thai hoặc nạo

phá thai.
* Suy nghĩ :
- Giúp các em nắm được khái niệm về thụ tinh, thụ thai c‡ng như những điều kiện
của sự thụ tinh, thụ thai.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh
nguyệt.
- Biết được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. Giải thích được cơ sở
khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định các nguyên tắc cần tuân thủ
để có thể tránh thai.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 (4,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Số nuclêotit mỗi loại của gen: (3 điểm)
Ta có: A – G = 30%N
A + G = 50%N
→ 2A = 80%N
→ A = T =
80%
2
= 40%N
→ G = X = 50% - 40% = 10%N
Mặt khác số liên kết hiđro của gen là 2805
Ta có: 2A + 3G = 2805

2.40%N + 3.10%N = 2805
110N = 280500
→ N =
280500
110
= 2550
Vậy số nuclêotit mỗi loại gen là:
A = T = 40% . 2550 = 1020
G = X = 10%. 2550 = 255
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b. Chiều dài của gen:
L =
0
2550
.3,4 .3,4 4335
2 2
N
A= =
c. Số liên kết hiđro trong các gen con.
Số gen con được tạo ra là:
2

n
= 2
2
= 4
Tổng số liên kết hidro trong các gen con được tạo ra là:
H = 2805 . 4 = 11220
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 (4,5 điểm):
Nội dung Điểm
a. Lập sơ đồ lai:
* Trường hợp 1:
Bố máu A mang kiểu gen I
A
I
A
hoặc I
A
I
O
Mẹ máu O mang kiểu gen I
O
I
O
- Sơ đồ lai 1 : P : Bố I
A
I
A
(máu A) x Mẹ I

O
I
O
(máu O)
G
P
: I
A
I
O
F
1
: I
A
I
O

(con có máu A)
- Sơ đồ lai 2 : P : Bố I
A
I
O
(máu A) x Mẹ I
O
I
O
(máu O)
G
P
: I

A
, I
O
I
O
F
1
: I
A
I
O
: I
O
I
O
1 máu A : 1 máu O
* Trường hợp 2:
Bố máu B mang kiểu gen I
B
I
B
hoặc I
B
I
O
Mẹ máu AB mang kiểu gen I
A
I
B
- Sơ đồ lai 1 : P : Bố I

B
I
B
(máu B) x Mẹ I
A
I
B
(máu AB)
G
P
: I
B
I
A
, I
B

F
1
: I
A
I
B
: I
B
I
B

1 máu AB : 1 máu B
- Sơ đồ lai 2 : P : Bố I

B
I
O
(máu B) x Mẹ I
A
I
B
(máu AB)
G
P
: I
B
, I
O
I
A
, I
B

F
1
: I
A
I
B
: I
A
I
O
: I

B
I
B
: I
B
I
O

1 máu AB : 1 máu A : 2 máu B
b. Kiểu gen của bố, mẹ và các con :
Mẹ có máu B sinh được đứa con có máu O.
Vậy đứa con có máu O mang kiểu gen I
O
I
O
nhận I
O
từ bố và từ mẹ
Mẹ có máu B (I
B
I
-
) cho con giao tử I
O
nên có kiểu gen I
B
I
O
Bố tạo được giao tử I
O

cho con nên bố mang 1 trong các kiểu gen I
A
I
O
(máu A)
hoặc I
B
I
O
(máu B) hoặc I
O
I
O
(máu O).
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm

×