UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT
I-CÂU HỎI: (8 ĐIỂM)
Câu 1: Vận dụng kiến thức về các phép tu từ đã học, hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của
các phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối, khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) (2 điểm)
Câu 2: Cho biết ý nghĩa của các từ “tròn” trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
(2 điểm)
Câu 3: Em hiểu gì về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của
Bằng Việt (4 điểm)
II-LÀM VĂN (12 ĐIỂM)
Qua các đoạn trích trong sách ngữ văn 9 tập 1 và những hiểu biết của em về truyện
Kiều, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 9
I-CÂU HỎI: 8 ĐIỂM
Câu 1: Yêu cầu HS trả lời bằng cách viết một đoạn văn với các nội dung sau:
-Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: trích trong bài “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa
(0,25đ)
-Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn văn:
+ Phép nhân hoá và đảo ngữ ở câu thơ thứ hai làm cho cảnh vật sinh động, có hồn, tiếng suối
như tiếng người trò chuyện trong đêm vắng. (0,5đ)
+ Phép đảo ngữ ở câu thơ thứ ba tập trung sự chú ý vào hình ảnh chiếc lá đa rơi và âm thanh của
nó tạo ra trong đêm yên tĩnh.(0,25đ)
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nghệ thuật so sánh gợi sự liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá
đa rơi và âm thanh rất nhỏ, rất khẽ, rất nhẹ nhàng. Qua đó người đọc cảm nhận được sự quan sát
tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. (0,5đ)
-Trần Đăng Khoa lấy cái động để tả cái tĩnh: âm thanh của tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rơi
càng nhỏ, càng nhẹ thì đêm càng tĩnh lặng. Không gian phải thật yến ắng mới có thể cảm nhận
được những âm thanh ấy. (0,5đ)
(Nếu HS không viết thành đoạn văn mà chỉ gạch đầu hàng các ý trên thì cho 1 đ)
Câu 2: Ý nghĩa của các từ “tròn” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Yêu cầu HS trả lời như sau:
- Từ “tròn” xuất hiện ở 2 câu thơ trong bài: “đột ngột vầng trăng tròn” và “trăng cứ tròn vành
vạnh”. Ở câu thơ “đột ngột vầng trăng tròn”, từ “tròn” được hiểu theo nghĩa gốc. Đó là hình ảnh
vầng trăng những ngày giữa tháng khi nhân vật trữ tình bật tung của số chỉ để lấy ảnh sáng của
tự nhiên, bổng thấy vầng trăng trên bầu trời. (1đ)
- Từ “tròn” trong câu thơ “trăng cứ tròn vành vạnh” được hiểu theo nghĩa chuyển chỉ nghĩa tình
trọn vẹn thủy chung trước sau nhu một của trăng đối với người. Nghĩa tình ấy và sự yên lặng
gần như tuyệt đối của trăng khiến cho người “giật mình” thức tỉnh lương tâm.(1đ)
Câu 3: Suy nghĩ về hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Bếp lửa là một hình ảnh sáng tạo vừa có nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện chủ
đề tác phẩm.(0,5đ)
- Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời
bà. Bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho
con cháu và mọi người. Bếp lửa còn là hình ảnh của gia đình, quê hương, đất nước đối với đứa
cháu xa quê.(2đ)
- Ngọn lửa cháy lên từ bếp lửa của bà mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhen lên
trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống của lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người
nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.(1,5đ)
(Yêu cầu HS viết thành đoạn văn mới cho 4 đ, nếu chỉ gạch đầu dòng với các ý trên thì chỉ cho 2
điểm)
II-LÀM VĂN: 12 ĐIỂM
Yêu cầu chung: HS biết vận dụng những kiến thức đã học ở các đoạn trích và sự hiểu biết về
truyện Kiều của mình để trình bày, phân tích nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật
của Nguyễn Du.
Bài viết phải đưa những nhận xét, có lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho những
nhận xét đó.
Dưới đây là các ý cần đạt được trong bài viết
DÀN BÀI
*Mở bài:
- Giới thiệu Nguyễn Du, truyện Kiều.
- Nêu thành công về nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du trong
truyện Kiều
*Thân bài:
- Khi miêu tả khắc họa tính cách nhân vật, Nguyễn Du bao giời cũng đặt nhân vật vào những
hoàn cảnh cụ thể điển hình. Hoàn cảnh ấy được sử dụng làm nền để miêu tả và khắc họa tính
cách nhân vật:
(Dẫn chứng: Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh “hiếu trọng tình thâm” để lựa chọn, quyết định;
Mã Giám Sinh xuất hiện trong hoàn cảnh cuộc mua bán, Từ Hải xuất hiện khi Kiều vào lầu
xanh lần thứ hai…)
- Miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật, Nguyễn Du thường theo một trình tự nhất định: Giới
thiệu, miêu tả ngoại hình, miêu tả cử chỉ, hành động…
(Dẫn chứng: Khi miêu tả chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh, Kim Trọng, Từ Hải…)
- Miêu tả ngoại hình, Nguyễn Du sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, qua ngoại hình thể hiện
tâm hồn tính cách bên trong của nhân vật và cả số phận của nhân vật.
(Dẫn chứng: Miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều, Mã Giám Sinh, Sở Khanh…)
- Miêu tả các nhân vật chính diện khác với miêu tả các nhân vật phản diện:
+ Các nhân vật chính diện được khắc họa bằng bút pháp ước lệ, hàng loạt điển cố, từ ngữ
trang trọng… (dẫn chứng)
+ Các nhân vật phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực sinh động, từ ngữ châm biếm,
mỉa mai (dẫn chứng)
- Miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp qua ngoại hình, cử
chỉ, lời nói, hành động, hay qua dộc thoại, tả cảnh ngụ tình… (dẫn chứng)
- Ngôn ngữ cũng được Nguyễn Du sử dụng tối đa để làm bật lên tính cách nhân vật:
(dẫn chứng: lời của Mã Giám Sinh, lời của Hoạn Thư, lời của Tú Bà…)
*Kết bài:
- Nguyễn Du thành công trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật góp phần làm cho Truyện Kiều sống mãi.
BIỂU ĐIỂM
- Bài từ 10 đến 12 điểm: Đủ ý, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng hợp lí, chính xác, ít mắc lỗi diễn
đạt. Sai không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Bài từ 7 đến 9 điểm: Đủ ý, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng ít,có chỗ chưa hợp lí, ít mắc lỗi
diễn đạt. Sai không quá 6 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Bài từ 4 đến 6 điểm: Có thể thiếu 1 hoặc 2 ý, văn thiếu cảm xúc, dẫn chứng thiếu, còn mắc
nhiều lỗi về diễn đạt. Sai không quá 10 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Bài từ 1 đến 3 điểm: thiếu nhiều ý, diễn đạt không tốt, văn không có cảm xúc. Sai nhiều về
chính tả, dùng từ, viết câu.
(Trên đây là những gợi ý về nội dung bài viết, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để
việc đánh giá được chính xác)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
= = = 0o0 = = = Môn: NGỮ VĂN - lớp 9 , thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
I- CÂU HỎI: (6 điểm)
1/ Vì sao trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, xuyên suốt bài thơ là hình ảnh vầng
trăng nhưng tác giả lại đặt nhan đề là “Ánh trăng” ? (2 điểm)
2/ Nêu những hiểu biết về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học trong
truyện Kiều. (4 điểm)
II- LÀM VĂN: (14 điểm)
Cuộc đời luôn tồn tại hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, mạnh ai nấy sống, mạnh vì gạo, bạo vì
tiền. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác
để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”
(Trích “Đời thừa”, Nam Cao)
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên. Bằng hiểu biết trong đời sống và qua các tác phẩm đã học
hãy làm sáng tỏ quan niệm của Nam Cao.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 9
I- CÂU HỎI:
1/ Yêu cầu học sinh trả lời được các ý sau:
- Vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên
đẹp đẽ vĩnh hằng, cho quá khứ, cho tình nghĩa thủy chung trọn vẹn. (1 đ)
- Ánh trăng là ánh sáng của vầng trăng, ánh sáng của đạo lí, của nghĩa tình, của quá khứ, tỏa
sáng khắp nơi, soi rọi tâm hồn con người, thức tỉnh con người biết hướng thiện. (1 đ)
2/ Trên cơ sở những bài đã học trong truyện Kiều học sinh biết vận dụng và trả lời các ý
sau bằng một bài viết ngắn:
- Thành công về nghệ thuật tự sự thể hiện ở ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức:
+ Trực tiếp (lời nhân vật): dẫn chứng trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
+ Gián tiếp (lời tác giả): Dẫn chứng trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày
xuân”
+ Nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật): Dẫn chứng
trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Nghệ thuật tả người:
+ Tả người qua dáng vẻ bên ngoài nhưng lại thể hiện được tính cách tâm hồn bên trong.
Dẫn chứng qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
+ Tả người qua đời sống nội tâm bên trong. Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích”.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đa dạng:
+ Cảnh chân thực sinh động: Dẫn chứng trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
+ Cảnh ngụ tình: Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hoặc 6 câu cuối
đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
- Sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại, tự sự có yếu tố nghị luận. Dẫn chứng trong đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Thúy Kiều báo ân, báo oán”
(Bốn gạch đầu hàng: 4 ý, mỗi ý trình bày đủ cho 1 đ)
II- LÀM VĂN:
1/ Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng những kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 7, 8
để làm bài – Giải thích cho câu nói của Nam Cao và biết lấy dẫn chứng trong thực tế, trong các
văn bản đã học để chứng minh, làm sáng tỏ cho câu nói của nhà văn.
2/ Dàn bài:
* Mở bài:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
- Giải thích, chứng minh vấn đề:
+ Giải thích các từ, các cụm từ: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai người khác, kẻ giúp đỡ người khác
trên đôi vai của mình.
+ Giải thích toàn bộ câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, đức hy sinh,
tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
+ Vận dụng một số dẫn chứng trong thực tế trong các tác phẩm; đoạn trích đã học: “Tức
nước vỡ bờ”, “Hoàng Lê nhất thống Chí” – hồi 14, “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”
… để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bàn luận mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những biểu hiện trái với vấn đề:
• Sống coi trọng vật chất, dùng vật chất áp đảo, lấn lướt chân lí theo kiểu mạnh vì gạo, bạo
vì tiền.
• Sống giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ vì vụ lợi, tham vọng, sẵn sàng chà
đạp đồng loại vì lợi ích cá nhân.
• Sống chỉ biết bản thân, không quan tâm đến người khác.
• Sống dựa dẫm, thiếu bản lĩnh ý chí.
+ Rút ra bài học: Rèn luyện để có nhân cách tốt, tấm lòng nhân ái, biết yêu thương chia sẻ, giúp
đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
* Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Có thể đề xuất nhận thức mới hoặc nêu yêu cầu hành động.
CHO ĐIỂM
- Từ 12 đến 14 điểm: Bài làm đủ ý, văn viết có cảm xúc, lưu loát, bố cục rõ ràng, sai không quá
4 lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 9 đến 11 điểm: Bài làm đủ ý, văn viết lưu loát, có thể ít cảm xúc, bố cục rõ ràng, sai không
quá 8 lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
- Từ 6 đến 8 điểm: Bài có thể thiếu một số ý, văn viết lưu loát, sai không quá 10 lỗi chính tả,
câu, diễn đạt.
- Từ 3 đến 5 điểm: Bài thiếu nhiều ý, văn viết còn lủng củng, sai trên 10 lỗi chính tả, câu, diễn
đạt.
- Từ 1 đến 2 điểm: Bài chưa xác định rõ nội dung vấn đề nghị luận, ý nghèo nàn, văn lủng củng,
sai nhiều lỗi chính tả, câu, diễn đạt.
Trên đây là gợi ý cho điểm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá chính
xác.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VỊNG HUYỆN
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MƠN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (khơng kể thời gian phát đề)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua 2 câu thơ:
- Đầu súng trăng treo (Đồng chí - Chính Hữu)
- Vầng trăng thành tri kỷ (Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 2: (1,5 điểm)
Về chữ “hát” trong bài thơ Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Câu 3 : ( 2.5 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(" Q hương" - Tế Hanh)
B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm)
Dựa vào đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, hãy viết một bài văn kể về việc chò em Thúy Kiều
đi chơi trong tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh ngày
xuân.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN NGỮ VĂN LỚP 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1(2 đ): Bài viết có thể trình bày các ý khác nhau nhưng nội dung cần đề cập là:
- Hai bài thơ đều có hình ảnh ánh trăng, hai câu thơ đều nói về trăng.
- Trăng trong hai câu thơ gần gũi, thân mật, gắn bó với người chiến sĩ.
- Hai bài thơ sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, sự gắn bó trăng với người đều trong
điều kiện gian khổ, thiếu thốn nhưng với người chiến sĩ trăng trước sau vẫn là bạn để gửi gắm
tâm trạng và ước vọng.
Trình bày được các ý trên, văn viết trôi chảy, chữ viết rõ ràng cho 2 điểm. Giám khảo căn
cứ điểm tối đa để cho các thang điểm khác.
Câu 2 (1,5đ):
+ Bài viết trình bày theo các ý:
- Bài thơ đoàn thuyền đánh cá diễn tả niềm vui, sự phấn chấn của người lao động về thiên
nhiên đất nước.
- Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là cảm hứng lãng mạn.
- 4 lần nhà thơ lặp “hát”(Câu hát căng buồm cuống gió khơi, Hát rằng: Cá bạc biển Đông
lặng,Ta hát bài ca gọi cá vào, Câu hát căng buồm với gió khơi)
- Lặp 4 lần rất thành công đã tạo giọng điệu riêng và âm hưởng đặc biệt. Bài thơ là một
tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước
- “Hát” trong các câu thơ sử dụng linh hoạt.
Trình bày được các ý trên, văn viết trôi chảy, chữ viết rõ ràng cho 1,5 điểm. Giám khảo
căn cứ điểm tối đa để cho các thang điểm khác.
Câu 3 (2,5 đ):
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp "nhân hoá"
( 0,5đ)
- Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: "im, mỏi, trở về, nằm,
nghe." ( 0,5đ)
- Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây: ( 1,5đ)
+ Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. (0,25đ)
+ Các từ: "im, mỏi, trở về, nằm" cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi, thư giãn của
con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về. (0,25đ)
+ Từ "nghe" gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối
của biển đang ngấm dần, lặn dần vào "da thịt "của mình; và cũng giống như con người từng trải,
với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.(0,5đ)
+ Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền
biển ở khía cạnh vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. ở đây, hình ảnh con
thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển. (0,5đ)
B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm)
A- Yêu cầu chung:
Bài làm của học sinh đảm bảo là một bài văn hồn chỉnh, bố cục hợp lý, tình tiết rõ ràng;
văn viết gãy gọn, rõ ý; biết kết hợp các yếu tố miêu tả trong văn tự sự; Ýt sai ng÷ ph¸p chÝnh
t¶.
B- u cầu cụ thể:
Bài làm kể được các ý sau đây:
* Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại: (3đ)
+ Có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan.
+ Nhân tiết Thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xn.
* Quang cảnh ngày xn:(5đ)
- Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba(Âm lịch), khí trời mùa xn mát mẻ, trong lành. Hoa cỏ tốt
tươi, chim én chao liệng trên khơng trung…
- Khung cảnh rộn ràng tấp nập, ngựa xe như nước, áo quần như nêm, tài tử, giai nhân dập dìu
chen vai sát cánh…
- Nhà nhà lo tảo mộ, cúng bái…Sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong khơng
khí thiêng liêng.
* Cuộc du xn của chị em Thúy Kiều:(6đ)
- Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người trẩy hội…
- Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức hân hoan…
- Chiều tà, người đã vãn, cảnh vật gợi buồn; Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ
cuối ghềnh bắc ngang… Chị em Thúy Kiều thơ thẩn dan tay ra về.
- Tâm trạng Thúy Kiều vui, buồn, bâng khng khó tả.
- Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
+ Điểm 11 → 14: Đáp ứng u cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt.
+ Điểm 7 → 10: Đạt được các u cầu trên, còn vài sai sót nhỏ nhưng khơng ảnh hưởng tới
câu chuyện, mắc vài lỗi diễn đạt.
+ Điểm 4 → 6: Cơ bản đáp ứng u cầu, tình tiết của câu chuyện còn rời rạc. Còn mắc một
số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 2 → 3: Chưa nắm được nội dung đoạn trích nên kể lan man, Còn mắc nhiều lỗi diễn
đạt.
+ Điểm 1 : Bài làm lạc đề khơng đúng thể loại.
Lưu ý : Học sinh có thể có cách trình bày, diễn đạt khác nhưng phải tốt lên được các
nội dung đã nêu. Cần trân trọng, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG
HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Năm học 2012 – 2013
Khóa ngày: 04/11/2012
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (5.0 điểm) Phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
Câu 2: (3.0 điểm)
Cảm nhận của em về câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 3: (12.0 điểm)
Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận
và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến?
______________________Hết____________________
Híng dÉn chÊm m«n Ng÷ v¨n 9
Câu 1(5 điểm) Hs chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu thơ và phân tích:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu
thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô
đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng (1 điểm).
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp
nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ
khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí (1 điểm).
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng
cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá
(1 điểm).
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật
(được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh
đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”,
tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ
được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ (2
điểm).
Câu 2 (3.0 điểm)
1. Yêu cầu:
Học sinh chỉ cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa ấy có: -
Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh (1.0 đ)
- Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng, tạo ra sự hài hòa về màu sắc (1.0 đ)
- Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; khoáng đạt, trong trẻo;
nhẹ nhàng, thanh khiết (1.0 đ)
Câu 3 (12.0 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức văn học để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề.
Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy
Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã
hội phong Kiến. Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả,
biểu cảm; văn viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc.
b. Về nội dung:
+ Dẫn dắt và đặt vấn đề về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến; giới thiệu
một cách khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương và Thúy Kiều
+ Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật về thân phận và vẻ đẹp:
* Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân
phẩm;
* Vẻ đẹp: vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát vọng tình yêu, hạnh phúc và quyền
sống;
+ Tổng hợp khái quát: Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là
“tấm gương oan khổ”; Vẻ đẹp của Vũ Nương, Thúy Kiều là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam.
+ Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số
phận bi kịch và tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.
2. Biểu điểm:
- Điểm 12: Bài làm đạt được những yêu cầu trên và có tính sáng tạo.
- Điểm 9-11: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét,
đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình
tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế
được lỗi diễn đạt.
- Điểm 5-8: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét,
đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề, song không nêu nêu được giá trị
nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc
không quá năm lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-4: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không
biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt
nhiều.
- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng
hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài
viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2013 – 2014
Khóa ngày: 17/11/2013
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
Cho đoạn thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng
trong đoạn thơ trên.
Câu 2 : 3 điểm
Có ý kiến cho rằng: Sự “trở về” của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã hoá giải được bi kịch trong truyện. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý
kiến đó.
Câu 3: ( 4 điểm).
Giá trị của hình ảnh chiếc bóng trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ ?
Câu 4 : (10 điểm).
Nhà thơ Chế Lan viên có viết:
“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
Chế Lan Viên người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 1995)
Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy
làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
______________________Hết____________________
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9, 2013 – 2014
Đề chính thức
Câu 1: (3 điểm)
Yêu cầu:
- Xác định được biện pháp tu từ so sánh:
Đối tượng so sánh : con gặp lại nhân dân.
Hình ảnh so sánh : nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Một đối tượng được so sánh với rất nhiều hình ảnh)
- Phân tích được giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng: Với các hình ảnh so sánh cụ
thể đã gợi được không gian, thời gian của sự gặp gỡ và còn khẳng định được sự gặp lại này là hợp với
quy luật tự nhiên, xã hội; là cần thiết, đúng lúc, đúng thời cơ.
* Học sinh phải biết phân tích các hình ảnh so sánh để thấy được hiệu quả thẩm mỹ được tạo ra bởi biện
pháp tu từ này. Tùy theo mức độ phân tích mà định điểm sao cho phù hợp.
Câu 2:(3 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Sự "trở về" của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã hoá giải được bi kịch trong truyện. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý
kiến đó.
Yêu cầu:
Về nội dung: Khi Vũ Nương tự vẫn nàng chỉ có một mình, Trương Sinh xua đuổi, phẩm giá bị chà đạp.
Khi nàng trở về ở cuối tác phẩm có Trương Sinh đứng đợi bên đàn giải oan, phẩm giá được rửa sạch.
Tuy nhiên bi kịch không vì thế mà được hoá giải. Giữa Trương Sinh và Vũ Nương vẫn còn có một
khoảng cách mà không thể vượt qua, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào “. . . thiếp chẳng thể trở về
nhân gian được nữa ", " Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Như
vậy sự trở về của nàng, hạnh phúc của nhân vật mãi mãi chỉ là hư ảo
Về hình thức: viết thành một đoạn văn.
Lưu ý: Bài viết đúng quy định ( viết một đoạn văn ), sinh động khẳng định được quan điểm bi kịch
không được hoá giải và chỉ ra được sự trở về của Vũ Nương là hư ảo hạnh phúc của nhân vật cũng là hư
ảo . . . cho điểm tối đa. Tất cả các trường hợp viết sinh động, khẳng định được quan điểm bi kịch không
được hoá giải và chỉ ra được sự trở về của Vũ Nương là hư ảo, hạnh phúc của nhân vật cũng là hư ảo
nhưng không thực hiện theo quy định về đoạn văn cho tối đa không quá 2 điểm.
Câu 3: ( 4 điểm).
Giá trị của hình ảnh chiếc bóng trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ?
Yêu cầu:
a. Giá trị nội dung ( 2 điểm)
- " Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. ( Đó
là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, Đó là tấm lòng người mẹ đối với con thơ bé bỏng.)
- " Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam
quyền. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
- " Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm khắc họa giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là
chiếc bóng hư ảo.
b. Gía trị nghệ thuật ( 2 điểm)
Chi tiết " chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
+ Tạo sự bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt;
chiếc bóng của tình chồng, nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính
người chồng nghi ngờ " thất tiết"
+ Tạo sự hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn ( Vũ Nương kết duyên cùng
Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán, cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh nguy
cơ tiềm ẩn bùng phát.)
Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với câu chuyện " Miếu vợ chàng Trương") tạo nên
vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của
người phụ nữ.
Lưu ý: Bài viết sa vào thuật chuyện, ý mơ hồ, sai sót nhiều cho tối đa 1 điểm.
Câu 4: (10 điểm)
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn"
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? )
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy
làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
Yêu cầu:
- Về hình thức: Đây là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Văn viết đúng chính tả và ngữ pháp thông thường.
- Về nội dung:
+ Giải thích được ý thơ của Chế Lan Viên: Văn trước hết được hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao
gồm cái hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc. Văn
được hiểu rộng ra là văn hoá – Truyện Kiều là giá trị tinh thần rất đáng tự hào của dân tộc ta. Qua
Truyện Kiều ta có thể hiểu được tâm hồn, phẩm chất, tài năng của dân tộc - Truyện kiều là kết tinh tinh
hoa dân tộc, là quốc hồn, quốc tuý. Câu thơ của Chế Lan viên ca ngợi giá trị toàn diện của Truyện Kiều,
khẳng định vị trí số một của tác phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.
+ Phân tích và chứng minh các giá trị của Truyện Kiều
Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh xã hội đương thời. Đó là một xã hội thối nát, tàn bạo chà đạp lên
mọi giá trị, nhân phẩm con người.
Giá trị nhân đạo: Ca ngợi và đề cao những khát vọng giải phóng con người ( tình yêu, công lí, tự do . . .
)
Giá trị nghệ thuật: chọn một vài phương diện tiêu biểu của nghệ thuật để phân tích chứng minh như:
nghệ thuật xây dựng nhân vật, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ
+ Mở rộng: Học sinh có thể so sánh với Kim Vân Kiều Truyện để thấy được sự sáng tạo, tài năng của
Nguyễn Du. Đưa ra những đánh giá về Truyện Kiều để thấy được vị trí số một của tác phẩm . . .
- Biểu điểm :
+ 9 – 10 điểm : Thực hiện được các yêu cầu trên.
+ 7 – 8 điểm : Hiểu đúng đề, giải thích và chứng minh được nhưng phần mở rộng có thể còn hạn chế,
văn phong mạch lạc, ít mắc lỗi.
+ 5 – 6 điểm : Nhận thức được yêu cầu cơ bản của đề. Nêu được các giá trị của Truyện Kiều nhưng phân
tích chưa sâu sắc, có thể mắc một số lỗi.
+ 3 - 4 điểm: Hiểu vấn đề nhưng chứng minh quá sơ sài, hành văn không mạch lạc, mắc nhiều lỗi.
+ 1 - 2 điểm : Nhận thức còn lệch lạc, sa vào kể chuyện lan man, sai nhiều lỗi.
+ 0 điểm : Lạc đề hoặc bỏ không làm.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng
hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài
viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.