Trường THPT An Lão ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2006 – 2007
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kó đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu
câu trả lời đúng nhất.
Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi
người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi
lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha
con nhà nọ đang làm ruộng.
(Ngữ văn 6 – Tập một)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Con Rồng, cháu Tiên.
B. Thạch Sanh.
C. Cây bút thần.
D. Em bé thông minh.
2. Văn bản mà em vừa xác đònh thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Cổ tích.
B. Truyền thuyết.
C. Ngụ ngôn.
D. Truyện cười.
3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả.
B. Biểu cảm
C. Tự sự.
D. Nghò luận.
4. Xác đònh ngôi kể trong văn bản trên?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
5. Các từ: viên, ông thuộc loại danh từ nào?
A. Danh từ chỉ đơn vò tự nhiên (loại từ).
B. Danh từ chỉ đơn vò chính xác.
C. Danh từ chỉ đơn vò ước chừng.
D. Danh từ chỉ sự vật.
6. Các cụm từ: một ông vua nọ, một viên quan, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà
nọ thuộc cụm từ loại nào?
A. Cụm tính từ.
B. Cụm động từ.
C. Cụm danh từ.
D. Không thuộc những loại trên.
7. Dòng nào nêu đúng những động từ có trong đoạn văn trên?
A. đi, ra, hỏi, thấy, tìm.
B. đi, ra, hỏi, thấy, tìm, quan.
C. đi, ra, hỏi, thấy, tìm, nọ, kia.
D. đi, ra, hỏi, thấy, tìm, tài giỏi, lỗi lạc.
8. Các từ: tài giỏi, lỗi lạc là thuộc từ loại nào?
A. Động từ.
B. Tính từ.
C. Danh từ.
D. Chỉ từ.
9. Đoạn văn trên có bao nhiêu số từ?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
10. Dòng nào nêu đúng những chỉ từ có trong đoạn văn trên?
A. nọ, ấy, kia, tìm, viên quan.
B. làng, tài giỏi, hai, nọ, ấy.
C. nọ, ấy, kia.
D. nọ, kia.
11. Các từ: tìm kiếm, tài giỏi thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
A. Từ láy.
B. Từ ghép.
C. Từ đơn.
D. Không thuộc các kiểu trên.
12. Dòng nào chỉ gồm những từ đơn?
A. đi, ra, làng.
B. đi, làng, lỗi lạc.
C. hỏi, thấy, tìm kiếm.
D. hai, nọ, tài giỏi.
II. Tự luận: (7điểm)
Câu 1: Cho từ: học sinh
a. Thêm phần phụ trước và phụ sau vào danh từ “học sinh” để tạo thành cụm danh từ
phức tạp.
b. Đặt câu với cụm danh từ mới tìm được.
Câu 2: Tập làm văn: Kể chuyện về một người mà em yêu quý.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2006 – 2007
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm:(3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ.án D A C C A C A B D C B A
II. Tự luận: (7 điểm)
1.a. Thành lập đúng cụm danh từ được 0,5 điểm.
b. Đặt câu đúng được 0,5 điểm.
2 a. Yêu cầu chung:
Biết cách làm bài văn tự sự – kể chuyện đời thường, bố cục đầy đủ, hành văn mạch
lạc, có cảm xúc, ít lỗi diễn đạt, chính tả, chữ viết rõ, trình bày sạch đẹp.
b. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội
dung cơ bản sau:
-Giới thiệu chung về người mà em yêu quý.
-Kể lần lượt những sự việc xoay quanh chủ đề về người mà em yêu quý (tính tình,
phẩm chất, quan hệ…).
-Tình cảm, suy nghó của em.
c. Biểu điểm:
Điểm 5: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên.
Điểm 3, 4: Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi diễn đạt, chính
tả…
Điểm 2: Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu, có một vài đoạn viết đạt, nhưng mắc nhiều lỗi
diễn đạt, chính tả.
Điểm 1: Bài làm sơ sài, tuy có hiểu yêu cầu đề bài nhưng hành văn lủng củng, có thể thiên
về miêu tả…
Điểm 0: Những bài để giấy trắng.
Trường THPT An Lão ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN VĂN 7
THỜI GIAN: 90 phút
I. Trắc nghiệm : (3 điểm)
Đọc kó đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo
trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và thuần khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua
những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm tróu thân lá lúa còn tươi, ngửi thấy cái
mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, một giọt sữa trắng thơm,
phảng phất hương vò ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng
ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời...
( Ngữ văn 7, tập một)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Mùa xuân của tôi.
B. Một thứ quà của lúa non: Cốm.
C. Sài Gòn tôi yêu.
D. Tiếng gà trưa.
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghò luận.
3. Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Vũ Bằng.
B. Xuân Quỳnh.
C. Minh Hương.
D. Thạch Lam.
4. Dòng nào thể hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả đối với hạt thóc nếp?
A. Một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.
B. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vò ngàn hoa cỏ.
C. Cái chất quý trong sạch của trời.
D. Cả 3 dòng trên.
5. Các từ sau đây từ nào là từ láy?ï
A. Thanh nhã.
B. Phảng phất.
C. Trắng thơm.
D. Trong sạch.
6. Từ nào đồng nghóa với từ “trong sạch” ?
A. Thanh nhã.
B. Tinh khiết
C. Trắng thơm
D. Thơm mát
7. Trong các từ sau đây, từ nào trái nghóa với từ ‘thanh nhã” ?
A. Trong sạch
B. Trắng thơmï
C. Thô tục
D. Tinh khiết
8. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ?
A. Cơn gió.
B. Thơm mát.
C. Thanh nhãø.
D. Hoa cỏ.
9. Trong câu: “Trong cái vỏ xanh kia, một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vò
ngàn hoa cỏ.” có bao nhiêu từ ghép đẳng lập?
A. 2 từ.
B. 3 từ.
C. 4 từ.
D. 5 từ.
10. Dòng nào dưới đây là thành ngữ?
A. Tưới tiêu, chăm bón.
B. Thay da đổi thòt.
C. Trân trọng, giữ gìn.
D. Đương độ nõn nà.
11. Tác giả đã dùng lối chơi chữ nào trong câu: Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ
hãy còn đông?
A. Dùng từ đồng âm.
B. Dùng cặp từ trái nghiõa.
C. Dùng các từ cùng trường nghóa.
D. Dùng lối nói lái.
12. Kiểu điệp ngữ nào dùng trong đoạn thơ sau?
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
A. Điệp ngữ cách quãng.
B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp.
D. Cả (A, B, C) đều sai.
II. Tự luận: (7 điểm)
1. (2 đểm) Chép bài thơ: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Nêu nội dung và
nghệ thuật của bài thơ.
2. Tập làm văn (5 điểm)
Loài cây em yêu.