Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.05 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn và giúp đỡ hết
sức tận tình của thầy trong cô Hội Đồng để giúp chúng em trong quá trình thực
hiện đề án.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại Học
Kinh Tế đã giảng dạy cho chúng em những kiến thức cơ bản về kinh tế tạo điều
kiện tốt nhất để chúng em thực hiện đề án này.
Chúng tôi xin cảm ơn ban quản lý các điểm du lịch Hải Dương đã giới thiệu
nhiệt tình cho chúng tôi biết rõ hơn về các điểm tham quan.
Đề án không tránh khỏi thiếu sót chúng em mong nhận được sự đóng góp
của thầy cô và bạn bè để bài báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội , tháng 9 năm 2011
Học viên
Nhóm 5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Dương là địa phương nằm ở vị trí trung tâm về địa lý của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với
các địa phương có tiềm năng du lịch lớn của cả nướctiếp giáp 6 tỉnh, thành phố: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hải Dương nằm ở
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi của nền văn minh Sông Hồng, lại cận kề Thủ
đô Hà Nội- trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước; đã trực tiếp tác động và
kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên đất này.
Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 1.655,98 km
2
song với bề
dày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Hải Dương có tiềm năng tài
nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng để phát triển các loại hình du lịch
sinh thái, văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị
đặc biệt như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn Miếu


Mao Điền; v.v.
Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương trong những năm qua
vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt động
du lịch chủ yếu còn dựa vào cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở
khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu
đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy nhóm chúng em
đã chọn đề tài “Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển một sốngành điểm du
lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đĐề tài đi vào nghiên cứu là các giải pháp nhằm
phát triển kinh doanh ngành du lịch tại chỗ của tỉnh Hải Dương. Việc nghiên cứu
dựa trên quan điểm phát triển bền vững đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội đã đặt ra của Tỉnh trong những năm qua để đánh giá và đưa ra các chiến
lược phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh một số điểm du lịch.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những những giải pháp nhằm phát triển
ngànhkinh doanh du lịch của tỉnh Hải Dương. Đồng thời thống kê, đánh giá, nhận
xét thực trạng tình hình kinh doanh Du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm
qua.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu vẫn là những phương pháp như
là:
- Thu thập tài liệu từ những nguồn tin cậy như: sách báo, quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Hải Dương, các trang Web; tổng hợp số liệu từ đó phân tích
và đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Đồng thời trực tiếp khảo sát, quan sát thực tế trên địa bàn tỉnh để đưa ra
những đánh giá,kết luậncho hiệu quả.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về du lịch Hải Dương

Chương 31: Tiềm năng phát triển một số điểm du lịch của tỉnh Hải Dương
Chương 2: Thực trạng phát triển khai thác một số điểm ngành du lịch của
Hải Dương
Chương 43: Một số đĐịnh hướng và những giải pháp nhằm phát triển kinh
ngành du lịchdoanh các điểm du lịch Hải Dương
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HẢI DƯƠNG
I.1.Một số khái niệm cơ bản
I.1.1.Khái niệm về du lịch
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnizatinon: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…”
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: “Du lịch là một sản phẩm tất yếu của
sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định.
Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu
người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao
thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham
quan du lịch của con người”.
I.1.2.Thị trường du lịch
Để đảm bảo cho hoạt động du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ được tạo
ra, các hàng hóa dưới nhiều dạng phải được mua và bán và phải được tiêu dùng.

Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy du
lịch cũng tồn tại thị trường.
Một mặt những dịch vụ, hàng hóa trên thị trường là do cơ sở chuyên kinh
doanh về du lịch tạo ra hoặc là trung gian chuyển bán nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch một cách trực tiếp, ví dụ: các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, các Tour du lịch,
dịch vụ thông tin liên lạc…Những hàng hóa này đáp ứng nhu cầu của cả khách du
lịch và những người không phải là khách du lịch và được mua bán, trao đổi trên thị
trường hàng hóa chung.
Từ đó ta có thể hiểu: “Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung,
một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn
bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán; giữa cung, cầu và toàn bộ các
mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du
lịch”.
I.1.3.Khái niệm khách du lịch
Khách thăm viếng (visitor) là một người đi tới một nơi khác với nơi họ
thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương
từ nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (International
Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor)
Khách thăm viếng được chia làm hai loại:
- Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia
hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó.
- Khách tham quan (Excursionist) còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day
Visitor)
I.1.4.Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là những cái thuộc về tự nhiên hoặc do con người tạo ra,
nó hấp dẫn du khách và được khai thác phục vụ cho du lịch.
Như vậy tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích
cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, những sáng tạo của con người có
thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch (theo Pháp lệnh Du lịch -1999).
Các tài nguyên du lịch phần lớn tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn,

nhà nghỉ, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm tham quan. Du khách muốn thưởng
thức những giá trị của tài nguyên du lịch buộc phải đến những nơi đó.
I.1.5.Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên
cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và hài lòng.
Sản phẩm du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch và các dịch vụ cung cấp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của con người.
I.2.Khái quát về du lịch Hải Dương
I.2.1.Tổ chức bộ máy điều hành ngành du lịch Hải Dương:
a. Ban lãnh đạo:
1. Giám đốc : Đặng Việt Cường
SĐT : 0912578788.
2. Phó Giám đốc: Nguyễn Đức Việt
SĐT : 0912333072
3. Phó Giám đốc: Phạm Sỹ Cẩn
Điện thoại : 0904285630
4. Phó Giám đốc: Trần Ngọc Minh
b. Chức năng:
1. Ở cấp tỉnh: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước tháng 4/2008 là sở
Thương mại - Du lịch ) là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở tỉnh. Bộ máy
của sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch được tổ chức theo Quyết định số
45/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh, theo đó 01 phòng
nghiệp vụ du lịch với 05 cán bộ sẽ trực tiếp tham mưu đối với QLNN về du lịch
trên địa bàn tỉnh.
Ở cấp huyện: chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch được lồng ghép
với phòng Văn hoá - Thông tin song chưa được quy định rõ ràng cụ thể

2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài

khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban
nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
I.2.2. khái quát về du lịch Hải Dương (Gộp vào phần I.2 về tiềm năng DL ở phía
dưới):
Hải Dương là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hiến, nơi sinh ra biết bao
anh hùng hào kiệt, bao danh nhân lỗi lạc. Nhiều thế kỷ trôi qua, các giá trị tiêu biểu đó
được gìn giữ, bảo lưu qua hệ thống văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc như di tích lịch sử,
văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán v.v
Toàn tỉnh hiện có 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng; trong đó có
133 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu biểu là Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng
Hoàng (Chi Linh) An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn). Các di tích trên địa bàn mang
dấu ấn của nhiều thời đại: thời đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh
Hoá - núi Nhẫm Dương (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di vật quý
tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà) Văn hoá
Lý - Trần, Lê, Nguyễn là một dòng chảy đậm đặc và liên tục trên vùng đất này, để
lại dấu ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện kịch sử trọng
đại, những danh nhân nổi tiếng. Chỉ riêng huyện Chí Linh đã có hàng trăm di tích
quý như thế; trong một không gian chừng 10km
2
thuộc bốn xã Hưng Đạo, Văn An,
Lê Lợi, Cộng Hoà đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân
vĩ đại: Trần Hưng Đạo - danh nhân quân sự (Kiếp Bạc), Nguyễn Trãi - danh nhân
văn hoá (Côn Sơn), Chu Văn An - danh nhân giáo dục (Phượng Hoàng).
Hải Dương còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng
như chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng),
kim hoàn Châu Khê và gốm Cậy (Bình Giang); gốm Chu Đậu (Nam Sách); khắc
ván in Hùng Lục, Liễu Tràng (Gia Lộc), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên
Kiều (Thanh Hà) Sản phẩm của các làng nghề truyền thống thể hiện sự sáng tạo,
khéo léo, tài hoa của người xứ Đông, được khách hàng trong nước và quốc tế ưa

chuộng.
Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng, đặc biệt là các di tích quan
trọng của quốc gia trên địa bàn tỉnh cùng với hệ thống các làng nghề nổi tiếng, góp
phần quan trọng làm cho Hải Dương trở thành một vùng văn hoá đặc biệt hấp dẫn,
đáp ứng nhu cầu của khách thập phương về các phương diện: tìm hiểu lịch sử - văn
hoá, sinh hoạt tâm linh, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, chiêm
ngưỡng bàn tay tài hoa, khéo léo và các sản phẩm nghệ thuật tinh xảo của các nghệ
nhân làng nghề…
Người Hải Dương không chỉ giỏi làm ra nhiều nông sản, đặc sản quý như
gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà), dưa hấu (Gia
Lộc), chuối mật (Chí Linh)… mà còn giỏi chế biến nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng
khắp trong, ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn (TP. Hải
Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rượu Phú Lộc (Cầm
Giàng), giò chả (Gia Lộc), chả, mắm rươi (Kim Thành), mắm cáy (Thanh Hà)….
Văn hoá ẩm thực của Hải Dương phong phú, đa dạng, dân dã mà tinh tế, hấp dẫn.
Hương vị đặc biệt của các món ẩm thực địa phương đã làm cho người Hải Dương
tự tin mời khách bốn phương và những người đã một lần thưởng thức, thì xa lâu
còn nhớ.
Cùng với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, các thiết
chế và nếp sống văn hoá mới đang ngày càng được xây dựng, phát triển và nâng
cao chất lượng hoạt động. Thiết chế văn hoá cấp tỉnh đều tập trung tại thành phố
Hải Dương. Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ hơn 41ngàn hiện vật, 16 bộ sưu tập hiện
vật gốm, hàng năm thu hút hàng chục nghìn lượt người tới tham quan, học tập,
nghiên cứu. Thư viện tỉnh có hơn 92 ngàn bản sách, gần 200 loại báo, tạp chí, với
trên 50 ngàn lượt bạn đọc trong 1 năm. Nhà Triển lãm Thông tin hàng năm tổ chức từ
3 đến 4 cuộc triển lãm. Các thành tựu, sản phẩm kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và
của tỉnh được phản ánh khá kịp thời qua công tác triển lãm, thông tin, cổ động. Nhà Văn
hoá Trung tâm tỉnh là nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị, văn hoá lớn của tỉnh, đồng thời,
còn là địa chỉ yêu thích của hàng ngàn hội viên tới sinh hoạt nhiều loại hình văn hoá,
nghệ thuật, thể dục thể thao. Rạp chiếu bóng, Nhà hát nhân dân cũng đang được đổi mới

hoạt động sau nhiều năm đối mặt với sự chuyển đổi của cơ chế thị trường, từng bước
vươn lên đáp ứng yêu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng. Tại các huyện -
thành phố, các xã, thôn - khu dân cư, đều được tỉnh hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây
dựng Nhà văn hoá, thư viện, tủ sách và duy trì được các hoạt động thường xuyên, có chất
lượng, nên lôi cuốn đông đảo nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cộng đồng.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, tỉnh Hải Dương đang phát triển mạnh
mẽ, toàn diện; đặc biệt, sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới ngày càng khởi sắc, phát
triển đồng bộ và chất lượng, khẳng định vị thế, tầm vóc lịch sủ của tỉnh trong lịch sử
cũng như trong cuộc sống hiện tại, góp phần xứng đáng vào việc làm cho tỉnh Hải
Dương trở thành điểm đến lý tưởng của thế kỷ XXI để du khách tha hồ khám phá,
thưởng thức và du lịch./.
I.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HẢI DƯƠNG
I. 2 . 1. Điều kiện tự nhiên của Hải Dương
Với đặc điểm địa lý và bề dầy lịch sử phát triển, Hải Dương là địa phương
có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội, v.v. trong đó có nhiều địa danh vốn đã nổi
tiếng như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng gốm Chu Đậu, v.v.
I.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (Vĩ độ: 20
0
43’ đến 21
0
14’ độ
vĩ bắc, Kinh độ: 106
0
03’ đến 106
0
38’ độ kinh đông), tiếp giáp với các tỉnh Bắc
Giang ở phía Bắc; Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Đông ; Thái Bình, Hương Yên ở
phía Nam ; và Hà Nội và Bắc Ninh ở phía Tây. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc với vị trí “cầu nối” giữa Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc và qua đó
đến với khu vực và quốc tế, Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát
triển kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Hải Dương có các tuyến quốc lộ
chạy qua như QL5, QL18 và trong tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng.
Những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Hải cho phép Hải Dương tiếp cận
với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hưởng kinh
tế - xã hội trực tiếp của Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên Hải
Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc sử dụng những
cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch.
III.1.2. Địa hình
Lãnh thổ Hải Dương được chia làm 2 vùng tương đối rõ rệt : vùng đồi núi và
vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự
nhiên gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn,
phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng
đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp,
đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Vùng Chí Linh có địa hình đồi núi với độ cao không quá 700m, nơi có rừng
cây phát triển, rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Vùng Kinh Môn là
nơi có địa hình núi đá vôi với nhiều hang động, nơi còn lưu giữ được di tích của
con người cổ đại thời kỳ đồ đá. Vùng đồi núi Hải Dương có diện tích tuy không
lớn nhưng có cảnh quan khá đa dạng. Ngay từ Thế kỷ XIV, Côn Sơn - Thanh Mai
đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi
trên bản đồ như một danh lam cổ tích.
III.1.3.Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các
tháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 23,4

0
C, trong
đó cao nhất là 38,6
0
C, thấp nhất là 3,2
0
C. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng
12, 01, 02. Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 85 - 87%. Sương
muối thường xuất hiện vào các tháng 12 và tháng 01.
Khí hậu và thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm
cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ
đông.
III.1.4.Hệ thống sông hồ
Toàn tỉnh có 16 tuyến sông, trong đó có 10 tuyến sông do Trung ương quản
lý, dài gần 300 km; 6 tuyến sông do địa phương quản lý, dài 140 km. Dọc theo các
triền sông là mạng lưới các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và rất
nhiều yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch: khai thác hệ thống du lịch đường sông
nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có cho xây dựng quê hương, đất nước đang là
mối quan tâm của các nhà làm du lịch và của du khách. Chí Linh với núi đồi trùng
điệp, rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, có nhiều hồ nước tự nhiên, có nhiều di tích,
di chỉ văn hóa như: khu danh thắng núi Phượng Hoàng Kỳ Lân, khu du lịch danh
thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc là địa danh thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo
núi…
III.1.5. Đất đai
Theo số liệu Thống kê 2009, tổng diện tích đất của tỉnh Hải Dương là
165.477 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 88.612 ha, chiếm 53,5%; diện
tích đất lâm nghiệp có rừng là 8.814 ha, chiếm 5,3%; diện tích đất nuôi trồng thủy
sản là 9.093 ha, chiếm 5,5%; diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên
dùng,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) là 58.165 ha, chiếm 35,1% và diện
tích đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất đá

không có rừng cây) là 735 ha, chiếm 0,5%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 70.667 ha, chiếm
79,7%, riêng đất lúa có 67.150 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu
năm là 17.945 ha, chiếm 20,3%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 689,0 ha.
III.1.6. Tài nguyên rừng
Tỉnh Hải Dương có rừng Chí Linh với diện tích khoảng 1.300 ha, tập trung
chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám, là rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp có các loài
cây phổ biến là Lát hoa, Lim xanh, Táu mật… ngoài ra còn có 128 loài cây dược
liệu và 9 loài thực vật quý hiếm , 13 loài cây làm cảnh.
Rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng,
sáo mỏ gà, cu li lớn….
III.2. Tài nguyên du lịch Hải Dương
III.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Khu danh lam Phượng Hoàng (thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh): đây là khu
danh thắng nổi tiếng với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùa tháp
cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi, có mộ và đền thờ Chu Văn An - người
thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục,
điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son
+ Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): nằm giữa hai
dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Từ Thế kỷ thứ 14 nơi đây đã được chọn làm chốn
Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tích gắn
liền tên tuổi của các danh nhân như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên
Đán.
+ Khu danh thắng An Phụ (xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên
giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương với thảm rừng tự nhiên. Đỉnh cao nhất
là 246m. Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương. Trên đỉnh
núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An
Phụ Sơn Từ, với hai giếng nước cổ tích
+ Khu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn) : là địa danh

nổi tiếng nơi còn lưu lại bút tích của nhiều danh nhân. Phía Bắc Dương Nham là
sông Kinh Thầy lượn sát chân núi. Phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ
kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn, phía Nam
Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã
được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động.
+ Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải
dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi
bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v.
+ Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây
vải tổ. Sản phẩm từ quả vải khá đa dạng như rượu vải, vải khô làm vị thuốc. Vùng
vải thiều này hiện thời được trải rộng hai bên bờ sông Hương (Thanh Hà).
+ Bãi bồi giữa sông Thái Bình thuộc địa phận 2 xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) và
Thanh Hải (Thanh Hà): Khu vực này như một ốc đảo trù phú giữa sông Thái Bình,
được bồi lấp bởi phù xa từ nhiều năm nay với diện tích trên 1000 ha hiện được
trồng các loại cây ăn quả, cảnh quan đẹp phù hợp với các loại hình du lịch miệt
vườn, sông nước.
+ Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh): Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi
thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây có năm miếu nhỏ trên 5
đỉnh quả núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn.
+ Khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm): nơi có cảnh quan đẹp với chùa Thanh Mai,
quê hương của Trúc Lâm Tam Tổ
+ Làng Cò Thanh Miện (xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện): có một đảo nhỏ
có diện tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dương rộng tới 9 ha nơi cư trú của
hàng vạn con cò, vạc. Các loài chim chủ yếu là Cò trắng, Cò lửa, Cò bộ, Cò ruồi,
Cò đen, Cò hương, Cò nghênh, Cò ngang, Diệc, Vạc, Le le, v.v. Đến nơi đây vào
lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc.
+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: đây là một mỏ nước nóng đã từng là
nguồn để tạo nên nước khoáng và sử dụng chữa bệnh.
+ Khu hồ An Lạc: nơi có nhiều cảnh quan đẹp gắn với các giá trị sinh thái và
là nơi thờ của 5 vị thủy quan

+ Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước: Dường như mật độ các dòng sông,
đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn
liền với cây đa, bờ nước hoặc những bến sông luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp
dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình
ảnh về cây đa, bến nước, sân đình đã gần như trở thành một biểu tượng của văn
hoá Việt. Trong phạm vi quy hoạch này chỉ nêu một cách khái quát mà không thể
nêu hết trong các chi tiết được.
+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: Đây là một mỏ nước nóng đã từng là
nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có
nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần
thành phồ Hải Dương.
III.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng : là vùng đất có bề dày lịch
sử, Hải Dương là địa phương có hệ thống di tích với mật độ vào loại cao nhất cả
nước. Toàn tỉnh hiện có 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng; trong đó có 148
di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu biểu là Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hoàng
(Chi Linh) An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) (Phụ lục 3). Các di tích ở Hải Dương
mang dấu ấn của nhiều thời đại: thời đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang
Thánh Hoá - núi Nhẫm Dương (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di
vật quý tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)
Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn là một dòng chảy đậm đặc và liên tục trên vùng đất
này, để lại dấu ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện lịch
sử trọng đại, những danh nhân nổi tiếng. Trong một không gian chừng 10km
2


thuộc bốn xã, phường Hưng Đạo, Văn An, Lê Lợi, Cộng Hoà đã có hàng chục di
tích về 3 danh nhân vĩ đại: Trần Hưng Đạo - danh nhân quân sự (Kiếp Bạc),
Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá (Côn Sơn), Chu Văn An - danh nhân giáo dục
(Phượng Hoàng).

Trong số các di tích có nhiều di tích danh nhân tiêu biểu của đất nước như:
Chí Linh bát cổ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền Bia, Đền Xưa, Chùa Giám;
Văn miếu Mao Điền; Đình Cúc Bồ; Đền Quát, Đền Long Động và nhiều di tích
cách mạng như: Đình Đầu (Nam Sách), Đền Từ Hạ (Thanh Hà); Đình Phù Tải
(Thanh Miện), v.v.
+ Lễ hội: trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có tới 556 lễ hội truyền thống,
trong đó có lễ hội qui mô quốc gia là lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Các lễ hội ở Hải Dương mang đậm giá trị lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, tưởng
niệm và ngợi ca công lao, đức hạnh của các bậc hiền tài trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục các thế hệ.
Mồng 4 tết âm lịch hàng năm, tại đình Nhân Lý (Nam Sách) lễ khai hội được tổ
chức. Từ 16 đến 21 tháng giêng là lễ hội mùa xuân Côn Sơn. Tháng tám mùa thu,
lễ hội đền Kiếp Bạc, một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước. Đến với lễ hội
xứ Đông, du khách sẽ được tham dự các lễ rước lớn, các cuộc biểu diễn nghệ thuật,
các trò chơi dân gian, diễn xướng đặc sắc như: lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội
Côn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); bơi
chải (lễ hội Đền Quát - Gia Lộc; Đình Cậy - Bình Giang), đánh gậy (lễ hội Đền
Cuối, Gia Lộc); hát đối (lễ hội Đền Vàng, Gia Lộc), hát chầu văn (Đền Tranh,
Ninh Giang); đặc biệt là trò đánh bệt (lễ hội Đền Sượt - TP Hải Dương), thi bày
mâm ngũ quả và thi nấu cơm (lễ hội chùa Minh Khánh và lễ hội chùa Hào Xá,
Thanh Hà)
+ Làng nghề truyền thống: Hải Dương hiện có 1.200 làng nghề/1.425 làng
chiếm 84,2% làng có nghề, trong đó 51 làng được UBND tỉnh làng được cấp Bằng
công nhận danh hiệu làng nghề. Trong số các làng nghề được công nhận, nhiều
làng nghề truyền thống có giá trị du lịch như làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng
chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng),
làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), các làng làm
giày dép da thuộc xã Hoàng Diệu (Gia Lộc)… Sản phẩm của các làng nghề truyền
thống thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, tài hoa của người xứ Đông, được khách hàng
trong nước và quốc tế ưa chuộng.

+ Văn nghệ dân gian: Là một trong những tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
có văn nghệ dân gian phát triển với 191 đội chèo quần chúng, 3 phường múa rối
nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn
lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào
Khê - Bình Giang).
Nghệ thuật chèo ở Hải Dương phát triển khá sớm làm cho xứ Đông trở thành
một trong những nôi chèo của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chiếu chèo Đông vốn nổi
tiếng từ những năm ba mươi của thế kỷ XX với nhiều nghệ nhân tên tuổi như:
Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bôn, cố nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh
Lý. Cùng với chèo, hát ca trù trên đất Hải Dương cũng rất phổ biến với không ít
nghệ nhân tài ba như nghệ sỹ lão thành Nguyễn Phú Đẹ được giới chuyên môn
đánh giá là cây đàn đáy bậc thầy và diệu nghệ nhất, viên ngọc quý của nghệ thuật
ca trù Việt Nam hiện nay. Đặc biệt Hải Dương được xem là nôi của nghệ thuật rối
nước với những địa danh nổi tiếng như phường rối nước Thanh Hải (Thanh Hà),
Hồng Phong (Ninh Giang), v.v.
+ Danh nhân tiêu biểu của tỉnh: văn hoá xứ Đông phong phú, đa dạng, có giá
trị nhiều mặt bởi được hình thành, tạo dựng không chỉ từ truyền thống lao động cần
cù và thông minh sáng tạo mà còn từ truyền thống yêu nước anh hùng của người Hải
Dương với tên tuổi nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, tiêu biểu là : 2 nữ tướng Thiện
Nhân, Thiện Khánh (thời Bà Trưng); là Khúc Thừa Dụ, người khởi đầu cho thời kỳ
khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc; là các quan,
tướng lừng danh: Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa
… (thời Trần); là Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (thời
Lê sơ); là Nguyễn Hữu Cầu, người anh hùng nông dân khởi nghĩa nổi tiếng nhất thế
kỷ XVIII (thời Lê mạt); là Đốc Tít, Đỗ Quang, những anh hùng cần vương chống
Pháp (thế kỷ XIX); là Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, (thế kỷ XX), v.v.

Hải Dương còn nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học và khoa bảng, đứng đầu
cả nước về số người đỗ đạt cao,


với

498 tiến sĩ nho học, trong đó có 11 trạng
nguyên, một người (Nguyễn Thị Duệ), hiện được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên trong
lịch sử dân tộc. Nam Sách có 125 tiến sỹ, nhiều nhất cả nước tính theo địa bàn cấp
huyện. Làng Mộ Trạch (huyện Bình Giang) có 39 tiến sỹ, được tôn vinh là Làng
Tiến sĩ của nước Nam. Văn Miếu Mao Điền (Cẩm Giàng), Văn Miếu của trấn Hải
Dương xưa, là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người tỉnh Đông,
một trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong số những nhà khoa bảng của
tỉnh Hải Dương, có rất nhiều người nổi tiếng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự,
khoa học, văn học, ngoại giao… như: Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh,
Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lương Như Hộc, Vũ Hữu, Vũ
Quỹnh, Nguyễn Dữ, Lê Quang Bí, Đỗ Uông, Vũ Phương Đề, Phạm Quý Thích,
Nguyễn Quý Tân, v.v.
+ Hệ thống bảo tàng - nhà văn hoá của tỉnh: Cùng với sự bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống, các thiết chế và nếp sống văn hoá mới đang
ngày càng phát triển. Thiết chế văn hoá cấp tỉnh đều tập trung tại thành phố Hải
Dương nơi có Bảo tàng tỉnh với hơn 41 ngàn hiện vật, trong đó có 16 bộ sưu tập
hiện vật gốm; Thư viện tỉnh với hơn 92 ngàn bản sách có thể phục vụ trên 50 ngàn
lượt người/năm.
+ Ẩm thực, đặc sản: Người Hải Dương không chỉ giỏi làm ra nhiều nông sản, đặc
sản quý như gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà),
dưa hấu (Gia Lộc), chuối mật (Chí Linh)… mà còn giỏi chế biến nhiều món ăn đặc
sản nổi tiếng khắp trong, ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn
(TP. Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rượu Phú
Lộc (Cẩm Giàng), giò chả (Gia Lộc), chả, mắm rươi (Kim Thành), mắm cáy
(Thanh Hà)…. Văn hoá ẩm thực của Hải Dương phong phú, đa dạng, dân dã mà
tinh tế, hấp dẫn. Hương vị đặc biệt của các món ẩm thực địa phương đã làm cho
người Hải Dương tự tin mời khách bốn phương và những người đã một lần thưởng
thức, thì xa lâu còn nhớ.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM
DU LỊCH CỦA HẢI DƯƠNG
II.1. Thực trạng về thị trường khách du lịch trên địa bàn (Viết ngắn gọn)
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Hải Dương
cũng đã có những bước phát triển quan trọng với mức tăng trưởng bình quân về
khách du lịch trên 20%/năm.
Bảng1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tăng
trưởng
Tổng lượng khách
1.900 2.050 2.205
22,5%
Khách lưu trú
420 499 572
19,7%
- Khách quốc tế
100 105 120,5
18,1%
- Khách nội địa
320 394 451,5
20,2%
Tỷ lệ so với tổng (%) 22,1 24,3 25,9
Khách không lưu trú
1.480 1.551 1.633
23,7%
- Khách quốc tế

637 680 750
23,2%
- Khách nội địa
843 871 883
24,2%
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở VHTTDL năm 2008-2010
Qua nghiên cứu có thể thấy bên cạnh sự tăng trưởng về lượng khách lưu trú,
lượng khách du lịch đến Hải Dương không sử dụng dịch vụ lưu trú cũng tăng khá
nhanh ví dụ như khách đi theo tour trong vùng mà Hải Dương chỉ là điểm dừng
chân tham quan; khách du lịch lễ hội Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch
Hải Dương, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phương.
II.1.1. Khách du lịch quốc tế
Lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dương trong giai đoạn 2008 - 2010 có
sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau có tăng cao hơn năm trước. Năm 2008 toàn
tỉnh đã đón được 100.000 lượt khách quốc tế thì năm 2010 đã tăng lên 120.5000
lượt. (Bảng 2).
Bảng 2: Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương, giai đoạn 2008 - 2010
Hạng mục 2008 2009 2010
Khách quốc tế 100,0 105,0 120,5
Tỷ lệ so với tổng (%) 23,8 21,0 21,1
Tổng số 420,0 499,0 572
Ngày khách TB 1,8 2,2 2,3
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở VHTTDL năm 2008-2010
Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương khá
ổn định và chiếm trên dưới 20% với tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao
đạt trên 18,5% năm nhưng con số tuyệt đối còn quá khiêm tốn nếu so sánh với các
tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng Và ngày lưu trú trung bình của khách du
lịch quốc tế đến Hải Dương còn hạn chế và thấp hơn ngày lưu trú trung bình cả
nước. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hấp dẫn
khách quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng nhu

cầu của khách.
Theo kết quả điều tra khách năm 2010, khách du lịch quốc tế đến Hải Dương
phần lớn từ Trung Quốc (25%); tiếp đến là Hàn Quốc (19%); Đài Loan (16%),
Nhật Bản (15%). Khách từ thị trường Châu Âu và khu vực Đông Nam Á còn hạn
chế. Mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Hải Dương là công vụ,
khách tham dự hội nghị, hội thảo (MICE). Lượng khách đến với mục đích thuần
túy du lịch còn rất hạn chế.
II.1.2. Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng
năm chiếm trên dưới 80% tổng lượng khách du lịch đến Hải Dương. Ngoài Côn
Sơn - Kiếp Bạc là nơi tập trung thu hút khách thì các điểm di tích cũng thu hút
khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần Hà
Nội (Bảng 4).
Bảng 4: Khách du lịch nội địa đến Hải Dương, giai đoạn 2008- 2010
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Hạng mục 2008 2009 2010
Khách nội địa 320 394 451,5
Tỷ lệ so với tổng
(%)
76,2 79,0
78,
9
Tổng số 420,0 499 572
Ngày khách TB 1,3 1,5 1,8
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở VHTTDL năm 2008-2010
Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân
trong cả nước ngày càng cao, đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội; bên
cạnh đó là việc ngành du lịch Hải Dương đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa -
lễ hội, du lịch tham quan và đặc biệt là du lịch nông thôn phù hợp với nhu cầu
khách du lịch trong nước. Điều đó có cũng nghĩa rằng, trong tương lai gần thị

trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hải
Dương.
Khách du lịch nội địa đến Hải Dương thường đi theo nhóm do các công ty
du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp
tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực phía Bắc.
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hải Dương có lợi thế về
vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch đi lại trong
vùng. Tuy nhiên trong thực tế lượng khách du lịch nội địa đến và ở lại Hải Dương
còn hạn chế so với phần lớn các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
(chỉ đứng trên Hưng Yên và Bắc Ninh) (Bảng 5)
Bảng 5: Khách nội địa đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc
giai đoạn 2001 - 2009
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Địa phương 2008 2009
Hà Nội
*
6.470,0 6.860,0
Quảng Ninh 1.171,9 1.690,5
Hải Phòng 2.991,9 2.860,0
Hải Dương 320,0 394,0
Hưng Yên 29,0 30,1
Vĩnh Phúc 1.266,5 1.320,5
Bắc Ninh 68,0 70,1
Toàn vùng 12.317,3 13.225,2
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.
Qua số liệu thống kê cho thấy nếu Hải Dương không chú trọng phát triển các
sản phẩm du lịch mà chỉ dựa trên những lợi thế sẵn có thì trong những năm tới vẫn
tiếp tục có sự tụt hậu về thu hút khách du lịch nói chung, khách du lịch nội địa nói

riêng.
Nhận xét chung :
Mặc dù lượng khách du lịch đến Hải Dương tăng cao nhưng chất lượng
nguồn khách hạn chế. Khách quốc tế còn ít, khách du lịch thuần tuý chủ yếu là đi
theo tour chỉ dừng chân mua sắm, khách lưu trú phần lớn là khách thương mại, tìm
kiếm cơ hội đầu tư kết hợp với du lịch và khách công vụ của các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư đã ổn định và sự hấp dẫn của môi
trường đầu tư giảm dần, dẫn đến số khách này giảm trong tương lai gần. Khách nội
địa chủ yếu là khách hành hương, lễ hội và đi về trong ngày, khách lưu trú chỉ
chiếm khoảng 22%.
Hiệu quả khai thác khách du lịch kém: thời gian lưu trú của khách du lịch
ngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và nội địa còn thấp.
II.2. Thực trạng thu nhập du lịch
Chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của ngành Du lịch không chỉ dựa vào sự
tăng trưởng của lượng khách mà còn dựa vào doanh thu đạt được hàng năm mà
ngành Du lịch mang lại.
Bang 5 Thu nhập du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tăng
trưởng
Tổng thu nhập du
lịch
530 637
727,9
22,17%
- Lữ hành 18,0 25,0 37 53,11%
- Lưu trú 125,0 158,0 179 33,60%
- Ăn uống

120,0 149,0 164
16,87%
- Hàng lưu niệm
110,0 135,0 152
17,65%
- Vận chuyển khách
109,0 120,0 135
26,48%
- Vui chơi giải trí
35,0 30,0 40
12,92%
- Thu khác
13,0 20 20,9
43,69%
Chi tiêu TB (Nghìn
đồng)
279 320 331
Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao (năm 2010 thu nhập
từ hoạt động du lịch thuần túy đạt 727,9 tỷ đồng, tăng 1,38 lần so với năm 2008),
đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu
kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh tăng từ 1,16%
năm 2001 lên 1,60% năm 2009.
Kết quả điều tra, thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của
khách theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ lưu trú và ăn uống; tăng dần doanh
thu từ lữ hành - vận chuyển, doanh thu bán hàng, doanh thu các dịch vụ bổ sung
khác; với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu
nhập của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách
còn thấp và có xu hướng giảm nên thu nhập du lịch chung còn hạn chế. Để tăng thu
nhập du lịch trong thời gian tới, du lịch Hải Dương cần chú trọng các giải pháp thu

hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung bên
cạnh phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao.
III.3. Thực trạng về nguồn lao động trong nganh du lịch tỉnh Hải Dương
Đối với Hải Dương, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng tăng và
chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê
của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương, năm 2008 lực lượng lao động
trong ngành du lịch của Tỉnh là 3.250 người, năm 2010 tăng lên 3.750 người
(Bảng 6). Tuy vậy, so với các tỉnh lân cận, số lượng lao động trong ngành du lịch
của Hải Dương còn tương đối ít.
Bảng 6: Lao động trong ngành du lịch Hải Dương giai đoạn 2001-2010
Đơn vị tính: Người


Năm
Trình độ
2008 2010
Tăng trưởng
(%)
ĐH và trên
đại học
487 515 26,2
Trung cấp &

1.650 2.015 24,9
Sơ cấp 579 550 25,4
Dưới sơ cấp 284 315 18,7
LĐ chưa qua
đào tạo
250 350 6,9
Tổng số 3.250 3.745 21,4

Nguồn: Báo cáo thông kê Sở TM&DL các năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-
2010.
Nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành du lịch Hải Dương
đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao
động trong ngành. Lao động đã qua đào tạo ở mức đại học và trên đại học đã chiếm
tới 13% trong tổng số lao động, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận thì con số này
còn rất thấp. Tuy nhiên số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ
nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp chưa đáp ứng
đủ nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du
lịch đặt ra.
II.4. Thực trạng về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục
vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du
lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch
vụ khác Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số
lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú:
Từ năm 2001 đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Hải Dương
đã và đang phát triển nhanh chóng. Năm 2001, cả tỉnh Hải Dương chỉ có 33 cơ sở
lưu trú đi vào hoạt động với 650 phòng, thì đến năm 2010 số cơ sở lưu trú toàn tỉnh
đã tăng lên 133 cơ sở lưu trú với tổng số 2.637 phòng. Điều này chứng tỏ việc kinh
doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá thuận lợi
Theo thống kê của Sở VHTTDL năm 2008-2010 công suất sử dụng phòng
trung bình năm 2010 của hệ thống cơ sở lưu trú ở Hải Dương đạt khoảng 62 %.
Hiện nay, Hải Duơng có 16 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 4 sao
với 641 phòng (chiếm 12% số cơ sở lưu trú, 25,5% số phòng) (Bảng 10). Hiện trên
địa bàn Hải Dương chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và “resort” (khu nghỉ
dưỡng, làng du lịch), do đó có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng đón khách
du lịch thuần túy và khách du lịch cao cấp.

b. Cơ sở vui chơi giải trí
Các cơ sở vui chơi giải trí- thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Hải
Dương nhìn chung còn rất hạn chế. Ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sung
thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke; Công ty cổ phần
sân Golf Chí Linh mới chỉ đưa vào sử dụng sân golf 36 lỗ, hệ thống dịch vụ kèm
theo như câu lạc bộ đêm, trường đua ngựa còn đang trong giai đoạn xây dựng.
Gần đây, tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhưng các
dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương; ở các khu du lịch đang thu
hút khách như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo Cò Chi Lăng Nam, v.v. chưa có các cơ
sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã
không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian
lưu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày
và có mức chi tiêu thấp.
Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng
trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ
làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương góp phần phát
triển du lịch bền vững.
c. Phương tiện vận chuyển khách du lịch
Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lượng
và chất lượng. Năm 2001 toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển
khách du lịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2010 có 25 doanh
nghiệp vận chuyển khách du lịch với trên 800 xe. Các phương tiện vận chuyển đều
đảm bảo chất lượng, tiện lợi và an toàn góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ
du lịch ở Hải Dương.
II.5. Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương
II.5.1. Phát triển du lịch theo lãnh thổ
Ở Hải Dương hiện có một số khu, điểm du lịch chính sau:
 Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc: với giá trị văn hoá lịch sử cao, cảnh quan
tự nhiên kỳ vỹ, Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu du lịch tổng hợp với nhiều loại sản
phẩm du lịch: du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch kết

hợp nghỉ dưỡng, cắm trại hoạt động du lịch ở đây mang tính “mùa” rõ rệt. Hàng
năm, có 2 mùa lễ hội được tổ chức tại Côn Sơn: Mùa xuân và mùa thu. Đây chính
là thời gian mà lượng khách du lịch đến Côn Sơn - Kiếp Bạc nhiều nhất. Theo
thống kê của Ban quản lý khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc tốc độ tăng trưởng khách
giai đoạn 2001 – 2010 khoảng 20%, năm 2010 đạt trên 1 triệu lượt khách.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Côn Sơn chưa
được hiện đại song tương đối thuận lợi và đầy đủ. Các loại hình dịch vụ: kinh
doanh khách sạn, nhà nghỉ, vận chuyển, ăn uống, mua sắm phát triển và mở rộng.
Tuy nhiên, quy mô của các loại hình dịch vụ còn nhỏ lẻ thiếu sự liên kết; dịch vụ

×